Thứ nhất : con hươu
Thứ nhì: ngày đó bị cấm vận, có bộ phim làm bột giấy từ cỏ.
Cuốn vở này từ miền Nam chuyển ra Bắc. Một thời để muốn quên.
Em trích từ FB bạn em:
Tháng 9 năm 1977, mình lúc đó là thằng nhóc lần đầu cắp sách đến trường vào lớp một. Trong cặp, mẹ mình đã chuẩn bị cho mình đầy đủ đồ dùng học tập, đáng kể nhất là tập vở học sinh. Đó là những quyển vở giấy trắng, đủ mịn để viết rất trơn và cũng đủ hút mực để không dễ nhòe, các dòng ô ly màu xanh nhạt cũng vừa đủ thể hiện dòng mà không làm che mất chữ viết. Bìa ngoài cuốn vở là hình vẽ một con hươu với nhiều màu sắc (Ảnh minh họa là một cuốn vở có lẽ được lưu giữ khá lâu nên hơi ố vàng). Gần đây mình mới biết dòng vở con hươu (nai) này là sản phẩm của nhà máy giấy Đồng Nai thuộc ngành công nghiệp nhẹ xuất sắc của miền Nam VN trước năm 75. Chỉ một thời gian ngắn sau năm 77, các cuốn vở này biến mất có lẽ cùng thời điểm với các chiến dịch cải tạo công thương, quốc hữu hóa đập tan những cơ sở sản xuất tốt đẹp còn sót lại của “tàn dư kinh tế tư bản”. Lũ trẻ con chúng mình chỉ còn dùng loại giấy viết gọi là giấy “5 hào 2” với dòng kẻ to, giấy đen xì xì, có chỗ còn nguyên sợi giấy nên khi viết ngòi bút mắc vào có thể chọc thủng trang viết. Giấy bán ở dạng thếp, không có nổi bìa và ghim để đóng thành vở nên khi mua về phải lấy kim chỉ khâu thành vở. Khá nhiều năm sau tình trạng giấy vở mới đỡ tệ hại khi nhà máy giấy Bãi Bằng do Thụy Điển giúp ta xây dựng hoàn thành. (Ảnh minh họa lấy từ Fb Minh Hanh Nguyen)
Ps: tuy hồi ấy khốn khó cơ mà em vẫn không muốn quên ạ.