Xin lỗi vì trả lời cụ chậm. Thung Lũng Các Vị Vua (Valley of the Kings) và khu Kim Tự Tháp là hai chỗ chôn các Pharaon Ai Cập thuộc 2 thời kỳ khác nhau, cách nhau cả nghìn năm. Vị trí địa lý của nó cũng cách nhau xa: Các Kim Tự Tháp Giza thời nằm phía Bắc Ai Cập, hạ nguồn sông Nile, gần thủ đô Cổ Vương Quốc là Memphis. Còn Valley of the Kings nằm ở thượng nguồn sông Nile phía Nam, gần thủ đô Tân Vương Quốc là Luxor. Mấy chỗ này cháu sẽ kể ở phần tiếp theo.Cụ chủ tiếp đi, cháu đang chờ ảnh mấy em sphinx với truyền thuyết liên quan đến em nó! ah, cái thung lũng hoàng đế hay vua gì đó có phải là chỗ cái kim tự tháp step cụ vừa nói không ạ? cháu xem dis nhiều nên thông tin nó cứ loan cả lên - Khổ vì du lịch qua màn ảnh nhỏ thế ạ!
Do nguồn thông tin về Ai Cập có rất nhiều, cháu ko muốn đi google về để chém gió với các cụ nên thớt này nặng về hình ảnh, ko cung cấp thông tin dông dài. Tuy nhiên, cháu cũng xin phép được tóm lược một số nét chính về lịch sử Ai Cập để các cụ có một ý tưởng nhất quán và xâu chuỗi về hành trình của cháo và các địa điểm lịch sử trên đất Ai Cập như thế này:
- Khởi đầu: Nền văn minh Ai Cập được coi là một trong những nền văn minh lâu đời nhất của nhân loại. Nhưng thực ra ko hẳn thế, nhiều nghiên cứu cho thấy khởi thủy của nó đến từ một nền văn minh lâu đời hơn có mặt tại vùng Sahara. Khi vùng này bị sa mạc hóa - đâu đó vào khoảng 5-7 nghìn năm trước Công nguyên, những người ở đó di chuyển lên phía Bắc đến vùng ven biển Địa Trung Hải có khí hậu dễ sống hơn, và từ đó hình thành nên những dân cư đầu tiên của Ai Cập. Tại sao Sahara lại bị sa mạc hóa - không ai biết điều gì đã xảy ra cả. Cứ nhớ rằng thời gian đó cũng là lúc kết thúc Kỷ băng hà, Lục địa Atlantic huyền thoại bị nhấn chìm và voi Mamooth tuyệt chủng.
- Cổ Vương Quốc: vào khoảng 3500 - 3000 năm trước CN, nhà nước Ai Cập tại lưu vực sông Nile đã trở nên hùng mạnh dưới sự trị vì của các Pharaon - những người muốn vinh quang và quyền uy của mình trở thành bất diệt thông qua việc xây dựng Kim Tự Tháp.
- Trung Vương Quốc: Sau khi các Pharaon của dòng họ Cheops chết đi, Ai Cập chìm vào nội chiến trong khoảng vài trăm năm đến khi triều đại của Trung Vương Quốc được thành lập, kéo dài khoảng 500 năm từ 2500 - 2000 năm trước CN.
- Tân Vương Quốc: thành lập vào khoảng 1500 năm trước CN, đóng đô ở Luxor (còn được biết với cái tên quen thuộc trong thần thoại Hy Lạp là Thebes). Thời này để lại nhiều di tích lich sử nhất cho Ai Cập với những cái tên như Ramses, Hapsetut, Tutankhemun ....
- Thời kỳ Hy Lạp: Tân Vương Quốc sau nhiều cuộc chiến tranh đã trở nên suy sụp và hoang tàn trong sự cạnh tranh với các nền văn minh mới nổi lên cạnh nó. Vị Pharaon cuối cùng của họ tử trận trong một cuộc chiến tranh với Ba Tư. Trong khoảng vài trăm năm trước Công nguyên, Ai Cập bị người Hy Lạp vượt biển Địa Trung Hải chinh phục, mà kẻ chinh phục nổi tiếng nhất chính là Alexandre Đại Đế, người xây nên Ngọn hải đăng Alexandre ở thành phố cùng tên nơi Ai Cập giáp Địa Trung Hải.
Người ta còn gọi là thời kỳ Hellenistic, chắc vì coi người Hy Lạp đều là con cháu chị Helen từ thành Troy về. Thành Troy được xác định trên đất Thổ Nhĩ Kỳ, mà các cụ hẳn còn nhớ chị Helen ở Troy với anh Paris 10 năm, nên con cháu chị í chắc gì đã là người Hy Lạp nhỉ? Chỗ này còn loạn xạ lắm/
Tóm lại là thời đại của các Pharaon sau Tân Vương Quốc đã chấm dứt và Ai Cập sau đó do các vua gốc Hy Lạp cai trị. Vị vua được biết đến nhiều nhất ... chính là chị nữ hoàng Cleopatra. Và đến đây, hẳn các cụ nhận ra một sai lầm rất nhiều người đã từng mắc phải: Cleopatra - Người Ai Cập nổi tiếng nhất trên thế giới từ trước đến nay hóa ra lại không phải là người Ai Cập!!!!
Ảnh minh họa:
Chị Cleopatra do Liz Taylor đóng trong bộ phim phổ biến nhất năm 1963 (mặc dù có nhiều phim khác về chị í bậy hơn nhiều, các cụ xem cả rồi, cháu biết thừa)
http://s.libertaddigital.com/fotos/noticias/cleopatra-portada-liz-taylor.jpg
Chỉnh sửa cuối: