[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây!

Trạng thái
Thớt đang đóng

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
Lực lượng vũ trang Iran đã “hạ cánh” chiếc máy bay không người lái (UAV) do thám tàng hình RQ-170 Sentinel bằng cách tác động vào hệ thống định vị toàn cầu GPS của nó, một kỹ sư Iran giấu tên tiết lộ với tờ The Christian Science Monitor.

“Dẫn đường qua hệ thống GPS là điểm yếu nhất (của RQ-170 Sentinel)”, viên kỹ sư Iran đề nghị giấu tên vì lý do an ninh, cho hay. Theo viên kỹ sư này, lực lượng vũ trang Iran đã có thể làm “làm lú lẫn” hệ thống định vị của máy bay để nó hạ cánh “ở nơi chúng tôi cần”.

Trong khi đó, thượng nghị sĩ Mỹ Mark Kirk nói rằng, chính quyền Iran có lẽ sẵn sàng trao cho Nga thông tin quan trọng về chiếc UAV Mỹ mà họ tóm được.

Theo tạp chí Foreign Policy, vị nghị sĩ Cộng hòa đưa ra ý kiến trên khi bình luận thông tin về kế hoạch của đại diện thường trực Nga tại NATO Dmitri Rogozin đến thăm Tehran vào tháng 1.2012.

“Không nghi ngờ gì nữa chuyện Iran sẽ chia sẻ với Nga các công nghệ thu được khi nghiên cứu chiếc UAV của chúng ta”, ông Kirk cho biết và nói thêm: “Việc một quan chức Nga cao cấp phụ trách cả các vấn đề phòng thủ tên lửa phát triển quan hệ với Iran khiến chúng ta cực kỳ lo ngại".

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Iran trả lại chiếc RQ-170 mà Iran thu được, nhưng bị Iran từ chối, đồng thời đòi Mỹ xin lỗi vì vi phạm không phận của họ.

Trước đó, Iran đã tuyên bố sẽ sao chép UAV này, đồng thời cũng có tin các chuyên gia Nga và Trung Quốc đã đề nghị Iran cho họ tiếp cận chiếc RQ-170.

Báo chí cho hay, chiếc UAV do thám tàng hình của Mỹ bị bắn rơi được CIA sử dụng để thu thập thông tin về các cơ sở hạt nhân của Iran và các trại huấn luyện của Hezbollah.

Ngày 4.12.2011, kênh truyền hình Iran Press-TV đưa tin phòng không Iran đã bắn rơi một UAV của Mỹ ở miền đông Iran. Sau đó, báo chí Iran cho biết, một cuộc tấn công điều khiển học của tình báo Iran đã làm rơi chiếc máy bay Mỹ.

Ngày 5.12.2011, báo chí phương Tây đăng tin các lực lượng tác chiến điện tử Iran không bắn rơi chiếc RQ-170 Sentinel, mà “hạ cánh” nó bằng hệ thống tác chiến điện tử Avtobaza mà Nga mới chuyển giao cho Iran.

Còn Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ Mike Rodgers tuyên bố rằng, chiếc UAV lọt vào tay Iran do vấn đề kỹ thuật phát sinh trên máy bay, chứ không phải Iran bắn hạ và bắt nó hạ cánh bắt buộc bằng cách sử dụng phương tiện đối kháng điện tử.
http://quocphong.vn/Home/tintuc/thegioi/Iran-khoe-cach-ha-thu-may-bay-tang-hinh-My/201112/51154.vnd
Cứ theo tin cái thằng cha này nói thì coi bộ GPS cũng mệt đấy nhỉ?
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,288
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
cháu bẩu roài chỉ cần cái như cái tẩu nài là GPS tèo téo teo òi


Thực tế chỉ cần 1 bộ phát sóng VIBA đủ mạnh có định hướng là GPS tẽo ngay
Đâu như mấy ông nhà Mjang dùng 4G thôi mà GPS cũng tẽo òi
 

supe

Xe tải
Biển số
OF-124059
Ngày cấp bằng
13/12/11
Số km
219
Động cơ
381,790 Mã lực
cháu bẩu roài chỉ cần cái như cái tẩu nài là GPS tèo téo teo òi

Thực tế chỉ cần 1 bộ phát sóng VIBA đủ mạnh có định hướng là GPS tẽo ngay
Đâu như mấy ông nhà Mjang dùng 4G thôi mà GPS cũng tẽo òi
Cái thứ ấy là hàng Chai Lọ à bạn. Chết chửa, đến Chai Lọ còn làm được thế này :-ss
 

xuantruong

Xe tải
Biển số
OF-51695
Ngày cấp bằng
27/11/09
Số km
266
Động cơ
456,820 Mã lực
Tuổi
74
Nơi ở
Hà Nội
cháu bẩu roài chỉ cần cái như cái tẩu nài là GPS tèo téo teo òi


Thực tế chỉ cần 1 bộ phát sóng VIBA đủ mạnh có định hướng là GPS tẽo ngay
Đâu như mấy ông nhà Mjang dùng 4G thôi mà GPS cũng tẽo òi
Hãi quá cụ nhỉ, cho em hỏi Nó có phá được sóng xxx bắn tốc độ không hả cụ.hihi.
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
975
Động cơ
474,090 Mã lực
cháu bẩu roài chỉ cần cái như cái tẩu nài là GPS tèo téo teo òi


Thực tế chỉ cần 1 bộ phát sóng VIBA đủ mạnh có định hướng là GPS tẽo ngay
Đâu như mấy ông nhà Mjang dùng 4G thôi mà GPS cũng tẽo òi
Hi vọng chú mẫu này không trong vùng phủ "chăn" nhỉ kẻo Viba làm tòe tóe toe hết cả "ấm chén":))
 

Royce

Xe tải
Biển số
OF-288
Ngày cấp bằng
13/6/06
Số km
218
Động cơ
582,573 Mã lực
Tuổi
44
Em không hiểu bây giờ là thời buổi nào rồi mà các cụ vẫn còn cãi nhau xem ku Nga to hơn hay là ku Mẽo to hơn? Nếu có tranh luận thì theo em cũng nên nhẹ nhàng, tránh gây căng thẳng ko có lợi cho cả 2 bên!
Còn chuyện ku Nga hay là ku Mẽo to hơn thì theo em mỗi quốc gia có học thuyết quân sự riêng, nên các loại vũ khí chế tạo ra cũng khác nhau, khó mà so sánh được 1 cách tuyệt đối.
Ví dụ về súng bộ binh thì Mẽo xách dép cho Nga ko xong, nhưng về mặt hải quân mà nói thì Nga so với Mẽo giống như thuyền nam so với ca-nô!
Nhưng do Nga yếu hơn về ship nên Nga lại có các loại tên lửa diệt hạm tối tân hơn, khiến Mẽo cũng ngại (tiện thể các cụ prồ Mẽo thử kể tên vài loại tên lửa diệt hạm siêu âm của Mẽo cho anh em mở mắt được ko ạ)
Còn về MLRS thì do Nga có nhiều chủng loại MLRS trong khi M270 có thể nói là loại duy nhất của Mẽo nên họ thiết kế dạng module (đạn nằm trong container chứ ko dùng ống phóng cố định) để có thể sử dụng nhiều mục đích. Dĩ nhiên việc dùng M270 để launch MGM140 thì các bạn Nga chịu chết, nhưng bù lại M26 A1/A2 của các bạn Mẽo chỉ có thể bắn đến 40km (nghe đâu các bạn ấy đang nghiên cứu M30 tầm bắn xa lắm, nhưng chắc cũng không hơn 70km) trong khi BM30 bắn 9M528 lại được 90km cơ. Dĩ nhiên thiết kế module của M270 là tiên tiến hơn BM30 rồi, nhưng nếu chỉ để bắn 40km thì liệu có hơn pháo 155mm ko? còn để launch MGM140 thì có Lynx bắn EXTRA cũng hiệu quả ko kém.
Nói thế là để khẳng định không ai có thể phân tích 1 cách tuyệt đối để chỉ ra xem ku Nga to hơn hay là ku Mẽo to hơn, ý em là thế!
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,987
Động cơ
536,693 Mã lực
Em không hiểu bây giờ là thời buổi nào rồi mà các cụ vẫn còn cãi nhau xem ku Nga to hơn hay là ku Mẽo to hơn? Nếu có tranh luận thì theo em cũng nên nhẹ nhàng, tránh gây căng thẳng ko có lợi cho cả 2 bên!
Chả nhẽ lại vôte trừ bây giờ. Ở đây mọi người chỉ có nhu cầu chém gió thi thoảng có chuyển từ chém sang đâm, xiên, kê kích tí thôi còn thằng nào to hơn thì kệ bu nó nhá nhá.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,987
Động cơ
536,693 Mã lực
2011, hàng Không vũ trụ Nga lao dốc, Trung Quốc lên ngôi
Cập nhật lúc :3:12 PM, 04/01/2012
Năm 2011 đánh dấu sự lao dốc của Nga trong lĩnh vực hàng không vũ trụ, đối lập với sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc, tạp chí Aviation Week bình luận.

(ĐVO) Năm 2011 ghi nhận một loạt các cuộc phóng thất bại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới uy tín của Nga, một trong những quốc gia có công nghiệp hàng không vũ trụ lâu đời trên thế giới.

"Vận đen" của nước Nga khởi đầu từ tháng 12/2010, khi tên lửa đẩy Proton-M mang theo ba vệ tinh định vị Glonass-M xuống biển. Sau đó, Nga đã mất thêm vệ tinh quân sự Geo-IK-2 vào tháng 2/2011.

Ngày 18/8/2011, Nga lại thất bại trong cuộc phóng tên lửa đẩy Proton-M mang vệ tinh Express-AM4, là loại vệ tinh viễn thông lớn, đắt tiền thiết kế cung cấp dịch vụ truyền hình kỹ thuật số và đảm bảo mạng lưới thông tin liên lạc chính quyền vùng Siberia và Viễn Đông.

Một tuần sau sự cố Express-AM4, tên lửa đẩy Soyuz-U mang tàu vận tải Progress M-12M gặp trục trặc sau khi phóng 325 giây. Tên lửa và tàu đã “bùng cháy khi trở về trái đất”.

Với hàng loạt thất bại, nước Nga tiến hành các cuộc điều tra nguyên nhân thất bại. Cơ quan vũ trụ Liên bang Roscosmos chịu sự chỉ trích quyết liệt từ chính phủ, gồm những khiển trách gay gắt từ Tổng thống Medvedev.

“Thất bại gần đây là một cú đánh mạnh mẽ vào khả năng cạnh tranh của chúng tôi”, ông Medvedev phát biểu trên kênh truyền hình trong tháng 10/2011.

Tên lửa đẩy Zenit-2SB mang tàu Phobos Brunt rời bệ phóng.​

Phát biểu của Tổng thống Medvedev đưa ra trong thời điểm mà Nga chịu thêm cú sốc từ vụ tên lửa đẩy Zenit-2SB mang tàu thăm dò không người lái Phobos-Grunt bay lơ lửng trên quỹ đạo Trái đất thay vì bay tới Sao Hỏa để thu thập các mẫu vật chất. Tệ hại hơn, mọi cố gắng liên lạc của Roscosmos với tàu đều thất bại.

Theo các chuyên gia vũ trụ, nhiều khả năng tàu Phobos-Grunt sẽ “trở về” trái đất vào ngày 14/1/2012 và “hạ cánh” xuống khu vực gần thành phố Mirabad, Afghanistan.

Không dừng lại ở đây, ngày 23/12, Nga tiếp tục gặp thất bại khi tên lửa đẩy Soyuz-2 mang vệ tinh viễn thông Meridian không lên được quỹ đạo dự kiến và rơi xuống khu vực gần thành phố Tobolsk ở Siberia. Nguyên nhân vụ việc được cho là do trục trặc ở tầng nhiên liệu thứ ba.

Sự kiện trên có lẽ là “giọt nước tràn ly” buộc lãnh đạo cao cấp Roscosmos thay máu nhân sự bằng những người trẻ hơn. “Ngành công nghiệp vũ trụ đang Nga gặp khủng hoảng. Cần phải tìm cách ra khỏi tình trạng này. Cần phải tin hơn nữa ở thế hệ trẻ. Có lẽ đã đến thời điểm thay thế hàng loạt những người lãnh đạo ở cơ quan được nhà nước và nhân dân đặt nhiều niềm tin,” Tổng giám đốc Roscosmos Vladimir Popovkin nói.
Trạm Thiên Cung 1 lắp ghép với tàu Thần Châu 8.​
Trong khi hàng không vũ trụ Nga mắc vào cuộc khủng hoảng, Trung Quốc lại đạt được nhiều thành công lớn trong năm 2011 và ngày càng tự tin hơn.

Theo công bố từ Tập đoàn công nghiệp Vạn Lý Trường Thành, nước này thực hiện 19 lần phóng tàu trong năm 2011, hơn 4 lần so với năm 2010.

Sau những thành công từ chương trình tàu không gian có người lái, điểm nhấn trong thành tựu chinh phục vũ trụ năm 2011 là việc Trung Quốc đưa trạm không gian Thiên Cung 1 lên quỹ đạo. Sau đó, vào ngày 14/11/2011, tàu không người lái Thần Châu 8 lắp ghép thành công với trạm.

Những ngày cuối năm 2011, hệ thống định vị toàn cầu Bắc Đẩu được tuyên bố là bắt đầu đi vào sử dụng dù toàn hệ thống mới có 10 vệ tinh trên quỹ đạo. Dự kiến, trong năm 2012, 6 vệ tinh nữa sẽ được đưa lên và đến năm 2020, hệ thống Bắc Đẩu có độ bao phủ toàn cầu với tổng số 35 vệ tinh.

Đáng nói nhất là việc Trung Quốc bắt đầu thu ngoại tệ từ ngành hàng không vũ trụ với các hợp đồng phóng vệ tinh thương mại cho nhiều nước trên thế giới.
Ngày 11/8, tại trung tâm phóng Tây Xương, tên lửa đẩy Trường Chinh-3B/E mang vệ tinh viễn thông Paksat-1R của Pakistan lên quỹ đạo thành công.

Ngày 7/10/2011, tên lửa đẩy Trường Chinh III2 mang vệ tinh viễn thông W3C của Pháp lên quỹ đạo. Sự kiện này đánh dấu mốc quan trọng trong việc lần đầu tiên Trung Quốc cung cấp dịch vụ phóng vệ tinh cho một quốc gia Châu Âu. Ngoài ra, Trung Quốc hỗ trợ chế tạo và phóng vệ tinh viễn thông đầu tiên Tupac Katari cho quốc gia Nam Mỹ Bolivia.

Có thể nói, “với những hợp đồng này, ngành công nghiệp không gian Trung Quốc có bước đột phá đối với xuất khẩu vệ tinh Trung Quốc sản xuất và mở rộng bán vệ tinh viễn thông tới thị trường Châu Âu,” đại diện Tập đoàn Công nghiệp Vạn Lý Trường Thành nói.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,386
Động cơ
641,331 Mã lực
Chắc thằng Tàu nó cài virus vào tên lửa Nga đấy ạ.
 

Skyking

Xe hơi
Biển số
OF-122562
Ngày cấp bằng
30/11/11
Số km
106
Động cơ
382,083 Mã lực
ác chiến ghê
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,386
Động cơ
641,331 Mã lực
Có tin chú Kursk chìm hồi cách đây chục năm không phải do nổ ngư lôi trong tàu mà là vì bị 1 chú Mẽo bắn. Sau này Mẽo phải xóa cho Ngố 10 tỷ $ để cho qua chuyện. Sướng nhể!
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,288
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Khám phá "kỳ quan quân sự" của Nga
(Dân trí) - Được thiết kế để phát hiện tên lửa đạn đạo và tàu vũ trụ, trạm radar “Don-2N” có thể tìm được vật thể nhỏ nhất trong vũ trụ, với đường kính chỉ khoảng 5cm.
Nếu nhìn từ trên cao công trình Don-2N, nằm gần Mátxcơva, trông giống với kim tự tháp không chóp, toát lên vẻ kỳ bí.

Radar Don-2N có cạnh đáy dài 100 mét, cao 35 mét. Để xây dựng "kiến trúc đồ sộ" này người ta phải tiêu tốn 32.000 tấn sắt thép, 50.000 tấn bê tông, 20.000 km dây cáp điện và hàng trăm km đường ống cáp nhiều loại khác.


Bốn mặt phẳng hình thang của Don-2N là khung trạm phát sóng và xử lý tín hiệu.


Hình tròn mỗi mặt có đường kính 16 mét chính là ăng ten mảng pha phần tử thụ động của Don-2N.

Don-2N là radar mảng pha (có tần số cập nhật tham số mục tiêu cao và chính xác), có khả năng giám sát không phận ở độ cao tới 40.000km, 24h/24h. Nó phát hiện và tìm đường của mục tiêu, thiết lập vị trí, tọa độ của chúng và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu.
Radar Don-2N bao gồm 4 ăng ten cố định, đường kính 16m, hệ thống xử lý tín hiệu kỹ thuật số và hệ thống máy tính điều khiển vạn năng, dựa trên thiết bị Elbrus-2.

Don-2N là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa A-135. A-135 (ABM-4) bắt đầu được phát triển năm 1968 với mục đích bảo vệ thủ đô Mátxcơva trước các cuộc tấn công hạt nhân.


Máy tính kiểm soát hệ thống của thiết bị được mô tả là có khả năng thực hiện tới 1 tỷ hoạt động/giây.

Don-2N được mệnh danh là "kỳ quan quân sự" của Nga.

Radar Don-2N và ví dụ hiếm có của một cơ sở đa năng độc lập, là một phần của hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo (ABM), trong khi cũng là một thành phần tích hợp của hệ thống cảnh báo sớm và điều khiển trên không phối hợp của Nga.
Vũ Quý
Tổng hợp
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,016
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
trị giá của cái Kursk cao thế cơ ạ :(
10 tỷ đó đằng nào cũng là nợ khó đòi mà cụ.
Vả lại Mỹ mấy khi được lấy tàu hiện đại nhất của Nga ra làm bia tập bắn đâu nên 10 tỷ là quá rẻ để đánh giá sức mạnh tàu ngầm Nga.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
3,016
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Khám phá "kỳ quan quân sự" của Nga
(Dân trí) - Được thiết kế để phát hiện tên lửa đạn đạo và tàu vũ trụ, trạm radar “Don-2N” có thể tìm được vật thể nhỏ nhất trong vũ trụ, với đường kính chỉ khoảng 5cm.
Nếu nhìn từ trên cao công trình Don-2N, nằm gần Mátxcơva, trông giống với kim tự tháp không chóp, toát lên vẻ kỳ bí.

Radar Don-2N có cạnh đáy dài 100 mét, cao 35 mét. Để xây dựng "kiến trúc đồ sộ" này người ta phải tiêu tốn 32.000 tấn sắt thép, 50.000 tấn bê tông, 20.000 km dây cáp điện và hàng trăm km đường ống cáp nhiều loại khác.


Bốn mặt phẳng hình thang của Don-2N là khung trạm phát sóng và xử lý tín hiệu.


Hình tròn mỗi mặt có đường kính 16 mét chính là ăng ten mảng pha phần tử thụ động của Don-2N.

Don-2N là radar mảng pha (có tần số cập nhật tham số mục tiêu cao và chính xác), có khả năng giám sát không phận ở độ cao tới 40.000km, 24h/24h. Nó phát hiện và tìm đường của mục tiêu, thiết lập vị trí, tọa độ của chúng và dẫn đường cho tên lửa tới mục tiêu.
Radar Don-2N bao gồm 4 ăng ten cố định, đường kính 16m, hệ thống xử lý tín hiệu kỹ thuật số và hệ thống máy tính điều khiển vạn năng, dựa trên thiết bị Elbrus-2.

Don-2N là thành phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa A-135. A-135 (ABM-4) bắt đầu được phát triển năm 1968 với mục đích bảo vệ thủ đô Mátxcơva trước các cuộc tấn công hạt nhân.


Máy tính kiểm soát hệ thống của thiết bị được mô tả là có khả năng thực hiện tới 1 tỷ hoạt động/giây.

Don-2N được mệnh danh là "kỳ quan quân sự" của Nga.

Radar Don-2N và ví dụ hiếm có của một cơ sở đa năng độc lập, là một phần của hệ thống tên lửa chống tên lửa đạn đạo (ABM), trong khi cũng là một thành phần tích hợp của hệ thống cảnh báo sớm và điều khiển trên không phối hợp của Nga.
Vũ Quý
Tổng hợp

Cụ nào so sánh con này với con Rada nổi 60000 tấn của Mỹ ở Thái Bình Dương giúp.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top