- Biển số
- OF-386456
- Ngày cấp bằng
- 10/10/15
- Số km
- 162
- Động cơ
- 240,780 Mã lực
- Tuổi
- 46
Chúc cụ an nghỉ nơi chín suối
Cụ đa nghi quá.Em thì nghĩ bác ấy chỉ là 1 sản phẩm để tuyên truyền
Thành thực chia buồn cùng con người thật,mong bác an nghỉ.Thực chất hình tượng người chăn bò trong chuyện Cỏ non lại ko phải là anh Hồ Giáo!
Cụ ngồi lên bàn để em lạy cụ một cáiChắc em thua cụ ấy. Em có mỗi con 2 bình còn cụ ấy có cả chục con, mỗi con 6 bình
Thế cụ đc 3 kỳ đại biểu Quốc hội như bác ấy chưa2 lần AHLĐ, lại do phe mình phong thì có gì ghê gớm đâu.
Em đây hàng trăm lần đc phong AHBP đây mà còn đang khiêm tốn. Toàn đối thủ phong cho em đấy nhé.
Cụ oánh máy nhầm ah? Con đó là con Ba Bớp chứ?Em vẫn nhớ Anh Hồ Giáo và con Ba Đớp trong tác phẩm "cỏ non " khi hồi còn đi học.
Em lại đọc như này:Cụ quả thật là Thánh chém!
Thưa với cụ là cái truyện Cỏ non ấy có vài chục dòng, chứ có phải thiên tiểu thuyết dài kỳ với những mỹ từ cao siêu gì đâu mà đòi hỏi những người có trình độ cao siêu như cụ mới đọc hiểu được ạ?
Và cụ dựa vào đâu để khẳng định đọc truyện Cỏ non thì sẽ biết địa danh ở đây là vùng Con Cuông (Nghệ An)?
Em không khẳng định anh Nhẫn lẫy mẫu từ ông Hồ Giáo, nhưng còn chuyện hoàn cảnh sáng tác Cỏ non thì chính tác giả Trần Phương cũng đã từng nói:
“Ngày ấy tôi làm việc cho Tạp chí Quân tiên phong văn nghệ Quân đội, thường vẫn được Ban biên tập cử về các đơn vị viết bài. Lần tôi đi công tác qua đoạn cánh đồng ngang với đường Hòa Lạc bây giờ, giữa trưa, nắng như đổ lửa tưởng như cháy da cháy thịt ấy tôi đã bắt gặp một cảnh tưởng không thể nào quên....
Tôi gặp được con người mặc áo lính chăn bò ngày đó chính là gặp được một điểm sáng. .... Và tác phẩm "Cỏ non" ra đời. Nhưng trước khi tôi viết truyện ngắn này tôi đã phải thân chinh một mình lặn lội lên Đồn Vàng - Hòa Bình để trực tiếp “học nghề chăn bò”, tìm hiểu về bò, hỏi những người trong đồn mách cho cách nhận biết đâu là con bò tốt, bò khỏe và đặc biệt làm thể nào để khiển nó bằng khẩu lệnh như anh bộ đội đã làm được...”.
http://dantri.com.vn/van-hoa/vinh-biet-anh-hung-ho-giao-va-chuyen-ve-mot-su-hieu-nham-dang-men-20151014224229518.htm
em cũng ko hiểu rõ lắm, rốt cuộc ông Hồ giáo có chiến tích nào để được phong anh hùng thế, sao ở VN dek thấy con trâu Muira nào cả và nghành chăn nuôi Vn về mặt kinh tế vẫn là con số 0 tròn trĩnh, dù đã hơn 40 năm trôi qua và em nghĩ 40 năm nữa cũng vây. Tóm lại là chiến tích gì hả bạn 3 củCó một số Cụ cho rằng AHLĐ Hồ Giáo chỉ là hình tượng để tuyên truyền, và một số Cụ tranh luận về nguyên mẫu trong truyện cỏ non, em không dám bàn luận đúng sai ở đây em chỉ xin trích dẫn tiểu sử của Ông trong wikipedia tiếng Việt để các Cụ thấy được tinh thần làm việc và niềm đam mê nghề nghiệp dù là thấp kém của Ông .Nếu các Cụ ko biết cụ thể xin đừng coment xúc phạm đến vong linh người đã khuất.
Ông là con cả trong gia đình có 6 người con. Năm 12 tuổi ông đi ở, làm thuê cho địa chủ [3].
Năm 1948 ông tham gia Việt Minh tại địa phương [3][7].
Năm 1954 ông tập kết ra miền Bắc, ở Sư đoàn 350 bảo vệ Hà Nội[8].
Năm 1990 ông nghỉ hưu, Sông Bé có 1404 con trâu Mura, nhưng đến 2008 chỉ còn 40 con. Khi nghỉ hưu, ông được Phạm Văn Đồng cho 15 con trâu Mura về Quảng Ngãi nuôi tại trại trâu Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, để nhân giống và giao cho các huyện trong tỉnh. Ông cũng nhân giống cỏ voi có năng suất và chất lượng tốt dùng nuôi trâu bò lấy sữa. Hiện tại (2008) còn lại 4 con trâu Mura đang được ông nuôi tại trại trâu Hành Thuận [3][8].
Ông là đại biểu Quốc hội 3 khoá IV, V và VI [3].
Công việc chăn nuôi gia súc
Năm 1960 Quân đội Nhân dân Việt Nam giảm 8 vạn quân, ông chuyển sang làm chăn nuôi ở nông trường Ba Vì, Hà Tây. Tại đó ông nuôi heo 5 năm sau đó chuyển sang nuôi bò. Do những thành tích trong nuôi heo và bò, như thụ tinh nhân tạo cho heo, trị bệnh heo, bò. Năm 1966 ông được phong Anh hùng Lao động.
Năm 1976 ông chuyển công tác về Trung tâm Nghiên cứu trâu và đồng cỏ miền Đông Nam bộ, xã Lai Khê, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé.
Năm 1977 Ấn Độ tặng Việt Nam 502 con trâu giống Mura với mục đích làm sức kéo và lấy sữa, trong đó có 2 con bà thủ tướng Indira Gandhi tặng thủ tướng Phạm Văn Đồng, ông chuyển sang nuôi trâu.
Năm 1986 có những con trâu trong đàn trâu Mura đạt trọng lượng 1000 kg, hàng chục con biết tự bước lên cân để kiểm tra trọng lượng khi nghe gọi đến tên của mình. Cùng năm đó ông được phong Anh hùng Lao động lần thứ hai[7].
Năm 1990, khi Hồ Giáo nghỉ hưu, Sông Bé có 1404 con trâu Mura, nhưng đến 2008 chỉ còn 40 con. Ông được Phạm Văn Đồng cho 15 con trâu Mura về Quảng Ngãi nuôi tại trại trâu Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành để nhân giống và giao cho các huyện trong tỉnh. Ông cũng nhân giống cỏ voi có năng suất và chất lượng tốt dùng nuôi trâu bò lấy sữa. Vào năm 2008 còn lại 4 con trâu Mura đang được ông nuôi tại trại trâu Hành Thuận [8].
Hồ Giáo trong văn học và giáo dục
Tố Hữu có bài thơ Gặp anh Hồ Giáo viết tháng 1 năm 1972, mở đầu bằng đoạn:
"Lần trước gặp anhChăn bò trên Tam Đảo
Sáng nay lại gặp anh Hồ Giáo
Chăn bò ở Ba Vì
Hỏi anh: Có thú vui gì?
Anh cười: Vui thú đời đi chăn bò...
Cách mạng cần, việc nhỏ việc to
Đánh Mỹ, nuôi bò, việc gì cũng quý."[9]
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 có bài Đàn bê của anh Hồ Giáo.[10]
Theo nhà văn Hồ Phương, tác giả của truyện ngắn Cỏ non được tuyển chọn trong sách giáo khoa Văn lớp 9, nhân vật Nhẫn trong tác phẩm này đã bị giáo viên và học sinh nhầm lẫn với Hồ Giáo. Cỏ non đoạt giải 3 của báo Văn nghệ năm 1959.[11]
Nhạc sĩ Nhật Lai đã sáng tác bài hát "Bài ca anh Hồ Giáo" được ca sĩ Quốc Hương trình bày[12]. Bài hát có đoạn:
"Ơi anh Hồ Giáo ơi…
Tôi nghe tiếng khèn pi yêu thương giữa lòng anh
Say mê những đàn bê, vâng theo anh Hồ Giáo…
Tôi nghe núi Ba Vì với sông Đà hòa tiếng ca"[13][14]
Câu nói
" Nhiều đêm ngủ không được, lo cho mấy con Mura ở trại chăn nuôi, sợ chúng nó không được chăm sóc chu đáo. Như thế ông có lỗi với cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng "[6]
Nhận xét
"Có người đặt câu hỏi: Vì sao Hồ Giáo nhận danh hiệu anh hùng, mà những 2 lần? Chơi với ông đã 20 năm nay, tôi cũng đã từng tự hỏi lòng mình như thế. Bây giờ thì tôi mới rõ: vì ông là… Hồ Giáo, một Hồ Giáo luôn tận tụy và trách nhiệm với công việc, một Hồ Giáo luôn luôn sạch, một Hồ Giáo không bao giờ quá phận, hay cơ cầu mà luôn tử tế với mọi người kể cả khi người ta chẳng chịu "tử tế" với ông"_Trần Đăng, Báo Thanh Niên [4].
"Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có ai trong đời mà hai lần nhận danh hiệu Anh hùng Lao động cho mỗi một việc là nuôi trâu như Hồ Giáo. Người anh hùng nuôi trâu ấy đã từng đi vào trang sách của các nhà văn với tất cả những lung linh ám ảnh."_Báo Thanh Niên[3].
"Ở Quảng Ngãi này ai cũng biết ông Hồ Giáo là người chăn bò hai lần được phong anh hùng, ai cũng biết giờ ông đã sắp 80 tuổi rồi mà vẫn còn chăn trâu. Hằng ngày ông vẫn đi từ thị xã đến trại trâu, ai đi qua đều nhìn thấy. Nhưng người ta chỉ biết vậy thôi. Hồ Giáo vẫn là một bí mật, ngay cả đối với người Quảng Ngãi"_nhà thơ Thanh Thảo [14]
"Báo chí đã viết nhiều về Hồ Giáo, đã có truyện về Hồ Giáo, có thơ về Hồ Giáo, có bài hát về Hồ Giáo. Nhưng mấy chục năm nay Hồ Giáo vẫn là một đơn nhất, không lặp lại."_Hoàng Hải Vân, Báo Thanh Niên[14].
Gia đình
Năm 1953, từ chiến trường Kon Tum về, Hồ Giáo được cha mẹ bỏ lễ với Ngô Thị Trúc bằng một buồng cau. Gia đình hai bên hẹn qua năm là cưới, nhưng Hiệp định đình chiến năm 1954, ông phải đi tập kết. Tuy thế nhưng vì Hồ Giáo là người nguyên tắc nên bao giờ ông cũng khai trong lý lịch là đã có vợ. Sự "thiệt thà" này vô tình đã trói chặt ông suốt mấy chục năm sau đó trên đất bắc [15].
Năm 1981 lúc 51 tuổi, Hồ Giáo mới chính thức lấy vợ. Vợ ông Huỳnh Thị Thành, nguyên là bộ đội, ít hơn ông 17 tuổi. Hai ông bà có một người con gái là Hồ Thị Tuyết Minh [15]. Hiện chị là giáo viên trung học cơ sở[5].
Cụ chịu khó đọc một chút :em cũng ko hiểu rõ lắm, rốt cuộc ông Hồ giáo có chiến tích nào để được phong anh hùng thế, sao ở VN dek thấy con trâu Muira nào cả và nghành chăn nuôi Vn về mặt kinh tế vẫn là con số 0 tròn trĩnh, dù đã hơn 40 năm trôi qua và em nghĩ 40 năm nữa cũng vây. Tóm lại là chiến tích gì hả bạn 3 củ
Em chẳng phủ nhận cái gì cả, em chỉ ko hiểu "thành tích anh hùng lao động" của ông này rốt cuộc là gì, nói chung chung thế em cũng được anh hùng lao động mất. "nỗ lực đặc biệt và nhiều thành tích" la cái gì ????? "Thời đó người ta lao động ko vì tiền là mục đích chính" - thê lao động vì cái gì, niềm tin hả cụ.Cụ chịu khó đọc một chút :
Lần thứ nhất được phong AHLĐ năm 1966 : thời đó tuy chăn nuôi trâi bò là 1 công việc bình thường nhưng cũng phải có những nỗ lực đặc biệt và nhiều thành tích thì mới được phong là Chiến sĩ thi đua rồi sau đó mới được suy tôn là AHLĐ. Thời đó người ta lao động ko vì tiền là mục đích chính.
Lần thứ 2 được phong AHLĐ năm 1986 do có thành tích nhân giống và nuôi đàn trâu Mura từ 502 con lên 1440 con ( năm 1990 ).
Còn sau này ko còn con nào ko phải lỗi của Cụ Hồ Giáo vì Cụ nghỉ hưu từ 1990. Cụ đừng vì bất mãn với ...... Mà phủ nhận thành tích lao động của Cụ Hồ Giáo.
Xin cụ đừng bốc phét nữa.Em không nói cứ cái gì xưa cũng tốt mà nay không tốt. Nhưng có nhiều cái xưa tốt hơn giờ.
Ví dụ như đạo đức xã hội.
Dẫn lời ông Lê Kiên Thành trong bài phỏng vấn trên Vietnamnet gần đây:
Ngày xưa khi áp giải tù binh phi công Mỹ qua các con phố HN, dân HN chỉ nhìn chúng với ánh mắt căm hận và khinh bỉ mà thôi. Tuyệt không có hành động trả thù nào.
Nay bắt được ông già ăn trộm gà thì đánh đập tàn nhẫn, bắt ngậm gà chụp ảnh. Thật không thể tưởng tượng được!
Cụ có chắc là có đủ cơ sở kết luận những người như AHLD Hồ Giáo bị lệch lạc tâm lý?
Hay chính cụ mới lệch lạc.