A pa chải – Đi để cảm nhận những giá trị thiêng liêng

Can Khuong

Xe tải
Biển số
OF-44185
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
422
Động cơ
467,950 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Ah! cái món nậm pịa mà cụ đã ăn ấythực ra rất bổ dưỡng đấy, nó không bao giờ xuống ruột già đâu, đây chính là những tinh chất dinh dưỡng đã được men tiêu hóa tuyển lựa kỹ càng, hệ thống tiêu hóa chắt lọc và sẽ được hấp thu qua ruột non để nuôi sống con dê đấy, nó thường được dùng để pha món chấm và nếu lấy chuẩn thì nó có vị hơi đắng, màu ngà vàng và không có mùi khó tả đâu cụ ah. với con heo ta có thể thấy chất này trong cái gọi là "phèo" các cụ ạ, vậy nên thứ này chén tốt, rất bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe các cụ trong những ngày phượt.
 
Chỉnh sửa cuối:

idlaptop.vn

Xe tải
Biển số
OF-48015
Ngày cấp bằng
5/10/09
Số km
312
Động cơ
462,720 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Ôi giời, nhớ APC quá, cơ mà giờ đường đã đẹp hơn ngày trước nhiều quá rồi, cuối 2007 em đi vẫn còn đường đất cơ, từ Mường Nhé vào APC ( Sín Thầu ) những 70Km toàn đường đất bùi mù + phải qua 3 con suối, suối đầu tiên là suối Voi, tiếp đến là đồn biên phòng 307 có 1 con suối nữa, rồi trước khi đến Sín Thầu vẫn còn 1 con suối nữa, suối này to và khó nhằn nhất, em chưa hình dung bác đi Inova qua được nó như thế nào, em đi Wave mà cũng toán mồ hôi mới qua nổi.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Ôi giời, nhớ APC quá, cơ mà giờ đường đã đẹp hơn ngày trước nhiều quá rồi, cuối 2007 em đi vẫn còn đường đất cơ, từ Mường Nhé vào APC ( Sín Thầu ) những 70Km toàn đường đất bùi mù + phải qua 3 con suối, suối đầu tiên là suối Voi, tiếp đến là đồn biên phòng 307 có 1 con suối nữa, rồi trước khi đến Sín Thầu vẫn còn 1 con suối nữa, suối này to và khó nhằn nhất, em chưa hình dung bác đi Inova qua được nó như thế nào, em đi Wave mà cũng toán mồ hôi mới qua nổi.
Suối Voi đầu tiên thì đã có cầu qua. Có khoảng 4 cái cầu đã được thi công. Con suối to và khó nhằn nhất chính là cái ngầm còn lại, chỗ này đi qua đồn BP Leng Su Sin (đồn 307 như cụ nói?). Innova qua dễ mà, còn đỡ hơn lội nước ở Hà Lội hay Sài gòn.

Xe máy thì khó hơn chút do thấp và dễ mất thăng bằng khi đi qua suối đầy đá cuội.

Nhưng mà cung này chạy xe máy vẫn nhanh hơn, nhất là qua các đoạn lầy.

Mong rằng 2-3 năm nữa đường xá ngon lành để còn ổn định dân, đi lại thuận tiện mà giữ đất nước.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Tiếp nhé các cụ!

Đón đoàn em tại đồn 317 có anh Nghi, đội trưởng đội vũ trang của đồn 317. Anh Nghi là người khá nổi tiếng trên các diễn đàn của dân phượt và du lịch với cách nói chuyện cởi mở, chu đáo, thân tình. Update thông tin cho các bạn, các fan hâm mộ anh Nghi là anh đã có cháu gái đầu lòng 18 tháng và em đã trao đổi để truyền bí kíp có con trai thứ hai cho anh. Anh Nghi cũng là tay thiện xạ với các bài bắn tập hỗ hợp theo chuẩn quan đội khối ASEAN.

Đồn trưởng và chính trị viên xuống bản chưa về nên việc nghỉ lại như thế nào cần chờ một chút.
Đây là điều đoàn em cũng lường trước vì khi đi không qua Sở chỉ huy biên phòng tại TP Điện Biên để liên hệ xin giấy phép. Các cụ cựu chiến binh thì nói cứ yên tâm lớn vì tụi tao đã là lính, mà lính với nhau thì chẳng câu nệ gì.

Ngồi chơi, uống nước, tắm rửa 1 lúc thì anh Hồng – chính trị viên và anh Thắng – đồn trưởng đi về. Các cụ cựu chiến binh đoàn em lên trao đổi chào hỏi liên hệ công tác. Đúng là lính với nhau, các anh ấy trách khéo là không báo qua sở chỉ huy biên phòng để báo lên trước các anh ấy đón cho chu đáo. Về chỗ ngủ thì khỏi lo, sẽ nghỉ ở phòng ngủ của chỉ huy, có đủ nước nóng lạnh (dùng dàn nước nóng năng lượng mặt trời).

Những câu chuyện với lính biên phòng về cuộc sống, công việc,… đem lại nhiều cảm xúc.

Đồn 317 quân số từ nhiều tỉnh thành phố (từ Nghệ An đổ ra), có những anh ở đây đã 9-10 năm, lấy vợ người Hà Nhì và sinh con tại đây. Lương và phụ cấp thì được cao hơn gấp đôi so với lính và sĩ quan vùng đồng bằng nhưng đi lại khó khăn, chi phí nhiều nên tính ra cũng không được hơn bao nhiêu. Nhiệm kỳ của chỉ huy đồn thường là 5 năm, luân chuyển giữa các đơn vị và vùng miền. Anh Thắng – trưởng đồn và anh Hồng – chính trị viên đều đã hơn 40, gắn bó với vùng này dăm năm rồi.

Thông tin liên lạc và điện đóm cũng vừa đủ tuy rằng còn thiếu thốn nhiều. TV cũng có dùng chảo VTC, điện thoại dùng trong mạng nội bộ quân đội, VSAT. Di động thì Viettel và VNPT đang thực hiện triển khai tới vùng này. Trên đường đi, em cũng đã thấy thấp thoáng bóng các cột điện lưới mới được trồng (chưa có dây mắc lên) và các cột antena BTS đã được dựng nhưng chưa có thiết bị phát sóng. Anh bạn ở VT ĐB-LC đang xây dựng dự án đưa cáp quang lên đến tận A pa chải. Mong thế lắm để thông tin, Internet, TH cáp đến được với nơi này. (Nói thêm là những ngày ở đây là những ngày cắt liên lạc hoàn toàn với Internet, di động của em).

Đi lại thuận tiện, thông tin liên lạc đầy đủ, đảm bảo an sinh,.. thì sẽ có dân sống ổn định. Có dân, có lính thì những mảnh đất biên cương của chúng ta sẽ luôn được gìn giữ. Em lại vẩn vơ nghĩ đến những bộ óc “….” gì đó đang mải mê với trục Hồ tây – Ba vì, các đồ án siêu tưởng qui hoạch đô thị,… Sao những bộ óc đấy không nghĩ với từng đấy tiền có thể đầu tư cho vùng này nhỉ? Để đem lại sự toàn vẹn biên cương. Làm sao để rút ngắn thời gian đưa người bệnh từ Sín Thầu về đến TT Mường Nhé nhanh hơn nữa thay vì mất 1 ngày như hiện nay?

Suy nghĩ này lại trở lại với em 1 lần nữa khi ngày hôm sau leo cột mốc số 0 (phải gọi là không số mới đúng, đây là cột mốc duy nhất không có số) thấy con đường tuần biên đang được bạt núi thi công, làm đường nhưng tiến độ thì rùa. Trong khi đó bên kia biên giới, họ đi tuần biên bằng xe cơ giới. Các chiến sỹ đồn 317 chịu trách nhiệm đoạn biên giới dài nhất trong tất cả các đồn: khoảng 60km đường biên. Phương tiện là xe máy, đôi chỗ là ngựa. Anh Thắng cho biết có thể sắp tới Đồn 317 sẽ được trang bị 1 xe Uoát sau đại tu.

Điện lưới chưa có, 317 có 1 máy nổ để dùng đảm bảo điện ổn định cho hệ thống thông tin quân sự. Còn điện sinh hoạt thì dùng máy thủy điện mini đặt trên suối, cũng đủ cho thắp sáng và TV. Một chút nhói lòng khi hỏi anh Thắng và được biết về kinh phí cho thủy điện mini và dàn nóng năng lượng mặt trời đều do cán bộ chiến sỹ tự đóng góp để làm.

Cái ăn thì không thiếu do cán bộ chiến sĩ có tăng gia nhiều: vườn rau, ao cá, lợn gà,… Nhưng cần lắm sách báo, thông tin, và cả thuốc men y tế nữa do đồn phải làm thêm nhiện vụ dân vận và thành lập cùng UBND xã Sin Thầu trạm y tế Quân Dân Y ngay cổng đồn để hỗ trợ cộng đồng.

Em lan man mất rồi, quay lại mạch chuyện:

Sau khi làm việc với các đồng chí chỉ huy, đã muộn nên cả đoàn mượn bếp tự chế biến. Anh Nghi cử cho 1 đồng chí anh nuôi làm hộ. Rau thì xin từ vườn của đồn, mỳ tôm, thịt hộp, bánh mì và rượu đoàn đã đem sẵn. Một bữa liên hoan mini hình thành.

Ngày hôm sau lên mốc, sẽ có hai đồng chí biên phòng đi cùng, trong đó có 1 sĩ quan (trung úy). Đây là ưu tiên lần đầu đối với các đoàn lên A pa chai do có các cụ cựu chiến binh trong đoàn em.

Ngày hôm sau, sau một giấc ngủ sâu, 5h30 kẻng báo thức của đồn 317 vang dội, mọi người nhanh chóng dậy sớm cùng các chiến sỹ.

Đồn biên phòng 317 trong sương sớm. Hiện nay đồn đã khang trang hơn trước rất nhiều. Theo lời các anh, nơi ở mới này được hoàn thành cách đây 1 năm (trước đó là đồn tạm):


Hừng đông trên đồn 317, báo hiệu 1 ngày đẹp trời:






Vườn cây trước lối lên phòng chỉ huy, lính biên phòng khéo tay trồng cây thành chữ:




Bữa cơm sáng của lính như thế này ạ: mỗi bàn 5 người, một xoong cơm, 1 nồi canh, 1 đìa thức ăn mặn (hôm thì thịt rang, hôm thì cá hộp,…):


Bắt đầu lên đường, mặc dù đoàn bọn em đã chuẩn bị đầy đủ đồ ăn cho chuyến leo núi, các anh biên phòng vẫn rất chu đáo đã chuẩn bị cho 1 bị cơm và gà rang.
Làm cái lễ xuất quân cho hoành tráng:




Từ trên sườn đồi nhìn xuống chỗ để xe:


Chặng leo đầu tiên đi qua những đồi cỏ tranh xem lần ruộng của nhân dân:


Thửa ruộng bậc thang nhỏ xinh trên đường đi:


http://farm2.static.flickr.com/1351/5117113392_edba082bfc_b.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Ah! cái món nậm pịa mà cụ đã ăn ấythực ra rất bổ dưỡng đấy, nó không bao giờ xuống ruột già đâu, đây chính là những tinh chất dinh dưỡng đã được men tiêu hóa tuyển lựa kỹ càng, hệ thống tiêu hóa chắt lọc và sẽ được hấp thu qua ruột non để nuôi sống con dê đấy, nó thường được dùng để pha món chấm và nếu lấy chuẩn thì nó có vị hơi đắng, màu ngà vàng và không có mùi khó tả đâu cụ ah. với con heo ta có thể thấy chất này trong cái gọi là "phèo" các cụ ạ, vậy nên thứ này chén tốt, rất bổ dưỡng và đặc biệt tốt cho sức khỏe các cụ trong những ngày phượt.
Cụ lượn vùng Tây Bắc cũng nhiều nhỉ! Mà cái tài của đồng bào vùng cao là thứ ở ruột non con gì cũng chế biến thành các món nước chấm được.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Ruộng bậc thang nữa này:
http://farm2.static.flickr.com/1065/5104343454_feda08f95d_z.jpg


Leo 1 đoạn ngắn để lên đến đường tuần biên:
http://farm2.static.flickr.com/1238/5103751279_50c91fbbd8_z.jpg


Đường tuần biên đang làm và sẽ chạy lượn theo tuyến biên giới. Nhưng từ đường tuần biên lên đến đường biên giới thực cũng còn xa và phải leo bộ lên. Đường tuần biên này bắt đầu từ cửa khẩu A pa chải và chạy về hai phía biên giới với Lào và TQ.
Khi đường tuần biên làm xong, từ đồn biên phòng 317 có thể đi ô tô tới chân điểm mốc Không số, tiết kiệm được khoảng 45 phút đi bộ. Nay thì chỉ có thể đi bằng xe máy.
http://farm2.static.flickr.com/1187/5103751185_8f096e0345_z.jpg


Chập chùng đồi núi:
http://farm2.static.flickr.com/1396/5104343000_1268124b60_z.jpg


Sau khi nghỉ chút ở đường tuần biên, bắt đầu leo dốc. Đôi chút về những chiến sĩ đồng hành lên cột mốc Không số:

Binh nhất Lò văn Nhớ: (chưa có gia đình và xấu hổ không kể chút gì về bản thân cả)
http://farm5.static.flickr.com/4144/5116510403_3d859cacc7_b.jpg


Trung úy Khoàng Chu Loòng: (đã có 3 con, cháu lớn đang học trường cấp III nội trú ở Vĩnh yên. Bằng tuổi em các cụ ạ)
http://farm5.static.flickr.com/4127/5116499191_8dd6c8ace2_z.jpg


Chia sẻ điếu thuốc trước khi leo nhé:
http://farm5.static.flickr.com/4107/5116510265_e721970e57_b.jpg


Cái khó hơn so với leo Phan xi păng là đường leo dốc đứng ngay, lại toàn cỏ tranh rất sắc, không có chỗ bám. Nếu trời mưa là rất mệt:
http://farm2.static.flickr.com/1069/5103750725_2b7b714b2e_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1151/5103750609_2dc6b182d4_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1360/5104342528_236c63ff53_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1317/5104342402_8d169a1f5e_z.jpg


Vẫn là những đoạn cỏ tranh. Nhưng đoạn này đỡ dốc hơn nhiều:
http://farm5.static.flickr.com/4104/5117113916_76813b75ea_b.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1180/5116510915_6e23427476_b.jpg


Qua hết đoạn dốc núi đầy cỏ tranh là đến đoạn đi bám theo vách núi và vào rừng. Từ đây đi sẽ dễ hơn rất nhiều. Làm kiểu ảnh đánh dấu vượt qua giai đoạn 1 nào:
http://farm5.static.flickr.com/4088/5117113098_9acffee854_b.jpg


Vách núi:
http://farm5.static.flickr.com/4090/5117112176_4f43d8b518_b.jpg


Khoảng không bát ngát. Con đường đất đỏ ngoằn nghèo trong ảnh từ gần cho đến tít xa chính là đường tuần biên đang được làm:
http://farm5.static.flickr.com/4107/5116510005_590363a45d_b.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1229/5117113618_bf4751696b_b.jpg


Nghỉ 1 chút tại bãi trống này đã:
http://farm2.static.flickr.com/1057/5104342292_5341844671_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1422/5103750109_bcf89b2740_z.jpg
 

xuanlinh2708

Xe tải
Biển số
OF-60967
Ngày cấp bằng
5/4/10
Số km
257
Động cơ
443,622 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đèo Pha Đin, chắc bác nào cũng thuộc: "Dốc Pha Đin chị gánh anh thồ. Đèo Lũng Lô anh hò chị hát".
Đường qua đèoPha Đin nay đã được sửa sang nhiều, QL6 mới làm khác tốt. Các đoạn cua nguy hiểm trước đây đều đã được làm rộng ra.
Toàn bộ tuyến đèo Pha Đin là khoảng 30km.
Bắt đầu lên đèo:

Một mình vượt đèo:

Chở gỗ bằng xe máy, khúc gỗ để chạm mặt đường kiêm luôn tác dụng giảm tốc khi xuống đèo:

Ngôi nhà giữa đèo:

Đã tới đỉnh. Đây là trạm viễn thông trên đỉnh đèo:
http://farm2.static.flickr.com/1373/5116503803_0b26f4296b_b.jpg

Kèm thêm số điện thoại cứu hộ cho các cụ nhé:
http://farm2.static.flickr.com/1422/5117106694_aa55156b93_b.jpg

Xem ảnh cụ lại nhớ ngày xưa bọn em đi, hồi đó đồn 317 còn tạm bợ lắm.

Cụ đi mùa nào mà trời mù mịt thế, em đi ngay sau tết thì trời nó xanh thế này này:

Cái nhà trên đỉnh đèo:


Trạm viễn thông trên đỉnh đèo:


Lúc về em qua Mộc Châu có hoa đào đẹp thế này này:


 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Xem ảnh cụ lại nhớ ngày xưa bọn em đi, hồi đó đồn 317 còn tạm bợ lắm.

Cụ đi mùa nào mà trời mù mịt thế, em đi ngay sau tết thì trời nó xanh thế này này:

Lúc về em qua Mộc Châu có hoa đào đẹp thế này này:
Em vừa đi xong cụ ạ, chưa vào xuân nên cây cỏ nó hoang tàn, qua Mộc Châu cũng chẳng có cảnh nào đẹp cả. Cụ đi sướng nhể. Mấy cái ảnh hoa đào ở Mộc Châu đẹp thế !
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Đường đi bây giờ đã dễ thở hơn nhiều. Có thời gian và có sức để chụp những cảnh đẹp trong rừng. Khoảng rừng dương xỉ:






Một đoạn phải đu dây thế này:


Hẻm đá:


Kỳ hoa dị thảo:








Đến đích rồi. Các cụ biết cảm giác “lên đỉnh” là thế nào chưa?
Ngắm nghía và kiểm tra Mốc Không Số:


Cờ Tổ quốc tung bay trên địa đầu Đất nước:




Thật xúc động với hình ảnh các cụ cựu chiến binh bái lạy Mẹ Tổ quốc và hôn lên lá Quốc kỳ. Các cụ đã khóc, một phần vì xúc động với mảnh đất địa đầu Tổ quốc, một phần em nghĩ dành cho các đồng đội đã hi sinh cho Đất nước này trong cả cuộc chiến tranh chống Mỹ và bảo vệ biên giới năm 1979 với bọn khựa. Còn có thể cả một phần kính trong với những người dân, người lính đang ở đấy. Trong buổi giao lưu với lính biên phòng sau khi trở về từ Mốc Không số, các cụ đã nói với các chiến sỹ thế này: “Ngày xưa khi đi đánh Mỹ, cả dân tộc cuốn theo, khí thế vô cùng. Những người lính lúc đó đã đáng trân trọng. Nhưng ngày nay, khi cách nơi biên giới chỉ vài trăm km thôi, thì đủ cả ăn chơi, tham nhũng, … những người lính, người dân nơi đầu sóng ngọn gió đáng trân trọng gấp bội vì đang chấp nhận gian khổ để bảo vệ Tổ quốc…”




(To be updated and continued….)
 
Chỉnh sửa cuối:

evka

Xe buýt
Biển số
OF-47779
Ngày cấp bằng
1/10/09
Số km
511
Động cơ
464,440 Mã lực
Hay quá cụ ạ! Cảm ơn cụ (b)
 

Can Khuong

Xe tải
Biển số
OF-44185
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
422
Động cơ
467,950 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Góp với cụ một bức ảnh đường lên tây bắc
 

Can Khuong

Xe tải
Biển số
OF-44185
Ngày cấp bằng
23/8/09
Số km
422
Động cơ
467,950 Mã lực
Nơi ở
Sài Gòn
Một cây cổ thụ ở tây bắc:



Một cây nữa:

Nó phá rừng thế này thì tây bắc còn lại cái gi?
 
Chỉnh sửa cuối:

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,245
Động cơ
553,317 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
[QUOTEG][/FONT]


Thật xúc động với hình ảnh các cụ cựu chiến binh bái lạy Mẹ Tổ quốc và hôn lên lá Quốc kỳ. Các cụ đã khóc, một phần vì xúc động với mảnh đất địa đầu Tổ quốc, một phần em nghĩ dành cho các đồng đội đã hi sinh cho Đất nước này trong cả cuộc chiến tranh chống Mỹ và bảo vệ biên giới năm 1979 với bọn khựa. Còn có thể cả một phần kính trong với những người dân, người lính đang ở đấy. Trong buổi giao lưu với lính biên phòng sau khi trở về từ Mốc Không số, các cụ đã nói với các chiến sỹ thế này: “Ngày xưa khi đi đánh Mỹ, cả dân tộc cuốn theo, khí thế vô cùng. Những người lính lúc đó đã đáng trân trọng. Nhưng ngày nay, khi cách nơi biên giới chỉ vài trăm km thôi, thì đủ cả ăn chơi, tham nhũng, … những người lính, người dân nơi đầu sóng ngọn gió đáng trân trọng gấp bội vì đang chấp nhận gian khổ để bảo vệ Tổ quốc…
[/QUOTE]





Chỉ những con người chân chính, thật lòng yêu Đất nước này, Dân tộc này thì mới có những suy nghĩ và hành độngnhư vậy. Cháu cay cay khóe mắt....
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Một cây cổ thụ ở tây bắc:

Một cây nữa:

Nó phá rừng thế này thì tây bắc còn lại cái gi?
He he, mới nhìn ảnh em lại nghĩ cụ là lâm tặc mới chết chứ?!:-*

Mong rằng sẽ bảo tồn được những cánh rừng Tây Bắc.

Khu vực A pa chải - Sín Thầu cũng đã được gắn biển khu bảo tồn thiên nhiên quốc gia rồi. Các anh biên phòng nói 1 thời gian nữa sẽ có thêm 1 đơn vị kiểm lâm đến đóng chốt ở đây.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
[QUOTEG][/FONT]


Thật xúc động với hình ảnh các cụ cựu chiến binh bái lạy Mẹ Tổ quốc và hôn lên lá Quốc kỳ. Các cụ đã khóc, một phần vì xúc động với mảnh đất địa đầu Tổ quốc, một phần em nghĩ dành cho các đồng đội đã hi sinh cho Đất nước này trong cả cuộc chiến tranh chống Mỹ và bảo vệ biên giới năm 1979 với bọn khựa. Còn có thể cả một phần kính trong với những người dân, người lính đang ở đấy. Trong buổi giao lưu với lính biên phòng sau khi trở về từ Mốc Không số, các cụ đã nói với các chiến sỹ thế này: “Ngày xưa khi đi đánh Mỹ, cả dân tộc cuốn theo, khí thế vô cùng. Những người lính lúc đó đã đáng trân trọng. Nhưng ngày nay, khi cách nơi biên giới chỉ vài trăm km thôi, thì đủ cả ăn chơi, tham nhũng, … những người lính, người dân nơi đầu sóng ngọn gió đáng trân trọng gấp bội vì đang chấp nhận gian khổ để bảo vệ Tổ quốc…

Chỉ những con người chân chính, thật lòng yêu Đất nước này, Dân tộc này thì mới có những suy nghĩ và hành độngnhư vậy. Cháu cay cay khóe mắt....
Cảm ơn cụ đã chia sẻ cảm xúc của em. Mong rằng mỗi người trong chúng ta sẽ luôn nuôi ngọn lửa !
 
Chỉnh sửa cuối:

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Từ Mốc Không số nhìn ra xung quanh. Đất khựa:
http://farm2.static.flickr.com/1122/5117117304_617c15f916_b.jpg


Đất Lào:
http://farm2.static.flickr.com/1209/5117102994_4a4c955a05_b.jpg


Hùng vĩ núi mây:
http://farm2.static.flickr.com/1179/5117103178_1ca80a49ea_b.jpg



Lúc chuẩn bị ăn trưa thì gặp vợ chồng chú khựa này cũng lên thăm Mốc Không số từ đường lên phía TQ. Ngoại giao “nị hảo”, chụp ảnh chung vài kiểu một tý thì chia tay. Cũng chẳng biết chú khựa này có suy nghĩ gì khi lên đây. Mong rằng lịch sử Khựa sẽ nhớ mãi lần Lý Thường Kiệt đem quân đánh Tống đến tận Quảng Châu, Quảng Đông.
http://farm5.static.flickr.com/4152/5117117194_be55418ee9_b.jpg


Chuẩn bị ăn trưa với cơm và gà do các anh biên phòng chuẩn bị, đồ hộp, bánh mỳ và sữa do bọn em đem theo:
http://farm2.static.flickr.com/1077/5104341500_5e823c2d0f_z.jpg


Chặt cây lau làm đũa, ăn uống ngon lành. Lúc này mới thấy tiếc để lại rượu ở đồn không đem theo:
http://farm2.static.flickr.com/1138/5104341396_454ae373c5_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1067/5103749313_9ec82ab0a3_z.jpg


Xem kỹ Mốc Không số nữa nào, bao giờ mình lại quay trở lại?
http://farm5.static.flickr.com/4091/5103749069_481032b11b_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1136/5103748981_dc7cd19c93_z.jpg


Thu dọn và chặt lau làm chổi quét sạch sẽ nơi này. Thật đáng buồn là nhiều khách du lịch, chắc có cả những phượt gia nam thanh nữ tú bày rác ở đây và dọc đường. Thôi thì đủ cả: vỏ chai nước, áo mưa, túi ni lông, vỏ xúc xích,… Đoàn em thu dọn và đem theo túi to rác ni lông xuống núi. Mong rằng mọi người sẽ có ý thức hơn: “Đừng để lại gì ngoài những dấu chân” nơi này cũng như các khu bảo tồn thiên nhiên khác.

Bọn em cũng nói với các anh biên phòng 317 sẽ nghiêm khắc hơn với những hành vi xả rác của khách.
http://farm5.static.flickr.com/4033/5103748737_fc8694f8e9_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1365/5103748639_f620c68e0d_z.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4148/5104340400_f187bacca2_z.jpg



Phải xuống thôi, cố lưu lại thêm những hình ảnh rừng núi nơi địa đầu:
http://farm2.static.flickr.com/1313/5117115774_5e2f1075b9_b.jpg


Nấm:
http://farm5.static.flickr.com/4148/5116512385_a940de97f7_b.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1160/5116499399_12c3a27bef_b.jpg


Có con trăn quấn cây:
http://farm2.static.flickr.com/1075/5116499593_3eee56fd46_b.jpg


Lá:
http://farm2.static.flickr.com/1409/5117114008_09d0dcf458_b.jpg


Bảng lảng khoảng rừng đầy hoa và mây trắng:
http://farm5.static.flickr.com/4112/5117114584_a8f835c38b_b.jpg


http://farm5.static.flickr.com/4088/5116500319_a45bd0299f_b.jpg


Anh Loòng ơi làm kiểu ảnh nhé:
http://farm2.static.flickr.com/1080/5117116046_36eddc0489_b.jpg


Chỗ này 1 bên là đất Việt Nam, một bên là đất TQ:
http://farm2.static.flickr.com/1230/5116511355_1403dfb98b_b.jpg


Lúc hạ sơn, nhìn lại con đường tuần biên lần nữa. Mong lắm lúc nó được hoàn thành:
http://farm5.static.flickr.com/4086/5117103470_2be9759821_b.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1368/5117103354_4500990f84_b.jpg
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Em sẽ đưa tiếp những hình ảnh chợ cửa khẩu A pa chải, chặng đường gian khổ lúc về và phóng sự từ Mường Phăng. Các cụ chờ nhé.
 

joyride

Xe điện
Biển số
OF-18389
Ngày cấp bằng
9/7/08
Số km
4,111
Động cơ
547,828 Mã lực
Lúc xuống đến chân núi, mới chỉ có 4h00 chiều, bọn em quyết định lượn ra thăm khu chợ vùng biên A pa chải. Khu đệm nằm giữa biên giới VN-TQ dài khoảng 1km:
http://farm2.static.flickr.com/1218/5103748225_21c9407cfc_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1095/5103748153_0dd35c8949_z.jpg


Chốt biên phòng tại cửa khẩu:
http://farm2.static.flickr.com/1392/5104340040_84e251a115_z.jpg


Dãy lán chợ tại vùng đệm, hôm bọn em đến không vào đúng phiên nên vắng hoe. Còn phiên chợ thì 3 lần 1 tuần:
http://farm5.static.flickr.com/4152/5103747887_a952e65c63_z.jpg


Do đi cùng lính biên phòng nên phi thẳng luôn sang đất TQ, xe máy biển Tàu:
http://farm2.static.flickr.com/1217/5104339774_56bdb8e8fe_z.jpg


Đậu cạnh xe biển Việt:
http://farm2.static.flickr.com/1387/5104339540_2ec9102f1b_z.jpg


Dãy hàng chợ tại cửa khẩu bên TQ:
http://farm2.static.flickr.com/1185/5103747445_80922fbe6b_z.jpg


http://farm2.static.flickr.com/1059/5103747317_f1c6e04a7d_z.jpg


Bọn em ghé vào quán này bia bọt 1 chút:
http://farm2.static.flickr.com/1075/5104339184_bd26f0edeb_z.jpg


Tại khu vực này em cũng gặp 1 anh ở đội trinh sát đồn 317, mặc thường phục, lấy vợ Hà Nhì đã ở đây 9 năm rồi. Vì lý do công việc nên em sẽ không nêu tên, chụp ảnh.

Tối hôm đó giao lưu với đồn 317, có nem, có gà, có rượu,… Lần đầu tiên em máu thế, 100% 1-1 với các chiến sỹ đồn. Sau đó say bét nhè.

Cuộc vui nào cũng đến lúc chia tay. Sau bữa liên hoan giao lưu tối hôm trước say túy lúy, hôm sau cả đoàn dậy sớm chia tay đồn 317.

Chụp 1 kiểu ảnh lưu niệm với anh Hồng – chính trị viên và anh Thắng – trưởng đồn:
http://farm2.static.flickr.com/1259/5117118618_48f20cea89_b.jpg


Lên đường về:
http://farm2.static.flickr.com/1156/5104338148_abff7af530_z.jpg


Trên đường về từ A pa chải mới có dịp ngắm nghía cảnh vật, lúc đến trời tối cứ cắm đầu cắm cổ đi. Chỗ này là lối rẽ xuống bản A pa chải:
http://farm5.static.flickr.com/4107/5104337958_2ecde95eca_z.jpg


Đoạn lầy nhỏ đầu tiên, ban ngày nhìn mới thấy kinh, hôm vào đi buổi tối cũng chẳng nhớ làm thế nào qua được:
http://farm2.static.flickr.com/1372/5104337752_89f28367b6_z.jpg


Một số đoạn lở đường sát sạt:
http://farm5.static.flickr.com/4132/5104337656_849a322618_z.jpg




Dừng chân tại đồn Biên phòng Leng Su Sìn:
http://farm5.static.flickr.com/4092/5117103792_1c70a626fd_b.jpg
 

son_pm

Xe tải
Biển số
OF-28616
Ngày cấp bằng
7/2/09
Số km
434
Động cơ
487,830 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội



Thật xúc động với hình ảnh các cụ cựu chiến binh bái lạy Mẹ Tổ quốc và hôn lên lá Quốc kỳ. Các cụ đã khóc, một phần vì xúc động với mảnh đất địa đầu Tổ quốc, một phần em nghĩ dành cho các đồng đội đã hi sinh cho Đất nước này trong cả cuộc chiến tranh chống Mỹ và bảo vệ biên giới năm 1979 với bọn khựa. Còn có thể cả một phần kính trong với những người dân, người lính đang ở đấy. Trong buổi giao lưu với lính biên phòng sau khi trở về từ Mốc Không số, các cụ đã nói với các chiến sỹ thế này: “Ngày xưa khi đi đánh Mỹ, cả dân tộc cuốn theo, khí thế vô cùng. Những người lính lúc đó đã đáng trân trọng. Nhưng ngày nay, khi cách nơi biên giới chỉ vài trăm km thôi, thì đủ cả ăn chơi, tham nhũng, … những người lính, người dân nơi đầu sóng ngọn gió đáng trân trọng gấp bội vì đang chấp nhận gian khổ để bảo vệ Tổ quốc…”



Cụ nói đúng quá.
Em cũng thấy thật xúc động.
Cám ơn cụ đã cho em hiểu thêm một phần giá trị thiêng liêng của cuộc sống.
 

h112

Xe hơi
Biển số
OF-47620
Ngày cấp bằng
29/9/09
Số km
132
Động cơ
461,380 Mã lực
chuyến đi của cụ ý nghĩa thật. cụ mối học cấp 3 à. voka cụ nhá, quê em ở Điện Biên mà chưa bao giờ được đi chỗ này :(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top