- Biển số
- OF-396073
- Ngày cấp bằng
- 9/12/15
- Số km
- 36
- Động cơ
- 234,080 Mã lực
- Tuổi
- 37
Chào các cụ, đợt vừa mới mua xe nên em mới bắt đầu mò mẫm diễn đàn. Ghé qua quán cafe thấy mấy câu chuyện của bác cúc cù cu và bác daxong viết rất hay. Cá nhân em cũng hay viết truyện, em mới tham gia diễn đàn nên không biết post truyện vào đâu hầu các cụ, vậy em có post nhầm thì mong cụ ad bỏ quá cho. Truyện này em mới đang viết được tầm hơn chục chap, em mạn phép post các cụ xem nếu thấy được thì em triển tiếp ợ. Cảm ơn các cụ. Em xin phép up 2 chap trước
Rin rít tiếng xưa cũ vì thời gian, chiếc cổng màu xanh từ từ đóng lại. Tuổi trẻ, hoài bão, ước mơ đều bỏ lại sau lưng, hay mọi chuyện mới chỉ là khởi đầu…
Chap1. Con đường
“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp”
Kinh Pháp cú
Trịnh Tú Quân, 22 tuổi, vừa hoàn thành chứng chỉ điều dưỡng,con trai duy nhất trong một gia đình làm kinh doanh có tiếng của Tỉnh X. Ở cái Tỉnh đang bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa, thì cái hầu bao của gia đình Quân đúng là một mỏ vàng đối với các vị lãnh đạo đương nhiệm. Những công trình công ích, hạ tầng, giao thông nếu chờ nguồn ngân sách TW rót về, hay chờ cái ví lúc nào cũng rỗng tuếc của “các bố vừa đi lên từ cây lúa” thì biết đời nào cái Tỉnh này mới khá lên được. Nên việc gia đình Quân được Tỉnh X chiều chuộng, ca tụng cũng hoàn toàn dễ hiểu.
Ông Trịnh Tú cũng lấy làm hài lòng với điều đó. Hơn 20 năm lăn lộn với đời, lúc ngẩng đầu lên voi, lúc cắm cúi xuống chó. Đây là lúc ông hoàn toàn thư thái với cái công việc làm từ thiện, tài trợ cho Tỉnh nhà. Không phải vì ông háo danh hay mưu đồ quyền chức, chính trị với ông như “ đồ chó gặm”. Thời lập nghiệp, biết bao lần ông bị những thằng vắt mũi chưa sạch hoạnh họe, bắt bẻ làm khó. Ông làm mọi thứ vì thằng con trai độc nhất của mình, công việc bận rộn, ngoài 40 tuổi ông mới lần đầu được làm cha, mọi nỗ lực, cố gắng ông đều dành cho Quân.
Lớn lên trong nhung lụa, nhưng càng lớn, Quân càng khác ông Tú. Ông Tú tính hào sảng hướng ngoại, Quân thì lại khép mình. Cha mẹ sinh con trời sinh tính, nhiều lúc ông Tú cũng không hiểu trong đầu Quân đang suy nghĩ những gì. Như cái lần, Quân đề đạt nguyện vọng theo ngành Y, không thích làm kinh doanh như bố nó. Mọi tính toán toán của ông Tú thế là lệch hướng, gây áp lực có, ngọt nhạt có, ông tìm đủ mọi cách để mong Quân thay đổi suy nghĩ. Có lúc giận lên, ông còn tuyên bố từ con, nhưng tính Quân ông biết, nó luôn trầm tư nhưng là đứa ngang bướng, nó đã định làm gì là theo đến cùng. Quả thật, Quân bỏ đến nhà bạn ở hẳn 1 tháng, vợ ông Tú ngày nào cũng khóc lóc, thôi thì “ trời không chịu trời thì trời phải chịu đất”. Quân bắt đầu theo học ngành Y.
Đời người kinh doanh, đến đi ngủ cũng vẫn phải tính toán trong mơ. Ông Tú bất đắc dĩ mới đồng ý, nhưng ông ra điều kiện, Quân phải theo học một trường Y tại địa phương. Xa con là mất con, ông tính toán rồi, nó học trên thành phố rồi sẽ ở lại làm trên đấy nên ông tính để nó ở gần nhà, bao giờ học xong sẽ cho nó vào công tác tại Tỉnh nhà, với mối quan hệ của mình “ thằng Quân rồi sau này sẽ trở thành giáo sư, ít cũng như Tôn Thất Thuyết, nó sẽ là Giám đốc đầu tiên của bệnh viện nhà”, ấy là ông Quân nói với vợ mình như thế. Nhưng ông lo lắm, Tỉnh X hiện chỉ có một trường học về điều dưỡng, mà bệnh viện thì không có cái nào ngoài cái viện tâm thần “ có dở hơi mới vào”, mà nhắc đến cái viện này ông lại không muốn nghĩ đến nữa. “ Thôi, cứ để nó học xong, mình xin ý kiến rồi lập một cái viện tư nhân, nó ra trường rồi về đấy làm lãnh đạo”. Ông Tú vui lắm, đời ông có tiền nhưng rốt cuộc vẫn là anh tư bản” bây giờ bọn nó nâng niu đấy, nhưng hết tiền là hết bạn, thằng Quân phải là người có địa vị, nó sẽ hơn thằng bố nó”. Con đường sự nghiệp trải hoa hồng vì Quân đang lệch hướng, ông Tú từng bước nắn chỉnh lại bằng cái đầu thừa toan tính của mình. Con đường ông xây cho con trai, sẽ thẳng băng hay có những ngã rẽ vượt qua mọi toan tính? Chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi này!
Chap 2. Bước đi
“Quá khứ không thể có, hiện tại không thể có, vị lai không thể có, ba đời không thể có”
Kinh Kim cang bát nhã
Mùa hè năm xxx, Tú Quân chính thức hoàn thành chương trình học của mình. Thừa hưởng những nét đẹp thanh tú của mẹ và vẻ rắn rỏi đàn ông của bố, Quân của tuổi 22 là một thanh niên toàn diện từ học vấn đến hình thức. Đối với cái Tỉnh lẻ này, Quân thực sự là một ngôi sao trong lòng các cô gái; gia thế, học thức đều khó có ai theo kịp. Duy chỉ có nét mặt trầm tư mà chính ông Tú cũng khó hiểu là không thay đổi. Nhưng chính cái trầm tư đến lạnh lung này đã làm si mê biết bao cô gái mới lớn. Nhiều khi suy nghĩ, chính Quân cũng không giải thích được đôi lông mày luôn nhíu lại của mình. Là người hầu như nắm được tương lai trong bàn tay, nhưng không khi nào Quân có thể thoải mái vui vẻ, cười đùa như những bạn học cùng lớp, hay như Tùng, thằng bạn chí cốt từ thời cởi truồng.
- Sao lúc nào mày cũng nghiêm nghị thế? tao mà là mày, tao cười ha hả cả ngày
- Chịu, tao cũng chẳng biết tại sao, nhìn thế thôi, mày mà là tao chắc mày cũng không vui đâu
- Mẹ, điện! thế mày không vui thế nào?
- Mày mà là tao, lúc nào đi vệ sinh mày cũng phải nhìn cái của tao, vui không !
- Haha, con chó này, chắc của mày bằng ngón tay út!
Chỉ có duy nhất thằng Tùng, bạn nối khố mới làm Quân tươi lên một tí. Nói chuyện với nó, Quân có thể thỏa sức mà bốc phét, hay đùa những câu mà thanh niên mới lớn hay nói với nhau. Thằng Tùng khác hẳn Quân, nhà nó không có điều kiện nếu không muốn nói là nghèo. Nó theo học ngành Y vì “tao quay đồng xu, lật là theo Y, ngửa tao cũng theo Y vì bác tao làm bên viện tâm thần, học xong vào đấy hú hét cùng anh em” thằng này tính tình hài hước nhưng thật lòng, không toan tính khi chơi với Quân. Cứ thế hai thằng lớn lên từ bé với nhau, một thằng báu đùa, nghe tiếng trước hình, một thằng ít nói thế mà chơi được với nhau cũng lạ.
Ngã rẽ mà ông Tú không mong đợi cuối cùng đã đến. Từ những năm Quân bắt đầu theo học Y, ông Tú đã chạy vạy ngược xuôi để xin giấy phép thành lập bệnh viện tư. Bằng tiền và những lời hứa hẹn công việc, chia chác lợi ích cuối cùng ông cũng đạt được mục đích, bệnh viện T sẽ sớm đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Nhưng đùng một cái, giàn giáo đang thi công đổ sập, như đổ sập cả vào con đường ông định sẵn cho con. 2 người chết, thanh tra vào cuộc kết luận thi công không đảm bảo an toàn, đình chỉ chờ điều tra làm rõ. Ông chẳng bận tâm đến điều tra, có người sẽ lo hết nhưng thằng Quân học xong sẽ làm ở đâu, cho nó lên Thành phố thừa sức của ông nhưng “ xa con là mất con”, ông không đành. Nếu muốn ông đã cho nó đi du học chứ ông trói nó ở cái xứ khỉ ho cò gáy làm gì, toan tính của ông luôn đúng, địa vị bây giờ đã chứng minh như thế. Thương con, ông không muốn xa nó, mở danh bạ điện thoại trong máy, ông bấm điện thoại rồi lại tắt đi, cứ thế hai ba lần rồi lại ngồi lặng người. Có những chuyện ông không muốn nghĩ lại, những chuyện ám ảnh theo vào từng giấc ngủ của ông. Ông thở hắt ra rồi bấm máy, số điện thoại đã lâu ông không động đến “ anh Ba, giám đốc viện tâm thần”.
Trời mùa hè nhưng mát mẻ, những cơn gió nhè nhẹ ve vuốt da thịt. Bỏ qua mọi âu lo, ông Tú hít căng phổi hương mùa hè. Tuổi trẻ, ông cũng đã từng có một tuổi trẻ, đã từng nằm trên chiếc xe máy cũ rich hít tràn hơi thở đất trời này. Ông khoan khoái, thả mình dựa vào ghế sau “ Đức, mày lái về nhà rồi bảo thằng Quân về nhà tao gặp”. Thằng Đức lái xe, ngô nghê gật đầu, thằng này ngố ngố nhưng được việc và kín chuyện, đã lái xe cho ông Tú ngót 10 năm. Chiếc xe vun vút lao đi, xé toang cái hương mùa hè ông Tú vừa trầm tư hít ngửi.
- Bố có việc gọi con à? Vừa về, Quân đã vào ngay phòng làm việc gặp bố
- Con biết việc chưa? Thấy Quân ậm ừ, ông nói tiếp:
- Yên tâm, bố lo được, bố biết bắt con ở lại Tỉnh học đã là điều vô lý với con. Con có tài, bố biết nhưng bố mẹ chỉ có con, người tài thì ở đâu cũng phát triển được. Có điều mọi thứ không như mình tính…Ngập ngừng, uống ngụm trà ô long, ông thăm dò thái độ cậu con trai mình.
- Những việc trước đây, con không muốn nhắc đến nữa, con đã theo nghề Y và con quyết tâm theo đuổi nghề này.
- Bố tính rồi, bệnh viện sẽ sớm thành lập, chẳng qua vướng vào luật pháp cần bố xử lý một chút nhưng bố chắc chắn sẽ hoạt động vào năm nay. Con cố chờ đợi một thời gian. Bình thường nói với nhân viên ông hét ra lửa, nhưng bao giờ nói chuyện với Quân ông cũng nhũn nhặn cưng chiều con mình.
- Trong thời gian chờ đợi, con cố gắng thực tập ở viện tỉnh một thời gian, coi như lấy kinh nghiệm.
- Tỉnh mình thì có cái viện nào ngoài viện tâm thần, Quân ngờ vực, không phải bố bắt con vào đấy làm chứ?
- Bây giờ nhỡ việc ra như thế, con cố gắng, chỉ thời gian ngắn thôi…
- Không, Quân cắt lời và lạnh lung rời khỏi phòng. Có tiếng đổ vỡ trong phòng ông Tú.
Quân mặc kệ, với Quân việc ở lại học tại Tỉnh đã là quá sức chịu đựng. Hồi đấy nếu không phải vì những giọt nước mắt của mẹ thì Quân đã tự apply xin học bổng rồi. Có đầu óc, cái Quân muốn là học ngoại khoa, việc học điều dưỡng đã là điều sỉ nhục với anh. Bây giờ lại thành ra thế này, hay mình apply đi học nước ngoài, chả nhẽ lại đi “ hú hét với thằng Tùng và anh em”.
Trong bữa ăn, không ai nói với ai lời nào, ông Tú thì mặt bừng bừng và cơm, bà Tú thì mắt ngân ngấn lệ. Trước giờ bà vẫn sợ xa con, sợ con nghĩ dại thế này thế khác. Không khí bữa ăn căng thẳng, Quân nhai trệu trạo rồi về phòng. Sau lưng là tiếng nói ông Tú “ bà chiều nó, tôi làm gì cũng tính cẩn thận, có bắt vào đấy cả đời đâu”
Nặng nề lê bước về phòng, hôm nay ngày rằm, ánh trăng vằng vặc sang quắc rọi qua cửa sổ, không khí đầu hè man mát như ru Quân chìm vào giấc ngủ. Ánh trăng vẫn cứ rọi vào phòng Quân, một cách ma quái.
Quân đang đứng trước con đường xa lạ, phía xa xa là quầng sáng của đô thị, nơi Quân luôn ao ước được đặt chân đến. Qua lời kể và những hình ảnh trên mạng, cuộc sống của dân du học như hiện ra trước mắt Quân, những cuộc vui ồn ã, những vùng đất mới, những người bạn mới như mời gọi, nâng bước khiến Quân vững tin đặt chân lên con đường, bước đi. Ngay khi đó, mọi thứ như tối sầm lại, con đường trở nên gập ghềnh đá sỏi, quầng sang khi nãy biến thành cánh cổng sắt han rỉ màu xanh.
Chap 3. Giấc mơ
“ Ru hời ru hỡi là ru
Bên cạn thì chống, bên su thì chèo”
Chùn bước, hai chân như sắp khụy ngã, Quân đứng như tượng. Cái cổng không còn xa xa mà nó ở ngày trước mặt Quân, đột ngột như khi xuất hiện. Không khí âm u, đặc quánh lại. Gió vẫn nhè nhẹ nhưng ma mị như có người đang vờn bên cạnh Quân. Cánh cổng từ từ mở ra, tiếng rin rít han rỉ làm Quân ớn lạnh, một khoảng đen hun hút bắt đầu lộ rõ. Đi vào hay quay lại, Quân chưa biết phải làm gì thì từ khoảng đen đó, hai bong trắng xuất hiện trôi từ từ đến sát cánh cổng.
Người Quân đã nhũn lại, nhắm chặt mắt như muốn thoát khỏi giấc mơ đáng sợ. Không thể tỉnh lại, Quân từ từ mở mắt. Hai bóng trắng một nam một nữ đã ở ngay phía trước. Hình ảnh cứ mơ hồ hư hư thực thực. Bóng dáng người đàn ông chẳng hiểu sao làm Quân cảm thấy yên tâm, cứ như quen thuộc từ lâu lắm nhưng Quân không nhớ được là ai. Người đàn ông giơ tay ra phía trước, có một ma lực nào đó điều khiển Quân bước tới, nắm lấy cánh tay đó. Đột nhiên, cái bóng người đàn bà méo mó, cất lên giọng hát ru đầy đáng sợ. Âm thanh eo éo làm bài hát ru trở nên ám ảnh, lúc cao vút, lúc lại thì thầm không rõ lời.
Cánh tay đang giơ ra của người đàn ông đột ngột bẻ cong và đặt lên cổ người đàn bà. Tiếng hát nghèn ngẹt tắc tị lại rồi im bặt. Cổ người đàn bà lúc này đã bị sức mạnh vô hình kéo vẹo sang một bên, nhưng đôi mắt vẫn đang chằm chằm nhìn về phía Quân, ánh nhìn ghê rợn, bi thương. Cái bóng đàn ông giơ cánh tay còn lại, không phải mời gọi mà hướng lên cổ Quân, bóp lại. Quân không thở được, cố sức hớp lấy không khí, máu đã dồn lên đỉnh đầu như muốn vỡ ra. Mắt mờ đi, ý thức của Quân đang mất dần, cảm giác cái chết đã đến rất gần.
“ Quân, tỉnh lại con, sao thế này” Mở mắt, Quân thấy mình đang nằm trong phòng, trước mặt là khuôn măt lo lắng của bà Tú. Mồ hôi vã ra như tắm, ớn lạnh. Ánh trăng vằng vặc vẫn hắt qua cửa sổ, lại bàn châm điếu thuốc hút, Quân vẫn không hiểu ý nghĩa giấc mơ vừa rồi là gì, hai người đó là ai và mình có quen người đàn ông không? Quân cứ vừa hút thuốc vừa miên man nghĩ, bà Tú thì liên mồm “ Ba hồn bảy vía thằng Quân về đây… về đây… về đây”
Chap 4. Mở
“Vạn vật vốn vô sinh vô ngã
Nghĩ làm gì khi đã thấy chân như”
Những giấc mơ cứ lặp đi lặp lại y như thế làm một người cứng rắn như Quân cũng phải suy nghĩ. Ngày nhận bằng đang đến gần, việc quyết định tương lai còn chưa biết thế nào, thêm chuyện này làm Quân càng thêm căng thẳng.
- Ra trường mày định thế nào, Tùng?
- Ơ hỏi ngu, tao bảo tao vào viện bác tao hú hét mà, hay mày đi với tao ! Anh em vào đấy khéo lại vui, có khi chữa được cái bệnh đờ đãn của mày.
- Có khi thế thật, Quân đáp vu vơ vì chính Quân cũng không biết tương lai mình sẽ thế nào, Quân phải đi gặp một người.
Người mà Quân muốn gặp chính là ông nội Quân, ông Trịnh Hoàng. Trước giờ vẫn vậy, khi phân vân giữa những lựa chọn thì ông Hoàng là người Quân muốn xin ý kiến nhất. Ông Hoàng có tất cả 4 người con, 1 đứa chết trẻ khi mới 4,5 tuổi, còn lại ông Tú và 2 người con gái.. Vợ mất vì bom thời chiến, là lớp người cũ, ông cứ thế gà trông nuôi con, 2 cô con gái lập gia đình rồi theo chồng vào trong khu kinh tế mới, cũng do nghèo nên họa hoằn lắm mới gọi điện thăm hỏi ông dăm ba câu. Ông cũng không lấy đó làm phiền lòng, ông còn có gánh đậu phụ và thằng Tú. Cái nghề cóp nhặt từ một chú khách rìa biên giới có ngờ đâu lại nuôi lớn thằng con út thành ông Trịnh Tú nổi danh bây giờ. Kinh tế khá lên, ông Hoàng thôi không làm nghề nữa, nhưng hễ nói về chuyện cũ, ông lại rưng rưng nước mắt nhớ đến gánh đậu thuở hàn vi. Con cái thành đạt, nhà cửa đều có giúp việc lo, ông Hoàng lập một cái điện và tu tại gia, cách ly tục trần và cũng coi như là tích đức cho con cho cháu.
Ở cái tỉnh lẻ qui hoạch còn lộn xộn, nhà thấp nhà cao nhưng chẳng nhà nào quá 3 tầng lầu thì căn biệt thự của ông Tú chẳng khác nào một tòa lâu đài. Riêng cánh cổng bên ngoài nghe đâu chi phí tận mấy trăm triệu, mà ông Tú còn cầu kì vào tận miền trong đặt làm rồi chuyển ra. Bề thế, sang trọng là vậy mà chẳng hiểu sao, ngày rằm hay mùng 1, nhà ông lại tối om, tắt hết đèn, văng vẳng trong khu nhà là tiếng gõ mõ tụng kinh, thêm 2 con nghê đá nằm phục trước cổng nhe nanh nhe vuốt trắng ởn khiến ai đi qua cũng có cảm giác sởn da gà. Ai mà biết được trong khuôn viên căn biệt thự là cái điện thờ do thân sinh ông Tú lập nên.
Hồi còn bé, Quân cũng rất sợ khi đi ngang qua cái điện của ông nội, nằm tách biệt ở khoảng sân sau, hai bên lối vào điện toàn cây sanh, cây si lâu năm. Mùi nhang khói, tiếng mõ, tiếng rì rầm đọc kinh càng làm khung cảnh thêm phần liêu trai, nặng nề. Quân rảo bước trên con đường lát gạch gốm dẫn vào điện, thỉnh thoảng khẽ cười nhớ lại tuổi thơ níu chặt tay mẹ khi có việc cần xuống gặp ông. Bây giờ cái điện thờ lại là nơi Quân cảm thấy thoải mái nhất, không có những toan tính của bố, giọt nước mắt lo lắng của mẹ, nơi này chỉ còn hai ông cháu thư thái bên ấm trà, chuyện trời chuyện đất, nhưng cảm giác tình thương gia đình vẫn còn hiện hữu nơi đây.
- Dạo này ngày rằm mùng 1, ông không bắt bố cháu tắt hết đèn như mọi khi ạ?
- Cây si ông trồng bây giờ cũng lớn rồi, tán của nó che hết ánh đèn nhà trên nên không cần tắt nữa. Để cho bố mày còn tiếp khách. Lại có việc gì đúng không? Mấy hôm nay ông cũng khó ngủ, cứ nằm xuống lại thấy bà mày
Nói hết được ra với ông ,Quân cảm thấy nhẹ lòng, hy vọng lại có được những lời khuyên hữu ích trên bước đường sắp tới. Ông Hoàng nhấp ngụm trà, đứng dậy đi thắp hương ở ban chính. Rù rì khấn bái một hồi, ông nói với Quân
- Hai bác gái mày đã lâu ông không gặp, chẳng biết sướng khổ thế nào. Làm cha làm mẹ ai cũng vậy, nhìn cuộc đời không bao giờ thấy mặt tốt mà toàn nhìn thấy mặt tối, sợ con mình nhỏ dại nhỡ đặt chân vào lại khó nhấc ra. Không thể lo lắng cho con cả đời nhưng đến đâu hay đến đó, bố mày cũng vậy.
- Cháu biết nhưng cháu còn có cuộc sống riêng của cháu, cháu không muốn lãng phí cả đời mình ở chỗ này. Cháu không muốn giống bố cháu.
- Tuổi trẻ ai cũng vậy, leo lên đỉnh núi lại them thuồng đỉnh núi cao hơn, cũng là do sân si trên đời. Rồi một ngày, leo hết những đỉnh núi, ngoái đầu lại cảm thấy nhớ ngọn đồi nơi mình bắt đầu. Có tài thì hãy bước những bước dài, ông chỉ cần lúc ông mất, được thấy mặt mày là ông mãn nguyện rồi.
- Còn chuyện này cháu muốn kể với ông. Biết ông mình là người có lòng tin vào đức Phật, Quân kể lại giấc mơ bằng giọng điệu bình thản nhất. Ánh mắt ông Hoàng hơi sững lại rồi tối sầm, ấm trà đang rót đầy tràn ra ngoài, chảy thành dòng xuống dưới nền gạch hoa “ Đến giờ ông tụng kinh rồi”
Hiểu ý ông, Quân về phòng , nặng trĩu trong đầu những câu hỏi về tương lai và thái độ của ông mình. Quân đi rồi, ông Hoàng mới đứng dậy đi châm tiếp tuần hương nữa, cánh tay ông run run, mùa hè mà sao gió lạnh cứ thông thốc thổi vào phía sau gáy. Màn nhiễu ban thờ chính như có người đùa nghịch lúc phất lúc rủ, khói hương cuồn cuộn tụm lại phía trên rồi đột ngột bùng cháy, những tiếng vang vọng của hư không ngày một lớn dần bên trong đầu ông Hoàng. Lập cập vái như bổ củi, vừa vái vừa khấn “ Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, nam mô tây phương cực lạc, ác nghiệp ai làm nấy trả, xin đừng phá người lành, nam mô, nam mô, nam mô…”. Mặt ông từ đỏ bừng, rồi xám ngoét, thái dương giật liên hồi, cố sức bước lại bàn nước. Vô tình hay ma xui quỉ khiến, vũng nước đổ khi nãy kéo trượt ông Hoàng xuống nền đá lạnh, những bức tranh La hán treo quanh điện nhìn ông với nụ cười méo mó.
Chap 5. Ngã rẽ
“Vang vọng bên tai nghe vô định
Ngã rẽ cuộc đời tựa hư vô”
Ông Hoàng không chết, do tu tập hay do kiếp mạng còn lớn, thằng Đức ngẩn ngơ nhưng tai thính, lẫn trong tiếng ồn ĩ của nhà trên nó vẫn nghe tiếng đổ vỡ phía dưới điện. Chạy xuống thì ông Hoàng đã tím tái, nằm co quắp trên nền, phía ban thờ bát hương hóa bén vào màn nhiễu đang âm ỉ cháy. Cả nhà nghe tiếng thằng Đức, túa chạy xuống từ nhà trên. Nét bàng hoàng lộ rõ trên khuôn mặt Quân, vừa cách đây 10’ ông vẫn còn mạnh khỏe, là do gió độc hay lí do nào khác, thái độ khi nãy của ông là gi? Bao câu hỏi cứ hoang mang xuất hiện trong đầu nhưng Quân phải gạt đi, việc cấp bách bây giờ là mạng sống ông Hoàng.
Tỉnh X vốn thuộc Tỉnh Y từ năm xxx đến năm xxx, trong cuộc cải cách hành chính sau này, Tỉnh Y được tách thành 2 Tỉnh X và Tỉnh Z như bây giờ. Không rõ sự vụ bên trong thế nào mà Tỉnh Z diện tích lớn hơn hẳn, và được tiếp quản hầu hết cơ sở hạ tầng của Tỉnh Y năm nào. Trái lại, Tỉnh X chỉ còn rúm ró một góc nhỏ trên bản đồ qui hoạch. Dân Tỉnh X hay đùa “ Cái anh Tỉnh Y khác gì thằng Nga đâu, nó hưởng hết đạn hạt nhân của anh Liên Xô, Tỉnh mình thì đúng là Món- đồ-vạ, chả đồ vạ quá à, lấy gì không lấy lấy cái bệnh viện tâm thần” Quả đúng vây, sau khi chia tách, cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm nằm hết bên Tỉnh Z, chừa lại cho Tỉnh X này cái viện tâm thần và một số hạ tầng cơ bản . Giống bao người dân ốm đau trước nay của Tỉnh X, ông Hoàng phải chở cấp cứu hơn 40km mới đến được cái Viện bên Tỉnh Z. May mắn giữ lại được mạng, nhưng ông phải nằm “bán thân bất toại”, mọi sinh hoạt đều phải trông cậy vào người giúp việc.
Chuyện thằng con chưa xong, nay đến chuyện ông cụ, ông Tú như phát rồ người. Trước nay con đường tiến thân hay cuộc sống của ông, tuy lúc này lúc khác nhưng hầu như bằng phẳng, đầu năm ông đã đi xem cẩn thận, năm nay đại cát, vậy mà đùng một cái hết vụ giàn giáo, vụ thằng con, bây giờ lại chuyện này. Nhìn bố chạy đi chạy lại, hết lo chuyện ông nội lại đến chuyện làm ăn ở công ty, Quân bất giác thấy thương cảm, bao nhiêu mâu thuẫn, rào cản mới đó nay đã bị xóa bỏ. Bảo thằng Đức lái xe đưa về nhà trước, Quân lấy máy nhắn tin cho bố “ Con sẽ ở lại” rồi thở dài. Có thể sau tin nhắn này, mọi giấc mơ, hoài bão của anh sẽ tan thành mây khói, nhưng nghĩ đến lời hứa hẹn của ông Tú “ chỉ một thời gian thôi”, Quân lại thấy đôi chút yên lòng, ít ra là trong lúc này.
Quân là một ngừoi cầu toàn, không bao giờ dám tự mình quyết định một việc gì lớn trong đời? Không, đã từ lâu, Quân luôn nung nấu ý định thoát khỏi cái bóng của ông Tú, trước đến giờ vẫn vậy, một người cha quá thành công sẽ có những thằng con nghịch tử hoặc lụn bại, Quân không muốn như vậy. Dân Tỉnh này mỗi khi bệnh tật, đi mấy chục km mới có nơi thăm khám, nhiều ca do đường xa, chậm một hai giây là đã hóa người thiên cổ. Ít nói, trầm tư với mọi chuyện nhưng Quân cũng có con đường riêng của mình: học Y, cứu người, thoát khỏi bóng ông Tú. Con tạo xoay vần, ngã rẽ đang đưa Quân ngày càng xa rời con đường đã định.
Những nút thắt vận hạn của ông Tú như được cởi bỏ khi ông nhận tin nhắn của con trai. Mấy hôm nay vì việc của thằng Quân mà cái bệnh cao huyết áp quay ra hành hạ ông, cái mặt đỏ phừng phừng lúc họp hành,tiếp khách nay bắt đầu hồng hào trở lại. Chuyện ông cụ thì đã có giúp việc và bác sĩ lo, ông Hoàng cũng già cả, sinh lão bênh tử là thường tình ở đời, chuyện thằng Quân mới là cái ông lo nhất. Nở nụ cười rút phong bì dúi vào túi áo ông bác sĩ , bắt tay thật chặt, bà Tú còn thoáng nghe thấy ông Tú huýt sáo thành giai điệu lúc trở ra xe. Thế là mọi sự lại chiều theo ý ông.
Chap 6. Lặp
“Sân hận
Tà dâm
Keo kiệt
Sát sinh
Ngạo mạn
Trộm cắp”
Mưa từng đợt xối xả, cánh cửa quên đóng đập theo nhịp đều đều vào vách tường. Cây xi già thâm trầm vươn rễ cành như bao bọc cả khu điện thờ. Tiếng trẻ con thi thoảng khóc thét lên sau mỗi đợt sấm rền. Hiu quạnh và cô quả hiện hữu nơi thờ cúng vắng chủ. Thoáng tần ngần, quăng đi điếu thuốc đã ướt lạnh dưới làn mưa dày đặc, Quân bước đi mà cảm giác chân nhẹ như không. Cửa khu điện mở toang, trong lúc nhốn nháo cấp cứu cho ông Hoàng, hẳn mọi người đã quên đóng lại. Nơi góc bàn, vũng nước vô tình khi tối như theo tiếng gọi đất trời đã chảy tràn ra mé ngoài bậu cửa. Ông Hoàng đứng đó, vẫn mặc bộ quần áo nâu sòng ban tối, quay lưng lại phía Quân.
Như không tin vào mắt mình, Quân trân trân đứng nhìn, không thốt ra được lời nào. Ông về bằng cách nào? Ông đã khỏe lại ư? Sao ông về không ai hay biết?
“Xà, mày về làm gì?” Tiếng ông Hoàng lặp đi lặp lại cắt đứt mạch suy nghĩ của Quân, chưa bao giờ Quân nghe thấy giọng nói ông nội mình như vậy, trầm vang kéo dài nhưng đầy giận dữ. Không hiểu chuyện gì xảy ra, Quân mấp máy lên tiếng định hỏi thì qua khóe mắt, ngay nơi cửa điện, một người đàn bà đang nằm phủ phục từ bao giờ, tóc xõa rũ rượi, run lên theo từng câu hỏi của ông Hoàng. Người đàn bà Quân vẫn hay gặp trong mơ.
Tiếng hát ru lại nỉ non cất lên ma mị. Ông Hoàng từ từ quay đầu lại, chỗ đáng ra là hai con mắt thì bây giờ chỉ là hai hố sâu trống rỗng thăm thẳm. Người đàn bà đã đứng lên tự lúc nào, vẫn cái cổ bị bẻ ngoặt sang một bên đang chăm chăm nhìn Quân và cất lên giọng cười ghê rợn.
“Đùng”, tiếng sét xé ngang màn đêm kéo tuột Quân trở lại thực tại. Thằng Đức vẫn đang chăm chú lái xe, thỉnh thoảng nghêu ngao hát theo câu hát trên radio. Cái giọng eo éo ngọng nghịu tự nhiên làm Quân sợ hãi khó chịu.
- Chú đừng hát nữa, cháu muốn ngủ thêm một lúc. Đi đến đâu rồi ạ?
“ Ru hời ru hỡi là ru
Bên cạn thì chống, bên su thì chèo”
Quân toát mồ hôi nhìn lên phía ghế lái, cổ thằng Đức bẻ ngoặt về bên ghế phụ, đang cố gắng quay lại nhìn Quân.
“Aaaaaaaaaa”
Chiếc xe vướng ổ gà, nảy sóc lên, một lần nữa Quân thấy mình đang ngồi trên xe, lạo xạo tiếng đất đá vọng dưới gầm xe. Thằng Đức đang lái xe quay lại hỏi “ Thao thế, thủ mơ à?” Đúng cái giọng đầy lưỡi, âm “sơ”, âm “ thờ” lẫn lộn nhưng quen thuộc. Quân không trả lời, mở cửa kính châm điếu thuốc. Đôi tay run run đưa điếu thuốc lên miệng hút một hơi dài. Khói thuốc nồng nồng làm Quân phần nào bĩnh tĩnh lại. Ông nội vẫn ở viện, vào làm ở viện tâm thần, người đàn bà đáng sợ hát ru, những sự việc của cả một ngày dài thi nhau nhảy múa trong đầu Quân. Chiếc xe vẫn lướt đi lừng lững theo con đường quen thuộc về nhà.
Chap 7. Nghiệp
“Dẫn nghiệp
Mãn nghiệp
Khẩu nghiệp
Bất động nghiệp”
Cái chất trăng trắng chắt ra từ nước đầu của đậu phụ không hiểu sao lại nuôi lớn được ba đứa con ông Hoàng. Nông dân chính gốc , cảnh nghèo đói đẩy hai vợ chồng ông Hoàng dắt díu nhau lên Tỉnh Y kiếm miếng cơm manh áo. Đẻ nhiều, việc ít rồi chiến tranh nổ ra, bà vợ trúng bom trong lúc tiếc của quay lại vơ vào nốt những hạt thóc vãi vụ mùa. Gửi mấy đứa con cho một người quen trong Tỉnh, ông Hoàng đi bộ men theo sông lên đến tận biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Lăn lộn làm thuê làm mướn, may phước đời ông được một chú khách để ý truyền nghề. Cái hạt đậu tương “thiên biến vạn hóa” thế mà hay, phần cái thì đóng bánh đem rán, phần nước thừa chắt làm sữa đậu, ông Hoàng cứ thế làm nghề có đến hơn 10 năm thì chiến tranh biên giới, chú khách trước khi hồi hương đem tất cả bí quyết gia truyền trao lại cho ông Hoàng. Không phải thằng Tầu nào cũng đểu.
Trở về quê cũ với ít đồng vốn dắt lưng, thằng con giữa chết đuối đã mấy năm, mấy đứa chị lớn tồng ngồng nhìn bố như người xa lạ, ông Hoàng trông khác thật, năm ông đi bọn nó có tí tuổi, bây giờ ông ăn nói, đi đứng như chú khách chính hiệu, nói chuyện đôi khi thêm tiếng “ ây xì”,”ây xà”, bọn trẻ không quen. Chỉ có thằng Tú là quấn quít bám dính lấy ông. Hai đứa con gái đến tuổi gả chồng, chỉ còn lại ông Hoàng và thằng Tú. Không biết có phải do ăn đậu nhiều mà thằng Tú càng lớn càng” thiên biến vạn hóa” như chính cái hạt đậu tương của ông Hoàng. Hết lăn lộn với cái gánh hàng, lại quay sang buôn bán thuốc lá lậu. Người nhỏ bé do đói ăn mà nó gánh hàng chục bao tải chạy như bay khi quản lý thị trường lùng bắt. Nhỏ thó nhưng đầu óc nhanh nhạy, việc gì hễ ra tiền là nó mó tay vào, mà mó vào lại ra tiền to. Tích tiểu thành đại, rồi kinh tế thi trường mở cửa, nó thành lập công ty, cuối cùng dừng lại hẳn với cái nghề kinh doanh bất động sản. Cái mảnh đất cò ỉa ngày xưa mà nay là biệt thự cả nhà ông trú ngụ nghe bảo là vô giá, vì đất bây giờ đắt lắm, khác hẳn cái ngày ông quảy gánh lên biên giới. Cái ngày thằng Tú treo biển “ Công ty môi giới BĐS xxx” bên ngoài cổng cũng là cái ngày ông Hoàng sắp xếp quang gánh, máy ép đậu và chai lọ lỉnh kỉnh vào cái rương khóa chặt lại, trân trọng đặt vào giữa nhà như để tri ân cái nghiệp đã nuôi sống gia đình đến ngày hôm nay.
“ Vạn sự khởi đầu nan”, khởi đầu không phải lúc nào cũng dễ dàng, thằng Tú cũng vậy. Thuở khởi nghiệp, thằng Tú cũng đã bị lừa một vố đau, tán gia bại sản nhãn tiền, nhưng cái gay go là vướng vào pháp luật và “bọn Tam Hoàng”, cái cách mà ông Hoàng vẫn gọi dân đầu đường xó chợ sống bằng những nghề bất chính. Lô đất nằm trong qui hoạch, thằng Tú to gan thuê làm giả giấy tờ, bán bằng giá đất có sổ cho dân ngoài chợ. Sự việc vỡ lở, tội làm giả giấy tờ đã có pháp luật xử lí nhưng “ bọn Tam hoàng” nhất quyết phải bắt thằng Tú trả bằng máu, tiền là một chuyện, ở đây còn liên quan đến số má gì đấy. Ông Hoàng nhớ như in cái ngày thằng Tú tất tả trở về với cái đầu tươm máu vì bị chém.
- Xà, sao mày to gan thế Tú, mày làm gì cũng phải nghĩ đến cái nhà này nữa chứ, bây giờ tao dẫn mày đi trả tiền cho bọn nó. Tao còn ít vốn à, nếu thiếu thì bán cái nhà này đi để trả.
- Bố cứ như đồng vốn của bố to lắm, lần này tôi chạm đến tiền tỉ rồi. Mà tiền cũng xoay vòng đập vào khu khác rồi. Đợi được giá tôi bán đi thừa trả mấy thằng chó. Cái chính là qua đẫn này này. Bố không nhìn cái đầu của tôi bây giờ à.
Xót con, vắt tay lên trán suy nghĩ cả đêm. Cái tính hay toan tính của thằng Tú, ông Hoàng có thể là bắt nguồn từ chú khách ngày nào. Mỗi khi làm hàng, chú khách vẫn hay lầm nhầm tính tính toán toán xem làm hàng họ ngày mai thế nào, khách khứa mùa này ra sao… dần dà nhiễm vào ông Hoàng, rồi sau này là thằng Tú. Bất đắc dĩ lắm ông Hoàng mới khuyên con thử theo cách này, cũng là câu chuyện từ xưa bên Hương cảng mà có lần chú khách kể cho ông nghe. Trời đất phù hộ, thằng Tú làm theo mà may sao trot lọt, pháp luật không sờ tới, mấy thằng “ tam hoàng” thì ngại dây dưa và cũng tan đàn xẻ nghé sau cuộc phát động bài trừ tệ nạn xã hội của nhà nước.
Sau đẫn ấy, thằng Tú về với nhiều tiền hơn trước. Cái việc nó làm lần này còn tày đình hơn việc xưa rất nhiều. Việc động trời chỉ ông Hoàng, thằng Tú và một người nữa biết. Việc ông Hoàng lập điện và tu tập là có lí do của nó, thương con nhưng không dạy được con, ông coi như là cái nghiệp. Mỗi khi đọc kinh, ông thường đau đớn nghĩ về hai cái nghiệp lớn nhất đời mình.
Chap 8. Viện tâm thần
Không có lễ nhận bằng, thầy giáo đọc bải phát biểu, loa phát thanh xướng tên như trong những đoạn phim mà Quân vẫn hay xem. Ngày nhận bằng như chợ vỡ, cái văn hóa chen nhau thì ở đất nước này đâu cũng vậy, không riêng gì cái Tỉnh X. Xô đẩy, chen lấn, Quân không cách nào chen chân được vào cái phòng đào tạo nhỏ tí xíu của trường. Thằng Tùng lúi húi chui ra đám đông hỗn loạn, tay nó cầm hai cái chứng chỉ đập vào đầu Quân
- Mẹ, học mấy năm kết quả được cái giấy này đây. Mày loại giỏi, tao trung bình khá. Tao phải cầm thẳng cái giấy này qua cho ông bác tao, ông ấy bảo tuần sau tao đi làm luôn. Đm, t hay nói cứng thế thôi, bây giờ sắp phải chui đầu vào chỗ đấy, rén phết. Thằng Tùng nói không kịp thở
- Tao đi với mày, hỏi bác mày xem có nhận tao không?
- Thằng này hôm nay bị ngơ à?
- Tao nói thật đấy, *** đùa. Tiện xe, bảo ông Đức chở tao với mày qua luôn.
Thằng Tùng mặt hơi đần độn,” đường đường con ông to, chui vào đấy làm *** gì, thằng này ngơ mẹ rồi” vừa nghĩ nó vừa lẽo đẽo chạy sau Quân. Thằng Đức vẫn đang đợi trước cổng, thấy hai ông “tân điều dưỡng viên” đi ra thì lại cười nụ cười ngô nghê hàng ngày
- Thao, thong rồi à, về nhé
- Chú chở bọn cháu đến viện đã
- Thờ này người tha không cho vào thâu, mới có thín giờ. Tưởng Quân đòi vào thăm ông, cộng thêm việc ngại đi xa, thằng Đức lắp bắp.
- Nhà thương điên, cháu muốn đến đấy
Thằng Đức mặt thuỗn ra, lấm lét nhìn Quân như thắc mắc. “ Chú cứ đi đi, có việc” bực mình xẵng giọng, thằng Đức với thằng Tùng nãy đến giờ nhìn Quân cứ như một thằng điên thực thụ chuẩn bị vào viện. Điều này làm nó cáu, cộng thêm chút xấu hổ, đời nhiều lúc thật buồn cười, ai mà nghĩ có ngày Quân mò vào cái chốn đấy.
Dân tỉnh X vẫn quen gọi là viện tâm thần, thực chất tên đầy đủ của nó là “ Trung tâm sức khỏe tâm thần Tỉnh Y”, cái tên được đặt từ thời chưa tách tỉnh. Lãnh đạo Tỉnh X chán chẳng thèm đổi tên biển, trong các cuộc họp cũng cứ gọi thẳng là viên tâm thần như cách người dân vẫn gọi.
- Chú biết đường không đấy. Cảm thấy có lỗi vì thái độ lúc nãy, Quân hỏi vu vơ làm hòa
- Biết thứ
- Tao nghĩ khéo ông Đức này cũng chui từ đấy ra, mày hỏi làm gì. Thằng Tùng tếu táo đùa
Mặc kệ đang lái xe, thằng Đức quay lại lăm lăm nhìn vào mặt thằng Tùng, ánh nhìn chưa bao giờ có ở thằng này. Trước giờ thằng Đức vẫn ngô nghê, trêu gì cũng hiền lành cười cười, lần này ánh mắt của nó giống một người bình thường đang trong cơn tức giận cực độ, nghĩ lại giấc mơ hôm trước, Quân hơi ớn ớn. Thằng Tùng cũng vậy, nó im re cúi mặt tránh ánh mắt thằng Đức, đi với thằng Quân nhiều, nó vẫn hay trêu thằng Đức những câu còn ác ý hơn, “ hôm nay nhà thằng này hình như bị ngơ hết thì phải”.
- Biết thứ, hôm thước thao chở bố mày đến đấy gặp ông Ba. Thằng Đức lên tiếng phá vỡ bầu không khí nặng nề, tiếng nói ngọng nghịu quen thuộc như trẻ lên ba. Ánh mắt trở lại ngây thơ như chưa bao giờ có cái tia nhìn đáng sợ lúc nãy.
Thằng Tùng im lặng suốt quãng đường còn lại, nó vẫn còn đang mải suy nghĩ về thái độ kì cục của những con người nhà họ Trịnh. Cũng tốt, thằng Tùng vui tính nhưng trong không gian hẹp đôi lúc cái mồm nói nhiều của nó làm Quân đau đầu, nhất là lúc đang có nhiều tâm sự như bây giờ.
“Viện dở hơi” nằm khuất xa trung tâm, đường đi vào toàn đất đá lổn nhổn, mới hơn 10h sáng mà khung cảnh xung quanh vắng lặng, thẳng hoặc có tiếng rì rì của máy xúc đất vận hành phía xa xa. Đời người chắc hãn hữu lắm mới có việc ghé qua chỗ này, vậy mà con ông Tú nổi danh Tỉnh X lại đang đường hoàng ngồi trên xe bon bon tiến vào, không phải đi có việc mà đi xin việc. “ Sông có khúc, người có lúc”, nực cười cái “lúc” của thằng Quân khi này.
Sau cơn mưa tối quá, con đường đất bám dính lấy bánh xe thằng Đức, thỉnh thoảng cả cái xe lại trượt đi khi vượt qua một cái hố lầy lội. Cái viện đã ở phía trước mặt. Khác hẳn quãng đường lầy vừa đi qua, đoạn rẽ vào viện đẹp hơn hẳn, xe cứ bon bon mà chạy trên con đường trải nhựa mới. Dọc hai bên đường cả một cánh đồng hoa dại chen nhau đua nở, ong bướm dập dìu bay. “ Bồng lai tiên cảnh chứ dở hơi cái gì” thằng Tùng đã thôi suy nghĩ và mở máy. Đúng thật, quang cảnh trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của Quân, giục thằng Đức mở cửa sổ trời, một luồng gió mang theo hương đồng nội tràn vào khoang xe thơm ngát, đến cả thằng Đức ngố cũng bắt chước hít một hơi dài khoan khoái, cái không khí đồng quê xưa cũ.
Đỗ xịch cái xe trước cổng, thằng Đức lăng xăng chạy về phía phòng bảo vệ làm thủ tục. Quân ngẩn ngơ đứng nhìn “ công ty” mình sắp làm việc. Như bất cứ một cơ quan bình thường trong Tỉnh, hàng rào gạch xung quanh sơn vàng, cái cổng sắt han rỉ đã được làm mới bằng nước sơn trắng, trên cổng là dăm ba khẩu hiệu ngành Y, cờ đỏ sao vàng đứng gió nằm rủ xuống che đi cái biển “ Trung tâm sức khỏe tâm thần Tỉnh Y”, chữ “Y” bị gạch đi, viết đè lên chữ “X” trông thật nguệch ngoạc. Cảm giác ban đầu đối với Quân cũng không đến nỗi nào.
“Thong rồi, vào chứ”, Cái xe chậm chạp lách vào nhà để xe, gật đầu ra hiệu với ông bảo vệ, thằng Đức ra vẻ thông thuộc, lăng xăng đi trước dẫn hai đứa tiến về khu văn phòng quản lý. “ Mày thấy không, rõ rang ông Đức có quan hệ với cái chỗ này” thằng Tùng tụt lại phía sau thì thào đùa. Thằng Quân quay lại cười cười hưởng ứng. Nhoáng cái Đức đã biến đi đằng nào, còn lại hai thằng lính mới rụt rè ngó trước ngó sau tìm đường. Vừa qua khỏi khúc rẽ, một bóng đen không rõ mặt bất ngờ bổ nhào về phía hai đứa.
Chap 9. Cười
Bóng đen lao nhanh tới, thằng Tùng đang mải ba hoa ngay lập tức bị bóng đen xô ngã và phủ phục lên người. Mái tóc xõa dài xổ ra che kín khuôn mặt, bộ quần áo bệnh nhân nhàu nhì, thằng Tùng vì quá bất ngờ cộng hoảng sợ, nó nằm ngây ra. Người bệnh nữ trườn dần lên, cái mũi hít ngửi hầu như khắp cơ thể. Bàn tay xanh xao vì thiếu nắng trượt dần xuống dưới đũng quần, những động chạm nhẹ nhàng rồi chuyển thành mạnh bạo, cào cấu, bóp chặt. Hoảng sợ, Tùng đẩy mạnh và lùi lại phía sau thủ thế, cái mồm hay luyên thuyên của nó lúc này chỉ lắp bắp được những câu vô nghĩa. Người bệnh nữ lại dấn đến, nhìn chăm chăm vào mặt thằng Tùng rồi thốt lên “ Không phải anh Linh, anh là ai?”. Giọng nói nhẹ nhàng pha chút thảng thốt thực sự. Lúc này, Quân mới nhận ra là một cô gái trẻ, cô gái cứ lập đi lập lại câu hỏi và chực sấn sổ lao tiếp vào thằng Tùng. Các bệnh nhân khác vì tò mò cũng bắt đầu bu lại, “ thằng Linh đây à? Xấu trai thế, yêu anh này”; “ thằng Linh, mày thích bỏ em tao không”; “ Vân ơi, anh yêu em”… hai thằng lâm vào tình cảnh giở khóc giở cười. Bệnh nhân nữ lúc này Quân mới biết tên thì liên tục lảm nhảm, lúc khóc lúc cười, cánh tay vẫn bíu chặt vào người Tùng. Cũng may, một ngày đẹp trời, thằng Đức bỗng thành cứu tinh của hai đứa, nó cùng một điều dưỡng viên cố gạt đám đông đang bu lấy như chuẩn bị làm thịt thằng Tùng. “ Nào, nào, về chỗ nào, đây là khách”, đám đông thấy bóng bác sĩ thì bắt đầu tản mát, để lại một thằng Tùng bẽ bàng nửa ngồi nửa quì trên đất.
- Thông cảm nhé, con bé bị điên vì thất tình, gặp ai đàn ông lạ nó cũng bám lấy như thế. Sao? Có bị gì chưa? Người đi cùng thằng Đức vừa giữ lấy cô gái vừa cười hỏi 2 thằng.
- Anh không ra nhanh thằng bạn em nó chết vì bị sàm sỡ mất.
- Hai cậu đến đây thăm bệnh hay có việc gì, cứ lên phòng rồi một lúc nữa tôi qua.
- Đã bảo thi theo tao, trong này không thi linh tinh thược đâu. Đi, thường này này. Thằng Đức lại xông xáo lôi hai thằng phăm phăm tiến về khu vực văn phòng.
Hôm nay quả là ngày không may với thằng Tùng, vừa phút trước bị thằng Đức dọa trên xe, bây giờ thì lại bị người điên xàm xỡ, nó vừa đi vừa im lặng, chắc đang hối hận với quyết định về tương lai của mình. Quân thì khác, lúc nãy khi “con điên” vén tóc lên, chưa bao giờ nó thấy một cô gái đẹp như vậy. Khuôn mặt bầu bĩnh, làn da có hơi tái đi vì bệnh nhưng các nét trên khuôn mặt thật thanh tú, đôi mắt như biết nói, ánh nhìn ẩn chứa nỗi đau quá khứ nhưng vẫn giữ được cái thần chứ không như nhiều bệnh nhân khi nãy. Lại thật nực cười, thằng Quân con công Tú đi xin việc ở viện tâm thần và lại bị xao lòng bởi một đứa điên vì tình. Thật sự lúc này, Quân rất tò mò về Vân, bệnh nhân nữ vừa có lần đầu gặp mặt rất ấn tượng với mình.
Khu văn phòng nằm tít cuối viện. Giờ Quân mới có thời gian nhìn ngắm thật kĩ nơi gửi gắm tương lai của mình. Cả viện nằm trên một khoảng đất rộng chia ra làm 3 khu: khu văn phòng, khu bệnh nhân và khu nhà ở của cán bộ y bác sỹ. Màu sơn vàng và các khóm hoa như khỏa lấp đi sự cô đơn tách biệt của viện. Khu bệnh nhân được xây hình chữ U, nằm ôm lấy một sân sinh hoạt chung, lác đác bệnh nhân đi lại, nói cười vô hồn. Cả viện có hơn 40 bệnh nhân, đủ mọi hoàn cảnh, di truyền, làm ăn thua lỗ phá sản phát điên, thất tình hóa dại như cô Vân cũng không phải là hiếm. Những con người tận cùng nỗi đau bị gia đình, xã hội chối bỏ tập trung nương tựa hình thành nên một xã hội thu nhỏ trong viện.
Ông Ba đã ngồi chờ sẵn tại văn phòng, nhìn bề ngoài trái ngược với cái chức vụ đang đảm nhận. Bộ quần áo màu trắng mới tinh được mắc lên một cơ thể nhỏ thó, bộ mặt đỏ gay gắt nhễ nhại mồ hôi của một người quanh năm sống trong áp lực, hàm răng vẩu chực nhô ra làm ông lúc nào cũng có vẻ đang tươi cười với người đối diện, đôi mắt ti hí đặt trên cái mũi to và sần sủi như vỏ cam sành. Nhỏ bé, gầy gò, ông Giám đốc Ba, người quyền hành nhất trong một thế giới đảo điên lúc này đang ung dung tự tại trên chiếc ghế xoay, mồm bập bập điếu xì gà to bằng ngón tay cái, phả những làn khói nồng nặc trong căn phòng đầy những đồ trang trí bằng gỗ gụ. Một ông đại gia mới phất chứ không phải một ông bác sĩ già tôn kính.
- Chúng mày vào đây, thằng kia tốt nghiệp loại gì? Ông cất giọng nhừa nhựa hỏi thằng Tùng
- Cháu cũng ổn, đến xin việc bác đây, vừa bị con dở người nó sờ xoạng.
- Làm một hơi không, tao vừa được biếu, cặm cụi mãi chỗ này đến hút “*** ngựa” cũng *** thấy ngon. Còn nhiều trò hay ở đay lắm. Mỗi ngôn từ xổ ra đều vô văn hóa như bản mặt chuột nhắt của lão.
- Con ông Tú hả? Mấy hôm trước bố mày đến rồi, sao? Quyết định rồi hả? Ông Tú bảo mày còn đang suy nghĩ cơ mà? Muốn làm thằng giám đốc tư thì ít ra cũng phải thực tập ở đây đã. Chỗ này có nhiều điều trong trường chúng mày *** dậy đâu. Một tràng từ ngữ thô bỉ phát ra kèm theo một tràng cười bỡn cợt.” Có vẻ cái mồm nói nhiều là đặc sản của nhà thằng Tùng thì phải” Quân nghĩ.
- Vâng. Chẳng biết nói gì hơn với con người vô văn hóa này, bất giác Quân thấy tình cảnh lúc này của mình thật bi đát, làm việc ở một nơi điên dở, lại chịu sự quản lý của một con người chẳng ra gì. Tương lai nào sẽ chờ Quân ở phía trước đây?
- Tốt, mày với thằng Tùng tuần sau lại tao giao việc cụ thể, bọn mày được về nhà thứ 7, CN còn thì ở bên khu cán bộ. Công việc cũng nhẹ nhàng thôi, yên tâm. Về nhà chuẩn bị tinh thần đi, bị sờ xoạng như thằng Tùng là chuyện nhỏ thôi, làm nhiều khắc quen. Lão Ba nói như đuổi khách.
Không còn việc gì phải trình bày, Quân cũng chẳng muốn tiếp chuyện thêm phút nào với lão giám đốc vô văn hóa như thế, Quân xin phép và kéo hai thằng còn lại ra về.
- Ông bác mày trước giờ vẫn thế à? Khác hẳn những gì tao tưởng tượng
- Trước giờ vẫn thế, nói chuyện bỗ bã nhưng tao quen rồi. Thôi dù sao cũng là sếp mới, mày để bụng làm gì, sau không phải làm việc với lão nhiều đâu. Về chuẩn bị tâm lý, tối nay tao với mày phải làm bữa bung bét chia tay đời sinh viên ngây thơ.
- Tao lạy mày, hahaha.
Tràng cười dài chưa bao giờ có ở Quân, vui mừng hay đang cười nhạo chính con người mình. Đưa đẩy, sự đời không mong đợi đang mang Quân đến những ngã rẽ nào đây? Một tiếng rú man dại bất ngờ cắt ngang suy nghĩ Quân “ Đừng giết tôi, tôi xin, tôi xin”
Rin rít tiếng xưa cũ vì thời gian, chiếc cổng màu xanh từ từ đóng lại. Tuổi trẻ, hoài bão, ước mơ đều bỏ lại sau lưng, hay mọi chuyện mới chỉ là khởi đầu…
Chap1. Con đường
“Không trên trời, giữa biển,
Không lánh vào động núi,
Không chỗ nào trên đời,
Trốn được quả ác nghiệp”
Kinh Pháp cú
Trịnh Tú Quân, 22 tuổi, vừa hoàn thành chứng chỉ điều dưỡng,con trai duy nhất trong một gia đình làm kinh doanh có tiếng của Tỉnh X. Ở cái Tỉnh đang bắt đầu tiến hành công nghiệp hóa, thì cái hầu bao của gia đình Quân đúng là một mỏ vàng đối với các vị lãnh đạo đương nhiệm. Những công trình công ích, hạ tầng, giao thông nếu chờ nguồn ngân sách TW rót về, hay chờ cái ví lúc nào cũng rỗng tuếc của “các bố vừa đi lên từ cây lúa” thì biết đời nào cái Tỉnh này mới khá lên được. Nên việc gia đình Quân được Tỉnh X chiều chuộng, ca tụng cũng hoàn toàn dễ hiểu.
Ông Trịnh Tú cũng lấy làm hài lòng với điều đó. Hơn 20 năm lăn lộn với đời, lúc ngẩng đầu lên voi, lúc cắm cúi xuống chó. Đây là lúc ông hoàn toàn thư thái với cái công việc làm từ thiện, tài trợ cho Tỉnh nhà. Không phải vì ông háo danh hay mưu đồ quyền chức, chính trị với ông như “ đồ chó gặm”. Thời lập nghiệp, biết bao lần ông bị những thằng vắt mũi chưa sạch hoạnh họe, bắt bẻ làm khó. Ông làm mọi thứ vì thằng con trai độc nhất của mình, công việc bận rộn, ngoài 40 tuổi ông mới lần đầu được làm cha, mọi nỗ lực, cố gắng ông đều dành cho Quân.
Lớn lên trong nhung lụa, nhưng càng lớn, Quân càng khác ông Tú. Ông Tú tính hào sảng hướng ngoại, Quân thì lại khép mình. Cha mẹ sinh con trời sinh tính, nhiều lúc ông Tú cũng không hiểu trong đầu Quân đang suy nghĩ những gì. Như cái lần, Quân đề đạt nguyện vọng theo ngành Y, không thích làm kinh doanh như bố nó. Mọi tính toán toán của ông Tú thế là lệch hướng, gây áp lực có, ngọt nhạt có, ông tìm đủ mọi cách để mong Quân thay đổi suy nghĩ. Có lúc giận lên, ông còn tuyên bố từ con, nhưng tính Quân ông biết, nó luôn trầm tư nhưng là đứa ngang bướng, nó đã định làm gì là theo đến cùng. Quả thật, Quân bỏ đến nhà bạn ở hẳn 1 tháng, vợ ông Tú ngày nào cũng khóc lóc, thôi thì “ trời không chịu trời thì trời phải chịu đất”. Quân bắt đầu theo học ngành Y.
Đời người kinh doanh, đến đi ngủ cũng vẫn phải tính toán trong mơ. Ông Tú bất đắc dĩ mới đồng ý, nhưng ông ra điều kiện, Quân phải theo học một trường Y tại địa phương. Xa con là mất con, ông tính toán rồi, nó học trên thành phố rồi sẽ ở lại làm trên đấy nên ông tính để nó ở gần nhà, bao giờ học xong sẽ cho nó vào công tác tại Tỉnh nhà, với mối quan hệ của mình “ thằng Quân rồi sau này sẽ trở thành giáo sư, ít cũng như Tôn Thất Thuyết, nó sẽ là Giám đốc đầu tiên của bệnh viện nhà”, ấy là ông Quân nói với vợ mình như thế. Nhưng ông lo lắm, Tỉnh X hiện chỉ có một trường học về điều dưỡng, mà bệnh viện thì không có cái nào ngoài cái viện tâm thần “ có dở hơi mới vào”, mà nhắc đến cái viện này ông lại không muốn nghĩ đến nữa. “ Thôi, cứ để nó học xong, mình xin ý kiến rồi lập một cái viện tư nhân, nó ra trường rồi về đấy làm lãnh đạo”. Ông Tú vui lắm, đời ông có tiền nhưng rốt cuộc vẫn là anh tư bản” bây giờ bọn nó nâng niu đấy, nhưng hết tiền là hết bạn, thằng Quân phải là người có địa vị, nó sẽ hơn thằng bố nó”. Con đường sự nghiệp trải hoa hồng vì Quân đang lệch hướng, ông Tú từng bước nắn chỉnh lại bằng cái đầu thừa toan tính của mình. Con đường ông xây cho con trai, sẽ thẳng băng hay có những ngã rẽ vượt qua mọi toan tính? Chỉ thời gian mới trả lời được câu hỏi này!
Chap 2. Bước đi
“Quá khứ không thể có, hiện tại không thể có, vị lai không thể có, ba đời không thể có”
Kinh Kim cang bát nhã
Mùa hè năm xxx, Tú Quân chính thức hoàn thành chương trình học của mình. Thừa hưởng những nét đẹp thanh tú của mẹ và vẻ rắn rỏi đàn ông của bố, Quân của tuổi 22 là một thanh niên toàn diện từ học vấn đến hình thức. Đối với cái Tỉnh lẻ này, Quân thực sự là một ngôi sao trong lòng các cô gái; gia thế, học thức đều khó có ai theo kịp. Duy chỉ có nét mặt trầm tư mà chính ông Tú cũng khó hiểu là không thay đổi. Nhưng chính cái trầm tư đến lạnh lung này đã làm si mê biết bao cô gái mới lớn. Nhiều khi suy nghĩ, chính Quân cũng không giải thích được đôi lông mày luôn nhíu lại của mình. Là người hầu như nắm được tương lai trong bàn tay, nhưng không khi nào Quân có thể thoải mái vui vẻ, cười đùa như những bạn học cùng lớp, hay như Tùng, thằng bạn chí cốt từ thời cởi truồng.
- Sao lúc nào mày cũng nghiêm nghị thế? tao mà là mày, tao cười ha hả cả ngày
- Chịu, tao cũng chẳng biết tại sao, nhìn thế thôi, mày mà là tao chắc mày cũng không vui đâu
- Mẹ, điện! thế mày không vui thế nào?
- Mày mà là tao, lúc nào đi vệ sinh mày cũng phải nhìn cái của tao, vui không !
- Haha, con chó này, chắc của mày bằng ngón tay út!
Chỉ có duy nhất thằng Tùng, bạn nối khố mới làm Quân tươi lên một tí. Nói chuyện với nó, Quân có thể thỏa sức mà bốc phét, hay đùa những câu mà thanh niên mới lớn hay nói với nhau. Thằng Tùng khác hẳn Quân, nhà nó không có điều kiện nếu không muốn nói là nghèo. Nó theo học ngành Y vì “tao quay đồng xu, lật là theo Y, ngửa tao cũng theo Y vì bác tao làm bên viện tâm thần, học xong vào đấy hú hét cùng anh em” thằng này tính tình hài hước nhưng thật lòng, không toan tính khi chơi với Quân. Cứ thế hai thằng lớn lên từ bé với nhau, một thằng báu đùa, nghe tiếng trước hình, một thằng ít nói thế mà chơi được với nhau cũng lạ.
Ngã rẽ mà ông Tú không mong đợi cuối cùng đã đến. Từ những năm Quân bắt đầu theo học Y, ông Tú đã chạy vạy ngược xuôi để xin giấy phép thành lập bệnh viện tư. Bằng tiền và những lời hứa hẹn công việc, chia chác lợi ích cuối cùng ông cũng đạt được mục đích, bệnh viện T sẽ sớm đi vào hoạt động vào cuối năm nay. Nhưng đùng một cái, giàn giáo đang thi công đổ sập, như đổ sập cả vào con đường ông định sẵn cho con. 2 người chết, thanh tra vào cuộc kết luận thi công không đảm bảo an toàn, đình chỉ chờ điều tra làm rõ. Ông chẳng bận tâm đến điều tra, có người sẽ lo hết nhưng thằng Quân học xong sẽ làm ở đâu, cho nó lên Thành phố thừa sức của ông nhưng “ xa con là mất con”, ông không đành. Nếu muốn ông đã cho nó đi du học chứ ông trói nó ở cái xứ khỉ ho cò gáy làm gì, toan tính của ông luôn đúng, địa vị bây giờ đã chứng minh như thế. Thương con, ông không muốn xa nó, mở danh bạ điện thoại trong máy, ông bấm điện thoại rồi lại tắt đi, cứ thế hai ba lần rồi lại ngồi lặng người. Có những chuyện ông không muốn nghĩ lại, những chuyện ám ảnh theo vào từng giấc ngủ của ông. Ông thở hắt ra rồi bấm máy, số điện thoại đã lâu ông không động đến “ anh Ba, giám đốc viện tâm thần”.
Trời mùa hè nhưng mát mẻ, những cơn gió nhè nhẹ ve vuốt da thịt. Bỏ qua mọi âu lo, ông Tú hít căng phổi hương mùa hè. Tuổi trẻ, ông cũng đã từng có một tuổi trẻ, đã từng nằm trên chiếc xe máy cũ rich hít tràn hơi thở đất trời này. Ông khoan khoái, thả mình dựa vào ghế sau “ Đức, mày lái về nhà rồi bảo thằng Quân về nhà tao gặp”. Thằng Đức lái xe, ngô nghê gật đầu, thằng này ngố ngố nhưng được việc và kín chuyện, đã lái xe cho ông Tú ngót 10 năm. Chiếc xe vun vút lao đi, xé toang cái hương mùa hè ông Tú vừa trầm tư hít ngửi.
- Bố có việc gọi con à? Vừa về, Quân đã vào ngay phòng làm việc gặp bố
- Con biết việc chưa? Thấy Quân ậm ừ, ông nói tiếp:
- Yên tâm, bố lo được, bố biết bắt con ở lại Tỉnh học đã là điều vô lý với con. Con có tài, bố biết nhưng bố mẹ chỉ có con, người tài thì ở đâu cũng phát triển được. Có điều mọi thứ không như mình tính…Ngập ngừng, uống ngụm trà ô long, ông thăm dò thái độ cậu con trai mình.
- Những việc trước đây, con không muốn nhắc đến nữa, con đã theo nghề Y và con quyết tâm theo đuổi nghề này.
- Bố tính rồi, bệnh viện sẽ sớm thành lập, chẳng qua vướng vào luật pháp cần bố xử lý một chút nhưng bố chắc chắn sẽ hoạt động vào năm nay. Con cố chờ đợi một thời gian. Bình thường nói với nhân viên ông hét ra lửa, nhưng bao giờ nói chuyện với Quân ông cũng nhũn nhặn cưng chiều con mình.
- Trong thời gian chờ đợi, con cố gắng thực tập ở viện tỉnh một thời gian, coi như lấy kinh nghiệm.
- Tỉnh mình thì có cái viện nào ngoài viện tâm thần, Quân ngờ vực, không phải bố bắt con vào đấy làm chứ?
- Bây giờ nhỡ việc ra như thế, con cố gắng, chỉ thời gian ngắn thôi…
- Không, Quân cắt lời và lạnh lung rời khỏi phòng. Có tiếng đổ vỡ trong phòng ông Tú.
Quân mặc kệ, với Quân việc ở lại học tại Tỉnh đã là quá sức chịu đựng. Hồi đấy nếu không phải vì những giọt nước mắt của mẹ thì Quân đã tự apply xin học bổng rồi. Có đầu óc, cái Quân muốn là học ngoại khoa, việc học điều dưỡng đã là điều sỉ nhục với anh. Bây giờ lại thành ra thế này, hay mình apply đi học nước ngoài, chả nhẽ lại đi “ hú hét với thằng Tùng và anh em”.
Trong bữa ăn, không ai nói với ai lời nào, ông Tú thì mặt bừng bừng và cơm, bà Tú thì mắt ngân ngấn lệ. Trước giờ bà vẫn sợ xa con, sợ con nghĩ dại thế này thế khác. Không khí bữa ăn căng thẳng, Quân nhai trệu trạo rồi về phòng. Sau lưng là tiếng nói ông Tú “ bà chiều nó, tôi làm gì cũng tính cẩn thận, có bắt vào đấy cả đời đâu”
Nặng nề lê bước về phòng, hôm nay ngày rằm, ánh trăng vằng vặc sang quắc rọi qua cửa sổ, không khí đầu hè man mát như ru Quân chìm vào giấc ngủ. Ánh trăng vẫn cứ rọi vào phòng Quân, một cách ma quái.
Quân đang đứng trước con đường xa lạ, phía xa xa là quầng sáng của đô thị, nơi Quân luôn ao ước được đặt chân đến. Qua lời kể và những hình ảnh trên mạng, cuộc sống của dân du học như hiện ra trước mắt Quân, những cuộc vui ồn ã, những vùng đất mới, những người bạn mới như mời gọi, nâng bước khiến Quân vững tin đặt chân lên con đường, bước đi. Ngay khi đó, mọi thứ như tối sầm lại, con đường trở nên gập ghềnh đá sỏi, quầng sang khi nãy biến thành cánh cổng sắt han rỉ màu xanh.
Chap 3. Giấc mơ
“ Ru hời ru hỡi là ru
Bên cạn thì chống, bên su thì chèo”
Chùn bước, hai chân như sắp khụy ngã, Quân đứng như tượng. Cái cổng không còn xa xa mà nó ở ngày trước mặt Quân, đột ngột như khi xuất hiện. Không khí âm u, đặc quánh lại. Gió vẫn nhè nhẹ nhưng ma mị như có người đang vờn bên cạnh Quân. Cánh cổng từ từ mở ra, tiếng rin rít han rỉ làm Quân ớn lạnh, một khoảng đen hun hút bắt đầu lộ rõ. Đi vào hay quay lại, Quân chưa biết phải làm gì thì từ khoảng đen đó, hai bong trắng xuất hiện trôi từ từ đến sát cánh cổng.
Người Quân đã nhũn lại, nhắm chặt mắt như muốn thoát khỏi giấc mơ đáng sợ. Không thể tỉnh lại, Quân từ từ mở mắt. Hai bóng trắng một nam một nữ đã ở ngay phía trước. Hình ảnh cứ mơ hồ hư hư thực thực. Bóng dáng người đàn ông chẳng hiểu sao làm Quân cảm thấy yên tâm, cứ như quen thuộc từ lâu lắm nhưng Quân không nhớ được là ai. Người đàn ông giơ tay ra phía trước, có một ma lực nào đó điều khiển Quân bước tới, nắm lấy cánh tay đó. Đột nhiên, cái bóng người đàn bà méo mó, cất lên giọng hát ru đầy đáng sợ. Âm thanh eo éo làm bài hát ru trở nên ám ảnh, lúc cao vút, lúc lại thì thầm không rõ lời.
Cánh tay đang giơ ra của người đàn ông đột ngột bẻ cong và đặt lên cổ người đàn bà. Tiếng hát nghèn ngẹt tắc tị lại rồi im bặt. Cổ người đàn bà lúc này đã bị sức mạnh vô hình kéo vẹo sang một bên, nhưng đôi mắt vẫn đang chằm chằm nhìn về phía Quân, ánh nhìn ghê rợn, bi thương. Cái bóng đàn ông giơ cánh tay còn lại, không phải mời gọi mà hướng lên cổ Quân, bóp lại. Quân không thở được, cố sức hớp lấy không khí, máu đã dồn lên đỉnh đầu như muốn vỡ ra. Mắt mờ đi, ý thức của Quân đang mất dần, cảm giác cái chết đã đến rất gần.
“ Quân, tỉnh lại con, sao thế này” Mở mắt, Quân thấy mình đang nằm trong phòng, trước mặt là khuôn măt lo lắng của bà Tú. Mồ hôi vã ra như tắm, ớn lạnh. Ánh trăng vằng vặc vẫn hắt qua cửa sổ, lại bàn châm điếu thuốc hút, Quân vẫn không hiểu ý nghĩa giấc mơ vừa rồi là gì, hai người đó là ai và mình có quen người đàn ông không? Quân cứ vừa hút thuốc vừa miên man nghĩ, bà Tú thì liên mồm “ Ba hồn bảy vía thằng Quân về đây… về đây… về đây”
Chap 4. Mở
“Vạn vật vốn vô sinh vô ngã
Nghĩ làm gì khi đã thấy chân như”
Những giấc mơ cứ lặp đi lặp lại y như thế làm một người cứng rắn như Quân cũng phải suy nghĩ. Ngày nhận bằng đang đến gần, việc quyết định tương lai còn chưa biết thế nào, thêm chuyện này làm Quân càng thêm căng thẳng.
- Ra trường mày định thế nào, Tùng?
- Ơ hỏi ngu, tao bảo tao vào viện bác tao hú hét mà, hay mày đi với tao ! Anh em vào đấy khéo lại vui, có khi chữa được cái bệnh đờ đãn của mày.
- Có khi thế thật, Quân đáp vu vơ vì chính Quân cũng không biết tương lai mình sẽ thế nào, Quân phải đi gặp một người.
Người mà Quân muốn gặp chính là ông nội Quân, ông Trịnh Hoàng. Trước giờ vẫn vậy, khi phân vân giữa những lựa chọn thì ông Hoàng là người Quân muốn xin ý kiến nhất. Ông Hoàng có tất cả 4 người con, 1 đứa chết trẻ khi mới 4,5 tuổi, còn lại ông Tú và 2 người con gái.. Vợ mất vì bom thời chiến, là lớp người cũ, ông cứ thế gà trông nuôi con, 2 cô con gái lập gia đình rồi theo chồng vào trong khu kinh tế mới, cũng do nghèo nên họa hoằn lắm mới gọi điện thăm hỏi ông dăm ba câu. Ông cũng không lấy đó làm phiền lòng, ông còn có gánh đậu phụ và thằng Tú. Cái nghề cóp nhặt từ một chú khách rìa biên giới có ngờ đâu lại nuôi lớn thằng con út thành ông Trịnh Tú nổi danh bây giờ. Kinh tế khá lên, ông Hoàng thôi không làm nghề nữa, nhưng hễ nói về chuyện cũ, ông lại rưng rưng nước mắt nhớ đến gánh đậu thuở hàn vi. Con cái thành đạt, nhà cửa đều có giúp việc lo, ông Hoàng lập một cái điện và tu tại gia, cách ly tục trần và cũng coi như là tích đức cho con cho cháu.
Ở cái tỉnh lẻ qui hoạch còn lộn xộn, nhà thấp nhà cao nhưng chẳng nhà nào quá 3 tầng lầu thì căn biệt thự của ông Tú chẳng khác nào một tòa lâu đài. Riêng cánh cổng bên ngoài nghe đâu chi phí tận mấy trăm triệu, mà ông Tú còn cầu kì vào tận miền trong đặt làm rồi chuyển ra. Bề thế, sang trọng là vậy mà chẳng hiểu sao, ngày rằm hay mùng 1, nhà ông lại tối om, tắt hết đèn, văng vẳng trong khu nhà là tiếng gõ mõ tụng kinh, thêm 2 con nghê đá nằm phục trước cổng nhe nanh nhe vuốt trắng ởn khiến ai đi qua cũng có cảm giác sởn da gà. Ai mà biết được trong khuôn viên căn biệt thự là cái điện thờ do thân sinh ông Tú lập nên.
Hồi còn bé, Quân cũng rất sợ khi đi ngang qua cái điện của ông nội, nằm tách biệt ở khoảng sân sau, hai bên lối vào điện toàn cây sanh, cây si lâu năm. Mùi nhang khói, tiếng mõ, tiếng rì rầm đọc kinh càng làm khung cảnh thêm phần liêu trai, nặng nề. Quân rảo bước trên con đường lát gạch gốm dẫn vào điện, thỉnh thoảng khẽ cười nhớ lại tuổi thơ níu chặt tay mẹ khi có việc cần xuống gặp ông. Bây giờ cái điện thờ lại là nơi Quân cảm thấy thoải mái nhất, không có những toan tính của bố, giọt nước mắt lo lắng của mẹ, nơi này chỉ còn hai ông cháu thư thái bên ấm trà, chuyện trời chuyện đất, nhưng cảm giác tình thương gia đình vẫn còn hiện hữu nơi đây.
- Dạo này ngày rằm mùng 1, ông không bắt bố cháu tắt hết đèn như mọi khi ạ?
- Cây si ông trồng bây giờ cũng lớn rồi, tán của nó che hết ánh đèn nhà trên nên không cần tắt nữa. Để cho bố mày còn tiếp khách. Lại có việc gì đúng không? Mấy hôm nay ông cũng khó ngủ, cứ nằm xuống lại thấy bà mày
Nói hết được ra với ông ,Quân cảm thấy nhẹ lòng, hy vọng lại có được những lời khuyên hữu ích trên bước đường sắp tới. Ông Hoàng nhấp ngụm trà, đứng dậy đi thắp hương ở ban chính. Rù rì khấn bái một hồi, ông nói với Quân
- Hai bác gái mày đã lâu ông không gặp, chẳng biết sướng khổ thế nào. Làm cha làm mẹ ai cũng vậy, nhìn cuộc đời không bao giờ thấy mặt tốt mà toàn nhìn thấy mặt tối, sợ con mình nhỏ dại nhỡ đặt chân vào lại khó nhấc ra. Không thể lo lắng cho con cả đời nhưng đến đâu hay đến đó, bố mày cũng vậy.
- Cháu biết nhưng cháu còn có cuộc sống riêng của cháu, cháu không muốn lãng phí cả đời mình ở chỗ này. Cháu không muốn giống bố cháu.
- Tuổi trẻ ai cũng vậy, leo lên đỉnh núi lại them thuồng đỉnh núi cao hơn, cũng là do sân si trên đời. Rồi một ngày, leo hết những đỉnh núi, ngoái đầu lại cảm thấy nhớ ngọn đồi nơi mình bắt đầu. Có tài thì hãy bước những bước dài, ông chỉ cần lúc ông mất, được thấy mặt mày là ông mãn nguyện rồi.
- Còn chuyện này cháu muốn kể với ông. Biết ông mình là người có lòng tin vào đức Phật, Quân kể lại giấc mơ bằng giọng điệu bình thản nhất. Ánh mắt ông Hoàng hơi sững lại rồi tối sầm, ấm trà đang rót đầy tràn ra ngoài, chảy thành dòng xuống dưới nền gạch hoa “ Đến giờ ông tụng kinh rồi”
Hiểu ý ông, Quân về phòng , nặng trĩu trong đầu những câu hỏi về tương lai và thái độ của ông mình. Quân đi rồi, ông Hoàng mới đứng dậy đi châm tiếp tuần hương nữa, cánh tay ông run run, mùa hè mà sao gió lạnh cứ thông thốc thổi vào phía sau gáy. Màn nhiễu ban thờ chính như có người đùa nghịch lúc phất lúc rủ, khói hương cuồn cuộn tụm lại phía trên rồi đột ngột bùng cháy, những tiếng vang vọng của hư không ngày một lớn dần bên trong đầu ông Hoàng. Lập cập vái như bổ củi, vừa vái vừa khấn “ Nam mô đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, nam mô tây phương cực lạc, ác nghiệp ai làm nấy trả, xin đừng phá người lành, nam mô, nam mô, nam mô…”. Mặt ông từ đỏ bừng, rồi xám ngoét, thái dương giật liên hồi, cố sức bước lại bàn nước. Vô tình hay ma xui quỉ khiến, vũng nước đổ khi nãy kéo trượt ông Hoàng xuống nền đá lạnh, những bức tranh La hán treo quanh điện nhìn ông với nụ cười méo mó.
Chap 5. Ngã rẽ
“Vang vọng bên tai nghe vô định
Ngã rẽ cuộc đời tựa hư vô”
Ông Hoàng không chết, do tu tập hay do kiếp mạng còn lớn, thằng Đức ngẩn ngơ nhưng tai thính, lẫn trong tiếng ồn ĩ của nhà trên nó vẫn nghe tiếng đổ vỡ phía dưới điện. Chạy xuống thì ông Hoàng đã tím tái, nằm co quắp trên nền, phía ban thờ bát hương hóa bén vào màn nhiễu đang âm ỉ cháy. Cả nhà nghe tiếng thằng Đức, túa chạy xuống từ nhà trên. Nét bàng hoàng lộ rõ trên khuôn mặt Quân, vừa cách đây 10’ ông vẫn còn mạnh khỏe, là do gió độc hay lí do nào khác, thái độ khi nãy của ông là gi? Bao câu hỏi cứ hoang mang xuất hiện trong đầu nhưng Quân phải gạt đi, việc cấp bách bây giờ là mạng sống ông Hoàng.
Tỉnh X vốn thuộc Tỉnh Y từ năm xxx đến năm xxx, trong cuộc cải cách hành chính sau này, Tỉnh Y được tách thành 2 Tỉnh X và Tỉnh Z như bây giờ. Không rõ sự vụ bên trong thế nào mà Tỉnh Z diện tích lớn hơn hẳn, và được tiếp quản hầu hết cơ sở hạ tầng của Tỉnh Y năm nào. Trái lại, Tỉnh X chỉ còn rúm ró một góc nhỏ trên bản đồ qui hoạch. Dân Tỉnh X hay đùa “ Cái anh Tỉnh Y khác gì thằng Nga đâu, nó hưởng hết đạn hạt nhân của anh Liên Xô, Tỉnh mình thì đúng là Món- đồ-vạ, chả đồ vạ quá à, lấy gì không lấy lấy cái bệnh viện tâm thần” Quả đúng vây, sau khi chia tách, cơ sở hạ tầng, điện đường trường trạm nằm hết bên Tỉnh Z, chừa lại cho Tỉnh X này cái viện tâm thần và một số hạ tầng cơ bản . Giống bao người dân ốm đau trước nay của Tỉnh X, ông Hoàng phải chở cấp cứu hơn 40km mới đến được cái Viện bên Tỉnh Z. May mắn giữ lại được mạng, nhưng ông phải nằm “bán thân bất toại”, mọi sinh hoạt đều phải trông cậy vào người giúp việc.
Chuyện thằng con chưa xong, nay đến chuyện ông cụ, ông Tú như phát rồ người. Trước nay con đường tiến thân hay cuộc sống của ông, tuy lúc này lúc khác nhưng hầu như bằng phẳng, đầu năm ông đã đi xem cẩn thận, năm nay đại cát, vậy mà đùng một cái hết vụ giàn giáo, vụ thằng con, bây giờ lại chuyện này. Nhìn bố chạy đi chạy lại, hết lo chuyện ông nội lại đến chuyện làm ăn ở công ty, Quân bất giác thấy thương cảm, bao nhiêu mâu thuẫn, rào cản mới đó nay đã bị xóa bỏ. Bảo thằng Đức lái xe đưa về nhà trước, Quân lấy máy nhắn tin cho bố “ Con sẽ ở lại” rồi thở dài. Có thể sau tin nhắn này, mọi giấc mơ, hoài bão của anh sẽ tan thành mây khói, nhưng nghĩ đến lời hứa hẹn của ông Tú “ chỉ một thời gian thôi”, Quân lại thấy đôi chút yên lòng, ít ra là trong lúc này.
Quân là một ngừoi cầu toàn, không bao giờ dám tự mình quyết định một việc gì lớn trong đời? Không, đã từ lâu, Quân luôn nung nấu ý định thoát khỏi cái bóng của ông Tú, trước đến giờ vẫn vậy, một người cha quá thành công sẽ có những thằng con nghịch tử hoặc lụn bại, Quân không muốn như vậy. Dân Tỉnh này mỗi khi bệnh tật, đi mấy chục km mới có nơi thăm khám, nhiều ca do đường xa, chậm một hai giây là đã hóa người thiên cổ. Ít nói, trầm tư với mọi chuyện nhưng Quân cũng có con đường riêng của mình: học Y, cứu người, thoát khỏi bóng ông Tú. Con tạo xoay vần, ngã rẽ đang đưa Quân ngày càng xa rời con đường đã định.
Những nút thắt vận hạn của ông Tú như được cởi bỏ khi ông nhận tin nhắn của con trai. Mấy hôm nay vì việc của thằng Quân mà cái bệnh cao huyết áp quay ra hành hạ ông, cái mặt đỏ phừng phừng lúc họp hành,tiếp khách nay bắt đầu hồng hào trở lại. Chuyện ông cụ thì đã có giúp việc và bác sĩ lo, ông Hoàng cũng già cả, sinh lão bênh tử là thường tình ở đời, chuyện thằng Quân mới là cái ông lo nhất. Nở nụ cười rút phong bì dúi vào túi áo ông bác sĩ , bắt tay thật chặt, bà Tú còn thoáng nghe thấy ông Tú huýt sáo thành giai điệu lúc trở ra xe. Thế là mọi sự lại chiều theo ý ông.
Chap 6. Lặp
“Sân hận
Tà dâm
Keo kiệt
Sát sinh
Ngạo mạn
Trộm cắp”
Mưa từng đợt xối xả, cánh cửa quên đóng đập theo nhịp đều đều vào vách tường. Cây xi già thâm trầm vươn rễ cành như bao bọc cả khu điện thờ. Tiếng trẻ con thi thoảng khóc thét lên sau mỗi đợt sấm rền. Hiu quạnh và cô quả hiện hữu nơi thờ cúng vắng chủ. Thoáng tần ngần, quăng đi điếu thuốc đã ướt lạnh dưới làn mưa dày đặc, Quân bước đi mà cảm giác chân nhẹ như không. Cửa khu điện mở toang, trong lúc nhốn nháo cấp cứu cho ông Hoàng, hẳn mọi người đã quên đóng lại. Nơi góc bàn, vũng nước vô tình khi tối như theo tiếng gọi đất trời đã chảy tràn ra mé ngoài bậu cửa. Ông Hoàng đứng đó, vẫn mặc bộ quần áo nâu sòng ban tối, quay lưng lại phía Quân.
Như không tin vào mắt mình, Quân trân trân đứng nhìn, không thốt ra được lời nào. Ông về bằng cách nào? Ông đã khỏe lại ư? Sao ông về không ai hay biết?
“Xà, mày về làm gì?” Tiếng ông Hoàng lặp đi lặp lại cắt đứt mạch suy nghĩ của Quân, chưa bao giờ Quân nghe thấy giọng nói ông nội mình như vậy, trầm vang kéo dài nhưng đầy giận dữ. Không hiểu chuyện gì xảy ra, Quân mấp máy lên tiếng định hỏi thì qua khóe mắt, ngay nơi cửa điện, một người đàn bà đang nằm phủ phục từ bao giờ, tóc xõa rũ rượi, run lên theo từng câu hỏi của ông Hoàng. Người đàn bà Quân vẫn hay gặp trong mơ.
Tiếng hát ru lại nỉ non cất lên ma mị. Ông Hoàng từ từ quay đầu lại, chỗ đáng ra là hai con mắt thì bây giờ chỉ là hai hố sâu trống rỗng thăm thẳm. Người đàn bà đã đứng lên tự lúc nào, vẫn cái cổ bị bẻ ngoặt sang một bên đang chăm chăm nhìn Quân và cất lên giọng cười ghê rợn.
“Đùng”, tiếng sét xé ngang màn đêm kéo tuột Quân trở lại thực tại. Thằng Đức vẫn đang chăm chú lái xe, thỉnh thoảng nghêu ngao hát theo câu hát trên radio. Cái giọng eo éo ngọng nghịu tự nhiên làm Quân sợ hãi khó chịu.
- Chú đừng hát nữa, cháu muốn ngủ thêm một lúc. Đi đến đâu rồi ạ?
“ Ru hời ru hỡi là ru
Bên cạn thì chống, bên su thì chèo”
Quân toát mồ hôi nhìn lên phía ghế lái, cổ thằng Đức bẻ ngoặt về bên ghế phụ, đang cố gắng quay lại nhìn Quân.
“Aaaaaaaaaa”
Chiếc xe vướng ổ gà, nảy sóc lên, một lần nữa Quân thấy mình đang ngồi trên xe, lạo xạo tiếng đất đá vọng dưới gầm xe. Thằng Đức đang lái xe quay lại hỏi “ Thao thế, thủ mơ à?” Đúng cái giọng đầy lưỡi, âm “sơ”, âm “ thờ” lẫn lộn nhưng quen thuộc. Quân không trả lời, mở cửa kính châm điếu thuốc. Đôi tay run run đưa điếu thuốc lên miệng hút một hơi dài. Khói thuốc nồng nồng làm Quân phần nào bĩnh tĩnh lại. Ông nội vẫn ở viện, vào làm ở viện tâm thần, người đàn bà đáng sợ hát ru, những sự việc của cả một ngày dài thi nhau nhảy múa trong đầu Quân. Chiếc xe vẫn lướt đi lừng lững theo con đường quen thuộc về nhà.
Chap 7. Nghiệp
“Dẫn nghiệp
Mãn nghiệp
Khẩu nghiệp
Bất động nghiệp”
Cái chất trăng trắng chắt ra từ nước đầu của đậu phụ không hiểu sao lại nuôi lớn được ba đứa con ông Hoàng. Nông dân chính gốc , cảnh nghèo đói đẩy hai vợ chồng ông Hoàng dắt díu nhau lên Tỉnh Y kiếm miếng cơm manh áo. Đẻ nhiều, việc ít rồi chiến tranh nổ ra, bà vợ trúng bom trong lúc tiếc của quay lại vơ vào nốt những hạt thóc vãi vụ mùa. Gửi mấy đứa con cho một người quen trong Tỉnh, ông Hoàng đi bộ men theo sông lên đến tận biên giới giáp ranh với Trung Quốc. Lăn lộn làm thuê làm mướn, may phước đời ông được một chú khách để ý truyền nghề. Cái hạt đậu tương “thiên biến vạn hóa” thế mà hay, phần cái thì đóng bánh đem rán, phần nước thừa chắt làm sữa đậu, ông Hoàng cứ thế làm nghề có đến hơn 10 năm thì chiến tranh biên giới, chú khách trước khi hồi hương đem tất cả bí quyết gia truyền trao lại cho ông Hoàng. Không phải thằng Tầu nào cũng đểu.
Trở về quê cũ với ít đồng vốn dắt lưng, thằng con giữa chết đuối đã mấy năm, mấy đứa chị lớn tồng ngồng nhìn bố như người xa lạ, ông Hoàng trông khác thật, năm ông đi bọn nó có tí tuổi, bây giờ ông ăn nói, đi đứng như chú khách chính hiệu, nói chuyện đôi khi thêm tiếng “ ây xì”,”ây xà”, bọn trẻ không quen. Chỉ có thằng Tú là quấn quít bám dính lấy ông. Hai đứa con gái đến tuổi gả chồng, chỉ còn lại ông Hoàng và thằng Tú. Không biết có phải do ăn đậu nhiều mà thằng Tú càng lớn càng” thiên biến vạn hóa” như chính cái hạt đậu tương của ông Hoàng. Hết lăn lộn với cái gánh hàng, lại quay sang buôn bán thuốc lá lậu. Người nhỏ bé do đói ăn mà nó gánh hàng chục bao tải chạy như bay khi quản lý thị trường lùng bắt. Nhỏ thó nhưng đầu óc nhanh nhạy, việc gì hễ ra tiền là nó mó tay vào, mà mó vào lại ra tiền to. Tích tiểu thành đại, rồi kinh tế thi trường mở cửa, nó thành lập công ty, cuối cùng dừng lại hẳn với cái nghề kinh doanh bất động sản. Cái mảnh đất cò ỉa ngày xưa mà nay là biệt thự cả nhà ông trú ngụ nghe bảo là vô giá, vì đất bây giờ đắt lắm, khác hẳn cái ngày ông quảy gánh lên biên giới. Cái ngày thằng Tú treo biển “ Công ty môi giới BĐS xxx” bên ngoài cổng cũng là cái ngày ông Hoàng sắp xếp quang gánh, máy ép đậu và chai lọ lỉnh kỉnh vào cái rương khóa chặt lại, trân trọng đặt vào giữa nhà như để tri ân cái nghiệp đã nuôi sống gia đình đến ngày hôm nay.
“ Vạn sự khởi đầu nan”, khởi đầu không phải lúc nào cũng dễ dàng, thằng Tú cũng vậy. Thuở khởi nghiệp, thằng Tú cũng đã bị lừa một vố đau, tán gia bại sản nhãn tiền, nhưng cái gay go là vướng vào pháp luật và “bọn Tam Hoàng”, cái cách mà ông Hoàng vẫn gọi dân đầu đường xó chợ sống bằng những nghề bất chính. Lô đất nằm trong qui hoạch, thằng Tú to gan thuê làm giả giấy tờ, bán bằng giá đất có sổ cho dân ngoài chợ. Sự việc vỡ lở, tội làm giả giấy tờ đã có pháp luật xử lí nhưng “ bọn Tam hoàng” nhất quyết phải bắt thằng Tú trả bằng máu, tiền là một chuyện, ở đây còn liên quan đến số má gì đấy. Ông Hoàng nhớ như in cái ngày thằng Tú tất tả trở về với cái đầu tươm máu vì bị chém.
- Xà, sao mày to gan thế Tú, mày làm gì cũng phải nghĩ đến cái nhà này nữa chứ, bây giờ tao dẫn mày đi trả tiền cho bọn nó. Tao còn ít vốn à, nếu thiếu thì bán cái nhà này đi để trả.
- Bố cứ như đồng vốn của bố to lắm, lần này tôi chạm đến tiền tỉ rồi. Mà tiền cũng xoay vòng đập vào khu khác rồi. Đợi được giá tôi bán đi thừa trả mấy thằng chó. Cái chính là qua đẫn này này. Bố không nhìn cái đầu của tôi bây giờ à.
Xót con, vắt tay lên trán suy nghĩ cả đêm. Cái tính hay toan tính của thằng Tú, ông Hoàng có thể là bắt nguồn từ chú khách ngày nào. Mỗi khi làm hàng, chú khách vẫn hay lầm nhầm tính tính toán toán xem làm hàng họ ngày mai thế nào, khách khứa mùa này ra sao… dần dà nhiễm vào ông Hoàng, rồi sau này là thằng Tú. Bất đắc dĩ lắm ông Hoàng mới khuyên con thử theo cách này, cũng là câu chuyện từ xưa bên Hương cảng mà có lần chú khách kể cho ông nghe. Trời đất phù hộ, thằng Tú làm theo mà may sao trot lọt, pháp luật không sờ tới, mấy thằng “ tam hoàng” thì ngại dây dưa và cũng tan đàn xẻ nghé sau cuộc phát động bài trừ tệ nạn xã hội của nhà nước.
Sau đẫn ấy, thằng Tú về với nhiều tiền hơn trước. Cái việc nó làm lần này còn tày đình hơn việc xưa rất nhiều. Việc động trời chỉ ông Hoàng, thằng Tú và một người nữa biết. Việc ông Hoàng lập điện và tu tập là có lí do của nó, thương con nhưng không dạy được con, ông coi như là cái nghiệp. Mỗi khi đọc kinh, ông thường đau đớn nghĩ về hai cái nghiệp lớn nhất đời mình.
Chap 8. Viện tâm thần
Không có lễ nhận bằng, thầy giáo đọc bải phát biểu, loa phát thanh xướng tên như trong những đoạn phim mà Quân vẫn hay xem. Ngày nhận bằng như chợ vỡ, cái văn hóa chen nhau thì ở đất nước này đâu cũng vậy, không riêng gì cái Tỉnh X. Xô đẩy, chen lấn, Quân không cách nào chen chân được vào cái phòng đào tạo nhỏ tí xíu của trường. Thằng Tùng lúi húi chui ra đám đông hỗn loạn, tay nó cầm hai cái chứng chỉ đập vào đầu Quân
- Mẹ, học mấy năm kết quả được cái giấy này đây. Mày loại giỏi, tao trung bình khá. Tao phải cầm thẳng cái giấy này qua cho ông bác tao, ông ấy bảo tuần sau tao đi làm luôn. Đm, t hay nói cứng thế thôi, bây giờ sắp phải chui đầu vào chỗ đấy, rén phết. Thằng Tùng nói không kịp thở
- Tao đi với mày, hỏi bác mày xem có nhận tao không?
- Thằng này hôm nay bị ngơ à?
- Tao nói thật đấy, *** đùa. Tiện xe, bảo ông Đức chở tao với mày qua luôn.
Thằng Tùng mặt hơi đần độn,” đường đường con ông to, chui vào đấy làm *** gì, thằng này ngơ mẹ rồi” vừa nghĩ nó vừa lẽo đẽo chạy sau Quân. Thằng Đức vẫn đang đợi trước cổng, thấy hai ông “tân điều dưỡng viên” đi ra thì lại cười nụ cười ngô nghê hàng ngày
- Thao, thong rồi à, về nhé
- Chú chở bọn cháu đến viện đã
- Thờ này người tha không cho vào thâu, mới có thín giờ. Tưởng Quân đòi vào thăm ông, cộng thêm việc ngại đi xa, thằng Đức lắp bắp.
- Nhà thương điên, cháu muốn đến đấy
Thằng Đức mặt thuỗn ra, lấm lét nhìn Quân như thắc mắc. “ Chú cứ đi đi, có việc” bực mình xẵng giọng, thằng Đức với thằng Tùng nãy đến giờ nhìn Quân cứ như một thằng điên thực thụ chuẩn bị vào viện. Điều này làm nó cáu, cộng thêm chút xấu hổ, đời nhiều lúc thật buồn cười, ai mà nghĩ có ngày Quân mò vào cái chốn đấy.
Dân tỉnh X vẫn quen gọi là viện tâm thần, thực chất tên đầy đủ của nó là “ Trung tâm sức khỏe tâm thần Tỉnh Y”, cái tên được đặt từ thời chưa tách tỉnh. Lãnh đạo Tỉnh X chán chẳng thèm đổi tên biển, trong các cuộc họp cũng cứ gọi thẳng là viên tâm thần như cách người dân vẫn gọi.
- Chú biết đường không đấy. Cảm thấy có lỗi vì thái độ lúc nãy, Quân hỏi vu vơ làm hòa
- Biết thứ
- Tao nghĩ khéo ông Đức này cũng chui từ đấy ra, mày hỏi làm gì. Thằng Tùng tếu táo đùa
Mặc kệ đang lái xe, thằng Đức quay lại lăm lăm nhìn vào mặt thằng Tùng, ánh nhìn chưa bao giờ có ở thằng này. Trước giờ thằng Đức vẫn ngô nghê, trêu gì cũng hiền lành cười cười, lần này ánh mắt của nó giống một người bình thường đang trong cơn tức giận cực độ, nghĩ lại giấc mơ hôm trước, Quân hơi ớn ớn. Thằng Tùng cũng vậy, nó im re cúi mặt tránh ánh mắt thằng Đức, đi với thằng Quân nhiều, nó vẫn hay trêu thằng Đức những câu còn ác ý hơn, “ hôm nay nhà thằng này hình như bị ngơ hết thì phải”.
- Biết thứ, hôm thước thao chở bố mày đến đấy gặp ông Ba. Thằng Đức lên tiếng phá vỡ bầu không khí nặng nề, tiếng nói ngọng nghịu quen thuộc như trẻ lên ba. Ánh mắt trở lại ngây thơ như chưa bao giờ có cái tia nhìn đáng sợ lúc nãy.
Thằng Tùng im lặng suốt quãng đường còn lại, nó vẫn còn đang mải suy nghĩ về thái độ kì cục của những con người nhà họ Trịnh. Cũng tốt, thằng Tùng vui tính nhưng trong không gian hẹp đôi lúc cái mồm nói nhiều của nó làm Quân đau đầu, nhất là lúc đang có nhiều tâm sự như bây giờ.
“Viện dở hơi” nằm khuất xa trung tâm, đường đi vào toàn đất đá lổn nhổn, mới hơn 10h sáng mà khung cảnh xung quanh vắng lặng, thẳng hoặc có tiếng rì rì của máy xúc đất vận hành phía xa xa. Đời người chắc hãn hữu lắm mới có việc ghé qua chỗ này, vậy mà con ông Tú nổi danh Tỉnh X lại đang đường hoàng ngồi trên xe bon bon tiến vào, không phải đi có việc mà đi xin việc. “ Sông có khúc, người có lúc”, nực cười cái “lúc” của thằng Quân khi này.
Sau cơn mưa tối quá, con đường đất bám dính lấy bánh xe thằng Đức, thỉnh thoảng cả cái xe lại trượt đi khi vượt qua một cái hố lầy lội. Cái viện đã ở phía trước mặt. Khác hẳn quãng đường lầy vừa đi qua, đoạn rẽ vào viện đẹp hơn hẳn, xe cứ bon bon mà chạy trên con đường trải nhựa mới. Dọc hai bên đường cả một cánh đồng hoa dại chen nhau đua nở, ong bướm dập dìu bay. “ Bồng lai tiên cảnh chứ dở hơi cái gì” thằng Tùng đã thôi suy nghĩ và mở máy. Đúng thật, quang cảnh trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của Quân, giục thằng Đức mở cửa sổ trời, một luồng gió mang theo hương đồng nội tràn vào khoang xe thơm ngát, đến cả thằng Đức ngố cũng bắt chước hít một hơi dài khoan khoái, cái không khí đồng quê xưa cũ.
Đỗ xịch cái xe trước cổng, thằng Đức lăng xăng chạy về phía phòng bảo vệ làm thủ tục. Quân ngẩn ngơ đứng nhìn “ công ty” mình sắp làm việc. Như bất cứ một cơ quan bình thường trong Tỉnh, hàng rào gạch xung quanh sơn vàng, cái cổng sắt han rỉ đã được làm mới bằng nước sơn trắng, trên cổng là dăm ba khẩu hiệu ngành Y, cờ đỏ sao vàng đứng gió nằm rủ xuống che đi cái biển “ Trung tâm sức khỏe tâm thần Tỉnh Y”, chữ “Y” bị gạch đi, viết đè lên chữ “X” trông thật nguệch ngoạc. Cảm giác ban đầu đối với Quân cũng không đến nỗi nào.
“Thong rồi, vào chứ”, Cái xe chậm chạp lách vào nhà để xe, gật đầu ra hiệu với ông bảo vệ, thằng Đức ra vẻ thông thuộc, lăng xăng đi trước dẫn hai đứa tiến về khu văn phòng quản lý. “ Mày thấy không, rõ rang ông Đức có quan hệ với cái chỗ này” thằng Tùng tụt lại phía sau thì thào đùa. Thằng Quân quay lại cười cười hưởng ứng. Nhoáng cái Đức đã biến đi đằng nào, còn lại hai thằng lính mới rụt rè ngó trước ngó sau tìm đường. Vừa qua khỏi khúc rẽ, một bóng đen không rõ mặt bất ngờ bổ nhào về phía hai đứa.
Chap 9. Cười
Bóng đen lao nhanh tới, thằng Tùng đang mải ba hoa ngay lập tức bị bóng đen xô ngã và phủ phục lên người. Mái tóc xõa dài xổ ra che kín khuôn mặt, bộ quần áo bệnh nhân nhàu nhì, thằng Tùng vì quá bất ngờ cộng hoảng sợ, nó nằm ngây ra. Người bệnh nữ trườn dần lên, cái mũi hít ngửi hầu như khắp cơ thể. Bàn tay xanh xao vì thiếu nắng trượt dần xuống dưới đũng quần, những động chạm nhẹ nhàng rồi chuyển thành mạnh bạo, cào cấu, bóp chặt. Hoảng sợ, Tùng đẩy mạnh và lùi lại phía sau thủ thế, cái mồm hay luyên thuyên của nó lúc này chỉ lắp bắp được những câu vô nghĩa. Người bệnh nữ lại dấn đến, nhìn chăm chăm vào mặt thằng Tùng rồi thốt lên “ Không phải anh Linh, anh là ai?”. Giọng nói nhẹ nhàng pha chút thảng thốt thực sự. Lúc này, Quân mới nhận ra là một cô gái trẻ, cô gái cứ lập đi lập lại câu hỏi và chực sấn sổ lao tiếp vào thằng Tùng. Các bệnh nhân khác vì tò mò cũng bắt đầu bu lại, “ thằng Linh đây à? Xấu trai thế, yêu anh này”; “ thằng Linh, mày thích bỏ em tao không”; “ Vân ơi, anh yêu em”… hai thằng lâm vào tình cảnh giở khóc giở cười. Bệnh nhân nữ lúc này Quân mới biết tên thì liên tục lảm nhảm, lúc khóc lúc cười, cánh tay vẫn bíu chặt vào người Tùng. Cũng may, một ngày đẹp trời, thằng Đức bỗng thành cứu tinh của hai đứa, nó cùng một điều dưỡng viên cố gạt đám đông đang bu lấy như chuẩn bị làm thịt thằng Tùng. “ Nào, nào, về chỗ nào, đây là khách”, đám đông thấy bóng bác sĩ thì bắt đầu tản mát, để lại một thằng Tùng bẽ bàng nửa ngồi nửa quì trên đất.
- Thông cảm nhé, con bé bị điên vì thất tình, gặp ai đàn ông lạ nó cũng bám lấy như thế. Sao? Có bị gì chưa? Người đi cùng thằng Đức vừa giữ lấy cô gái vừa cười hỏi 2 thằng.
- Anh không ra nhanh thằng bạn em nó chết vì bị sàm sỡ mất.
- Hai cậu đến đây thăm bệnh hay có việc gì, cứ lên phòng rồi một lúc nữa tôi qua.
- Đã bảo thi theo tao, trong này không thi linh tinh thược đâu. Đi, thường này này. Thằng Đức lại xông xáo lôi hai thằng phăm phăm tiến về khu vực văn phòng.
Hôm nay quả là ngày không may với thằng Tùng, vừa phút trước bị thằng Đức dọa trên xe, bây giờ thì lại bị người điên xàm xỡ, nó vừa đi vừa im lặng, chắc đang hối hận với quyết định về tương lai của mình. Quân thì khác, lúc nãy khi “con điên” vén tóc lên, chưa bao giờ nó thấy một cô gái đẹp như vậy. Khuôn mặt bầu bĩnh, làn da có hơi tái đi vì bệnh nhưng các nét trên khuôn mặt thật thanh tú, đôi mắt như biết nói, ánh nhìn ẩn chứa nỗi đau quá khứ nhưng vẫn giữ được cái thần chứ không như nhiều bệnh nhân khi nãy. Lại thật nực cười, thằng Quân con công Tú đi xin việc ở viện tâm thần và lại bị xao lòng bởi một đứa điên vì tình. Thật sự lúc này, Quân rất tò mò về Vân, bệnh nhân nữ vừa có lần đầu gặp mặt rất ấn tượng với mình.
Khu văn phòng nằm tít cuối viện. Giờ Quân mới có thời gian nhìn ngắm thật kĩ nơi gửi gắm tương lai của mình. Cả viện nằm trên một khoảng đất rộng chia ra làm 3 khu: khu văn phòng, khu bệnh nhân và khu nhà ở của cán bộ y bác sỹ. Màu sơn vàng và các khóm hoa như khỏa lấp đi sự cô đơn tách biệt của viện. Khu bệnh nhân được xây hình chữ U, nằm ôm lấy một sân sinh hoạt chung, lác đác bệnh nhân đi lại, nói cười vô hồn. Cả viện có hơn 40 bệnh nhân, đủ mọi hoàn cảnh, di truyền, làm ăn thua lỗ phá sản phát điên, thất tình hóa dại như cô Vân cũng không phải là hiếm. Những con người tận cùng nỗi đau bị gia đình, xã hội chối bỏ tập trung nương tựa hình thành nên một xã hội thu nhỏ trong viện.
Ông Ba đã ngồi chờ sẵn tại văn phòng, nhìn bề ngoài trái ngược với cái chức vụ đang đảm nhận. Bộ quần áo màu trắng mới tinh được mắc lên một cơ thể nhỏ thó, bộ mặt đỏ gay gắt nhễ nhại mồ hôi của một người quanh năm sống trong áp lực, hàm răng vẩu chực nhô ra làm ông lúc nào cũng có vẻ đang tươi cười với người đối diện, đôi mắt ti hí đặt trên cái mũi to và sần sủi như vỏ cam sành. Nhỏ bé, gầy gò, ông Giám đốc Ba, người quyền hành nhất trong một thế giới đảo điên lúc này đang ung dung tự tại trên chiếc ghế xoay, mồm bập bập điếu xì gà to bằng ngón tay cái, phả những làn khói nồng nặc trong căn phòng đầy những đồ trang trí bằng gỗ gụ. Một ông đại gia mới phất chứ không phải một ông bác sĩ già tôn kính.
- Chúng mày vào đây, thằng kia tốt nghiệp loại gì? Ông cất giọng nhừa nhựa hỏi thằng Tùng
- Cháu cũng ổn, đến xin việc bác đây, vừa bị con dở người nó sờ xoạng.
- Làm một hơi không, tao vừa được biếu, cặm cụi mãi chỗ này đến hút “*** ngựa” cũng *** thấy ngon. Còn nhiều trò hay ở đay lắm. Mỗi ngôn từ xổ ra đều vô văn hóa như bản mặt chuột nhắt của lão.
- Con ông Tú hả? Mấy hôm trước bố mày đến rồi, sao? Quyết định rồi hả? Ông Tú bảo mày còn đang suy nghĩ cơ mà? Muốn làm thằng giám đốc tư thì ít ra cũng phải thực tập ở đây đã. Chỗ này có nhiều điều trong trường chúng mày *** dậy đâu. Một tràng từ ngữ thô bỉ phát ra kèm theo một tràng cười bỡn cợt.” Có vẻ cái mồm nói nhiều là đặc sản của nhà thằng Tùng thì phải” Quân nghĩ.
- Vâng. Chẳng biết nói gì hơn với con người vô văn hóa này, bất giác Quân thấy tình cảnh lúc này của mình thật bi đát, làm việc ở một nơi điên dở, lại chịu sự quản lý của một con người chẳng ra gì. Tương lai nào sẽ chờ Quân ở phía trước đây?
- Tốt, mày với thằng Tùng tuần sau lại tao giao việc cụ thể, bọn mày được về nhà thứ 7, CN còn thì ở bên khu cán bộ. Công việc cũng nhẹ nhàng thôi, yên tâm. Về nhà chuẩn bị tinh thần đi, bị sờ xoạng như thằng Tùng là chuyện nhỏ thôi, làm nhiều khắc quen. Lão Ba nói như đuổi khách.
Không còn việc gì phải trình bày, Quân cũng chẳng muốn tiếp chuyện thêm phút nào với lão giám đốc vô văn hóa như thế, Quân xin phép và kéo hai thằng còn lại ra về.
- Ông bác mày trước giờ vẫn thế à? Khác hẳn những gì tao tưởng tượng
- Trước giờ vẫn thế, nói chuyện bỗ bã nhưng tao quen rồi. Thôi dù sao cũng là sếp mới, mày để bụng làm gì, sau không phải làm việc với lão nhiều đâu. Về chuẩn bị tâm lý, tối nay tao với mày phải làm bữa bung bét chia tay đời sinh viên ngây thơ.
- Tao lạy mày, hahaha.
Tràng cười dài chưa bao giờ có ở Quân, vui mừng hay đang cười nhạo chính con người mình. Đưa đẩy, sự đời không mong đợi đang mang Quân đến những ngã rẽ nào đây? Một tiếng rú man dại bất ngờ cắt ngang suy nghĩ Quân “ Đừng giết tôi, tôi xin, tôi xin”
Chỉnh sửa cuối: