[Thảo luận] Ai giúp em với???????????

tienpham1102

Xe tăng
Biển số
OF-11609
Ngày cấp bằng
16/11/07
Số km
1,281
Động cơ
540,800 Mã lực
Theo em thấy thì say xe có mấy kiểu:
1: Say do mùi xăng.
2: Say do mùi xe.
3: Say do xe đi bồng bềnh.
4: Say do không được lái xe (cái này hay nghen: nhiều ông lái xe chuyên nghiệp nhưng mà ngồi sau là say như thường luôn à).
Cụ thấy say do thía nào thì cứ nhè món đó mà làm quen, lâu ngày thì hết
 

Alex Leo

Đi bộ
Biển số
OF-17234
Ngày cấp bằng
10/6/08
Số km
2
Động cơ
507,720 Mã lực
Theo kinh nghiệm dân gian thì chỉ cần trước khi lên xe uống một chút nước gừng tươi là chả say bao giờ (Gừng tươi giã hoặc sắt nhỏ, sau đó cho một ít nước ấm vào rồi uống). Các bác cứ thử nhé, đảm bảo hữu hiệu.
 

_Lex_

Xe buýt
Biển số
OF-2338
Ngày cấp bằng
10/11/06
Số km
742
Động cơ
572,846 Mã lực
Nơi ở
2Teck
đi xe ,em ko nói 1 câu nào ---> ko say
 

anhtuc

Xe tải
Biển số
OF-15639
Ngày cấp bằng
29/4/08
Số km
221
Động cơ
514,100 Mã lực
Nơi ở
HM - HN
Theo em thấy thì say xe có mấy kiểu:
1: Say do mùi xăng.
2: Say do mùi xe.
3: Say do xe đi bồng bềnh.
4: Say do không được lái xe (cái này hay nghen: nhiều ông lái xe chuyên nghiệp nhưng mà ngồi sau là say như thường luôn à).
Cụ thấy say do thía nào thì cứ nhè món đó mà làm quen, lâu ngày thì hết
bác giống em rồi cứ lên xe mà ngửi thấy mùi xe là say bét nhè,
nhất là mùi ghế của Da Xịn. kinh dị luôn
:77::77::77::77:
 

Phú Ông

Xe container
Biển số
OF-42822
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
6,785
Động cơ
610,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có bài này cực hay, không mất tiềm mua - đó là món bấm huyệt các bác xem nhá:
Ấn huyệt chữa say tàu xe
http://giadinh.net.vn/images/upload/news180507121522clcs%20-%20bam%20huyet.jpg
Huyệt hợp cốc
Nhiều người mỗi lần đi ôtô, tàu thủy, máy bay... là mỗi lần khốn khổ vì tình trạng say tàu, say xe, đầu choáng, mắt hoa, ngực và bụng nhộn nhạo không yên, buồn nôn hoặc nôn thốc nôn tháo...
Tất cả những triệu chứng nói trên ảnh hưởng không ít đến sức khỏe và công việc. Có nhiều cách chữa, xin giới thiệu với bạn đọc một cách ấn huyệt đơn giản, dễ thực hiện. Các huyệt cần tác động là hợp cốc, quan xung, thần môn và tam âm giao, khu thủ tâm trên lòng bàn tay.
Huyệt hợp cốc nằm trên đường kinh đại trường, có công dụng giải biểu tán tà, thanh nhiệt, giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
Vị trí huyệt: Khép chặt hai ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.
Cách bấm: Dùng ngón cái của tay bên kia bấm huyệt thật mạnh vào huyệt, ngón tay trỏ đặt vào khu thủ tâm ở lòng bàn tay (huyệt hợp cốc ở mu bàn tay, khu thủ tâm ở đối diện với huyệt hợp cốc ở lòng bàn tay), lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được.
Duy trì bấm day luân phiên liên tục từ 10-15 phút. Có thể tự mình day bấm từng bên hoặc nhờ người khác day bấm đồng thời cả hai huyệt ở hai bên. Hiệu quả cao của thao tác được đánh giá bằng sự giảm hoặc mất các biểu hiện chóng mặt, buồn nôn.
Huyệt thần môn nằm trên kinh tâm: tác dụng chữa đau khớp cổ tay, chống hồi hộp, mất ngủ, vật vã, hay quên, đau vùng tim, có tác dụng chống stress.
Vị trí huyệt trên lằn cổ tay, chỗ lõm giữa xương trụ và xương đậu.
Cách bấm: Bàn tay phải ôm lấy cổ tay trái, ngón tay cái bấm vào huyệt, vừa bấm vừa day, bấm khoảng từ 5-10 phút.
Huyệt nội quan nằm trên kinh tâm bào, nằm ở mặt trước cẳng tay. Tác dụng: Chữa đau vùng cẳng tay, đau vùng trước tim, rối loạn nhịp tim, hồi hộp, chống nôn, đầy trướng bụng, tiêu hóa kém, mất ngủ.
http://giadinh.net.vn/UserFiles/clcs%20-%20bam%20huyet%201.jpg

Huyệt nội quan

Vị trí: Nằm ở mặt trước cẳng tay, khe giữa 2 gân cơ gan tay, gân cơ gấp dài ngón cái, gân cơ gấp chung ngón cái, cơ gấp vuông. Thân dây thần kinh giữa, thần kinh trụ, từ lằn cổ tay đo lên 2 tấc giữa 2 gân cơ gang tay lớn và gang tay bé.

Cách bấm: Tay trái ngửa, bốn ngón tay phải ôm lấy cổ tay, ngón cái bấm vào vị trí huyệt, thời gian bấm nhẹ nhàng, thời gian từ 5-10 phút.
Huyệt tam âm giao: Đây là huyệt giao nhau của 3 kinh tâm, tỳ, thận.
Tác dụng: Sưng đau vùng cẳng chân, đau do thoát vị, tiêu hóa kém, ăn không tiêu, sôi bụng, đầy bụng, chống nôn. Toàn thân đau nhức, nặng nề, khó ngủ.
Vị trí: Ở mặt trong cẳng chân; Bờ trước cơ gấp dài các ngón và cơ cẳng chân sau; Các nhánh vận động của dây thần kinh chày sau + dây thần kinh hiển trong. Cách lấy từ chỗ lồi cao nhất của mắt cá trong đo lên 3 tấc. Huyệt ở bờ sau trong xương chày.
Cách bấm: Tay phải ôm lấy cổ chân phải, ngón cái bấm vào huyệt, bấm nhẹ nhàng, ấn dần từ nông đến sâu, người bệnh cảm thấy căng tức. Thời gian bấm từ 5-10 phút.
Huyệt quan xung vị trí ở dưới phía ngoài móng tay của ngón tay vô danh (ngón tay thứ 4 hay còn gọi là ngón đeo nhẫn).
Cách bấm: Bàn tay trái úp bàn tay phải ôm lấy 4 ngón tay, ngón cái bấm vào vị trí huyệt, vừa bấm vào huyệt vừa day, bấm khoảng từ 5-10 phút.
Khu thủ tâm: Nằm trên lòng bàn tay, đối diện với huyệt hợp cốc ở mu bàn tay.
Trước khi đi tàu xe 30 phút, bấm nhẹ nhàng các huyệt trên, hoặc đặt một ít gạo trộn với dầu cao vào khu thủ tâm, sau khi lên xe dùng ngón tay bóp nhẹ vào các huyệt trên thì sẽ tránh được say tàu, xe, đồng thời cần tránh ăn no hoặc đói quá, cần ăn trước khi đi tàu xe khoảng 60 phút, uống đủ nước.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Bài này ảnh minh họa lại có vấn đề, các bác xem cụ thể trang này để nghiên cứu, cách bấm huyệt tôi thường dùng và rất hiệu quả:
http://giadinh.net.vn/html/site/0e3812d114ac0c483e28292d333ebd09.html?column=135&direct=455c6d31e7e5e49f8dea243641ca29f2&lang=Vn&nID=5758
 
Chỉnh sửa cuối:

Phú Ông

Xe container
Biển số
OF-42822
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
6,785
Động cơ
610,598 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Loạt bài này cũng hay và dễ làm hơn, các bác cùng ngâm cứu:
Kinh nghiem chong say tau xe

Phòng chống say tàu xe bằng cách bấm huyệt Hợp cốc

Huyệt này nằm trên bàn tay và chỉ cần day bấm nó trong 10-15 phút, các triệu chứng say tàu xe sẽ giảm hoặc mất hẳn. Phương pháp này sẽ rất hữu ích nếu thuốc chống say tàu xe tỏ ra ít tác dụng hoặc khiến bạn rơi vào tình trạng ngủ gà ngủ gật.


Cách tìm huyệt Hợp cốc:

- Xòe rộng ngón tay cái và ngón tay trỏ.
- Lấy nếp gấp giữa đốt 1 và đốt 2 của ngón tay cái bên kia đặt vào mép da nối giữa ngón cái và ngón trỏ tay này; đầu ngón áp lên mu bàn tay này (giữa hai xương bàn tay 1 và 2).
- Đầu ngón cái áp vào đâu thì chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác rất ê tức (có khi cảm giác ê tức thấu sang phía ngón út).Cũng có thể xác định bằng cách: Khép chặt ngón tay cái và ngón tay trỏ, huyệt nằm ở điểm cao nhất của khối cơ nổi lên giữa hai xương bàn tay 1 và 2.


Kỹ thuật day bấm huyệt

Dùng ngón cái của tay bên kia hoặc một vật có đầu tà như chiếc đũa, quản bút... bấm thật mạnh vào huyệt, lực bấm càng mạnh càng tốt, sao cho xuất hiện cảm giác tê tức đến mức rất khó chịu là được. Day bấm luân phiên cả hai tay liên tục trong 10-15 phút. Có thể tự mình day bấm từng bên hoặc nhờ người khác day bấm đồng thời hai huyệt ở hai bên. Hiệu quả của thao tác được đánh giá bằng sự giảm hoặc mất các triệu chứng bệnh lý.


(ThS Hoàng Khánh Toàn, Sức Khỏe & Đời Sống)






Chứng say tàu xe


Say tàu xe là bệnh gây ra bởi những tín hiệu trái ngược nhau truyền về não từ nhiều giác quan khác nhau. Những triệu chứng thường gặp như: Buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn…Tiền đình, một cơ quan nhỏ của tai trong là cơ quan chịu trách nhiệm về sự thăng bằng của cơ thể là bộ phận đầu tiên gây nên chứng bệnh này. Tiền đình bao gồm tiền đình và ống bán nguyệt, nhờ những tế bào niêm mạc bao quanh nó giúp ta cảm nhận những thay đổi về vận tốc hướng đi. Thông tin được truyền qua dây thần kinh tiền đình tới não. Khi có sự thay đổi, chuyển động như lắc lư, nhanh chậm, những thông tin trái ngược sẽ khiến não điều khiển quay đầu theo hướng trái ngược với cảm nhận của chúng ta. Ví dụ chúng ta cảm nhận là quay sang hướng trái thì cơ thể lại nhận được tín hiệu quay theo hướng phải. Trạng thái say xe xuất hiện. Có một số người bị say tàu xe do không quen ngửi một số mùi như mùi nước hoa, mùi mồ hôi người, mùi nệm ghế xe…Những người này thường thấy khó thở và buồn nôn. Cũng có một số người say xe do nguyên nhân thuộc về yếu tố tâm lý, như sợ sệt, mệt mỏi, mất ngủ hoặc thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh làm sức khoẻ suy yếu. Hoặc có những người chưa lên xe đã buồn nôn hay nhìn thấy người khác nôn cũng buồn nôn.


Một số biện pháp chống say tàu xe:

Đi tàu - thuyền: Tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát, ngoài trời. Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất.Trên máy bay: Nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay.

Trên ô tô-xe lửa: Nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên. Ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.Trước khi đi nên nghỉ ngơi dưỡng sức khoẻ. Không uống rượu trước hoặc trong lúc đi. Không hút thuốc lá hoặc ngồi cạnh người hút thuốc lá trong lúc đi. Không đọc sách báo hoặc nhìn chăm chú vào một vật gì đó. Nếu có người say xe ngồi gần bạn, nên tránh xa hoặc không nhìn họ kẻo bạn cũng bị “lây”.



CHUẨN BỊ ĐI DU LỊCH

Gói gọn đồ, sau đó cột chặt các gói với nhau. Bằng cách này bạn có thể kiểm soát và dễ tìm thấy món cần tìm sau khi đến địa điểm du lịch.
Đặt những loại quần áo thô, cứng như đồ jean và jacket xuống đáy, những gì mềm và dễ tạo nếp nhăn lên trên cùng. Ở giữa các tầng quần áo bạn nên đặt ít giấy để phân tách. Ống quần và ống tay áo đôi khi có thể thò ra ngoài va li, vì thế bạn nên nhẹ nhàng ấn mọi thứ xuống.
Bạn chỉ nên đem giày dép theo 2 loại: một đôi dành cho việc đi lại bình thường và một dành cho các cuộc gặp gỡ trang trọng (nếu có). Màu sắc thì nên trung thành với 2 màu nâu hoặc đen. Du khách lưu ý mang theo những món phụ kiện như khăn choàng cổ, phòng khi thời tiết bất thường. Ngoài ra, bạn nên mang theo kim, chỉ và đinh ghim phòng những trường hợp khẩn thiết như sút cúc.
Bạn nên đem theo một hay hai cuốn sách ưa thích để đọc trong khi di chuyển. Đừng quên những gì thuộc về cá nhân bạn như kính, kính sát tròng và dung dịch ngâm rửa của loại kính này, và các loại thuốc thông dụng cũng như thuốc đặc trị dành riêng cho bạn. Cẩn thận hơn bạn có thể đem theo đơn bác sĩ phòng khi hết thuốc hoặc bệnh trở nặng đột ngột thì trung tâm y tế mới cũng sẽ dễ dàng chẩn trị cho bạn hơn.
Nếu có trẻ em đi cùng, bạn đừng quên mang theo áo ấm cho trẻ phòng thời tiết thay đổi, một ít bánh ngọt hoặc mặn để trẻ ăn trên đường di chuyển. Trẻ em có sức đề kháng yếu, vì vậy trẻ thường hay sốt hoặc say nắng khi di chuyển trong thời tiết nóng nực, vì vậy bạn nhớ đem theo miếng dán hạ sốt Aikido phòng khi trẻ sốt hoặc say nắng. Bạn cũng đừng quên tham khảo để biết địa chỉ, số điện thoại cơ sở y tế nơi bạn đến để liên hệ trong trường hợp khẩn cấp.
Trong trường hợp bạn bị say xe, nhớ mang theo cao dán chống say tàu xe ARIEL hoặc thuốc chống say xe dự trữ cho lượt về, vì có thể bạn không mua được những thứ này nơi bạn đến.
Luôn giữ các hóa đơn thanh toán cùng với nhau trong trường hợp công ty đài thọ chuyến đi và sẽ trả tiền hóa đơn cho bạn.
Và sau cùng, bạn nhớ mang theo bao cao su phòng những trường hợp khẩn cấp cần dùng đến, đừng ngại dù bạn là nam hay nữ.


(
www.saytauxe.com)


Say tàu xe
Nhiều người cảm thấy người rất khó chịu trên đường di chuyển bằng các phương tiện giao thông như máy bay, ô tô, tàu thủy, v.v… Cảm giác nôn nao, khó chịu khi chúng ta di chuyển trên tàu xe là do có sự trục trặc trong sự phối hợp giữa các cơ quan “định vị” của cơ thể. Những cơ quan đó là mắt, tai trong cùng 3 ống bán khuyên ở ba mặt phẳng khác nhau và các dây thần kinh cảm giác. Những trung tâm thần kinh ở phía dưới não giải mã các tín hiệu nhận được của mắt, tai trong và những dây thần kinh cảm giác tạo ra sự nhận thức chung về vị thế cân bằng của chúng ta trong tự nhiên. Điểm ở não gây ra phản ứng nôn ở ngay cạnh những trung tâm thần kinh này. Bởi vậy, khi chúng ta bị nghiêng ngả, trên tàu thủy khi gặp sóng mạnh, bị nâng lên hạ xuống khi máy bay gặp những hố không khí, bị chao đảo người trên ô tô khi chạy ở những chỗ ngoặt, sự liên lạc giữ các cơ quan định vị bị rối loạn, đồng thời điểm gây nôn bị kích thích làm chúng ta chóng mặt và buồn nôn. . Triệu chứng Cảm giác say tàu xe của mỗi người mỗi khác nhưng thường thể hiện trong số các triệu chứng như sau: chóng mặt khó chịu, mặt tái, đổ mồ hôi, người đờ đẫn, không muốn ăn, buồn nôn, nôn ói nhiều lần. Người có tư tưởng lo ngại mình sẽ bị say tàu xe càng dễ bị say. . Cần phải làm gì?
ĐI XE TRÊN BỘ: Nên ăn trước khi đi, trên xe ô tô nên ngồi phía trên, nhìn ra đằng trước, mở hé cửa kính, yêu cầu không ai hút thuốc và người lái xe giữ tốc độ đều đều. Sau một chặng đường, nên dừng xe, xuống xe để thở hít không khí bên ngoài và đi bách bộ. Nếu thường bị say xe, nên uống thuốc chống say nửa giờ trước khi đi.

TRÊN TÀU THỦY: Trước khi đi nên ăn những thức ăn có chất lượng. Trong cuộc hành trình, không nên hút thuốc, không nên đọc sách báo. Nếu có điều kiện, nên ngồi ở khoảng giữa tàu, ở ngoài trời. Có thể uống thuốc an thần và thuốc chống nôn trước khi xuống tàu. Tuy vậy, chúng ta cũng nên biết rằng, gặp ngày biển động thì chính những thủy thủ ở trên tàu cũng không tránh khỏi bị say sóng.
TRÊN MÁY BAY: Nên ăn nhẹ, mặc quần áo rộng, ngồi ghế ở cạnh đường đi để thỉnh thoảng đứng lên đi lại cho khỏi chồn chân. Nếu cần nên uống thuốc an thần hay chống nôn ngay từ trong phòng đợi.


(Bác sĩ Ngô Văn Quỹ- Trần Văn Thụ)







No hay đói đều dễ bị say tàu xe

Bạn không nên bước lên tàu xe trong tình trạng quá no hay quá đói nếu thuộc loại dễ "say". Các loại mùi đặc biệt như mùi thuốc lá, hơi người... cũng dễ khiến người đi tàu xe xây xẩm mặt mày.
Không ít người hễ bước lên xe là bị lảo đảo, chóng mặt, đau đầu, nôn thốc nôn tháo, mặt mũi tái xanh, sau chuyến đi có thể phát ốm. Đó là triệu chứng say tàu xe.

Nguyên nhân chủ yếu gây say tàu xe là sự kém thích ứng của tiền đình với sự thay đổi vị trí của cơ thể một cách không có quy tắc. Trong hoạt động hằng ngày, chúng ta quen đi lại trên mặt đất bằng, không quen với sự tròng trành. Sự thay đổi phương hướng và tốc độ vận động khác nhau đều gây kích thích không tốt cho cơ quan tiền đình ở tai trong. Sự kích thích này mạnh đến một mức nào đó sẽ làm cho một số người chịu không nổi, dẫn đến tình trạng váng đầu, buồn nôn và nôn.

Dưới sự chi phối của thần kinh trung ương, tiền đình điều tiết sự thăng bằng tư thế của cơ thể khi đi máy bay, tàu thuyền hoặc các loại xe cộ. Sự dao động tròng trành làm cho cơ thể thay đổi tư thế không có quy luật, kích thích cơ quan tiền đình của tai trong. Người thích ứng tốt thì không sao, nhưng với những người có cơ quan tiền đình quá mẫn cảm, kém thích ứng với sự thay đổi vị trí không có quy tắc, hiện tượng say tàu, say xe sẽ diễn ra.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp say xe không phải do tiền đình mà do ăn quá no, quá đói, mệt mỏi, bực bội, mất ngủ, không khí ô nhiễm. Bạn cũng dễ say nếu mẫn cảm với các mùi đặc biệt như mùi xăng ôtô, khói thuốc lá, mùi các loại mồ hôi ở hành khách, mùi tàu xe lâu không được khử mùi.

Hạn chế say tàu xe
Thông thường những người ít hoặc lần đầu đi tàu xe dễ bị chứng say hơn những người phải đi lại thường xuyên. Biện pháp tốt nhất là tập luyện trong một thời gian dài hoặc ngồi tàu, xe nhiều lần để nâng cao khả năng thích ứng của cơ quan tiền đình đối với vận động không có quy tắc.

Đối với những người không có cơ hội đi tàu xe trong thời gian dài, việc thường xuyên rèn luyện thể lực có tác dụng hỗ trợ cho việc điều tiết thăng bằng vị trí của cơ thể. Các môn vận động vòng lăn, bàn đu dây, cầu trượt, xà đơn, xà kép, nhào lộn trên đệm... đều có thể nâng cao khả năng thích ứng của tiền đình.

Đối với những người say tàu, xe do mùi, do tâm lý hay tình trạng quá no, quá đói thì phải khắc phục được những nguyên nhân này. Nếu bạn mẫn cảm với mùi xăng, mùi mồ hôi thì nên chọn những chiếc xe chất lượng tốt, được vệ sinh sạch sẽ. Có thể ngửi những mùi dễ chịu như ruột bánh mì, vỏ cam, quýt, gừng. Đừng nên ăn quá no hoặc để quá đói, tránh những thức ăn khó tiêu như dừa, trứng, lạc.

Tình trạng stress cũng làm bạn nôn nao, do vậy phải tạo một cảm giác thoải mái khi bước lên tàu, xe. Cười, nói vui vẻ với những người xung quanh cũng hạn chế được rất nhiều chứng này. Chính vì vậy mà những hành khách không có bạn đồng hành thường dễ bị say dù là đi một đoạn đường ngắn; nhưng nếu đi cùng bạn bè, gia đình thì dù trải qua một chặng đường dài vẫn khỏe mạnh bình thường. Hiện nay đã có rất nhiều loại thuốc say tàu xe được sử dụng, có thể gây buồn ngủ hoặc không. Để sử dụng thuốc có hiệu quả, người cần nói rõ mức độ say của mình để bác sĩ cho thuốc phù hợp. Nên uống trước khi lên tàu xe 30 phút.


(BS. Nguyễn Hoàng Nam, Sức Khỏe & Đời Sống)



Đối phó lại chứng say tàu xe.
Không phải ai trong chúng ta cũng bị say tàu xe, nhưng nếu ai bị chứng bệnh này thì thật là phiền toái, thậm chí khiến họ có cảm giác sợ khi đi phải đi xa bằng tàu, xe…

• Say tàu xe là gì?
Mặc dù cảm giác khó chịu chỉ là tạm thời, song nó là nỗi thống khổ của những người say tàu xe mỗi khi phải đi xa, đặc biệt là với những người thường xuyên phải di chuyển bằng các loại phương tiện giao thông này. Người bị say tàu xe có cảm giác nôn nao, khó chịu khi đi lại bằng xe ô tô, tàu hỏa, máy bay, tàu biển, thuyền. Một số người khi chơi trò chơi điện tử, phi công tập bay hay nhìn qua kính hiển vi cũng có cảm giác giống như bị say tàu xe. Hiện tượng này xảy ra khi mắt và cơ thể không cùng chuyển động. Trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 12 tuổi, phụ nữ và người lớn tuổi thường bị say tàu xe, còn trẻ em dưới 2 tuổi thì hiếm khi có cảm giác này.
• Triệu chứng: Người bị say tàu xe thường có cảm giác khó chịu, buồn nôn, nôn ói, đau đầu, toát mồ hôi.


• Nguyên nhân gây say tàu xe:

Say tàu xe xảy ra khi não nhận được những thông tin khác nhau từ tai trong, mắt và một số bộ phận khác trên cơ thể dựa trên mức độ cảm nhận sự chuyển động khác nhau của chúng. Một trong những bộ phận kiểm soát sự cân bằng của cơ thể (tai trong, mắt, thần kinh cảm giác) cảm nhận được sự chuyển động trong khi một số bộ phận khác không cảm nhận được sự chuyển động này. Ví dụ : Bạn đang ở trong cabin của một con tàu đang chạy, tai trong của bạn cảm nhận được sự chao đảo của các con sóng lớn trong khi mắt của bạn không nhìn thấy gì cả. Lúc này, mắt và tai trong cùng gửi đến não những cảm nhận khác nhau. Kết quả là bạn bị say!


• Đối phó với tình trạng say tàu xe

Tình trạng say tàu xe chỉ chấm dứt khi bạn không còn cảm nhận sự chuyển động hoặc các bộ phận trên cơ thể có cùng cảm giác là đang chuyển động. Vì thế, khi đi tàu xe, bạn nên ngồi hoặc nằm ở những vị trí ít bị chao đảo, hoặc ít có cảm giác chuyển động nhất. Nếu đi máy bay : Nên ngồi ở gần bộ phận cánh máy bay.

Đi tàu và thuyền: Ngồi trên boong và nhìn về đường chân trời, hoặc ngồi ở cabin gần phần giữa thân sau. Bạn cũng có thể dùng thuốc để làm giảm các triệu chứng say tàu xe. Mỗi loại thuốc say tàu xe có công dụng khác nhau, có loại làm giảm thiểu cảm giác chuyển động, có loại làm giảm cảm giác buồn nôn hoặc hạn chế nôn. Bạn cũng có thể tìm ra những biện pháp cho riêng mình, chẳng hạn như nghĩ đến những điều làm bạn vui vẻ, hưng phấn để chế ngự cảm giác buồn nôn, nhức đầu. Không đọc sách khi xe chạy. Chọn những chiếc xe sạch sẽ, chọn ghế ngồi phía đầu xe, mang theo vỏ cam, quýt, gừng tươi… để chống say xe. Trong điều kiện khí hậu nóng nực nên có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, không mang theo thức ăn có mùi, không dùng dầu gió trong xe cũng sẽ làm giảm cảm giác say tàu xe.

(Nguồn Thanh Niên)





13 cách chống say xe

Mùa hè đang bước vào giai đoạn cao điểm dành cho các kỳ nghỉ. Làm thể nào để thưởng thức một chuyến đi trọn vẹn mà không bị ảnh hưởng bởi tình trạng say xe? Mặc dù không có phương pháp nào để cứu chữa tình trạng say xe nhưng nó có thể được phòng ngừa nếu áp dụng một số phương pháp sau:

1. Uống thuốc chống say Thuốc chống say, chẳng hạn như Cinnarizine, có thể uống hai giờ trước chuyến đi và chống say trên 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận trước khi uống thuốc và kiểm tra xem loại thuốc đó có gây phản ứng phụ hay không, nếu không nó có thể gây ảnh hưởng tới việc lái xe trong trường hợp bạn là người lái.

2. Dùng miếng dán chống say Những miếng dán ở cổ tay chứa các hạt chất dẻo nhỏ tạo áp lực bên trong cổ tay và có khả năng phong ngừa tình trạng say xe. Bạn cũng có thể tự tạo ra áp lực giữa hai đường gân cách khoảng 3 cm từ khớp cổ tay.

3. Dùng thảo dược Nhiều người ngậm gừng để làm dịu dạ dày và vì vậy chống say xe. Loại “thuốc” này có thể nhai sống thành từng miếng nhỏ và ngậm vào miệng khi lên xe.

4. Chọn chỗ ngồi phía trước Mặt hướng về phía trước và giữ đầu trong trạng thái ổn định cũng là cách hay để giảm say xe.

5. Tập trung lái xe Sự tập trung cần thiết có thể làm bạn quên đi cảm giác say xe. Nên tập trung quan sát và nhìn vào đường đi phía trước.

6. Tập trung nhìn về phía trước Đối với hành khách, nên cố gắng tập trung nhìn thẳng về phía trước – đừng nhìn hai bên hoặc quay đầu lại để nói chuyện với những người phía sau.

7. Đừng đọc Đừng đọc bất cứ thứ gì trong xe, thậm chí cả bản đồ - hãy để một ai đó định vị giúp bạn trong trường hợp bạn không biết đường.

8. Tránh những bữa ăn lớn Tránh những bữa ăn lớn và rượu trước khi khởi hành nhưng cũng đừng bao giờ đi với cái dạ dày rỗng tuếch.

9. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

10. Chọn những con đường thẳng Nếu có thể, những con đường thẳng mang đến cho bạn cảm giác thoải mái và ít buồn nôn hơn những con đường gập ghềnh.

11. Hít thở không khí trong lành – mở cửa sổ Chẳng hạn nếu trời quá nóng hoặc khi đi gặp đoạn tắc đường, bạn nên đóng cửa sổ lại và bật điều hòa. Còn trong thời tiết dịu mát, cách tốt nhất nên mở cửa sổ và hít thở không khí bên ngoài để tránh say xe.

12. Chơi các trò chơi Đối với trẻ em, những trò chơi có khả năng thu hút khiến chúng trở nên sao lãng. Vì vậy, bất kỳ trò chơi nào cần nhìn ra ngoài cửa sổ đều rất phù hợp để tránh say xe, chẳng hạn như trò chơi từ ngữ hoặc gieo vần.

13. Chuẩn bị những túi đựng nhỏ Nên có những túi đựng nhỏ trong trường hợp khẩn cấp để bạn có thể vồ lấy trước khi nôn ra xe.


(Theo AutoNet)

 

khoavq

Xe điện
Biển số
OF-13902
Ngày cấp bằng
11/3/08
Số km
2,616
Động cơ
542,009 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội, Việt Nam
Uống thuốc chống say cũng đỡ hơn 1 chút
Uống thuốc bổ cũng đỡ hơn 1 chút
nhưng chỉ có đi nhiều thi quen thôi
Cháu chẳng biết khuyên gì nữa.:'(
 

M&S

Xe đạp
Biển số
OF-28484
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
31
Động cơ
484,052 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy.
Công nhận là đi nhiều sẽ hết bị say.
Điển hình là bà già em trước đứng cạnh xe cũng say. Hồi hè em cho là chuyến xuyên Việt. Hôm đầu tiên ra cả mật vàng mật xanh. Đến ngày thứ 2 thì hết nôn nhưng vẫn kêu say,và ngày thứ 3 trở đi chả làm sao, lại còn hát nữa :P Từ hồi ấy đến giờ đi vô tư. Keke.
 

M&S

Xe đạp
Biển số
OF-28484
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
31
Động cơ
484,052 Mã lực
Nơi ở
nơi ấy.
Công nhận là đi nhiều sẽ hết bị say.
Điển hình là bà già em trước đứng cạnh xe cũng say. Hồi hè em cho là chuyến xuyên Việt. Hôm đầu tiên ra cả mật vàng mật xanh. Đến ngày thứ 2 thì hết nôn nhưng vẫn kêu say,và ngày thứ 3 trở đi chả làm sao, lại còn hát nữa :P Từ hồi ấy đến giờ đi vô tư. Keke.
 

summer

Xe tăng
Biển số
OF-16245
Ngày cấp bằng
12/5/08
Số km
1,147
Động cơ
522,140 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội city
Cứ đi
Hôm nay say
Mai đi tiếp
...cứ thế đến ngày n ...hết say luôn
Cách này nhất đấy
 

unik

Xe buýt
Biển số
OF-81
Ngày cấp bằng
31/5/06
Số km
544
Động cơ
587,360 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Muốn kô bị say xe, chuẩn nhất là không đi xe đảm bảo không say, hihi, em đùa tí để xem chữ kí mới nó thế nào :P
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top