- Biển số
- OF-8687
- Ngày cấp bằng
- 21/8/07
- Số km
- 1,252
- Động cơ
- 551,231 Mã lực
Nếu là nói về tank thì nó là chuyên ngành em học ở HVKTQS ạ.Em hỏi cụ cái này nha.
Tại sao tất cả tank hiện đại bây giờ nó lại bỏ nòng khương tuyến đi để mà thay vào đấy bằng nòng trơn như 3 khẩu thần công đốt đ ít thời cha con ông Hồ thế?
Mờ pháo chính của tank thì nó to hay bé hở cụ?
Hay là các chuyên gia quân sự cả đông lẫn tây nó dở hơi hết cả?
Nếu thay cái đống cát của cụ bằng tảng thịt to.
Bắn xong, cắt dọc tảng thịt theo chiều xuyên của đầu đạn. Tảng thịt nó sẽ khai nó bị đạn phá kiểu gì ngay.
Còn nếu thịt có lẫn với xương, xương bị vỡ thì tổn thương nó lại theo kiểu khác nhá.
Cái nữa, bác ko thể so sánh súng bộ binh với súng pháo mặt đất hay pháo trên tank được, 2 cái đấy về mục đích sử dụng khác nhau hoàn toàn.
1/Súng pháo lớn, kể cả súng pháo trên tank, nó không cần chính xác đến từng cm, mục tiêu của nó trong chiến đấu thường là các mục tiêu lớn như tank đối phương, các lô cốt, ụ súng,...
2/Hệ thống ngắm trên tank là tự động, nó có hệ thống kính ngắm đo tầm và góc bắn, pháo thủ chỉ việc chỉnh theo các thông số này, lắp đạn theo y/c (đạn xuyên hoặc đạn phá), giật cò là bùm. Việc giữ ổn định pháo trong hành trình (xe tăng vừa chạy vừa bắn vẫn chính xác) cũng là tự động. Hơn nữa, vận tốc đầu nòng của pháo trên tăng lớn, đầu đạn nặng, nên có thể làm nòng trơn được. Súng bộ binh mà làm nòng trơn xem, đạn bay liệng lung tung ngay
3/Nguyên tắc sát thương súng pháo và súng bộ binh khác nhau, súng pháo dùng mảnh đạn sát thương, còn súng bộ binh dùng động năng để sát thương. Với súng bộ binh, có lẽ là 100% là nòng có rãnh xoắn, mục đích chính là ổn định đường đạn và tăng tầm bắn hiệu quả. Khi gặp vật cản, động năng lớn nên đâm xuyên được, với vật cản mềm (như người, đống cát hay tảng thịt lớn) thì đâm xuyên vào trong, gây tổn thương, ko cần santo cũng đủ chết vài lần. Còn nếu xuyên táo thì khi chui ra, động năng giảm > vận tốc giảm, đuôi đạn có biên độ lắc mạnh nên sẽ tạo lỗ thủng to hơn khi chui vào. Đạn xoay với con quay là cùng một nguyên lý, khi vận tốc xoay cao, con quay đứng im, vận tốc quay giảm xuống, quay sẽ lắc trên đỉnh nhiều hơn. Thiết kế nòng xoắn chính là sử dụng hiệu ứng con quay này, bước xoắn thế nào là do mục đích thiết kế, liên quan chủ yếu đến tầm bắn và tầm bắn hiệu quả.
Em cá với bác là bác cứ đi hỏi các chuyên gia vũ khí, sẽ không ai có thể nói là thiết kế đạn cho súng AK hay súng bộ binh nói chung lại có khả năng santo được. Nếu gặp các vật cản bên trong, như là xương chẳng hạn, có thể đầu đạn sẽ không nằm dọc theo hướng bắn, cái này đúng với tất cả các loại súng bộ binh chứ ko riêng gì AK