Bọn nó có làm việc cái đầu củ cải ý. Nói cho nhanh là làm qua loa cho xong việc.
Bất cứ luật gì thì cũng xuất phát từ thực tế cuộc sống, và từ thực tế đó, luật ra đời để điều chỉnh các phạm vi, giới hạn trong cuộc sống nhằm làm cho cuộc sống dễ chịu hơn, nhân văn hơn, tốt đẹp hơn...
Một điều luật hay bộ luật ra đời cần phải dựa trên các dữ liệu, các sự việc hiện tượng xảy ra trong cuộc sống hoặc từ các sự việc hiện tượng đang phát triển có tính kế thừa hiện tại.
Như vậy, xây dựng luật không thể chỉ dựa trên các báo cáo thuần túy mà các nhà làm luật phải thật sự tiếp xúc va chạm với cuộc sống thật, có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, hơn nữa, các nhà làm luật phải có trình độ xuất sắc ... để viết ra điều mà chi phối hoạt động của mọi người dân của cả một quốc gia.
Tuy nhiên, e không nghĩ ở ta, các vị làm được như vậy. Cái thâm căn cố đế là bệnh thành tích nó ăn sâu quá rồi, từ trên mãi thượng đỉnh xuống đến cuộc sống đời thường. Các nhà làm luật cũng không tránh khỏi, bản thân các nhà làm luật cũng nhiều người không đủ trình độ. Cái cần nhất là va chạm thực tiễn thì các ông không có hoặc có rất ít. Các vụ Ngực lép không được lái xe, hay tương tự thế (mời google) là điển hình của tư duy này, khi ra đến đời thường là vênh ngay...
E tin rằng, ngoài đường kia, rất nhiều người dân có thể góp ý để các luật về giao thông có tính thực tiễn hơn, nhưng luật giao thông lại ra đời trong bối cảnh máy lạnh và biểu quyết bởi những người có xe tiêu chuẩn cao và tài xế riêng! Các khía cạnh khác cũng không ngoại lệ. Cái hay nhất là trưng cầu dân ý thì lại không dám làm. Ý kiến phản biện của người dân là nguồn bổ sung vô cùng lớn các góc khuất của cuộc sống, đảm bảo luật ra đời sẽ phủ kín mọi ngóc ngách đời sống, nhưng dân chả là cái đinh gì...
Cho nên, sẽ còn nhiều vụ cười ra nước mắt về các bộ luật sắp tới. Luật sơ hở và hiểu thế nào cũng đúng cũng là gốc rễ của mọi việc chạy chọt quan hệ thân hữu, lợi ích nhóm hay sinh ra các ông zời con...