[Funland] Ai họ Thiều vào đây nha...

vasco

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-58838
Ngày cấp bằng
11/3/10
Số km
2,418
Động cơ
465,436 Mã lực
dân việt gốc ai cũng thấp bé nhẹ cân, răng vàng, mồm vẩu, đen đen... còn cụ nào cao to, đẹp giai xinh giá, mặt mũi thanh tú đều gốc tàu hết nhé ....:D
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,913
Động cơ
232,664 Mã lực
Đúng là chị em Thiều Bảo Trang thì ai cũng biết, trong khi ít người biết anh Thiều Phương Nam(hình như người Bình Thuận), trước là phó Tổng Giám Đốc IBM Việt Nam, giờ là tổng giám đốc Qualcomm Đông Dương. Nghĩ cũng hài nhỉ.
Hài bình thường mà cụ, ở xứ lừa tiêu chuẩn khác xa xứ khác cụ ơi :))Anh TPN này có sự tích gì hay ko cụ ;))
 

filmonline

Xe điện
Biển số
OF-78080
Ngày cấp bằng
17/11/10
Số km
2,849
Động cơ
438,172 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ở Việt Nam có họ Hứa là nhiều nhất thôi, họ này e cũng ko biết xuất xứ từ đâu
 

Long Hoa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-409681
Ngày cấp bằng
10/3/16
Số km
937
Động cơ
230,400 Mã lực
Tuổi
35
Nhiều người họ Thiều lắm các cụ.
 

vietnamcongtru

Xe tăng
Biển số
OF-330236
Ngày cấp bằng
7/8/14
Số km
1,056
Động cơ
290,717 Mã lực
Hài bình thường mà cụ, ở xứ lừa tiêu chuẩn khác xa xứ khác cụ ơi :))Anh TPN này có sự tích gì hay ko cụ ;))
Đâu có sự tích gì hay cụ? Ý em là những người tài giỏi thì ít được biết đến, còn mấy em showbiz lắm scandal thì lại nổi tiếng, đôi khi thành thần tượng của giới trẻ....
 

TNLak

Xe điện
Biển số
OF-443315
Ngày cấp bằng
7/8/16
Số km
2,913
Động cơ
232,664 Mã lực
Đâu có sự tích gì hay cụ? Ý em là những người tài giỏi thì ít được biết đến, còn mấy em showbiz lắm scandal thì lại nổi tiếng, đôi khi thành thần tượng của giới trẻ....
Mấy em sâu bít cũng có cái giỏi ở chỗ lắm scandal đấy chứ cụ :P
 

TPLighting.vn

Xe máy
Biển số
OF-519955
Ngày cấp bằng
5/7/17
Số km
96
Động cơ
177,611 Mã lực
Chuẩn cụ ợ,
Em sang Nam Ninh - Quảng Tây rồi HongKong nếu k có chữ Tàu thì cứ ngỡ VN,
Tầm vóc, nước da, mắt mũi giống y chang người Việt
Em quen mấy thằng Tàu bên Nam Ninh, sang đó chơi uống rượu bọn nó cứ bảo em với bọn nó có họ hàng xa. Em bảo tao con rồng cháu tiên, họ đêk gì với chúng mày. Chúng nó cười bảo: chúng mày cùng dân tộc Choang với bọn tao cả. Em tức lắm nhưng không giải thích với chúng nó được.
 

Hoangpham80

Xe tải
Biển số
OF-398407
Ngày cấp bằng
26/12/15
Số km
260
Động cơ
234,680 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em tìm được bài khảo cứu khá đầy đủ về nguồn gốc các Họ Việt Nam các cụ tham khảo:
Người Việt mang họ từ bao giờ?

Người Việt và người Hán có lẽ là 2 dân tộc có họ đầu tiên trên thế giới. Theo các tài liệu mang tính truyền thuyết, người Việt đã mang họ từ rất lâu (từ thời Văn Lang). Đại Việt sử kí toàn thư tính rằng thời đại Hùng Vương (tính từ Kinh Dương Vương) bắt đầu từ năm 2879 TCN và kéo dài hơn 26 thế kỉ. Nếu quả thực lịch sử tộc Việt cổ bắt đầu từ xa xưa như thế thì việc có họ cũng không phải là lạ. Trước kia, người Việt theo chế độ mẫu hệ (đến thời bà Trưng, bà Triệu có lẽ vẫn còn). Do đó, nếu người Việt có họ thì khả năng là theo họ mẹ. Tuy nhiên, theo nhiều thần phả, ngọc phả thì con lại mang họ bố giống quan niệm phụ hệ (có thể du nhập từ thời Hán) như bà Bùi Thị Dung (mẹ Thánh Gióng) là con ông Bùi Cẩn chẳng hạn. Vả lại, những ngọc phả này được viết sau này và bằng chữ Hán, nên khó có thể xem là bằng chứng thuyết phục.
Về mặt lịch sử, một là, theo những nghiên cứu thì nước Văn Lang thành lập sớm nhất cũng vào khoảng thế kỉ VIII TCN và thời kì này người Việt chưa có họ (chỉ có tên); hai là, người Việt cổ ngày nay đã phân nhánh thành nhiều dân tộc mà người Việt hiện đại (hay người Kinh) chỉ là một nhóm nhỏ nên không thể đánh đồng người Bách Việt là người Việt được. Nói tóm lại, khả năng nhất người Việt mang họ là vào khoảng thế kỉ I, sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Các trường hợp hình thành

1. Bắt chước

Do hầu hết họ người Việt đều có ở Trung Quốc nên không loại trừ khả năng người Việt cổ sau khi bị nô thuộc đã bắt chước người Hán sử dụng họ. Theo học giả Bình Nguyên Lộc (trong Nguồn gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, 1971) thì việc mang họ này là ép buộc nhằm kiểm tra dân số thời Mã Viện. Nhưng không biết quá trình bắt chước ấy diễn ra như thế nào?
– Ví như lấy tên hoặc chữ đầu của danh hiệu hoặc danh xưng các nhân vật nổi bật sẽ hình thành các họ như Cao (皐, Cao Lỗ), Hùng (雄, Hùng Vương), Lạc (雒, Lạc Long Quân), Lê (黎, Lê Chân), Thi (詩, Thi Sách), Thục (蜀, Thục Phán), Trưng (徵, Trưng Trắc)…
– Hay lấy tên địa danh, tên nước cũ, tên tộc… sẽ hình thành các họ như Chu (朱, Chu Diên), Hồng (鴻, Hồng Bàng), Văn (文, Văn Lang), Việt (越, Việt Thường), Vũ (武, Vũ Ninh)…

2. Nguồn gốc ngoại nhập
Tức các nhóm người từ nơi khác đến sinh sống, hoà huyết và trở thành người Việt. Ví như người Minh Hương (người Hoa ở Việt Nam) cũng có không ít người tự nhận là người Việt. Trong sách cổ cũng thấy xuất hiện nhiều nhân vật thuộc tộc người khác hoặc từ nơi khác đến (ví như Mai An Tiêm theo Lĩnh Nam chích quái là người ngoại quốc chẳng hạn). Có thể liệt kê 1 số nhân vật có gốc gác Trung Quốc (thường là người Bách Việt) như: Triệu Đà (Nam Việt Vũ Đế, TK II TCN), Lại Tiên (Thái thú Giao Chỉ, TK II), Nguyễn Phu (Thứ sử Giao Châu, TK IV), Phí Yêm (Thứ sử Giao Châu, TK V), Vũ Hồn (Kinh lược sứ An Nam, TK IX), Hồ Hưng Dật (Thái thú Diễn Châu, TK X), Hồng Hiến (Thái sư nhà Tiền Lê, TK X)…

3. Họ Hán hoá và Việt hoá

Giả sử người Việt có họ từ trước Bắc thuộc hoặc những họ đó không liên quan đến Trung Hoa thì khả năng phải có những họ thuần Việt. Những họ này có thể đã được phiên âm sang tiếng Hán để dễ viết và qua quá trình biến đổi ngôn ngữ đã thay thế cho những họ thuần Việt.

1. Họ Ma (麻) của người Tày có thuỷ tổ (theo gia phả Ma tộc ở Phú Thọ) được cho là Ma Khê từng giúp Hùng Vương thứ XVIII chống giặc. Chữ Ma thường được gọi theo cách thuần Việt là Mè (như Ma Thành gọi là thành Mè). Như vậy, họ Ma có thể là họ Mè.
2. Ở Việt Nam, người họ Cao tự nhận Cao Lỗ là thuỷ tổ. Nhưng Cao Lỗ lại được viết chữ Hán là 皐魯 (trong đó 皐 cũng là 1 chữ chỉ họ – họ Cao) trong khi họ Cao của người Việt lại viết là 高. Một giả thuyết là Cao Lỗ chỉ là tên gọi hoặc tước hiệu chỉ người giỏi làm nỏ. Tức là họ Cao có thể là thuần Việt.
3. Theo Nguyễn Khắc Thuần (trong Danh tướng Việt Nam, 2005), Hai Bà Trưng tên thật là Trứng Chắc, Trứng Nhì được kí âm tiếng Hán là Trưng.
4. Hay như các vua Chăm có họ là Çri, phiên âm Hán thành Chế.

Ta thấy một số hiện tượng họ thuần Việt:
– Có ở Trung Quốc: Chim (占), Cồ (瞿), Bửu (寶), Dịp (葉), Kheo (邱), Khu (區), Phước (福), Thới (蔡)
– Không có ở Trung Quốc: Bông, Kem (兼), Lều ()

4. Đổi họ

Đổi họ để tránh hoạ
Điển hình nhất là trường hợp họ Mạc (莫). Theo Hoàng Lê (trong Việc cải đổi danh tính họ Mạc), nhà Mạc sau khi bị diệt, con cháu đã đổi sang các họ khác bằng việc thêm bộ thảo (艹) của họ Mạc trên đầu các họ hoặc dùng chữ Đăng (trong Thái Tổ Mạc Đăng Dung), chữ Phúc làm tên đệm. Trong các họ đã đổi, những họ có sẵn bộ thảo hoặc thêm bộ thảo trở thành họ đã tồn tại là: Cát (葛), Chu (茱), Hà (荷), Hoa (華), Ma (蔴), Phạm (范), Phan (藩), Phương (芳), Thái (蔡), Tô (蘇). Trường hợp đổi họ cũng diễn ra với hậu duệ các triều đại họ Lý (李), Trần (陳).

Ngoài ra, theo các gia phả, ta thấy có trường hợp họ Hoa (華) ở Vĩnh Lại (Hải Phòng) vì trung thành với nhà Trần đã bị Hồ Quý Li tìm cách triệt hạ. Hậu duệ là Hoa Hải Thanh phải đi ẩn náu và đổi họ thành Văn (文).
Đọc chệch họ
Đọc chệch họ vì kị huý có các họ như Châu (周), Nhiệm (任), Huỳnh (黃), Võ (武)…

Một số họ của các dân tộc ở Việt Nam có thể là cách đọc khác họ âm Hán:
– Theo nghĩa: Ong (蜂), Lò (爐), Vàng (黃)
– Theo cách chuyển âm: Cà (何, 柯 và 沙), Chảo (趙), Chau (周), Cư (鼓), Đèo (刁), Giàng (羊), Hùng (紅), Lềm (林), Liu (劉), Lò (羅), Lồ (驢 và 魯), Lù (綠), Lùng (龍), Lường (梁), Phán (潘), Quàng (黃), Sẻn (冼), Sùng (熊), Tao (陶), Vàng (王), Vì (韋)
– Trường hợp phát âm hoặc viết sai chính tả: Đổ (杜); Giệp, Gịp (葉); Gioãn (尹); Nguyến, Nguyển (阮); Vủ (武)…
– Trường hợp khác: Lì (劉), Vừ (王)

Ngoài ra, ta còn thấy một số họ người Hoa như Đan/Đơn (單), Trầm (沈) là các họ Thiện, Thẩm trong Bách gia tính. Các chữ 單, 沈 là Đan, Trầm nhưng với họ lại có cách đọc khác (trong tiếng Hán). Không biết vì vô tình hay cố ý khi vào Việt Nam, những họ này lại được phiên theo nghĩa chữ thông thường gây ra hiện tượng 1 họ 2 cách đọc.
Ban họ
Trong sử sách thấy có liệt kê một số lần vua Minh Mạng ban họ:
– Theo Đại Nam nhất thống chí, năm 1827, ban cho các sắc tộc thiểu số ở Bình Trị các họ Cốc, Đồng, Hướng, Kheo, Lãnh, Lâm, Sơn, Thạch, Thiết. Năm 1838, ban cho thổ dân huyện Long Khánh (Đồng Nai) các họ Dương, Đào, Lâm, Lý, Mai, Tùng.
– Theo Đại Nam thực lục, năm 1832, ban cho các thổ tù vùng Trấn Ninh (Thanh Nghệ) các họ Bảo, Cam, Cảm, Cáo, Cát, Cầm, Cần, Chuyên, Cổ, Dụ, Đa, Đạo, Định, Đông, Hào, Hảo, Hâm, Huy, Khả, Khâm, Kiện, Kiệu, Lang, Lương, Mĩ, Mộ, Nham, Sâm, Sầm, Sơn, Tạo, Thanh, Thành, Thiệt, Trác, Tri, Triển, Trình, Tuân, Tư, Uất.
– Theo Quốc triều chính biên toát yếu, năm 1837, ban cho dân thiểu số ở Tây Ninh các họ Dương, Đào, Hạnh, Lý, Mã, Ngưu, Tượng.
Ngoài ra, còn có các trường hợp cá nhân được ban họ như:
– Lý Thường Kiệt (họ Ngô) được ban quốc tính (李).
– Theo Đại Việt sử kí toàn thư, Thượng thư Nguyễn Thuyên được vua Trần Nhân Tông ban họ Hàn (韓).
– Theo Đại Việt sử lược, Nhập nội hành khiển Trần Hi Nhan được ban họ Sử (史)…

Thời điểm xuất hiện

Dựa trên nguồn gốc hình thành:
– Theo các ngọc phả, thời Hùng Vương đã xuất hiện các họ như Bùi (裴), Đào (陶), Đặng (鄧), Đỗ (杜), Lê (黎), Ngô (吳), Nguyễn (阮), Trần (陳)…
– Theo nhà Việt Nam học Keith Weller Taylor (trong An Evaluation of the Chinese Period in Vietnamese History, 1980), người Việt ở thế kỉ VI trong các thư tịch Trung Hoa được gọi là Lý (李). Ta cũng thấy, nhiều nhân vật cổ người Việt từng mang họ Lý như Lý Ông Trọng, Lý Tiến, Lý Cầm. Họ Lý ở Việt Nam có thể bắt nguồn từ đó.
– Trong cổ tịch Trung Quốc và Việt Nam, các vua Lâm Ấp mang họ Phạm (范), xuất hiện vào khoảng thế kỉ II. Chữ Phạm này theo Michael Vickery (trong Champa Revised, 2005) có thể có gốc từ Pon (trong tiếng Khmer) chỉ thủ lĩnh hay theo Émilie Gaspardone (trong Le lexique annamites des Ming, 1953) là Varman (trong tiếng Ấn) chỉ vua. Tức là, chữ Phạm ở đây có thể chỉ là tước hiệu, chưa phải họ. Cũng có thể đây là nguồn gốc phát sinh họ Phạm ở Việt Nam (kể cả họ Phạm của người Kinh).
– Xưa có động Giáp ở châu Lạng. Dân (hoặc có thể chỉ là thủ lĩnh) động ấy mang họ Giáp (甲). Chủ động Giáp là Giáp Thừa Quý làm phò mã, được vua Lý Thái Tổ ban họ Thân (申).
– Theo các gia phả chi họ Nguyễn Trãi, để tránh hoạ tru di, 1 người con của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phù đã chạy đến Cao Bằng và đổi sang họ Bế (閉). Như vậy, họ Bế người Việt xuất hiện muộn nhất là vào giữa thế kỉ XV.
– Theo Dương Bá Cung (trong Lều thị thế phả, 1853), họ Mạc thất thế, để tránh sự tàn sát của chúa Trịnh Tùng đã đổi sang các họ khác, trong đó, Mạc Phúc Trì là Lều (). Như vậy, họ Lều xuất hiện muộn nhất vào cuối thế kỉ XVI. Họ Thạch (石) của người Việt có thể cũng bắt nguồn bằng cách này.
– Theo Philippe Papin (trong Histoire de Hanoi, 2001), họ Phó (傅) có gốc Phúc Kiến (Trung Quốc) di cư đến Việt Nam vào khoảng thế kỉ XVII. Đây là dòng họ Phó Đức ở Hà Nội.

Dựa theo những nhân vật lịch sử cổ nhất hoặc thuỷ tổ các họ:
– Thời Pháp thuộc có nhà văn Đái Đức Tuấn (sinh 1908) từng làm Tham tá ở Nha học chính Đông Dương. Như vậy, họ Đái (戴) xuất hiện muộn nhất vào khoảng cuối thế kỉ XIX.
– Cũng thời Pháp thuộc có nhân vật là Kha Vạng Cân (sinh 1908), sau trở thành Bộ trưởng bộ Công nghiệp. Như vậy, họ Kha (柯) xuất hiện muộn nhất vào khoảng cuối thế kỉ XIX.
– Thời kháng chiến có đại tá Bông Văn Dĩa (sinh 1905) từng được phong Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân năm 1967. Như vậy, họ Bông xuất hiện muộn nhất cũng vào khoảng cuối thế kỉ XIX.
– Đời Hàm Nghi có nghĩa quân cần vương của Ung Chiếm → Họ Ung (雍): giữa thế kỉ XIX.
– Thời Nguyễn có quan Ngự sử Diệp Xuân Huyên (sinh 1808) → Họ Diệp (葉): cuối thế kỉ XVIII.
– Đời Minh Mạng có quan Tuần phủ Thuận Khánh là Tôn Thọ Đức (cha nhà thơ Tôn Thọ Tường) → Họ Tôn (孫): cuối thế kỉ XVIII.
– Các họ khác xem ở bài Viễn tổ họ Việt Nam.
 

Vdung1978

Xe buýt
Biển số
OF-395153
Ngày cấp bằng
4/12/15
Số km
637
Động cơ
239,470 Mã lực
Tuổi
51
Bên cơ quan em duy nhất có 1 chị họ Thiều
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top