Thưa bác theo công bố thì awac mỹ chỉ xác định đc cái rcs bằng của t50 trong tầm 108km. Thừa đủ để adder chứ chưa cần arrow ra tay.Cứ X band mà phang tầm 40 dặm là dòm thấy T50 rồi . Nó mà vác AWAC bay cùng thì mệt phết
Thưa bác theo công bố thì awac mỹ chỉ xác định đc cái rcs bằng của t50 trong tầm 108km. Thừa đủ để adder chứ chưa cần arrow ra tay.Cứ X band mà phang tầm 40 dặm là dòm thấy T50 rồi . Nó mà vác AWAC bay cùng thì mệt phết
Em chả bao h nói là xác định đc f22 ở tầm cực đại của rada nga.Vậy bác cũng hiểu được rồi ko phải là cứ nhìn thấy voi ở 10 km là cũng nhìn được thấy kiến ở 10 km.
Cái này thì công nhận đúng, đó là gót chân Asin của Mỹ và Nga luôn tìm cách phát triển tên lửa tầm xa để diệt Awac. Tất cả các rada công suất lớn cũng chỉ có khả năng phát hiện mục tiêu tàng hình có RCS 0,1 m2 ở khoảng cách ~ 100 km. Con số mà Nga đưa ra với rada T50 > 400 km là đối với mục tiêu có RCS trên 3 m2, 200km với RCS 1 m2. AWAC xác to nhìn thấy ở tầm trên 400 km nên khả năng bị thịt rất cao. F22 có thể lựa chọn hình thức bay theo biên đội cho một máy bay chiếu xạThưa bác theo công bố thì awac mỹ chỉ xác định đc cái rcs bằng của t50 trong tầm 108km. Thừa đủ để adder chứ chưa cần arrow ra tay.
Có điều RCS của F22 nhỏ hơn số đó rất nhiều, khả năng dòm thấy F22 xa nhất chắc cũng phải 15-20km. Đường kính rada của Pantis ko hề nhỏ nhéEm chả bao h nói là xác định đc f22 ở tầm cực đại của rada nga.
Tầm cực đại của rada nga hơn rada mỹ thì tức là khoảng xác định cái rcs 0.3 của nga sẽ xa hơn cái kgoảng xác định rcs 0.4 của mỹ là cái chắc
Nhắc lại cho bác cái rada của panstyr nó túm đc cái tom có rcs 0.1 ở tầm 45km
Tính head on của F22 mới là 0,0001. Thiết kế tàng hình của F22 hội tụ nhiều yếu tố như góc tán xạ tốt, động cơ che kín, vật liệu hấp thụ rada (kể cả kính buồng lái)...So sánh thấy T50 thua toàn bộ;Nhắc cho bác nhớ là cách tính rcs của mỹ là lấy chỗ nhỏ nhất như ở đây là mũi máy bay nhìn lại.
Và như hình e đưa chắc bác quên. Cái mũi t50 nhỏ hơn mũi f22.mũi của tom còn bé hơn
Buồn nhưng cũng thấy đúng, Hải quân Nga giờ so với TQ cũng khóHải quân Nga đang tuột dốc
Thứ sáu 06/12/2013 08:07
ANTĐ - Tạp chí quốc phòng Anh Jane’s Defence Weekly số ra tháng 12 cho biết, xem xét tình hình trong mấy cuộc diễn tập gần đây cho thấy, dường như hải quân Nga đang dậm chân tại chỗ, thậm chí con đường phát triển của họ đường như đang quay lại mô hình như những thập niên đầu thế kỷ 20.
Hải quân Nga đang thụt lùi so với các cường quốc?
So sánh tương quan lực lượng trong cuộc diễn tập liên hợp trên biển giữa hải quân Nga và Trung Quốc hồi tháng 7 vừa qua, tuổi đời bình quân của 7 chiến hạm hải quân Trung Quốc là chưa tới 10 năm, lượng giãn nước từ 4.400-7.000 tấn, tương phản hoàn toàn với các tàu chiến của hải quân Nga với tuổi đời trên 30 năm, chủ yếu chế tạo dưới thời Liên bang Xô Viết. Nhìn vào cuộc diễn tập này, có người đã ví von: “Đây là cuộc tập trận chung giữa hải quân Liên Xô và Trung Quốc”.
Nhìn vào các trang, thiết bị trên các chiến hạm Trung Quốc, rất dễ nhận thấy tuy chúng cũng bao gồm những hệ thống vũ khí mua lại hoặc chế tạo theo kiểu Nga như: Hệ thống tên lửa phòng không tầm xa RIF-M, tầm trung SHTILL nhưng chúng lại được hỗ trợ bởi những thiết bị thuộc dạng công nghệ tiên tiến trên thế giới như: Radar mảng pha điện tử, hệ thống phóng tên lửa thẳng đứng…, đây là điều còn thiếu trên các chiến hạm Nga chế tạo theo kiểu cổ điển dưới thời Liên Xô.
Radar mảng pha điện tử, hệ thống phóng thẳng đứng kiểu phóng lạnh hiện không phải là điều gì quá ghê gớm trong xu thế phát triển hải quân thế giới thế kỷ 21, chúng là những thiết bị hỗ trợ tấn công và phòng thủ hữu hiệu trong tác chiến biển hiện đại, đang được các cường quốc hải quân trang bị ồ ạt và không ngừng nâng cấp, hiện đại hóa, thậm chí các nước đang phát triển cũng nhiều nước đã bắt kịp xu thế này. Trong khi đó, radar mảng pha điện tử trên hạm của Nga, tận cho đến triển lãm trang bị hải quân quốc tế St Petersburg 2013 mới bắt đầu xuất hiện.
Các chiến hạm cỡ lớn của hải quân Nga chủ yếu được đóng dưới thời Liên Xô
Còn về “vóc dáng” của chiến hạm, Nga hầu như không có chương trình đóng mới các chiến hạm hạng nặng mà chủ yếu là các kế hoạch chế tạo tàu chiến cỡ nhỏ (trên dưới 1.000 tấn) và một số ít chương trình chế tạo tàu chiến tầm trung như tàu tuần tiễu Project 22350 có lượng giãn nước trên 2.000 tấn (tổng cộng 3 tàu), kế hoạch đóng 6-7 tàu hộ vệ 4.600 tấn và một số tàu hộ vệ trên 2.000 tấn khác… Hơn nữa, những kế hoạch này đều đang ở trong tình trạng chưa hoàn thành, thậm chí vừa mới bắt đầu triển khai.
Hải quân Nga đang quay về thời đại “Hạm đội nhỏ”?
Trong cuộc hội thảo về xây dựng trang bị hải quân được tổ chức tại Triển lãm trang bị hải quân quốc tế St Petersburg 2013, ông Igor Zakharov phó chủ tịch của tập đoàn đóng tàu Liên Hợp (United Shipbuilding Corp, USC) đã đưa ra một số tư tưởng chủ đạo trong chiến lược phát triển trang bị cho hải quân Nga trong tương lai. Ông chỉ ra, cuộc triển lãm lần này, không xuất hiện mô hình chiến hạm cỡ lớn nào trên 5.000 tấn, đa phần là các tàu tác chiến ven bờ có lượng giãn nước từ 500-600 tấn là sự phản ánh tư duy mới trong tác chiến hải quân Nga.
Đặc biệt đáng chú ý là mô hình tàu hộ tống ven bờ Project 22500. Tuy nó chỉ có lượng giãn nước vẻn vẹn 500 tấn nhưng có đầy đủ sàn đáp trực thăng, hệ thống phóng thẳng đứng, cột buồm kiểu tháp bằng vật liệu tổng hợp…, thiết kế tổng quan có khả năng tàng hình rất tốt. Ông Zakharov cho biết, hiện nay tập đoàn đóng tàu Liên Hợp đang thiết kế rất nhiều loại chiến hạm cỡ nhỏ đa dụng, sử dụng trong nhiệm vụ chống hải tặc, đáp ứng nhu cầu tác chiến của hải quân Nga đối phó với những mối đe dọa mới trên biển.
Mô hình tàu hộ tống ven bờ Project 22500 của Nga
Jane’s đặt ra câu hỏi, chống hải tặc có phải là phương hướng phát triển chiến lược của một lực lượng hải quân hùng mạnh của một cường quốc lớn như Nga? Chiến hạm dùng để chống hải tặc có nhất thiết phải áp dụng các công nghệ hải quân tiên tiến như: Hệ thống phóng tên lửa hạm đối hạm, hệ thống phóng tên lửa hạm đối không kiểu thẳng đứng và tháp cột buồm bằng vật liệu tổng hợp thế hệ mới? Đây là điều cần phải đem ra mổ xẻ.
Bài viết đưa ra nhận định, xét về bản chất, dường như hải quân Nga đang ở trong thời kỳ rối loạn về phương hướng phát triển, chiến lược xây dựng hải quân Nga đang lặp lại con đường phát triển “hạm đội cỡ nhỏ” của những thập niên đầu thế kỷ 20. Khi đó, Nga phát triển một lực lượng hải quân quy mô nhỏ gồm chủ yếu là những chiến hạm cỡ nhỏ. Đó là thời đại mà lực lượng tác chiến biển chỉ là sự mở rộng phạm vi hoạt động ra biển của lực lượng lục quân.
Tàu nhỏ khổ nỗi là ko lắp được đạn lớn, cơ số đạn hạn chế. Thượng tầng ko đủ ko gian để bố tri thiết bị trinh sát, kiểm soát...Tầm hoạt động ngắn ko vươn xa được. Túm lại Nga sẽ mất vai trò trên đại dương nếu ko thay đổi học thuyết quân sự từ phòng thủ gần bờ sang ngăn chặn từ xa như Mỹ và hiện nay là TQ đang học theoThời đại vũ khí công nghệ cao, học thuyết thay đổi. Thực ra 2 project 22xxx của Nga không hề kém, nếu tăng số lượng cũng hay.Giãn nước hay vũ khí to mà dính ASM cũng bị chìm, phí tiền.
Theo ngu kiến của em thì lại khác.Buồn nhưng cũng thấy đúng, Hải quân Nga giờ so với TQ cũng khó
Tàu nhỏ chỉ bảo vệ được lợi ích gần bờ tương tư như hoàn cảnh VN. Với tư cách là cường quốc lợi ích của Nga phải vươn tới những vùng biển xa như DNA, châu Phi, Mỹ La tinh. Nga ko có hạm đội viễn dương, viễn chinh là sai lầm tụt lùi so với thời SovietTheo ngu kiến của em thì lại khác.
1, tàu nhỏ thì tính cơ động cao hơn.
2.Nga kinh tế đang yếu kém
3.Nga không gây ồn ào như mẽo , hãy cứ hở ra là đe dọa đánh người khác nên chưa cần thiết phải nhiều tàu lớn.
4. Nga bây giờ thiên về phòng thủ là chính vì những lý do chủ quan và khách quan, nên chú trọng phát triển vũ khí diệt hạm.
5.Các vũ khí tấn công chú trọng trang bị cho tàu ngầm đảm bảo độ bí mật trong tấn công, ví dụ như tên lửa bulava.
Nếu quan điểm của em sai mong các cụ đừng ném đá nhé
Anh Gấu mới cho ra lò cái ni nè các cụ.
Xong rồi lại bán đứng đồng minh à cụ?. Với tư cách là cường quốc lợi ích của Nga phải vươn tới những vùng biển xa như DNA, châu Phi, Mỹ La tinh. Nga ko có hạm đội viễn dương, viễn chinh là sai lầm tụt lùi so với thời Soviet
Chỉ có lợi ích là vĩnh viễn đây ko phải Nga ngố nói nháXong rồi lại bán đứng đồng minh à cụ?
Đây chỉ là mô phỏng của báo chí nhà mềnh nhưng em nghe bẩu bom E của mẽo to hơn, con của Nga ngố nghe đồn chỉ bằng cái vali thôi.Sao lại dùng ảnh mô phỏng của Mỹ thế, bom xung điện từ thế giới có lâu rồi