Nhật nó còn bỏ được cơ mà, chúng ta cần cải cách như thời Minh trị của Nhật, tại sao không?
TPO - Từ năm 1873, chính phủ Minh Trị của Nhật Bản đã đưa ra quyết định mang tính bước ngoặt lịch sử, đó là bỏ lịch âm vốn được sử dụng suốt 1.200 năm.
Triều đại Minh Trị (1868- 1912) là thời kì nước Nhật bước vào quá trình hiện đại hóa. Chính phủ Minh Trị tiến hành một loạt các cải cách quan trọng nhằm phát triển kinh tế Nhật. Ngày 9/11/1872 (theo lịch âm), chính phủ Minh Trị kí sắc lệch tuyên bố lịch âm mà nước này sử dụng là sai sự thật lệnh trong 23 ngày phải “xóa bỏ lịch cũ, áp dụng lịch dương từ nay cho đến mai sau”.
Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh “Hiệp ước Hữu nghị và Thương mại giữa Nhật Bản và Mỹ” được kí kết năm 1858 và phương tây đang phát triển kinh tế vượt trội so với châu Á. Do đó, chính phủ Minh Trị buộc phải sửa đổi các điều ước càng sớm càng tốt và thực hiện tây hóa Nhật Bản, đẩy mạnh cải cách để tránh khỏi tầm ảnh hưởng của nền văn hóa khác mà Trung Quốc là mạnh nhất thời bấy giờ.
Việc thay đổi lịch và bỏ ăn tết âm lịch là một trong những cách để giúp Nhật Bản tây hóa và là điều không thể tránh khỏi vào thời điểm đó. Tất nhiên sự kiện vấp phải nhiều phản đối vì thời gian từ lúc kí sắc lệnh đến lúc thực hiện việc xóa lịch âm vốn được sử dụng cả nghìn năm khá gấp gáp, chỉ diễn ra chưa đầy 1 tháng.