[Funland] Ai thích vũ khí NGA thì vào đây (II)

Trạng thái
Thớt đang đóng

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Nhiều đồ điện tử của Nga là nhập từ Mỹ Nhật, tàu Mistral của Pháp, su27/30 của 1 số đơn vị lắp đồ điện tử của cả Ít xà vời Pháp.Quân phục cho GRU, khí tài ngắm bắn, xe bọc thép Ý-Pháp ...Một số đồ Nga mua cũng là để bắt trước mà làm, thì các nước khác không được ?.Còn xa xưa thì súng, tăng, tàu ngầm LX cũng chôm của nước ngoài, không phải đồ gì Nga cũng nhất.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Lèo nhèo quá
Mig 15 mig 25 mig 29 còn thiếu điều ăn cuớp ai nói. Ratnik nó hơn cả felin cả mấy lần. Ra chỗbkhác chơi đi
 

TuDo2808

Xe điện
Biển số
OF-202035
Ngày cấp bằng
14/7/13
Số km
4,778
Động cơ
369,006 Mã lực
Học hỏi, tham khảo thành tựu lẫn nhau là chuyện bình thường, nhưng sao y bản chính mà không xin phép thì chỉ có thằng mặt dày Tung Của thôi![-X
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
YAK141 có bằng F35 ?, Nga mua FELI không để học mót thì là gì đấy thây , mua trang bị lính từ Mỹ làm gì ?.Học mót là học mót, có hơn thì cũng là bắt trước. Nói vậy thì thằng Mỹ cũng thế cả.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Thế kỹ 21 này sẽ là thế kỹ của vũ khí tàng hình roài, tên lửa, máy bay, xe tăng, tàu chiến đều đã có loại tàng hình, em nghe giang hồ nó đồn mẽo đang phát triển 1 loại áo làm cho lính tàng hình luôn (nó sử dụng công nghệ bẻ cong ánh sáng). không biết khi nào đưa vào trang bị đây.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
YAK141 có bằng F35 ?, Nga mua FELI không để học mót thì là gì đấy thây , mua trang bị lính từ Mỹ làm gì ?.Học mót là học mót, có hơn thì cũng là bắt trước. Nói vậy thì thằng Mỹ cũng thế cả.
Thời thằng nào mà chẳng phải học của nhau cụ, có điều mua bản quyền sản xuất chứ không sao chép công nghệ trái phép là được roài. mà 1 thiết bị vũ khí bây giwof có tới hàng nghìn linh kiện, đâu có thằng nào sản suất được hết đâu.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
YAK141 có bằng F35 ?, Nga mua FELI không để học mót thì là gì đấy thây , mua trang bị lính từ Mỹ làm gì ?.Học mót là học mót, có hơn thì cũng là bắt trước. Nói vậy thì thằng Mỹ cũng thế cả.
Dở nguời
Mỹ chả mua thiết kế 141 về là f35 đấy thây. Nhai lại chưa chán à
Mỹ có tự làm đc cái gì ra hồn đâu.
Đến cái mũ chống đạn cho lính cìn chưa ra gì
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Rốt cuộc là Nga cũng mua hàng nước ngoài về học hỏi, chứ không phải tự mình làm hết. F35 mua bản quyền Yak nhưng nó tốt hơn Yak, tương tự như Ratnik Nga nổ " tốt " hơn Pháp. Học mót thì có sao, thằng Mỹ nhiều món nó cũng tự làm đấy thây, còn nọ học mót thì ai cũng biết. B2 giống máy bay Đức, súng bộ binh mua từ Đức, Bỉ , thiết bị điện tử của Anh cho tàu, máy bay ...
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
YAK141 có bằng F35 ?, Nga mua FELI không để học mót thì là gì đấy thây , mua trang bị lính từ Mỹ làm gì ?.Học mót là học mót, có hơn thì cũng là bắt trước. Nói vậy thì thằng Mỹ cũng thế cả.
Mẽo còn phải nghiên cứu cả cái này nữa cụ nè.
Mỹ dùng căn cứ tối mật “khu vực 51” thử nghiệm máy bay chiến đấu Liên Xô

Thứ năm 31/10/2013 11:26
ANTĐ - Chính phủ Mỹ đã bí mật thu thập và thử nghiệm máy bay chiến đấu của Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh tại căn cứ không quân tối mật “khu vực 51” ở sa mạc Nevada, theo tài liệu được giải mật vừa được công bố ngày 29-10.






Một chiếc MiG 21 gắn ký hiệu của Không quân Mỹ


Sự tồn tại của căn cứ bí mật này được Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) chính thức xác nhận vào tháng 8 vừa qua. Theo các tài liệu được giải mật, Mỹ đã sử dụng “khu vực 51” để kiểm tra nhiều lực lượng không quân Mỹ và các chương trình máy bay của hải quân. Một trong những cuộc kiểm tra này trong thời Chiến tranh Lạnh là thử nghiệm máy bay tiêm kích phản lực MiG -21 do Liên Xô thiết kế mà Mỹ nhận được từ Israel vào năm 1966. Đây là chiếc máy bay một phi công của lực lượng không quân Iraq đã dùng để đào thoát sang Israel. Mỹ sử dụng máy bay chiến đấu này để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của không quân Liên Xô và vũ khí Mỹ trong cuộc chiến chống lại nó.
Sau đó, vào năm 1967, các chuyên gia tại “khu vực 51” lại nhận được các máy bay chiến đấu khác của Liên Xô trong đó có chiếc MiG-17. Mỹ đã nghiên cứu chi tiết các máy bay đó, tuy nhiên kết quả vẫn giữ trong vòng bí mật.
Ngoài ra, các tài liệu giải mật được công bố cũng cho thấy Mỹ đã sử dụng bãi thử này để thử nghiệm dự án máy bay tàng hình F-117, có khả năng qua mặt hệ thống radar. Đây là chiếc trực thăng đã chở lực lượng đặc nhiệm Seal của Hải quân Mỹ đột kích vào Pakistan tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden hồi tháng 5-2011.
Mai Phương
Theo RT
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nổ cái gì
Nó lôi svd ra bắn thử trong tầm 10m kết quả chả có cái giáp tây nào chịu đc
Mệ f35 mà không hơn nổi thằng già 141 thì cái Darpa lẫn LM nghỉ về hót mứt cho xong
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Chuyên gia Nga biến chất còn bán cho CIA cả bản phác thảo su30 với mig31 cơ cụ ạ, con F15 học mig25 động cơ.Còn su27 nó có 4 chiếc mua lậu về để diễn tập, có cả kh31.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Tóm lại Nga vẫn phải đi học mót, không đánh bùn sang ao.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Những tuyệt tác quân sự ra đi cùng Liên Xô




theo Theo Đất Việt | 27/02/2013 23:15 Chia sẻ:
Không chỉ to, độc, lạ, nhiều sản phẩm công nghệ hàng không Xô Viết còn phải “ra đi tức tưởi” do biến cố chính trị ở Liên Xô đầu những năm 1990.


Liên Xô từng đi trước Mỹ nhiều năm trong việc sản xuất tiêm kích siêu âm cất cánh ngắn/hạ cánh thẳng đứng. Nếu như ngày nay, các chuyên gia quân sự Mỹ đang cố gắng hoàn thiện F-35B thì các đồng nghiệp Liên Xô mày mò công việc này với tiêm kích Yak-141 từ trước những năm 1990. Đáng tiếc, tuyệt tác hàng không này “chết yểu” cùng sự tan rã của Liên Xô.
Tiêm kích cất cánh như trực thăng
Từ những năm 1980, Cục thiết kế Yakovlev khởi động dự án phát triển tiêm kích siêu âm cất hạ cánh thẳng đứng (VTOL), thay cho các tiêm kích cận âm VTOL Yak-38 trên các tàu sân bay của Hải quân Liên Xô.
Có thể nói, việc phát triển Yak-141 là thử thách cực kỳ khó khăn, vì các dòng máy bay VTOL thiết kế rất phức tạp, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Yak-141 được chế tạo với 26% Titan để đảm bảo chịu được sức nóng của động cơ tỏa ra khi hạ cánh, còn lại là vật liệu tổng hợp. Máy bay lắp 2 động cơ phản lực phụ RKBM RD-41 ở dưới thân máy bay. Động cơ chính MNPK Soyuz R-79V-300 đặt ở giữa 2 đuôi máy bay. Để cất cánh, vòi phun động cơ R-79V-300 sẽ xoay tạo góc 90 độ với mặt đất, cùng với 2 động cơ nâng đưa máy bay cất cánh. Khi đạt độ cao ổn định, động cơ chính sẽ xoay lại theo hướng ngang và đưa máy bay tiến về phía trước.
Theo thiết kế, Yak-141 có khả năng đạt vận tốc siêu thanh Mach 1,7. Nếu làm được điều này, Yak-141 trở thành mẫu tiêm kích VTOL siêu thanh đầu tiên trên thế giới.

Năm 1987, Yak-141 lần đầu cất cánh thành công theo phương pháp truyền thống (cất hạ cánh trên đường băng). Những năm tiếp theo, Yak-141 nhiều lần thực hiện thành công cất hạ cánh ngắn/thẳng đứng.
BÀI LIÊN QUAN


Dù vậy, nó không tránh khỏi tai nạn, ngày 26/9/1991, mẫu thử Yak-141 48-2 gặp nạn khi hạ cánh. Rất may là phi công thoát hiểm an toàn. Máy bay chỉ bị hư hỏng nhẹ và được khôi phục lại sau đó.
Thế nhưng, Yak-141 được phát triển và thử nghiệm đúng vào những năm tháng cuối cùng nhà nước Liên Xô. Không lâu sau chuyến bay thử, Hải quân Liên Xô ngừng cấp kinh phí chương trình Yak-141.
“Giá như” nó ra đời từ những năm 1970 thì có lẽ Yak-141 có số phận tốt đẹp hơn. Yak-141 cũng là tiêm kích VTOL cuối cùng của Liên Xô và trên thế giới, sau này không còn bất kỳ nhà thiết kế nào phát triển VTOL này.

Cùng với Yak, 2 thiết kế chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 đến từ Sukhoi và MiG cũng chịu chung số phận.
2 mẫu thử nghiệm tiêm kích thế hệ 5 đầu tiên “cùng sống và chết”
Đầu những năm 1980, khi Mỹ bắt đầu triển khai dự án máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 cũng là lúc Liên Xô khởi động dự án cạnh tranh với sự tham gia từ phòng thiết kế Sukhoi – MiG.
Trong đó, Sukhoi đưa ra thiết kế Sukhoi-47 Berkut, máy bay mượn phần thân trước, cánh dọc và bộ bánh đáp từ Su-27. Máy bay tích hợp các đặc tính giảm khả năng phản xạ tín hiệu radar.
Đặc biệt, Su-47 thiết kế cặp cánh nghiêng phía trước không theo qui ước – đây là điểm làm nên sự độc đáo luôn thu hút người xem mỗi khi nó xuất hiện. Su-47. Kiểu cánh nghiêng này so với cánh truyền thống giúp Su-47 có khả năng thao diễn cao trong khi vẫn giữ được sự ổn định máy bay. Máy bay thiết kế cặp cánh mũi tăng cơ động.
Su-47 Berkut trang bị 2 động cơ tuốc bin Lyulka AL-37FU cho phép đạt tốc độ Mach 2,1. Máy bay thiết kế với khoang vũ khí bên trong – điểm thường xuất hiện trên tiêm kích thế hệ thứ 5. Theo thiết kế, máy bay mang được hầu hết các loại vũ khí đối không, đối đất, đối hải của Nga với khoang vũ khí trong thân hoặc treo bên ngoài.

Mẫu thử tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-47 (trái) và MiG 1.44 (phải).​

Về phía MiG, họ đưa ra thiết kế tiêm kích thế hệ thứ 5 MiG 1.44 thiết kế với kiểu cánh tam giác truyền thống, cặp cánh mũi nhỏ, hai cánh đuôi, 2 cửa hút khí làm mát động cơ nằm dưới thân.
MiG 1.44 ứng dụng công nghệ thường thấy máy bay thế hệ 5: động cơ có chỉnh hướng phụt, hệ thống điều khiển fly-by-wire, radar quét mạng pha điện tử bị động. Theo một số nguồn tin, MiG 1.44 cũng được ứng dụng thử nghiệm công nghệ tàng hình Plasma.
Cuối những năm 1980, hai nguyên mẫu Su-47 và MiG 1.44 lần lượt hoàn thành. Tuy vậy, năm 1991 Liên bang Xô Viết sụp đổ, nước Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Trước tình hình đó, nhiều dự án quốc phòng cắt giảm ngân sách, Su-47 và MiG 1.44 cũng vậy. Nhưng không giống như Yak xếp xó “tâm huyết Yak-141”, phòng thiết kế Su-MiG tự duy trì dự án bằng nguồn tài chính riêng.
Và tới tháng 9/1997 mẫu thử Su-47 cất cánh thành công. Ba năm sau, mẫu thử MiG 1.44 cũng lần đầu tung cánh. Qua được cửa thiếu tiền, tưởng như 2 mẫu Su-47 - MiG 1.44 sẽ có tương lai rộng mở hơn thì cuối cùng nó không vượt qua được cửa tướng lĩnh lãnh đạo Quân đội Nga. Họ đã lưa chọn chương trình khác của Sukhoi là PAK FA T-50.
Ngày nay, 2 mẫu Su-47 và MiG 1.44 chỉ còn được dùng làm công tác thử nghiệm, phát triển công nghệ mới. Dẫu sao, số phận của nó chưa đến độ thê thảm bán sắt vụn hay bào mòn trong bảo tàng…
Ngoài những mẫu siêu tiêm kích, nạn nhân của sự sụp đổ liên bang còn có “niềm tự hào công nghệ hàng không vũ trụ Liên Xô” – tàu con thoi Buran. Số phận của Buran sau khi bị loại bỏ còn thê thảm hơn nhiều.
Nỗi buồn của “bão tuyết”
Chương trình tàu vũ trụ sử dụng nhiều lần Buran (Bão tuyết) được khởi động năm 1976 làm đối trọng với dự án tàu con thoi của Mỹ. Tàu con thoi Buran tuy có hình dáng khá giống tàu Mỹ làm người ta lầm tưởng cho rằng đây là sản phẩm sao chép nhưng thực tế không phải, Buran có tính năng vượt trội.
Buran thiết kế cho chuyến bay có người lái và không người lái, nó có thể hạ cánh tự động. Khả năng tải hàng từ trái đất lên quỹ đạo và ngược lại cũng vượt trội hơn so với tàu Mỹ.

Tàu con thoi "không người lái" Buran.​

Ngày 15/11/1988, Buran được phóng lên quỹ đạo và thực hiện chuyến bay không người lái trong 206 phút trước khi hạ cánh an toàn ở Baikonur. Đây là sự mở đầu tuyệt với với giải pháp kinh tế Buran để thay thế tàu Soyuz dùng 1 lần. Nhưng sau khi Liên Xô giải thể, nước Nga rơi vào khủng hoảng.
Năm 1993, chính quyền Nga ra quyết định hủy bỏ dự án do kinh phí phát triển quá lớn. Số phận các mẫu thử Buran sau khi dừng dự án cũng không được yên. Năm 2002, chiếc Buran được phóng lên quỹ đạo bị phá hủy nặng nề do nhà chứa bị sập.
Mẫu thứ 2 nằm tại nhà máy chế tạo và ở trong tình trạng bảo dưỡng rất kém. Theo một số nguồn tin, nhiều bộ phận tàu bị rao bán trên mạng. Một vài chiếc khác được làm nơi thử nghiệm, huấn luyện đội bay hoặc tháo dỡ.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Hố hố mỹ nhà anh có làm đc cái íu ra hồn mà anh chê ngvta học mót
Hôm nay đúng là có áp thấp cóa khác.
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Học thì thằng nào cũng phải học cả, mua lẫn nhau, do thám ăn cắp công nghệ lẫn nhau là chuyện thường. Không có thằng nào nó làm hết mọi thứ cả, mà cả có làm được mà có thằng khác làm tốt hơn, rẻ hơn thì vẫn cứ mua nếu được là cách làm khôn ngoan. Không thể nói vì nó mua, vì nó ăn cắp mà nó kém, hoàn toàn không phải thế. Các bác cãi nhau thật là vô bổ rách việc.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thế cho nên iem mấy bẩu là do thời tiết thay đổi nên lại lôi ra nhai lại mà
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Như chuyên gia khoai thì cái gì Nga cũng nhất, thời chống Mỹ ghét chúng nó bỏ mợ nhưng đồ nào ổn định thì không nên dìm nó quá, chiến tranh chứ có phải công ty bán hàng đâu mà mổ sẻ.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Nhiều đồ điện tử của Nga là nhập từ Mỹ Nhật, tàu Mistral của Pháp, su27/30 của 1 số đơn vị lắp đồ điện tử của cả Ít xà vời Pháp.Quân phục cho GRU, khí tài ngắm bắn, xe bọc thép Ý-Pháp ...Một số đồ Nga mua cũng là để bắt trước mà làm, thì các nước khác không được ?.Còn xa xưa thì súng, tăng, tàu ngầm LX cũng chôm của nước ngoài, không phải đồ gì Nga cũng nhất.
Tự dưng vác cái này ra lèo nhèo nà sao?
Thật lòng thấy lo vì cái tâm trí nhà bác
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Ngày trước Nga còn có cái ni các cụ nè.
Tiết lộ vũ khí tuyệt mật của thế kỷ

theo Trí Thức Trẻ | 26/10/2013 - 12:00





Một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ đã chế tạo ra một con tàu đi vào lõi của trái đất nhằm tái kích hoạt các quả bom nguyên tử cứa trái đất (lõi trái đất vận động là nhờ các phản ứng hạt nhân).

Có lẽ một số khán giả xem truyền hình đã từng xem một bộ phim nổi tiếng của đạo diễn John Emiel với tựa đề "lõi của Trái đất ". Trong bộ phim đề cập đến sự ngừng vận động của nhân trái đất có thể dẫn đến sự hủy diệt của toàn bộ nhân loại, trước tình hình đó, một nhóm các nhà khoa học và kỹ sư Mỹ đã chế tạo ra một con tàu đi vào lõi của trái đất nhằm tái kích hoạt các quả bom nguyên tử cứa trái đất (lõi trái đất vận động là nhờ các phản ứng hạt nhân).

Bản thiết kế tàu ngầm do Liên Xô chế tạo.
Năm 1930, đứng đầu là kỹ sư Alexander Trebelevsky đã tạo ta một thiết bị được gọi là "Subterrina". Trebelevsky thậm chí không nghĩ về việc sử dụng tàu ngầm này cho mục đích quân sự .
Ông tin rằng "Subterrina" của mình sẽ được sử dụng để thăm dò, đào đường hầm theo nhu cầu khai thác của các địa phương. Ví dụ, một tàu ngầm có thể được khám phá và thăm dò rất nhanh, đơn giản các tài nguyên ở sâu dưới lòng đất. Trebelevsky mong muốn thiết bị của mình có thể di chuyển tự do ở cả dưới lòng đất và dưới nước.

Tàu Ngầm đi dưới lòng đất do kỹ sư Alexander Trebelevsky chế tạo.
Nguyên tắc hoạt động của "Subterrina" là hệ thống quay tạo ra nhiệt làm nóng lớp vỏ bên ngoài và đốt cháy mặt đất rắn. Do đó "Subterrina " có thể đi vào lòng đất như “một con dao thông qua bơ”.
Sau đó, ông đã chú ý đến thực tế là sự gia tăng tốc độ cắt giảm áp lực cắt đất, có thể làm giảm đáng kể năng lượng cần thiết để vận hành một tàu ngầm. Bởi vậy ông đã thiết kế là trước mặt nó có một mũi khoan mạnh mẽ, ở giữa được trang bị ốc vít đặc biệt, và phía sau bốn “chân vịt”, thiết bị được đẩy về phía trước. Bằng cách quay đầu khoan với tốc độ 300 vòng/phút tàu ngầm trong một giờ có thể đi sâu vào lòng đất 10 km.
Còn tại Đức, vào năm 1933, ngay trước khi Đức quốc xã lên nắm quyền, kỹ sư Horner nộp đơn lên Ủy ban sáng chế, trong đó ông mô tả một thiết bị có thể di chuyển dưới mặt đất và mang theo một phi hành đoàn. Nhưng khi chế độ mới lên nắm quyền đã không chú ý đến phát minh này. Đến khi chiến tranh thế giới thứ 2 xảy ra thì phát minh trên được xem lại. Các kỹ sư của Đức quốc xã đã chế tạo ra thiết bị có thể di chuyển dưới mặt đất với tốc độ 7 km/h với phi hành đoàn 5 người và 300 kg thuốc nổ. Tuy nhiên, dự án đã bị bỏ rơi trong giai đoạn thử nghiệm. Hitler đã bị thuyết phục rằng việc tạo ra một còn tàu dưới lòng đất là vô vọng.
Nhưng bất ngờ là bản vẽ thiết kế của con tàu này lại rơi vào tay cơ quan tình báo của Liên xô. Các kỹ sư Liên Xô đã nghiên cứu kỹ và kết hơp với bản thiết kế của Trebelevsky trước đó.
Và vào năm 1949, Bộ trưởng Bộ An ninh Nhà nước Liên Xô Viktor Abakoumov yêu cầu Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô Sergei Vavilov thành lập một nhóm các nhà khoa học sẽ làm việc để phát triển một tàu ngầm. Tuy nhiên, như mười năm trước ở Đức, dự án đã bị hủy bỏ.
Tuy nhiên vào năm 1960, người đứng đầu đất nước sau cái chết của Stalin là Nikita Khrushchev, nhanh chóng quan tâm đến khả năng tạo ra một tàu ngầm đi dưới lòng đất. Trong năm 1962, các cư dân của thị trấn Gromovka, trên bờ biển phía Tây của bán đảo Crimea, trong vòng 24 giờ phải rời khỏi nhà của họ và chuyển sang ở các căn hộ tại Chernomorsk. Theo các thông tin thì chính tại làng Crimea Liên Xô đã xây dựng nhà máy để sản xuất tàu ngầm. Trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" việc tạo ra các loại vũ khí này có vẻ hứa hẹn hơn.
Nhà máy được xây dựng ở Crimea được xây nhanh kỷ lục chỉ trong vòng hai năm. Các mô hình thử nghiệm đầu tiên của một tàu ngầm được xây dựng vào mùa xuân năm 1964, nó có dạng một hình trụ với đường kính 3 mét, dài 25 mét, trong đó có một mũi nhọn và đuôi. Con tàu mang tên "Subterrina" điều hành bởi một phi hành đoàn, và có thể mang một tấn vũ khí và 15 người. Tốc độ di chuyển là 15 km/h.

Tàu Subterrina hoàn chỉnh
Các bài kiểm tra đầu tiên với "Subterrina" được tổ chức vào mùa thu năm 1964 tại dãy núi Ural. Con tàu được chạy với vận tốc 15km/h với một lò phản ứng hạt nhân nhỏ có nhiệm vụ tấn công hầm ngầm của đối phương. Các kết quả thu được của các bài kiểm tra rất tốt gây ngạc nhiên đối các nhà khoa học. Quyết định lặp lại thí nghiệm, nhưng "Subterrina" bất ngờ phát nổ dưới lòng đất, giết chết tất cả những người trên tàu. Không được biết chắc chắn nguyên nhân của vụ nổ là gì, bởi vì tất cả các tài liệu về vụ việc này đến ngày nay vẫn được xếp vào loại tối mật. Nhiều khả năng động cơ nổ là từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu.
Ngay sau sự cố trong dãy núi Ural, chính quyền Liên Xô quyết định hoãn lại việc sử dụng tàu ngầm. Lúc này lãnh đạo Liên Xô là Leonid Brezhnev đã từ bỏ dự án này và chuyển sang các dự án tên lửa đạn đạo chiến lược và không gian lá chắn hạt nhân, các dự án về thám hiểm không gian. Vụ nổ ở dãy Ural được giải thích là các hoạt động cho khai thác mỏ.
Do đó, dự án tàu ngầm dưới lòng đất là một thí nghiệm khoa học không thành công kéo dài nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển của khoa học hiện đại thì vũ khí này có triển vọng lớn. Và ai biết được, hiện tại và tương lai dự án này đang và sẽ được tiếp tiệc phát triển trở lại.
Theo Nguoiduatin​
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải
Top