1914 – những người cùi (hủi) trong trại phong ở Dương Tế (Vũ Thư, Thái Bình). Ảnh: Léon Busy
Trong bối cảnh khốn khó của xã hội Việt Nam cuối thế kỷ 19, người bị mắc bệnh phong khá nhiều, bị xã hội hắt hủi, bỏ rơi, không nhà cửa, sống vạ vật, lang thang khắp thành thị lẫn thôn quê.
Khi đó, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn một trong “tứ chứng nan y” lây lan, trên hết là sự thương cảm đối với những con người có số phận thiếu may mắn này, Giám mục Pedro Muna Gomi đã có ý tưởng và xúc tiến các bước chuẩn bị để thành lập một khu tập trung, cách ly những người bệnh nhằm thuận tiện cho việc chăm sóc, điều trị.
Và, dải đất Văn Môn nằm hoang hóa, heo hút ven con sông Hồng, xa nhà cửa, vắng người qua lại ngày ấy (ngày nay thuộc địa bàn xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) được lựa chọn làm địa điểm. Đến năm 1900 thì Trại Dưỡng tế (Văn Môn) chính thức được thành lập theo quyết định của Hội Thừa sai Paris (Pháp).