- Biển số
- OF-136897
- Ngày cấp bằng
- 2/4/12
- Số km
- 14
- Động cơ
- 368,610 Mã lực
Nhìn ảnh vũ khí thích hơn nhìn ảnh người đẹp. Đúng là mê hoặc. X xin bỏ qua cho bản tính hung hãn của em
Chả biết dư lào nhểPhát hiện gian lận trong thử nghiệm tên lửa Nga
Cập nhật lúc :3:45 PM, 06/04/2012
Giới chức Quân đội Nga hết sức bất ngờ trước báo cho biết, hàng loạt tên lửa chống tăng hiện đại không xuyên thủng được giáp xe tăng phương Tây.
(ĐVO) Chương trình hiện đại hóa trang bị của Quân đội Nga đang hướng tới việc xây dựng các hệ thống vũ khí công nghệ cao nhằm chống lại một cuộc chiến tranh tiềm tàng trong tương lai. Trong đó, phát triển các loại tên lửa chống tăng (ATGM) hiện đại đủ khả năng vô hiệu hóa các phương tiện tăng thiết giáp của đối phương ở hiện tại và tương lai là một nhiệm vụ quan trọng.
Tuy nhiên, báo cáo gần đây cho biết, các cuộc thử nghiệm tên lửa chống tăng có điều khiển (ATGM) đã không được thực hiện một cách trung thực. Và rằng, các mô hình giáp đem ra thử nghiệm hoàn toàn không dựa theo các tiêu chuẩn giáp cảm ứng nổ và giáp thân trang bị trên các xe tăng phương Tây hiện đại.
Các báo cáo kết quả thử nghiệm ATGM trong 12 năm qua đều là những bản báo cáo “ma”. Điển hình trong đó là các báo cáo số 31 năm 1999, số 13 năm 2008 và số 45 năm 2011. Cụ thể, các loại giáp cảm ứng nổ ERA được sử dụng trong thử nghiệm hoàn toàn không tương thích với các tiêu chuẩn giáp ERA trang bị trên các xe tăng nước ngoài.
Đầu đạn liều đúp được thiết kế cho các loại ATGM mới hoàn toàn “vô dụng” với xe tăng phương Tây nếu bắn từ phía trước. Các chuyên gia vũ khí cùng một số quan chức quân đội đã “phù phép” các bản báo cáo để loại ATGM mới được đưa vào trang bị trong quân đội Nga.
Có ý kiến cho biết, đằng sau những bản báo cáo này là những toan tính, mưu đồ nhằm trục lợi cho bản thân của các quan chức quân đội và các chuyên gia thử nghiệm vũ khí.
Vấn đề lỗi kỹ thuật xảy ra với hàng loạt tên lửa chống tăng hiện đại như 9M128, 9M119M. Trong quá trình thử nghiệm, họ đã chọn các loại xe tăng lạc hậu của phương Tây như M48A3, M60A1 để thử nghiệm khả năng xuyên giáp của tên lửa chống tăng mới. Những thế hệ xe tăng này chỉ được bọc giáp dày 400-500mm ở phía trước, trong khi đó các loại xe tăng hiện đại khác của phương Tây như M1A1/2, Leopard 2A6, Challenger 2.. đều được bọc giáp dày từ 700-1200mm, bên cạnh đó các loại xe tăng này đều sử dụng giáp phức hợp thế hệ mới có khả năng chống chịu các loại đạn xuyên giáp rất cao.
Tệ hại hơn, hai loại tên lửa chống tăng 9M128, 9M119M được thông qua với sự giúp đỡ của một đơn vị quân đội địa phương, một đơn vị không có kinh nghiệm trong lĩnh vực chống tăng, thiết giáp.
Kết quả thử nghiệm gần đây cho biết, khả năng xuyên giáp của đầu đạn liều đúp của tên lửa chống tăng 9M117M chỉ là 560mm chứ không phải là 900mm như báo cáo đã ghi. Động năng của đầu đạn bị mất tới 70% sau khi vượt qua giáp cảm ứng nổ. Xác suất tiêu diệt các loại xe tăng chủ lực hiện đại như M1A2 của Mỹ ở góc bắn trực diện từ phía trước chỉ có 8%, xác suất tiêu diệt từ góc bắn hai bên hông chỉ có 56% một kết quả ngoài sức tưởng tượng của quân đội Nga.
Các loại tên lửa chống tăng hiện đại của Nga đều "vô dụng" trước xe tăng hiện đại của phương Tây?
Người đưa sự việc ra ánh sáng là chuyên gia vũ khí Mikhail Rastopshin. Ông đã phát hiện những bất thường trong các bản báo cáo thử nghiệm tên lửa chống tăng thế hệ mới và cùng người bạn cũ là Đại tá Leo Savkin tìm đến Trung tướng Yuri Shumilihinu, phó chỉ huy tên lửa và pháo binh của Quân đội Nga để trình bày sự việc.
Trung tướng Yuri đã liên hệ với thiếu tướng Gennady Luda, người đứng đầu bộ phận tên lửa chống tăng. Ông này hứa sẽ có câu trả lời cho các nghi ngờ về kết quả thử nghiệm và tiến hàng thử nghiệm bổ sung trong vòng một tuần.
Một tuần sau, ông Mikhail Rastopshin quay trở lại văn phòng của Trung tướng Yuri, hai người đã liên lạc bằng điện thoại với thiếu tướng Luda, tuy nhiên, người đứng đầu bộ phận tên lửa chống tăng đã lảng tránh câu trả lời thẳng vào vấn đề.
Ông này từ chối tiến hành các thử nghiệm bổ sung với đầu đạn liều đúp được trang bị trên các tên lửa chống tăng mới này và cho rằng, kết quả thử nghiệm đã được xác nhận và không cần thiết phải tiến hành các thử nghiệm mới.
Danh sách các loại tên lửa chống tăng hiện đại được liệt vào danh sách đen gồm có 9M128, 9M113M, 9M131, 9M119M, 9M133, 9M123, 9M117M.
Dù chưa có kết luận cuối cùng nhưng vụ bê bối cho thấy Nga đang đối mặt với nguy cơ tụt hậu trong công nghệ chế tạo tên lửa chống tăng, một lĩnh vực mà Nga có nhiều kinh nghiệm và thành tích tốt, với các huyền thoại như RPG-7 và ngày nay là RPG-29, RPG-30.
Vâng đúng vậy, dưng bh chỉ cần các chú nghị Mẽo gật cái rụp là ối thằng nhẩy vào mua ngay.20 năm qua, F-22 vẫn chỉ đóng vai trò "mờ nhạt" trong Không quân Mỹ.
ng ta ngâm cứu để hơn nó chứ ngâm cứu bàng nó tì làm làm gì dạo này mợ công việc không tốt chồng hư con quấy hay sao mà hay bức xúc thếSao cứ chê F22 là lỗi, là kém, là này nọ mà khối người cứ đâm đầu vào ngâm cứu để bằng được nó vậy thế nhỉ?
ng ta ngâm cứu để hơn nó chứ ngâm cứu bàng nó tì làm làm gì dạo này mợ công việc không tốt chồng hư con quấy hay sao mà hay bức xúc thế
Nhà Pín sao lại sưu tầm đồ cổ thế, bài này viết từ thiên niên kỷ trước òi . Bây giờ hàng Nga khó mà bì được với hàng Do Thái (b)
ảnh TXX đọ RPG7 e có nhìu lắmvầng RPG-29 đọ IRON FIST này
Tạm hiểu là nó bắn đạn kô xì mátwhat is dumb gun???
Viên đạn làm xoay chuyển cuộc chơi
Cập nhật lúc :11:51 AM, 28/02/2012
Khi được đưa vào sử dụng rộng rãi, đạn thông minh với ưu thế về độ chính xác và hiệu suất có thể làm thay đổi cục diện chiến trường, bởi mang lại sự tự tin cho binh lính.
Viên đạn ma thuật (kỳ 2)
>> Kỳ 1: Đạn điều chỉnh đường bay
(Đất Việt) Theo quan niệm từ thế kỷ XIX, khi gần hết đạn, binh sĩ muốn bảo toàn sinh mạng, cách tốt nhất là cầm cự sau chướng ngại vật, trong công sự…, chứ không nên tháo chạy. Tuy nhiên, cách tiếp cận này sẽ không còn “đất dụng võ” khi công ty ATK (Mỹ) phối hợp với hãng Heckler&Koch (Đức) chế tạo XM 25 - loại súng mới dùng đạn thông minh dẫn đường bằng laser.
Công nghệ chắp cánh ý tưởng
Đây không phải lần đầu tiên xuất hiện ý tưởng về đạn thông minh. Thay vì nhắm bắn trực tiếp, người lính chỉ cần áng khoảng mục tiêu gần nơi kẻ thù ẩn nấp, và bóp cò để những mảnh đạn tiêu diệt đôi phương. Henry Shrapnel, một sỹ quan quân đội Anh, đã đưa ý tưởng này vào thiết kế đạn pháo từ thế kỷ XIX. Thế nhưng, nếu trước đây Henry sử dụng ngòi nổ làm bằng thuốc súng được hẹn giờ, thì nay một máy tính nhỏ xíu được lắp trong viên đạn của súng XM 25 để điều khiển quá trình bay. Trước khi rời nòng, viên đạn đó còn được một máy tính khác nằm trong súng lập trình với đầy đủ các thông số.
Mô phỏng cơ chế sử dụng XM 25 với đạn thông minh. Ảnh: blogtactic Để xác định khoảng cách tới mục tiêu, xạ thủ chiếu máy đo khoảng cách bằng tia laser gắn trên súng đến bất cứ vị trí nào được xác định là có kẻ thù đang ẩn nấp. Nếu đối phương nấp trong công sự, thì xạ thủ có thể ngắm vào mục tiêu bất kỳ gần đó, như thân cây…
Nhìn qua ống ngắm, xạ thủ sẽ ước lượng được khoảng cách từ vật ngắm đến mục tiêu. Bằng thao tác ấn mớm cò súng, xạ thủ có thể cộng trừ khoảng cách mà máy đo xác định được. Khi viên đạn được bắn đi, máy tính mini gắn bên trong nó tự động đếm số vòng xoay của viên đạn để xác định quãng đường đã bay. Thời điểm bắt đầu đếm là khi đạn vừa rời nòng với tốc độ là 210m/giây.
Sau một quãng đường bay nhất định, tiếp cận sát mục tiêu, máy tính sẽ phát tín hiệu để ngòi nổ khai hỏa. XM 25 sử dụng đạn cỡ 25 mm, chứa một lượng thuốc nổ có sức công phá mạnh. Khi phát nổ, những mảnh đạn có thể gây sát thương trong bán kính vài mét, và nhanh chóng tiêu diệt đối phương ở nơi ẩn nấp. Điều này lý giải tại sao XM 25 còn được biết đến dưới cái tên “hệ thống súng cá nhân bán tự động bắn đạn nổ trên không”. Toàn bộ quá trình này diễn ra chỉ trong vòng chưa đến 5 giây. Tuy nhiên, cơ chế đếm vòng xoay của đầu nổ vẫn còn là điều tuyệt mật.
Việc cải tiến đạn XM 25 để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau đang trở thành đề tài hấp dẫn với nhiều nhà chế tạo. Ví dụ, thay vì sử dụng thuốc nổ mạnh để “hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn” kẻ địch, người ta tính đến khả năng biến những viên đạn đó thành công cụ gây ù tai, lóa mắt, hay dùng khí gas… nhằm khống chế đối phương. Đó chính là hướng đi mới của đạn thông minh khi nó được sử dụng trong các tình huống giải cứu con tin, khống chế đối tượng, mà vẫn đảm bảo an toàn cho cộng đồng.
Các nhà thiết kế châu Âu, trong đó có Đức, đang rất quan tâm nghiên cứu cơ chế hoạt động của loại đạn này. Họ tìm cách chế tạo ra một loại đạn tương tự có kích cỡ lớn hơn, khoảng 40 mm. Theo Phó giám đốc phụ trách phát triển của ATK Jeff Janey công ty đã bắt đầu ứng dụng công nghệ sản xuất đạn súng XM25 cho đạn pháo, sử dụng trong các đơn vị hải quân.
Liều thần dược về tâm lý
Trong một khoảng thời gian khá dài, chiến thuật du kích, thoắt ẩn, thoắt hiện trên nóc nhà, sau bức tường dày… của các tay súng Taliban đã gây nhiều tổn thất cho binh lính Mỹ và liên quân. Vì thế, năm 2010, Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định đưa XM 25 đến chiến trường Afghanistan. Ngay lập tức, XM 25 đã được tung hô với những lời khen có cánh, ví như liều thần dược giúp trấn an tâm lý lo sợ của binh lính.
Trước đó, tháng 10/2009, hơn 300 tay súng Taliban đột kích một doanh trại quân Mỹ đóng ở vị trí khá hẻo lánh phía đông Afganistan, giết hại 8 binh lính và làm bị thương 22 người khác. Theo giới chức quân sự Mỹ, nếu khi đó binh lính đã được trang bị XM 25, thì sự việc không tệ hại đến vậy.
XM 25 “lên dây cót” tinh thần cho lính Mỹ. Ảnh: defensemedianetwork Trên chiến trường Afghanistan, những cuộc đấu súng thường diễn ra ở khoảng cách khá xa, tầm hơn 300 m. Ở cự li như vậy, dù có là một xạ thủ cự phách cũng khó tiêu diệt được đối phương thoắt ẩn, thoắt hiện sau những chướng ngại vật. Với đạn thông thường, binh lính chỉ có thể gây sát thương nếu bắn trúng đối phương. Trong khi đó, với đạn thông minh của súng XM 25, chỉ cần ngắm bắn theo hướng của mục tiêu nhưng hiệu quả sát thương thì tương đương với một quả lựu đạn cầm tay.
Được đưa vào thực chiến, chỉ trong khoảng 2 tháng (12/2010 – 1/2011), XM 25 đã 55 lần khai hoả trong 9 cuộc đọ súng với Taliban. Theo số liệu sơ bộ, XM 25 đã góp phần bẻ gẫy hai cuộc đột kích của quân Taliban, triệt phá 4 trận địa mai phục và phá hủy nhiều ụ súng máy… XM 25 được ví như bùa hộ mệnh cho binh lính trong những lần chuyển quân, hay hành tiến qua khu vực có nhiều chướng ngại vật.
Theo Đại tá Scott Armstrong thuộc Văn phòng Điều hành Chương trình vũ khí cá nhân của quân đội Mỹ, "Chúng tôi nhận được nhiều phản hồi tích cực từ binh lính sử dụng XM 25. Họ thực sự phấn khích, muốn sử dụng XM 25 lâu hơn thời hạn ban đầu đưa ra".
Một số ý kiến cho rằng, tuy giá của XM 25 vẫn còn “trên trời” (khoảng 35.000 USD/khẩu), nhưng nếu tính đến hiệu quả thực tế, thì đây lại là một giải pháp rất tiết kiệm. Thay vì phải gọi không quân hoặc pháo binh yểm trợ trong những tình huống bị phục kích, thì nay binh lính đã có XM 25 để tự mình thoát hiểm và giành lại phần thắng. Quân đội Mỹ dự tính mua 12.500 khẩu XM 25 để trang bị cho bộ binh và lực lượng đặc nhiệm.