[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây (III)

Trạng thái
Thớt đang đóng

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
International Homeland Security Exhibition “INTERPOLITEX-2014
[YOUTUBE]hPt9pxKJm04[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]QCErj13PkcU[/YOUTUBE]
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
Mũ bay của Nga nom ngầu quá, giống của BAE



 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
[YOUTUBE]i3IZngfYJIo[/YOUTUBE]
Russian military vehicles in Germany
Cụ nào hiểu tiếng cho em hỏi, Vostok2014 sao lại ở Đức nhỉ?
Thanks
 
Chỉnh sửa cuối:

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
[YOUTUBE]1Qc0mNF3tV4[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]VmEbp3iTUy8[/YOUTUBE]
[YOUTUBE]gn3JGssDtdA[/YOUTUBE]
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
Mi38 nom đẹp quá
[YOUTUBE]b1sods22WTo[/YOUTUBE]
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
The Project 21980 "Grachonok" anti-terror boat.
[YOUTUBE]tepH0uA5gd0[/YOUTUBE]
 

elevonic

Xe lăn
Biển số
OF-81361
Ngày cấp bằng
28/12/10
Số km
10,760
Động cơ
538,229 Mã lực
[YOUTUBE]dSC_yu8ecC8[/YOUTUBE]
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Vì sao Liên Xô "không thèm” làm máy bay tàng hình?

Cập nhật lúc: 13:30 26/10/2014 (GMT+7)
facebook twitter google plus zing me - - + print friendly







TIN LIÊN QUAN


Tin nóng: máy bay tàng hình F-117 Mỹ còn hoạt động

Tin nóng: máy bay tàng hình F-117 Mỹ còn hoạt động


Ảnh hiếm chi tiết tiêm kích tàng hình YF-22 của Mỹ



(Kiến Thức) - Cân nhắc giữa nhiều yếu tố kĩ chiến thuật, kinh tế ... các tổng công trình sư Nga đã chọn sức cơ động thay cho tính năng tàng hình.


Đã từ lâu, cuộc đọ sức giành quyền thống trị bầu trời đã trở thành cuộc chiến của các thiết bị điện tử. Đó là cuộc chiến của những làn sóng điện từ ở khoảng cách hàng trăm cây số, song vẫn tuân theo các qui tắc không chiến cũ, đặc biệt coi trọng yếu tố bất ngờ. Công nghệ tàng hình chính là cách để giành được yếu tố bất ngờ trên bầu trời.


Cơ chế hoạt động

Trước khi đi vào tìm hiểu công nghệ tàng hình, ta cần hiểu về nguyên lí hoạt động của radar.

Như chúng ta đã biết, radar là một phương tiện để xác định vị trí gần đúng của một đối tượng trong không gian nhất định. Nguyên tắc hoạt động của radar dựa trên nguyên tắc phản xạ sóng vô tuyến bởi bề mặt kim loại, ví như thân vỏ của một chiếc máy bay.

Sau khi gặp máy bay, sóng điện từ sẽ được phản xạ trở lại, đi ngược về phía radar. Sau khi radar thu được tín hiệu, có thể xác định được khoảng cách tương đối khoảng cách từ máy bay đến đài radar.

Kết hợp thông tin này với hướng thu tín hiệu, radar có thể xác định được vị trí tương đối của mục tiêu. Ngoài ra, các hệ thống radar hiện đại như Irbis hay Zhuk - được phát triển bởi KRET (Nga) - còn có thể xác định được kiểu loại mục tiêu, ví dụ như máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu hay tên lửa hành trình.

Hiện nay, máy bay quân sự đang được thiết kế theo hướng giảm thiểu sự phản xạ sóng vô tuyến, hay còn được gọi là giảm bộc lộ radar.

Công nghệ tàng hình sẽ làm giảm tầm phát hiện mục tiêu của radar. Hiện nay, có hai cách để thực hiện việc này: Một là thiết kế máy bay với hình dáng giảm thiểu bộc lộ radar; hai là sơn vỏ máy bay bằng vật liệu hấp thụ sóng vô tuyến.

Ngoài ra, còn cần chú trọng giảm bộc lộ tín hiệu nhiệt của máy bay bằng cách bố trí động cơ sao cho luồng phụt hướng lên trên, hoặc bố trí hệ thống làm mát. Tất cả đều nhằm mục đích giảm thiểu bộc lộ trước radar đối phương.

Cha đẻ công nghệ tàng hình Mỹ: Nhà vật lí Nga







Biên niên sử công nghệ tàng hình đã bắt đầu vào năm 1966, khi các chuyên gia radar tại Lockheed đã đọc một bài báo của Peter Ufimtsev đăng trên Tạp chí thường thức khoa học công nghệ Xô viết. Bài báo cho biết: Một loại máy bay làm bằng vật liệu đặc biệt và với một hình dạng góc cạnh có thể gần như vô hình với radar. Bài viết này khơi gợi sự quan tâm của các chuyên gia quân sự Mỹ, những người đã quyết định chế tạo một chiếc máy bay như vậy.

Những năm 1970, Không quân Mỹ đã cho ra mắt chiếc máy bay trinh sát SR-71, với đặc trưng là hình dáng khác thường và lớp sơn đặc biệt dựa trên ý tưởng của Ufimtsev. SR-71 là chiếc máy bay đầu tiên được chế tạo với khả năng tàng hình trước radar.

Mặc dù có hình dạng đặc biệt, và hợp chất cesium đã được pha thêm vào nhiên liệu để giảm nhiệt độ khí thải, song SR-71 vẫn dễ dàng bị phát hiện do nhiệt độ khá cao khi máy bay đạt tốc độ lớn.

Tàng hình trên bầu trời

Các chuyên gia Mỹ vẫn tiếp tục nghiên cứu máy bay tàng hình theo ý tưởng của nhà vật lí Nga.

Trong những năm 1990, Mỹ đã giới thiệu hai loại máy bay tàng hình: máy bay tiêm kích - bom F-117 và máy bay ném bom chiến lược B-2.

Bất ngờ, Peter Ufimtsev đã tham gia vào việc chế tạo các máy bay sau này. Do Liên Xô đã từ bỏ việc nghiên cứu công nghệ tàng hình vào những năm 1980, nên Ufimtsev đã di cư sang Mỹ cùng ý tưởng của mình.

Công nghệ tàng hình Liên Xô








Nhiều người tự hỏi: Tại sao Liên Xô đã bắt đầu nghiên cứu về công nghệ tàng hình từ lâu, nhưng lại bị Mỹ vượt qua?

Thực chất, Liên Xô cũng đã huy động nhiều nguồn lực để nghiên cứu công nghệ tàng hình.

Victor Chepkin, tổng công trình sư của Lyulka-Saturn cho hay, các nhà nghiên cứu Xô viết cũng rất quan tâm đến công nghệ tàng hình.

“Chúng tôi đã nghiên cứu kĩ, và kết luận: Khả năng tàng hình sẽ hạn chế rất nhiều tính năng của máy bay chiến đấu. Dù máy bay tàng hình rất hữu dụng trong từng tình huống cụ thể, song điều đó là rất tốn kém", ông này nói.


Các loại máy bay tàng hình khác nhau đã được chế tạo thử nghiệm bởi ít nhất hai viện thiết kế Liên Xô. Một ủy ban đã xem xét ứng dụng của công nghệ tàng hình.



Trước hết, máy bay tàng hình theo ý tưởng của Ufimtsev có tính năng vận động kém, do hình dáng rất kì lạ của mình.

Thứ hai, máy bay vẫn có thể bị phát hiện bởi các đài radar sóng cao tần. Hơn nữa, khi mở khoang bom, và trong một số điều kiện chuyến bay đặc biệt, máy bay thậm chí có thể bị radar thông thường phát hiện, cho phép lực lượng phòng không không quân đối phương dễ dàng nhắm mục tiêu. Các chuyên gia phòng không Serbia đã phát hiện ra điều này vào năm 1999 khi một chiếc MiG-29 Nam Tư bắn hạ một F-117A tại Belgrade. Hiện nay, các chuyên gia quân sự nói rằng ngay cả những máy bay tàng hình F-35 cũng có thể bị radar Trung Quốc và Nga “vạch mặt”.

Thứ ba, các máy bay tàng hình rất tốn kém. Để tham khảo, giá của một chiếc B-2 là 1,157 tỷ USD - một con số khủng khiếp.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Liên Xô từ bỏ công nghệ tàng hình. Một số chiếc máy bay như MiG-27 và MiG-29 đã được ứng dụng công nghệ tàng hình ở mức độ nhất định. Các loại máy bay Nga mới, bao gồm tiêm kích - bom Su-34, máy bay tiêm kích tiền tuyến hạng nhẹ MiG-35 và máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35S đều sử dụng khá nhiều công nghệ tàng hình. Các máy bay thế hệ thứ 5 của Nga trong tương lai, chẳng hạn như máy bay tiêm kích đa chức năng hạng nặng PAK FA và máy bay ném bom chiến lược PAK DA đều được thiết kế như máy bay tàng hình.

Tuy nhiên, khác người Mỹ, người Nga luôn coi trọng sức cơ động hơn khả năng tàng hình của máy bay. Theo các chuyên gia Nga, khả năng cơ động ngày càng trở nên quan trọng trong ngành hàng không quân sự, không chỉ vì sự phát triển của radar, bao gồm các mẫu radar cao tần mới, mà còn vì phải hạn chế sự độc quyền của Mỹ trong máy bay chiến đấu tàng hình.



Lương Minh
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai đề: tàng hình thì không cơ động hay cơ động thì khỏi tàng hình!:D
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Cha đẻ máy bay tàng hình Mỹ là máy bay ném bom Horten Ho 229, sử dụng vật liệu giảm độ bộc lộ radar. Và thành quả tối ưu nhất là B2. Đức QX đã giúp Liên Xô và Hoa Kỳ trong rất nhiều lĩnh vực quân sự sau này.
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Cha đẻ máy bay tàng hình Mỹ là máy bay ném bom Horten Ho 229, sử dụng vật liệu giảm độ bộc lộ radar. Và thành quả tối ưu nhất là B2. Đức QX đã giúp Liên Xô và Hoa Kỳ trong rất nhiều lĩnh vực quân sự sau này.
Horten Ho 229 dùng vật liệu gì để giảm độ bộc lộ radar ? Chả có gì ngoài toàn bộ thiết kế của nó làm bằng gỗ , mà gỗ thì ai cũng biết không thể áp dụng cho các máy bay ném bom tàng hình được
Lúc Horten Ho 229 ra đời thì Mỹ cũng đã có nghiên cứu máy bay dùng kiểu thiết kế dẹp ( blended body ) nên chả lạ lẫm gì , hàng đống mẫu thử nghiệm kiểu này ra đời chẳng hạn như Northrop N-9M ( 1942 ) , Northrop XB-35 ( 1946 ) , Northrop YB-49 , YRB-49A ...

2 anh em nhà Horten lúc này chả nghĩ gì đến tàng tiếc gì đâu , thực sự chỉ nghĩ đến 2 việc thôi : 1 là dùng kiểu thiết kế blend boby để bomber có diện tích cánh rộng hơn ưu thế về lực nâng , thiết kế khí động học này dễ dàng giúp bomber low-fly 1 thời gian dài so với các bomber dùng prop-plant lúc bấy giờ
Cái thứ 2 mấy ổng nghĩ dùng vật liệu gỗ thì có thể đối phó được với dàn radar ở bờ biển Anh
Nói cho cùng thì Ufirmsev là người khai sinh ra kỹ thuật tàng hình với học thuyết của ổng là đúng rồi
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Ổng ở nước Nga xa xôi, người Mỹ khó có cơ hội tiếp cận đề tài nghiên cứu đó. Cho đến nay hướng nghiên cứu kỹ thuật tàng hình của Nga ( Liên Xô ) và Mỹ khác nhau, người Nga chú tâm vào tính cơ động và thiết kế góc cạnh/ vật liệu trong khi người Mỹ thì ngược lại.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Cha đẻ máy bay tàng hình Mỹ là máy bay ném bom Horten Ho 229, sử dụng vật liệu giảm độ bộc lộ radar. Và thành quả tối ưu nhất là B2. Đức QX đã giúp Liên Xô và Hoa Kỳ trong rất nhiều lĩnh vực quân sự sau này.
nhảm nhí có biết cái Chyeranovskii BICh-3 không ???
gúc gờ không tính phí
nó ra đời 1924 đấy . cả thế giới công nhận nó là thiết kế máy bay tailess đầu tien của thế giới
cứ thích bi bô . Lạ đời
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
9,681
Động cơ
536,693 Mã lực
Nga ra oai quá đà về hệ thống cảnh báo tên lửa?

Tuyên bố của Nga mạnh mẽ và đầy hứa hẹn, nhưng thực tế Hệ thống vũ trụ thống nhất lại phụ thuộc rất nhiều vào linh kiện nhập khẩu.
Tuyên bố hùng hồn

Hồi đầu tháng 10/2014, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố nước này sẽ phát triển Hệ thống vũ trụ thống nhất (EKS) để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo. Theo lời ông Shoigu, nhờ hệ thống này, Nga có thể phát hiện việc phóng các loại tên lửa đạn đạo khác nhau, kể cả việc phóng thử từ các đại dương trên thế giới và từ vùng lãnh thổ, quốc gia tiến hành thử nghiệm.

Nga có thể phải nhờ TQ giúp phát triển hệ thống cảnh báo tên lửa Nga có thể phải nhờ TQ giúp phát triển hệ thống cảnh báo tên lửa
Theo chuyên gia Vassily Kashin, với kinh nghiệm phát triển hệ thống định vị Bắc Đẩu, TQ có đủ khả năng xây dựng hệ thống vệ tinh phù hợp với hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của Nga.


Theo báo chí nga, EKS không chỉ có khả năng thể phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), mà còn có thể phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm, cũng như các vụ phóng tên lửa chiến thuật và tác chiến-chiến thuật.

Ngoài việc cảnh báo các vụ tấn công bằng tên lửa, EKS sẽ kiểm soát khoảng không và vũ trụ qua việc theo dõi tất cả các mục tiêu có thể gồm: máy bay, trực thăng, máy bay do thám không người lái (UAV), tên lửa có cánh và tên lửa đạn đạo tầm bắn khác khau; giám sát các thiết bị trên vũ trụ và liệt kê rác vũ trụ nguy hiểm; cung cấp thông tin cho hệ thống phòng thủ tên lửa và hệ thống phòng không; giám sát các vụ thử tên lửa của nước khác.

Các thiết bị vũ trụ của EKS có thể có chức năng như vệ tinh liên lạc phục vụ cho lợi ích của Bộ Quốc phòng Nga.

Liên Xô từng 'thót tim' vì tưởng ánh sáng mặt trời là tên lửa Mỹ Liên Xô từng "thót tim" vì tưởng ánh sáng mặt trời là tên lửa Mỹ
(Soha.vn) - Trong khi đó, một lỗi hoạt động của chip máy tính cũng từng khiến Mỹ "giật mình" vì tưởng rằng có 2.000 quả tên lửa Liên Xô đang hướng về phía Mỹ.

Trên thực tế, khả năng cảnh báo các vụ phóng tên lửa đã được khẳng định 2 lần. Tháng 9/2013 và 2014 Nga đã phát hiện các vụ phóng tên lửa chiến thuật từ Địa Trung Hải. Đây là các vụ phóng thử tên lửa mục tiêu của Israel phục vụ cho hệ thống phòng thủ tên lửa và được tiến hành cùng với Mỹ. Đường bay của chúng được hệ thống radar mới có khả năng sẵn sàng cao ở Armavir phát hiện.

Từ năm 2011, Nga đã từng bước phát triển EKS với các thành tố trên mặt đất. Tuy nhiên, thời điểm đưa toàn bộ hệ thống vào hoạt động đầy đủ và chuyển giao cho quân đội vẫn chưa thể xác định. Nga hiện vẫn đang trong quá trình xem xét thử nghiệm cơ sở hạ tầng trên mặt đất của EKS và hoàn thiện nguyên mẫu thiết bị vũ trụ cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa đạn đạo.

Vũ trụ nhưng chỉ yên tâm dưới đất

Nền tảng của EKS là Hệ thống cảnh báo sớm tấn công tên lửa (SPRN) chiến lược. SPRN đã tồn tại từ lâu và hoạt động ở chế độ tự động, có khả năng cảnh báo các vụ phóng tên lửa. Các thông số ngay lập tức được thông báo cho lãnh đạo và các lực lượng vũ trang Nga, đủ để đưa ra quyết định và thay đổi tình hình.

SPRN đầy đủ gồm 2 phần chính. Phần trên đất liền gồm các trạm radar và trạm kiểm soát-đo đạc, điểm quan trắc và điều khiển. Phần trên vũ trụ bao gồm các vệ tinh.

Việc Liên Xô sụp đổ đã dẫn tới sự phân rã của SPRN. Ở nước ngoài, Nga từng có các trạm radar đặt tại Kazakhstan (Balkhash), Belarus (Baranovich), Azerbaijan (Gabala), Ukraine (Mukachevo, Sevastopol), Latvia (Skrunda). Trong số này, trạm radar ở Latvia đã bị loại bỏ. Trạm radar ở Gabala cũng chịu chung số phận do chi phí thuê quá cao. Trong khi đó, đối tác Ukraine được cho là đã cung cấp những thông tin không đáng tin cậy.



Từ năm 2012, Nga triển khai các trạm radar Voronezh nhiều lớp để tạo ra một trường radar khép kín dọc theo tất cả đường biên giới Nga. Các trạm radar đã được triển khai tại Lekhtusi (tỉnh Leningrad), Armavir (vùng Krasnodar), Svetlogorsk (tỉnh Kaliningrad). Các trạm radar sẽ được lắp đặt ở Vorkut, Barnaul, Yeniseysk, Orsk, Olenegorske.

Các trạm radar thời Liên Xô trước đây sẽ được hiện đại hóa và đưa vào thành phần EKS, như radar Dnepr ở Balkhash (Kazakhstan) và radar Volga ở Baranovich (Belarus). Trạm Voronezh-DM UHF và Voronezh-M cho phép phát hiện các vật thể trên không sử dụng công nghệ tàng hình của Mỹ, dù đó là máy bay hay tên lửa trong khoảng cách tới 6.000km.

Hiện Nga có kế hoạch bố trí trạm radar Dnepr ở Sevastopol. Theo Tư lệnh Lực lượng phòng không-vũ trụ Nga, Trung tướng Alexander Golovko, trạm radar này sau khi nâng cấp sẽ đưa vào hoạt động và trực chiến vào năm 2016.

Lực bất tòng tâm?

Nga hiện có thể yên tâm về các thành tố mặt đất. Tuy nhiên, trong lĩnh vực vệ tinh, công nghệ của Nga lại đang tụt hậu và khó có thể tự đảm bảo nếu không nhập khẩu. Nhưng một khi phải nhập khẩu, Nga sẽ không thể chủ động, đặc biệt là về chất lượng các thiết bị.



Hiện hệ thống SPRN của Nga từ thời Liên Xô gần như không hoạt động. Vệ tinh địa tĩnh cuối cùng của SPRN, Kosmos-2479 đã không còn hoạt động từ tháng 3-4/2014. Được phóng lên quỹ đạo tháng 3/2012, vệ tinh này chỉ hoạt động 2 năm thay vì hoạt động 5-7 năm như dự kiến. Trục trặc pin nhập khẩu đã khiến hệ thống năng lượng của vệ tinh ngừng hoạt động.

Vẫn còn 2 vệ tinh khác trên quỹ đạo cao là Kosmos-2422 và Kosmos-2446. Khoảng thời gian mà 2 vệ tinh này có thể giám sát các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Mỹ không nhiều hơn 12 giờ/ngày. Thông tin thời gian thực của thiết bị được chuyển cho các trung tâm điều khiển: ở phía Tây là Serpukhov-15 (làng Kurilovo, tỉnh Kaluga); phía Đông đặt tại khu vực Komsomolsk bên bờ sông Amur.

Dù thiếu trầm trọng các vệ tinh, song Nga lại phải bỏ ra chi phí lên tới 1,5 tỷ rúp cho thiết bị lỗi thời này. Mất tới 2 năm chế tạo nhưng khả năng của vệ tinh bị hạn chế vì sử dụng công nghệ cách đây 3-4 thập kỷ. Vệ tinh có thể phát hiện luồng lửa từ động cơ tên lửa đạn đạo, phóng đi dưới mặt đất, song không phát hiện được các vụ phóng từ tàu ngầm, đặc biệt là dưới mặt nước.

Muốn hoàn thiện EKS, Nga cần có các vệ tinh hiện đại hơn. Để làm được điều này, Nga có hai cách, hoặc là tự lực nghiên cứu phát triển, hoặc là nhập khẩu một số linh kiện quan trọng từ Anh, Pháp, Mỹ và Nhật Bản như đã làm đối với các con tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đang gánh chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt, từ cấm vận tài chính cho tới công nghệ, Nga khó lòng tiếp cận theo hướng thứ hai, trong khi hướng đi thứ nhất là không dễ dàng.
Nga tốt nhất nên bắt tay với TQ để sử dụng ké hệ thống vệ tinh dẫn đường định vị. Ko nên chơi với Phương Tây.
 

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Tôi rất thất vọng với giới báo chí hiện nay vì trình độ thấp kém trong việc xử lý thông tin và đưa ra các quan điểm cá nhân dựa trên kiến thức của mình . Rõ ràng mảng quân sự không phải là mảng chỉ dựa vào word-by-word , cứ dịch nguyên si nguồn , cập nhật kém các thông tin ( do ko hiểu biết hoặc quá dựa vào nguồn 1 chiều )
Đơn cử bài vừa quote ở trên
Hiện hệ thống SPRN của Nga từ thời Liên Xô gần như không hoạt động. Vệ tinh địa tĩnh cuối cùng của SPRN, Kosmos-2479 đã không còn hoạt động từ tháng 3-4/2014. Được phóng lên quỹ đạo tháng 3/2012, vệ tinh này chỉ hoạt động 2 năm thay vì hoạt động 5-7 năm như dự kiến. Trục trặc pin nhập khẩu đã khiến hệ thống năng lượng của vệ tinh ngừng hoạt động.

Vẫn còn 2 vệ tinh khác trên quỹ đạo cao là Kosmos-2422 và Kosmos-2446. Khoảng thời gian mà 2 vệ tinh này có thể giám sát các vụ phóng tên lửa đạn đạo từ Mỹ không nhiều hơn 12 giờ/ngày. Thông tin thời gian thực của thiết bị được chuyển cho các trung tâm điều khiển: ở phía Tây là Serpukhov-15 (làng Kurilovo, tỉnh Kaluga); phía Đông đặt tại khu vực Komsomolsk bên bờ sông Amur.

Dù thiếu trầm trọng các vệ tinh, song Nga lại phải bỏ ra chi phí lên tới 1,5 tỷ rúp cho thiết bị lỗi thời này. Mất tới 2 năm chế tạo nhưng khả năng của vệ tinh bị hạn chế vì sử dụng công nghệ cách đây 3-4 thập kỷ. Vệ tinh có thể phát hiện luồng lửa từ động cơ tên lửa đạn đạo, phóng đi dưới mặt đất, song không phát hiện được các vụ phóng từ tàu ngầm, đặc biệt là dưới mặt nước.

Muốn hoàn thiện EKS, Nga cần có các vệ tinh hiện đại hơn. Để làm được điều này, Nga có hai cách, hoặc là tự lực nghiên cứu phát triển, hoặc là nhập khẩu một số linh kiện quan trọng từ Anh, Pháp, Mỹ và Nhật Bản như đã làm đối với các con tàu vũ trụ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đang gánh chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt, từ cấm vận tài chính cho tới công nghệ, Nga khó lòng tiếp cận theo hướng thứ hai, trong khi hướng đi thứ nhất là không dễ dàng.
1. Liên bang Nga có kế hoạch 2015 sẽ phóng các vệ tinh cảnh báo sớm mới do Viện kỹ thuật vô tuyến điện tử RTI phát triển thay thế cho hệ thống SPRN cũ
Trong bài báo này thì trưởng thiết kế cũng khẳng định việc cấm vận không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chương trình
Vệ tinh này mang mã hiệu Tundra EKS (Yedinaya Kosmicheskaya Sistema)
http://vpk.name/news/118761_rf_zapustit_pervyie_novyie_sputniki_sistemyi_preduprezhdeniya_o_raketnom_napadenii_v_2015_godu.html
2. Chi phí 1.5 tỉ rúp quy ra $ chỉ có 50 triệu $ thôi , như vậy là quá rẻ
Còn lỗi thời , xin lỗi các hệ thống vệ tinh do thám hiện nay vẫn sử dụng trên kỹ thuật của thời chiến tranh Lạnh và nâng cấp lên , chẳng hạn như vệ tinh do thám Keyhole của Mỹ phát triển trong thập niên 80's . Ai dám bảo Keyhole là lỗi thời với phiên bản Keyhole-9 mới nhất có độ phân giải 0.6m , trong khi đó Trung Quốc mới chỉ đạt 1m resolution ?
Hệ thống cảnh báo sớm của Mỹ dùng hiện nay vẫn là loại DSP ( Defense Support Program ) phát triển từ năm 1970 trong khi đó SBIRS (Space-Based lnfrared System) vẫn thử nghiệm chán
3. Hệ thống SPRN có đến 2 loại vệ tinh khác nhau lận : Oko và Prognoz
Prognoz là loại vệ tinh có thể phát hiện được cả luồng cháy của động cơ máy bay chiến đấu và thậm chí còn được bảo vệ chống mù bởi laser ( Prognoz trang bị 1 kính Cassegrain nặng 600kg )
Thực ra , Nga nó không muốn sản xuất và duy trì hệ thống vệ tinh cảnh báo sớm ít nhất đến khi các hệ thống khác ra đời hiện đại hơn vì nhiều lý do
- Ngân sách của Roscosmos năm 2006 chỉ có 2 tỉ $ trong khi đó NASA là 30 tỉ $ , thậm chí Roscosmos lúc này vẫn chưa tách ra khỏi VKS ( cơ quan không gian quân sự Nga ) nên phải chịu chi phí cho việc phóng vệ tinh quân sự
- Vòng đời của đám này khá ngắn , đừng cười công nghệ Liên Xô , DSP của Mỹ ở các vệ tinh lúc đầu chỉ có 1 năm 3 tháng thôi và muốn bao phủ toàn bộ trái đất ít nhất 10-15 vệ tinh , DSP hiện nay loại mới nhất DSP-1 mới dc nâng lên dc 10 năm hoạt động ( 2007 ) . Trong khi đó Nga mới sở hữu công nghệ kéo dài thời gian hoạt động vệ tinh của Hipocomzit hồi 2012
- Cháy 1 cơ quan quản lý đám vệ tinh này hồi 2001 , ko rõ có backup data không
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
nhảm nhí có biết cái Chyeranovskii BICh-3 không ???
gúc gờ không tính phí
nó ra đời 1924 đấy . cả thế giới công nhận nó là thiết kế máy bay tailess đầu tien của thế giới
cứ thích bi bô . Lạ đời
Tôi nói chung chung là nhiều thành quả từ ctvk của Đức QX giúp ích cho LX và Hoa Kỳ. Công nghệ máy bay Mỹ là ăn cướp từ Đức, Liên Xô cứ làm giống là bắt trước ?. Trích " Năm 1961, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Nga tên Pyotr Ufimtsev thực hiện một nghiên cứu, dựa trên công trình của nhà vật lý Jame Clark Maxwell, dùng để tính toán giá trị diện tích bề mặt phản xạ radar của một vật thể có hình dạng bất kì. Ufimtsev trình bày nghiên cứu của mình trong một hội nghị khoa học ở Moscow. Ông cũng xuất bản rộng rãi ra công chúng công trình của mình vào 1962. Công trình này được dịch sang tiếng Anh năm 1971." Tuy công trình này phát hiện rộng rãi nhưng nhìn qua những mẫu thử của Mỹ đều từ máy bay của Đức QX và cải biên lý thuyết. Liên Xô cũng vào cuộc nhưng tính tàng hình chủ đạo người Nga không quan tâm bằng tính cơ động ( T50 là một trường hợp ).
 
Chỉnh sửa cuối:

l0ng_py

Xe buýt
Biển số
OF-304656
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
840
Động cơ
312,028 Mã lực
e thích vũ khí của Mỹ hơn :D
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Tôi nói chung chung là nhiều thành quả từ ctvk của Đức QX giúp ích cho LX và Hoa Kỳ. Công nghệ máy bay Mỹ là ăn cướp từ Đức, Liên Xô cứ làm giống là bắt trước ?. Trích " Năm 1961, một nghiên cứu sinh tiến sĩ người Nga tên Pyotr Ufimtsev thực hiện một nghiên cứu, dựa trên công trình của nhà vật lý Jame Clark Maxwell, dùng để tính toán giá trị diện tích bề mặt phản xạ radar của một vật thể có hình dạng bất kì. Ufimtsev trình bày nghiên cứu của mình trong một hội nghị khoa học ở Moscow. Ông cũng xuất bản rộng rãi ra công chúng công trình của mình vào 1962. Công trình này được dịch sang tiếng Anh năm 1971." Tuy công trình này phát hiện rộng rãi nhưng nhìn qua những mẫu thử của Mỹ đều từ máy bay của Đức QX và cải biên lý thuyết. Liên Xô cũng vào cuộc nhưng tính tàng hình chủ đạo người Nga không quan tâm bằng tính cơ động ( T50 là một trường hợp ).
Horten nào dùng vật liệu giảm cản tính hiệu rada.
bi ba bi bô
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Trong chiến tranh TGT2, để chống lại radar của người Anh thì Đức QX đã sử dụng nhiều cách trong đó có cái máy bay kia. Vậy nó không phải người đi trước ?, lý thuyết của lão Nga trắng đều từ thí nghiệm tán xạ vật lý từ công trình của Jame. Hai cái khác nhau
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top