Bài phân tích AK-47 và M16
Cho tới nay, hai loại súng trường tiến công AK-47 của Nga và AR-15 của Mỹ (mà ta quen gọi là tiểu liên AK, tiểu liên AR-15 hay M16) luôn chiếm vị trí dẫn đầu trong hầu hết các bảng xếp hạng các loại súng bộ binh trên thế giới. Súng AK chiếm vị trí thứ nhất, chủ yếu là do số lượng sử dụng, còn so sánh về chất lượng của hai loại súng này thì đến nay vẫn còn nhiều tranh luận.
Vậy thực ra thì loại súng nào ưu việt hơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khái quát
Để đánh giá chất lượng của một loại súng bộ binh, người ta thường dựa vào ba tiêu chí là:
uy lực, tính năng sử dụng, sản xuất-kinh tế.
1.
Uy lực
Tiêu chí về uy lực thể hiện sức mạnh hoả lực áp đảo của vũ khí trong chiến đấu. Uy lực được đánh giá qua 3 yếu tố chính: Tốc độ bắn, độ chính xác bắn và khả năng sát thương của đầu đạn.
Súng AK có
tốc độ bắn liên thanh lý thuyết là 600 phát/phút, tốc độ bắn liên thanh thực tế là 100 phát phút. Súng AR-15 có tốc độ bắn liên thanh lý thuyết là 750 phát/phút, tốc độ bắn liên thanh thực tế là 150 phát phút. So sánh về tốc độ bắn rõ ràng súng AR-15 vượt trội hơn, xứng danh với tên gọi là “tiểu liên cực nhanh”
So sánh về
độ chính xác bắn thì súng tiểu liên AK lại tốt hơn, súng AK bắn đạn cỡ trung bình (7,62 mm) động năng lớn, tốc độ bắn liên thanh vừa phải, độ tản mát nhỏ. Súng AR-15 bắn đạn cỡ nhỏ (5,56 mm) động năng thấp, tốc độ bắn liên thanh cao, độ tản mát của đạn lớn, nhất là ở tầm bắn ngoài 200 m.
=> Như vậy ta thấy uy lực của súng AK là “chậm mà chắc”, dựa vào độ chính xác khi bắn điểm xạ. Ngược lại, uy lực của súng AR-15 theo kiểu “đánh phủ đầu” đè bẹp đối phương bằng màn đạn dày đặc. Điều này xuất phát từ quan điểm chiến thuật của mỗi bên khi thiết kế vũ khí, do đó khó có thể nói là ai hơn. Quan điểm đánh đòn hoả lực phủ đầu của Mỹ thể hiện nhất quán từ đường lối chiến tranh tới từng vũ khí cụ thể như chúng ta đã biết.
So sánh về
khả năng sát thương của đạn súng, ta lại thấy có điểm thú vị. Đạn súng AK động năng lớn, có lõi thép, độ ổn định cao, khả năng xuyên tốt. Đạn AR-15 cỡ nhỏ, động năng thấp hơn, không có lõi thép, độ ổn định kém, dễ đảo hướng và tách thành nhiều mảnh khi trúng mục tiêu, khả năng phá tốt, nhất là đối với các mục tiêu mềm (như cơ thể người). Như vậy ở đây đã có sự tính toán sâu sắc khi chọn đạn súng, tuy không giống nhau nhưng mỗi bên đều có lý của mình, cũng khó có thể nói là ai hơn.
2. Tính năng sử dụng
Đối với tính năng sử dụng thì người ta quan tâm đến hai yếu tố chính là độ tin cậy và tính tiện dụng. Khi xem xét hai yếu tố này ta lại thấy có sự khác biệt. Súng AK nổi tiếng về độ tin cậy, rất ít khi hỏng hóc bất thường, súng có thể làm việc tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Về điều này chính người Mỹ cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên súng AK ra đời từ năm 1947, thuộc về loại súng thế hệ cũ, nặng nề, kém linh hoạt. Trong khi đó súng AR-15 có độ tin cậy kém hơn, khi bắn thường xảy ra hóc, kẹt, nhất là khi không được bảo quản tốt. Nhưng đây là loại súng tiên tiến thế hệ sau với nhiều điểm vượt trội về cấu tạo và công nghệ. Để xem xét tính tiện dụng ta có thể so sánh động tác quan trọng trong chiến đấu là thay băng đạn. Khi thay băng đạn, xạ thủ súng AK phải rời tay khỏi cò súng, gạt lẫy để lấy băng đạn cũ ra, lắp băng đạn mới vào, khi lắp phải lựa cho băng đạn khớp vào lẫy, cuối cùng phải kéo khoá nòng lên đạn lại. Một loạt động tác nếu không luyện tập thành thạo không phải là dễ làm. Trong khi đó đối với súng AR-15, khi thay băng đạn chỉ cần ấn nhẹ vào chôt hãm, băng đạn cũ rơi ra, đẩy băng đạn mới vào, ấn lẫy giữ cho khoá nòng tự lao lên tự nạp đạn, tất cả chỉ mất chừng 5 giây mà tay vẫn không rời cò súng. Các động tác chuyển chế độ bắn, khoá an toàn ở súng AR-15 cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Như vậy về tính năng sử dụng thì mỗi loại súng lại có một lợi thế, ở súng AK là độ tin cậy, ở súng AR-15 là tính hiện đại, xét về tổng thể cũng không thể nói là loại nào hơn.
- 2. Tính năng sử dụng
- 3. Kinh tế
2. Tính năng sử dụng
Đối với tính năng sử dụng thì người ta quan tâm đến hai yếu tố chính là độ tin cậy và tính tiện dụng. Khi xem xét hai yếu tố này ta lại thấy có sự khác biệt. Súng AK nổi tiếng về độ tin cậy, rất ít khi hỏng hóc bất thường, súng có thể làm việc tốt trong những điều kiện khắc nghiệt nhất. Về điều này chính người Mỹ cũng phải thừa nhận. Tuy nhiên súng AK ra đời từ năm 1947, thuộc về loại súng thế hệ cũ, nặng nề, kém linh hoạt. Trong khi đó súng AR-15 có độ tin cậy kém hơn, khi bắn thường xảy ra hóc, kẹt, nhất là khi không được bảo quản tốt. Nhưng đây là loại súng tiên tiến thế hệ sau với nhiều điểm vượt trội về cấu tạo và công nghệ. Để xem xét tính tiện dụng ta có thể so sánh động tác quan trọng trong chiến đấu là thay băng đạn. Khi thay băng đạn, xạ thủ súng AK phải rời tay khỏi cò súng, gạt lẫy để lấy băng đạn cũ ra, lắp băng đạn mới vào, khi lắp phải lựa cho băng đạn khớp vào lẫy, cuối cùng phải kéo khoá nòng lên đạn lại. Một loạt động tác nếu không luyện tập thành thạo không phải là dễ làm. Trong khi đó đối với súng AR-15, khi thay băng đạn chỉ cần ấn nhẹ vào chôt hãm, băng đạn cũ rơi ra, đẩy băng đạn mới vào, ấn lẫy giữ cho khoá nòng tự lao lên tự nạp đạn, tất cả chỉ mất chừng 5 giây mà tay vẫn không rời cò súng. Các động tác chuyển chế độ bắn, khoá an toàn ở súng AR-15 cũng thuận tiện hơn rất nhiều. Như vậy về tính năng sử dụng thì mỗi loại súng lại có một lợi thế, ở súng AK là độ tin cậy, ở súng AR-15 là tính hiện đại, xét về tổng thể cũng không thể nói là loại nào hơn.javascript:void(null);
javascript:void(null);
3.Tính kinh tế
Ở nhóm tiêu chí thứ ba là sản xuất và kinh tế ta thấy cũng có sự khác biệt khá lớn. Súng AK là loại súng phổ thông, dễ sản xuất, rẻ tiền, thích hợp cho kiểu chiến tranh truyền thống, được nhiều nước nghèo ưa chuộng. Súng AR-15 là loại súng hiện đại, áp dụng nhiều công nghệ mới, giá thành cao, sản xuất và bảo quản phức tạp hơn nhưng có nhiều khả năng hiện đại hoá và tích hợp với những thiết bị tiên tiến như các loại kính ngắm ban ngày và ban đêm, thiết bị phóng lựu…Loại súng này hướng tới trang bị cho quân đội các nước tiên tiến có khả năng và điều kiện đảm bảo kỹ thuật tốt, trình độ người sử dụng cao. Về điểm này các chuyên gia Trung quốc có nhận xét: “Thực ra lựa chọn đơn giản hay phức tạp có nhiều nguyên nhân. Về chiến thuật, cách đánh, Liên Xô/Nga dùng cách đánh gần, nên có yêu cầu cao về tính tin cậy của vũ khí, vũ khí đơn giản bảo đảm tin cậy hơn. Còn Mỹ lựa chọn tác chiến phi tiếp xúc, cho dù vũ khí có hỏng hóc cũng có đủ thời gian phản ứng, nên yêu cầu đối với tính tin cậy cũng không cao lắm. Về tố chất người lính, Nga thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, tố chất người lính tương đối kém, thao tác vũ khí phức tạp có khó khăn. Mỹ áp dụng chế độ lính tình nguyện, binh lính phổ biến có trình độ văn hoá từ cấp 3 trở lên, thao tác vũ khí phức tạp ít gặp khó khăn. Về mặt kinh tế, Nga biên chế có 1,2 triệu quân và còn có khoảng 2,5 triệu bộ đội ngạch dự bị, nhưng dự toán chi phí quân sự chỉ có 6,9 tỷ USD, nên kinh phí chia cho phần trang bị vũ khí lại càng ít. Còn chi phí theo dự toán quốc phòng Mỹ cao tới 417,5 tỷ USD, bỏ xa Nga, với thực lực kinh tế lớn mạnh khiến Mỹ có khả năng trang bị hệ thống vũ khí phức tạp đắt tiền”.
Như vậy xét về tiêu chí sản xuất và kinh tế mỗi loại súng lại có đặc điểm riêng. Hiện nay súng AK đang chiếm ưu thế về số lượng, nhưng những tiến bộ về kỹ thuật cùng với những ảnh hưởng của sức mạnh quân sự Mỹ trên phạm vi toàn cầu đang làm ưu thế đó dần mất đi. Trong khi dòng súng AR-15 liên tục được cải tiến (đến nay là loại A4 – nâng cấp lần thứ tư) và Mỹ đang hướng tới hệ thống vũ khí bộ binh của tương lai là loại súng OICW, sử dụng rất nhiều linh kiện điện tử, lắp hệ thống điều khiển hoả lực tổng hợp bao gồm thiết bị la-de đo cự ly, máy tính đường đạn, ca-mê-ra, máy ngắm quang học ngắm trực tiếp, bộ cảm biến môi trường, la bàn điện tử, thiết bị theo dõi mục tiêu, tổ hợp hiện ảnh nhiệt và thiết bị chỉ thị la-de chọn lọc... thì Nga vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong các chương trình phát triển vũ khí bộ binh. Các loại súng AK cải tiến như AK-74, AK-102...không vượt qua được chính mình. Thậm chí loại súng bộ binh tiên tiến nhất của Nga là AN-94 với tính năng xạ kích độc đáo - bắn điểm xạ 2 viên với tốc độ bắn 1500 phát/ phút (ở tốc độ đó thì trên thực tế cả hai phát đạn cùng liên tiếp trúng vào một điểm trên mục tiêu, khả năng xuyên phá rất lớn) - cũng chưa đủ để trang bị trong quân đội Nga.
4. Như vậy qua những phân tích trên ta có thể tóm tắt như sau
- Súng AK-47: Độ chính xác bắn cao, khả năng xuyên tốt, tin cậy, phổ thông, rẻ tiền, phù hợp với điều kiện chiến tranh truyền thống
- Súng AR -15: Tốc độ bắn cao, khả năng phá tốt, tiện dụng, tiên tiến, phù hợp với điều kiện chiến tranh hiện đại.
Qua so sánh trên ta thấy rằng: nếu chỉ xét về lý luận thì mỗi loại súng đều có đặc điểm riêng xuất phát từ tư duy phát triển vũ khí của mỗi bên, khó có thể đánh giá rạch ròi. Khả năng của mỗi loại vũ khí chỉ phát huy trong những điều kiện cụ thể. Trong cuộc chiến tranh Việt nam, do đặc điểm địa hình, chiến thuật...súng AK được đánh giá là có hiệu quả hơn so với AR-15, nhưng trong những điều kiện khác của một cuộc chiến tranh cơ giới tốc độ cao, có thể sự đánh giá sẽ khác đi. Kinh nghiệm này không những là một ví dụ tốt về so sánh vũ khí mà cũng rất có ích khi lựa chọn mua sắm vũ khí trang bị hoặc khi tính toán thiết kế vũ khí mới.