- Biển số
- OF-832
- Ngày cấp bằng
- 20/7/06
- Số km
- 11,177
- Động cơ
- 686,853 Mã lực
Nó hợp tác thì đang nằm trong phòng thí nghiệm thfi tụi hàn đx đc mân mó rồi còn gì
Chiến đấu cơ Mỹ bị rơi tại California, 2 phi công thiệt mạng
(Dân trí) - Hai phi công Mỹ đã thiệt mạng khi một chiếc máy bay chiến đấu của Hải quân nước này bị rơi tại ở California hôm qua.
Các nhân viên khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn.Giới chức Mỹ xác nhận vụ tai nạn nhưng không tiết lộ các thông tin chi tiết. Tên của hai phi công cũng chưa được công bố.
Báo chí Mỹ dẫn lời các quan chức Hải quân cho hay chiếc máy bay chiến đấu F/A-18 đã gặp nạn lúc 12 giờ trưa hôm qua giờ địa phương trong chuyến bay huấn luyện thông thường trên một cánh đồng gần căn cứ không quân Lemoore, cách thành phố Fresno ở miền trung California khoảng 48km về phía nam.
Không có thương vong dưới mặt đất và các đội khẩn cấp đang làm việc tại hiện trường để tìm hiểu nguyên nhân vụ tai nạn.
F/A-18 là loại chiến đấu cơ được quân đội Mỹ sử dụng cho các hoạt động chiến đấu và trong các cuộc trình diễn trên không, do đội bay Blue Angels của Hải quân Mỹ thực hiện.
An Bình
Theo Xinhua, Reuters
Chiến đấu cơ đắt nhất của Mỹ có chất lượng quá kém
Thứ bảy, 17-12-2011, 2:06 PM - Nguồn: DLVN
www.luocbao.com _ Chương trình máy bay tấn công F-35 của quân đội Mỹ sau nhiều lần trì hoãn liên tiếp, lại tiếp tục đối mặt với những vẫn đề kỹ thuật khiến Lầu Năm Góc có thể sẽ phải yêu cầu giảm tiến độ sản xuất.
Báo cáo nội bộ của Bộ Quốc phòng Mỹ nhan đề “Xem xét lại chương trình F-35” được đăng tải trên trang web độc lập “Dự án giám sát chính phủ” ngày 13-12 đã liệt kê 5 vấn đề trục trặc kỹ thuật được phát hiện qua các cuộc bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu F-35 nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Úc hiện đang xem xét mua 100 chiếc máy bay F-35, tuy nhiên cho tới lúc này con số trên hợp đồng mới dừng lại ở số 14 và chiếc F-35 đầu tiên sẽ được giao cho Úc vào tháng 3-2014.
Những tiết lộ mới nhất rất đáng chú ý về loại chiến đấu cơ hỗn hợp (JSF)- chương trình vũ khí đắt đỏ nhất trong lịch sử này được đăng tải trên trang web độc lập “Dự án giám sát chính phủ” ngày 13-12.
Theo đó 5 vấn đề trục trặc kỹ thuật được phát hiện qua các cuộc bay thử nghiệm của máy bay chiến đấu F-35 nhưng vẫn chưa được giải quyết.
Những điểm yếu kỹ thuật này bao gồm hệ thống hiển thị công nghệ cao của mũ phi công hoạt động rất đáng thất vọng, hệ thống bơm nhiên liệu để lại nhiên liệu trên bề mặt máy bay, hệ thống cung cấp điện dự phòng không đảm bảo an toàn, không những thế bộ phận hãm tốc độ dưới đuôi máy bay khi hạ cánh không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Chiến đấu cơ F-35. - Ảnh: Lockheed Martin/FlickrNgoài ra còn ba lỗi kỹ thuật khác cũng có khả năng biến thành các vấn đề lớn như vấn đề rung lắc, va đập hay sức chịu đựng của khung máy bay.
Báo cáo còn cho rằng những thách thức kỹ thuật trên đây đã gây ra sự thiếu tin cậy về tính ổn định trong thiết kế của máy bay F-35 khi mà chúng đã bắt đầu được sản xuất. Do đó, báo cáo cũng đề nghị “nghiêm túc xem xét lại kế hoạch mua sắm và sản xuất” loại máy bay này.
Phát ngôn viên Joe DellaVedova của chương trình JSF xác nhận rằng các giám đốc dự án đang xem xét lại về quy mô sản xuất chiếc máy bay để giành thêm thời gian cho việc xử lý các vấn đề mới phát hiện.
Tuy nhiên, ông Joe DellaVedova không cung cấp chi tiết thông tin và chỉ nó rằng số lượng sản xuất sẽ phụ thuộc vào thương lượng hợp đồng với nhà sản xuất Lockheed Martin và ngân sách quốc phòng cho năm 2013.
Lực lượng Không quân Mỹ đã phải cấm bay hàng chục chiến đấu cơ F-22 lần thứ 2 trong năm nay khi những lo ngại dấy lên sau sự cố một phi công bị thiếu ôxy trong buồng lái, các sĩ quan cho biết hôm 24-10.
AFP dẫn lời phát phát ngôn viên Không quân Mỹ, Trung tá Richard Johnson cho biết các chỉ huy tại một căn cứ ở Virginia và ở Alaska đã ra lệnh "tạm ngừng" các chuyến bay của loại máy bay chiến đấu đắt tiền và hiện đại nhất thế giới này như một biện pháp phòng ngừa để bảo đảm an toàn.
Chiến đấu cơ F-22
Cũng theo Trung tá Richard Johnson, quyết định được đưa ra sau sự cố tuần trước khi một phi công tại căn cứ chung Langley-Eustis ở Virginia xuất hiện các triệu chứng giảm ôxy mô khi đang thực hiện chuyến bay.
Thông báo trên được đưa ra chỉ một tháng sau khi Không quân Mỹ cấm bay toàn bộ phi đội F-22 Raptor từ tháng 5 đến giữa tháng 9, một động thái bất thường, để các kỹ sư kiểm tra những vấn đề có thể gặp phải với hệ thống cung cấp ôxy trên máy bay.
Các chuyên gia nói rằng căn nguyên của các vấn đề vẫn là một bí ẩn dù cho đã tiến hành những cuộc kiểm tra kỹ lưỡng và các biện pháp an toàn.
Đội bay đã trở lại bầu trời hồi tháng trước mà không có một lời giải thích rõ ràng nào cho những sự cố phi công bị thiếu ôxy trong khi đang thực hiện nhiệm vụ trên máy bay.
Hiện có khoảng 30 chiếc F-22 Raptors đang đậu tại căn cứ Langley ở Virginia, nơi Tổng thống Mỹ Barack Obama mới tới thăm hồi tuần trước.
Máy bay F-22 Raptor có giá gần 150 triệu USD mỗi chiếc, được thiết kế chủ yếu phục vụ cho các cuộc không chiến với máy bay chiến đấu của kẻ địch và loại máy bay tàng hình này không được sử dụng trong các cuộc không kích do NATO đứng đầu ở Libya.
Hiện Không quân Mỹ có hơn 160 máy bay F-22 Raptor và có kế hoạch sản xuất tổng cộng 187 chiếc.
Tuy nhiên, một số nhà lập pháp Mỹ đã nỗ lực nhằm được phép đưa ra những chiếc F-22 lớn hơn nhưng cựu bộ trưởng quốc phòng Robert Gates đã đánh bại những nỗ lực của họ, bởi ông nghĩ điều đó không cần thiết.
Đỗ Quyên (Theo AFP)
Chiếc F-22 cuối cùng đã xuất xưởng
Final F-22 Raptor Roll Out Photo by Todd R. McQueen
Tại cơ sở của hãng Lockheed Martin ở thành phố Marietta, tiểu bang Georgia, chiếc F-22 sản xuất hàng loạt thứ 187 và là chiến đấu cơ thế hệ 5 cuối cùng dạng này, sản xuất theo đơn hàng của không quân Mỹ, đã xuất xưởng. Theo Defense News, chiếc F-22 cuối cùng mang số hiệu 4195 sắp tới sẽ được sơn phủ và bắt đầu quá trình bay thử nghiệm kiểm tra chất lượng, trước khi được chuyển giao cho không quân Mỹ. Sau khi tiếp nhận chiếc F-22 cuối cùng, không quân Mỹ sẽ sở hữu tổng cộng 185 chiến đấu cơ loại này.
Căn cứ vào các thông tin công bố trước đó, chiến đấu cơ F-22 cuối cùng sẽ được chuyển giao cho không quân Mỹ vào đầu năm 2012. Tính tới thời điểm đóng cửa dây chuyền sản xuất, Lockheed Martin đã sản xuất 195 máy bay F-22, trong đó có 8 mẫu thử nghiệm. Trong quá trình sử dụng dòng chiến đấu cơ thế hệ 5 này, không quân Mỹ đã mất 2 máy bay trong các tai nạn. Cũng vì nguyên nhân dẫn tới vụ tai nạn của chiếc F-22 gần đây, không quân Mỹ phải tạm đình chỉ các chuyến bay của dòng máy bay thế hệ 5 này và tiến hành kiểm tra chất lượng toàn bộ các đơn vị chiến đấu cơ hiện có.
Phần động cơ của chiếc F-22 Raptor mang mã số 4195 được chở tới xưởng lắp ráp hoàn chỉnh taị nhà máy Lockheed Martin, Marietta, tiểu bang Georgia
Tuy dây chuyền sản xuất đã tạm dừng, nhưng các đơn vị chiến đấu cơ F-22 đang hoạt động sẽ vẫn được nâng cấp giai đoạn trung hạn. Hiện tại, Mỹ đang nâng cấp chiến đấu cơ F-22 theo chương trình Increment 3.1. Theo chương trình này, F-22 sẽ được trang bị radar hỗ trợ khả năng quan sát đa khẩu độ và bom điều khiển cỡ nhỏ SDB. Ngoài ra, chiến đấu cơ thế hệ 5 này còn được trang bị hệ thống đối kháng điện tử.
Cuối tháng 11-2011, Lockheed Martin đã nhận hợp đồng nâng cấp chiến đấu cơ F-22 của không quân Mỹ trị giá 7,4 tỉ USD. Chi tiết của hợp đồng này không được tiết lộ. Theo lời giám đốc chương trình F-22, Jeff Babione, trong giai đoạn 2014-2016, F-22 sẽ được nâng cấp lên phiên bản Increment 3.2A với việc cài đặt các phần mềm hỗ trợ điều khiển mới. Tiếp đó, giai đoạn 2017-2020, F-22 sẽ được nâng cấp lên chuẩn Increment 3.2B với việc trang bị nhiều loại vũ khí mới.
Tháng 2-2011, đã xuất hiện thông tin về khả năng không quân Mỹ trong vài năm tới sẽ chi tới 16 tỉ USD để nâng cấp các đơn vị F-22 Raptor.
T.S. theo LentaLast F-22 Raptor Rolls Off Assembly Line (video from Fox News.com)
[video=youtube;zcPCiBtCNO8]http://www.youtube.com/watch?v=zcPCiBtCNO8[/video]AK-74 'so găng' với M-4
Cập nhật lúc :4:00 PM, 29/12/2011
Nga tiến hành các thử nghiệm nhằm so sánh súng trường tấn công AK-74 và M-4 của Mỹ.
(ĐVO) Theo Nikolai Lapin, người thực hiện các cuộc thử nghiệm của Bộ quốc phòng Nga, mục đích của việc này là để so sánh các đặc tính kỹ thuật, độ bền..., ưu nhược điểm các vũ khí trang bị cho Quân đội Nga với loại tương tự của nước ngoài.
Cuộc thử nghiệm diễn ra trong giai đoạn mà ngành công nghiệp quốc phòng Nga chịu nhiều chỉ trích về năng lực và sản phẩm. Theo kế hoạch, sau AK-74, súng trường bắn tỉa nổi tiếng Dragunov sẽ được đem ra thử nghiệm.
Trong thử nghiệm, ông Nikolai Lapin đã điểm xạ phát một vào mục tiêu bằng cả 2 loại súng. Kết quả đáng ngạc nhiên là đạn của M-4 không thể xuyên phá được tấm giáp chống đạn (trong đoạn clip các lỗ trên tấm giáp được đánh dấu bằng phấn), trong khi cả 3 viên đạn bắn ra từ khẩu AK-74 đều đã xuyên thủng bia.
Kích cỡ của lỗ đạn trên tấm giáp của cả hai loại súng là không có sự khác biệt đáng kể, lỗ đạn có đường kính khoảng 5,5 mm. Trong khi cỡ đạn AK-74 là 5,45mm, nhỏ hơn cỡ đạn của súng trường M-4 (cỡ 5,56 mm). Đây là khác biệt đầu tiên giữa AK-74 và M-4.
Bước thử nghiệm thứ hai là bắn vào bia điện tử, các thông số điểm cho thấy độ tản mát đường đạn của 2 loại súng cũng không có sự khác biệt lớn.
Ngoài độ chính xác, sức tấn công thì một tính năng không kém phần quan trọng là độ tin cậy của súng. Sẽ là vô cùng nguy hiểm nếu súng trường không bắn được tại những thời điểm quan trọng trên chiến trường. Vì thế, các chuyên gia Nga quyết định thực hiện bài kiểm tra trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Cả hai khẩu súng được làm lạnh tới nhiệt độ -50 độ C, và chỉ được lấy ra khi có một lớp băng bao phủ.
Tuy nhiên,khi bắn thử nghiệm ở cả hai chế độ phát một và liên thanh, AK-74 vẫn hoạt động bình thường, trong khi M-4 của Mỹ chỉ bắn được phát đạn đầu tiên. Tiếp đó, hai khẩu súng được làm "rã đông" bằng cách ngâm nước và bắn thử, kết quả cả hai đều hoạt động bình thường.
Nga nổi tiếng là xảo quyệt thì còn lâu nó mới trao kỹ thuật S-400 cho Nam Hàn . Hợp tác nghiên cứu thì cao lắm là các chuyên gia Nga nó dạy cho bọn Hàn làm một vài phần, bán cho nó một vài bộ phận linh kiện nào đó của S-400 là chấm hết . Cũng như cái vụ phóng vệ tinh của Nam Hàn, Nga nó cấm mấy chú Hàn không được phép sờ vào tầng tên lửa của Nga sản xuất nhưng trên giấy tờ cũng là hợp tác ấy bácNăm 2001 S400 hình như đã triển khai đâu mà anh Hàn này có để mà ngâm cứu nhể ..
nhầm to roài.sao bác biết thế?? giỏi tóa !!
yêu bác ghê!
P/S mà thực ra bác rõ là không thích hàng Nga hay Liên xô cơ mà tên thớt là
Ai thích vũ khí NGA thì vào đây!
vậy là hình như bác cũng có vấn đề về Mắt . bác Vịt xanh ới có bệnh nhân nài !
Thì Nga còn vài thứ vặt vãnh hơn Mỹ thôi. AK> M16 thì đa số công nhận. Khổ cái là các chú Nga giờ chả có gì ra hồn toàn thỉnh thoảng móc đồ cổ lên khoe. Nẫu.E vưa đọc bài so sánh về AK và M series bên qsvn !
AK cầm lên đúng là 1 mớ còn M cầm lên chính hiệu 1 cái mày, nhưng cuối cùng Ak vẫn nuốt gọn M ở mọi tiêu chí!
Từ xưa đến giờ Ak vẫn là vũ khí của khủng bố, sự thật nó là vậy.Đừng dìm Nga thế chứ bác, Mẽo có mấy khẩu ăn được AK? Kể cả Su bây giờ hay trước kia đều ''đầu gấu dằn mặt '' lũ chim trời, thần sấm... cơ mà!
Tội nghiệp thằng Mỹ, đẻ non ra cái game Counter strike. Tự sướng M4A1 thành khẩu súng thần thánh của Police và biến AK thành đồ chơi cho Terrorists. Trước đâu em còn chơi CS chứ bây giờ ghét vì nó làm lệch lạc quá. Cái không tốt biến thành hàng khủng, cái tốt lại thành mớ hỗn độn chả ra gì!
Ai dìm? Cụ đọc lại xem em bảo AK hơn M16 đấy chứ.Đừng dìm Nga thế chứ bác, Mẽo có mấy khẩu ăn được AK? Kể cả Su bây giờ hay trước kia đều ''đầu gấu dằn mặt '' lũ chim trời, thần sấm... cơ mà!
Tội nghiệp thằng Mỹ, đẻ non ra cái game Counter strike. Tự sướng M4A1 thành khẩu súng thần thánh của Police và biến AK thành đồ chơi cho Terrorists. Trước đâu em còn chơi CS chứ bây giờ ghét vì nó làm lệch lạc quá. Cái không tốt biến thành hàng khủng, cái tốt lại thành mớ hỗn độn chả ra gì!
Mấy thằng Nga giờ có gì mới đâu toàn lôi mấy thứ xa lắc ra tự hào nhố nhăng. Video clip về M16, M4 vs AK thì đầy ra mà toàn do mấy thằng amateur làm. Về độ bền của súng thì AK hơn đứt rồi có mấy thằng fan cuồng Mỹ mới ko chịu. Khổ cái là Nga bây giờ đuội trên tất cả các lĩnh vực nên phải làm trò hề là lôi 2 khẩu súng cũ rích ra thử để tự sướng là AK hơn. Mà AK hơn có cứu nổi cả cái nên CNQP Nga càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng không?có ai so thế đâu chỉ có M72 may ra so với B-40 thôi
thẩm du tinh thần lại mấy cái câu của mấy ông gàn bên xa mẹ bỏ mấy cái cách nói ấy đi bắt chước ng ta thế không ổn
người ta so sánh thì kêu là thẩm du không so sánh thfi kêu là không dám đối đầu
lưỡi éo có xương
Nẫu gấo 2
Tiện nói về thẩm du thì đa số ng đi xe Tầu cũng hay thế
MLRS Mỹ hay hơn nhiều. Chỉ cần 1 xe phóng phóng được mấy loại đạn. Nga lại phải làm 3 khung xe cho 3 loại đạn khác nhau. Chán các chú Ngố thật. Thế này thì cả Smerch cũng vứt đi rồi còn gì vì Tornado mới có cả đạn 300mm.Lục quân Nga nhận 30 hệ thống Tornado-G
Nó chuẩn bị vứt đi còn mềnh vẫn là đồ thờ
cái loại mà đến tên nước nhà nói còn không rõ thì cũng chả chấp . Đầu óc có như không!Mấy thằng Nga giờ có gì mới đâu toàn lôi mấy thứ xa lắc ra tự hào nhố nhăng. Video clip về M16, M4 vs AK thì đầy ra mà toàn do mấy thằng amateur làm. Về độ bền của súng thì AK hơn đứt rồi có mấy thằng fan cuồng Mỹ mới ko chịu. Khổ cái là Nga bây giờ đuội trên tất cả các lĩnh vực nên phải làm trò hề là lôi 2 khẩu súng cũ rích ra thử để tự sướng là AK hơn. Mà AK hơn có cứu nổi cả cái nên CNQP Nga càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng không?
Nga nó thẩm du tinh thần đã đành, mấy thằng Vịt còi cũng đú theo mới hài.