- Biển số
- OF-580492
- Ngày cấp bằng
- 21/7/18
- Số km
- 1,221
- Động cơ
- 151,474 Mã lực
Nhìn ảnh không cầm được nước mắt.
Sâu cay thậtHôm nay em đọc bài này, thực sự rất rất buồn. Còn sống là...không may mắn. Muốn khóc luôn (
Ở Quảng Nam phía Đông, bạn nhìn thấy những điều thần kỳ kinh tế, thốt lên những tiếng wow khi đi ngang qua siêu nhà máy của THACO, và những resort xinh đẹp. Những resort mà người phục vụ Quảng Nam ấy, trong tà áo dài, nhớ năm ngoái bạn đã ăn gì: "Dà, bọn em cũng không có mấy khách trong nước".
Ở Quảng Nam phía Tây, người ta chỉ cho bạn những vết cào suốt từ đỉnh núi xuống vực. Những vết sạt lở. Những vết cào chi chít khắp dãy núi đã trọc bóng cây, có những vệt đủ lớn để cuốn đi ba bốn mươi mạng người. Như đêm qua. Như đêm nào của năm trước. Liên tiếp. Họ sẽ làm lại cuộc đời, đặt những bát hương vào góc một chái nhà tạm rồi làm lại cuộc đời, nhưng có những đôi mắt người cha, người chồng, người mẹ, tôi nhìn vào và biết họ không thấy may mắn vì được sống.
Các bác lâm tặc đã giàu có, làm nhà vững chãi ở các vùng đồng bằng, thành phố, thậm chí bên Mẽo, còn lũ lụt lở đất thì xin mời đồng bào thưởng thức, cay vl.Em cũng thấy ám ảnh
Hạ sát tan nát rừng cổ thụ ở Trà Leng - Quảng Nam
Theo nguồn tin báo của người dân địa phương, ngày 24/4, PV đã trực tiếp tìm đến nơi để chứng kiến cảnh rừng tự nhiên bị tàn phá.www.phunuonline.com.vn
"Theo người dân địa phương, tình trạng khai thác gỗ đã diễn ra từ một khoảng thời gian rất dài. Các đối tượng lâm tặc men theo lòng hồ sông Tranh, lên tới sông Leng rồi luồn sâu vào các cánh rung."Em cũng thấy ám ảnh
Hạ sát tan nát rừng cổ thụ ở Trà Leng - Quảng Nam
Theo nguồn tin báo của người dân địa phương, ngày 24/4, PV đã trực tiếp tìm đến nơi để chứng kiến cảnh rừng tự nhiên bị tàn phá.www.phunuonline.com.vn
Tất nhiên rồi. Thuỷ điện cần rừng như con cần sữa."Theo người dân địa phương, tình trạng khai thác gỗ đã diễn ra từ một khoảng thời gian rất dài. Các đối tượng lâm tặc men theo lòng hồ sông Tranh, lên tới sông Leng rồi luồn sâu vào các cánh rung."
Trong bài đã nói rõ lâm tặc đi đường thủy từ thủy điện sông Tranh lên, có vẻ giống việc đi đến Rào Trăng 3 cũng phải đường thủy. Thế thì đúng là "người ăn ốc, kẻ đổ vỏ".
Một kiểu tạo hói cho núi bằng cách làm xói mòn ở đỉnh một cách nhân tạo, dung các máy móc hạ cây to, tạo hốc do gốc để lại, nứoc mưa sẽ làm nốt việc bóc thảm thực vật, xả mùn mặt đất xuống chân núi. Quá trình gọt rừng, lấy mùn sẽ hoàn tất trong khoảng chục năm.Em nghe nói từ ngày hồ Sông Tranh 2 tích nước, vùng này hay có địa chấn (nhẹ), cũng chả để ý lắm, giờ có vụ sạt lở bản ở Trà leng tò mò, em mới nhìn trên Google Earth. Thấy rõ những vết cào (nước chảy cuốn trôi đất) từ tận trên đỉnh núi 1650m chắn giữa Sông tranh 2 và Trà leng.
Tọa độ 15°18'37.77"N, 108° 1'9.15"E, ảnh 2019, các cụ vào Google earth hay Google Map để chế độ sateline đều nhìn rất rõ.
Nguyên nhân nào gây xói lở từ đỉnh núi cao như vậy? Dưới chân núi khá đông dân cư, cỡ vài nghìn người (theo wiki dân số xã Trà leng). Như này thì có nên di hết dân ở đây đi không ạ. Mà đi đâu ạ?