Đọc xong mấy bài báo tôi chỉ muốn văng tục vào mặt lão Trần Đăng Khoa.
Lão có thể ngưỡng mộ Dương Tự Trọng với tư cách cá nhân, đó là quyền của lão. Nhưng hãy để trong lòng ko nói ra.
Đằng này tung lên mặt báo, mà với tư cách là Giám đốc 1 cơ quan ngôn luận nhà nước.
Đăng công khai trên Facebook trong khi thừa hiểu mình là người nổi tiếng, có sức ảnh hưởng dư luận.
Môn giáo dục công dân trong nhà trường đã thất bại.
Người lớn nhận thức pháp luật đã thế, bảo sao giới trẻ hư hỏng !!!!!
PS:
Tôi đã gửi link này vào tin nhắn Facebook cho ông Trần Đăng Khoa. Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).
Chính xác, à mà 1 lô xích xông chức tước nhé:
Phó chủ tịch
Hội Nhà văn Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Văn học Nghệ thuật, Giám đốc Hệ Phát thanh có hình VOVTV của
Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy Đài Tiếng nói Việt Nam
[3]. Hiện nay, ông giữ chức Phó Chủ tịch
Hội Nhà văn Việt Nam, Phó Chủ tịch
Liên hiệp VHNT Hà Nội
Đọc chỗ này của anh thợ thơ nửa mùa mà vãi cả nhà anh:
Những chuyện kỳ bí về Dương Tự Trọng bây giờ mới kể
Nhà thơ Trần Đăng Khoa | Thứ Năm, 26/01/2017 02:29 GMT +7
Nhiều người đúng là có tội lớn, để thất thoát hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng mồ hôi nước mắt của dân, nhưng nếu bảo họ tham nhũng thì hình như cũng không thoả đáng. Nhiều vị khác từng dựa cọc hay đứng trước vành móng ngựa cũng thế. Tất nhiên là họ có tội rồi. Không oan. Thậm chí tội rất lớn.
Nhưng không phải tội tham nhũng. Nói cho đúng hơn, họ chỉ làm thất thoát tài sản. Mà thất thoát là tất yếu. Để có công trình, họ phải chạy dự án. Có dự án rồi, họ lại phải “chạy” tiếp để qua được tất cả các cửa thủ tục.. Và đến khi xảy ra sự cố thì
chính những người khốn khổ ấy phải chịu hết mọi tội lỗi, còn kẻ tham nhũng thật sự, nghĩa là kẻ nhận tiền, một khoản tiền rất lớn từ chính họ thì vẫn sống nhởn nhơ, sống bình yên vô sự ngoài vòng pháp luật vì “chẳng có gì liên quan cả”.
(Có cụ nào giải thích được chỗ đo đỏ anh thợ thơ vẽ lòng thòng ko?)
Chắc ý là chửi các ô a đang ngồi trên cao, ăn xong để đàn e gánh tội. Khéo quả này khoa lều thơ mất cmn cả ghế chứ chả chơi.
Nói chung là đám bồi bút này mấy ông nói nhiều kiểu đó toàn một giuộc với nhau cả cụ ạ
Với dòng đỏ đỏ này thì em võ đoán là anh thần đồng thơ cũng phải bỏ ra khá nhiều xèng để "chạy" chức Tổng Giám đốc VOV. Nên anh hiểu rõ luật chơi.
Nhân bàn về cái ông thi sĩ họ Trần này, em xin phép
các bác đánh cho hai chữ đại xá mà cho em nói một chút hơi lạc đề về ông ta cũng như thơ của ông ta!
Là một người nổi tiếng ngay từ thủa còn tấm bé, do vào thời điểm đó, để phục vụ cho nhu cầu chính trị (nước VN có người tài người giỏi, thần đồng thơ ca,................ ) những câu (bài) thơ của Trần thi sĩ đã được "nâng lên" và đề cao như một hiện tượng lạ, thậm chí thơ được in ngay khi còn bé!
Thực ra những câu thơ tuy còn non nớt ấy cũng có thể gọi là thơ vì nó mang âm hưởng dân gian, ca dao mộc mạc và phản ánh được cuộc sống con người thật Việt Nam trong giai đoạn đánh Mỹ, đấu tranh dành độc lập thống nhất dân tộc.
Xét cho cùng. tập thơ
"Góc sân và khoảng trời" chí ít cũng góp được một phần vào công cuộc đấu tranh chung, vào công tác văn hóa văn nghệ của đất nước cũng như cho thấy (phản ánh) được tâm hồn trẻ thơ Việt Nam trong giai đoạn này.
Đó là những cái mà chúng ta phải ghi nhận và trân trọng.
Tuy nhiên đằng sau hậu trường văn nghệ thì chẳng bao giờ là tốt đẹp! còn cái đằng sau nó như thế nào thì em nghĩ rằng các bác đủ thông minh để tự nghĩ ra mà em không đào sâu.
Cùng có một cái cần lưu ý, là vào thời điểm đó trong một số bài phỏng vấn, trò chuyện trên báo chí có những lúc ông tiến sĩ họ Trần này, tuy hỉ mũi chửa sạch nhưng đã dám "sửa thơ Tố hữu"!
Nói chính xác ra ông ta bày tỏ quan điểm của mình về một số câu mà Tố Hữu đã viết trong bài thơ "Ta đi tới".
Thực ra Tố hữu viết bài thơ đó ở cái tầm của một nhà thơ lớn, ở góc nhìn vấn đề khác, với một nhân sinh quan và thế giới quan cũng như cảm hứng khác, nhưng ông thi sĩ họ Trần chỉ là một cậu quá bé, và chỉ nhìn thấy theo (trong) góc nhìn của mình, nên mới có cái "thắc mắc non nớt" này.
Bác nào muốn tìm hiểu và đào sâu thì cứ tự tìm hiểu sẽ biết sẽ rõ em không đi sâu.
Sau đó, dần theo ngày tháng Trần thi sĩ cũng lớn lên và trong "thi nghiêp" ông được "hướng dẫn bao bọc" trong "thi đàn" qua tay của vị chủ tịch hội nhà văn Việt Nam, một thi sĩ nổi tiếng không vợ là Xuân Diệu.
Còn việc "bảo bọc, dạy dỗ, hướng dẫn" như thế nào thì em không biết và không có ý kiến vì em chẳng phải là ông thi sĩ họ Trần cũng như càng không phải nhà thơ Xuân Diệu! Em chỉ biết rằng dường như cho tới tuổi này (lục tuần) thì Trần thi sĩ vẫn phòng không lẻ bóng.
Em cũng xin có một chút ý kiến về thơ của ông nói riêng, hay thơ của nhiều nhà thơ nói chung:
Phần lớn những người thông minh giỏi toán và có tâm hồn thì sẽ làm thơ rất tốt và thơ của họ đọc rất dễ nghe dễ nhớ và dễ vào lòng người vì họ làm thơ tuy câu chữ ít hay không "bóng bẩy nuột nà, có cánh" nhưng nội dung và ý tứ vẫn rất logic, khi đọc không thấy sự vô lý trong logic (phi logic) của bài thơ mà tức anh ách.
Bên cạnh đó cũng có một số người lém lĩnh hoạt ngôn, nếu làm thơ thì sẽ là những nhà thơ ngoa ngôn biết cách nói những câu, viết những
"lời có cánh" nên có cách viết (những bài những câu) thơ khéo mồm mà người ta vẫn gọi là
"đĩ miệng" (xưa) hay
"có cánh" (nay) nên sẽ thường có những câu thơ nghe rất chau chuốt mượt mà nhưng đọc và khi phân tích ra thì vô lý không chịu nổi!
Những người thích nó thì cắt nghĩa rằng đó là cảm xúc của nhà thơ!
Theo riêng em, cảm xúc gì thì cảm xúc, nhưng những câu thơ viết ra cũng phải phù hợp với thực tế cuộc đời, hoặc theo logic của cuộc đời, hoặc hiện tượng xã hội, cũng như các hiện tượng thiên nhiên (Nghệ thuật vị nhân sinh) thì mới có thể gọi là thơ có giá trị!
Nhân thấy các bác lôi ông Trần thi sĩ này ra "thắc mắc, mổ xẻ"' em cũng xin phép được góp vào dăm ba câu, và một lần nữa cũng xin phép các bác bỏ lỗi cho cái tội
"bóng đá người" hầu cho phép em được góp một tiếng nói, nêu quan điểm của em cũng như thông tin về cái ông thi sĩ họ Trần này!