- Biển số
- OF-149832
- Ngày cấp bằng
- 20/7/12
- Số km
- 13,844
- Động cơ
- 446,678 Mã lực
Ối, thế cụ có bà hay ông là ở nghệ an thế ạ. Hay là người Thạch thất, ba vì ah???Nhà em thì nửa giọng Nghệ nửa Hà Tây cũ ah
Ối, thế cụ có bà hay ông là ở nghệ an thế ạ. Hay là người Thạch thất, ba vì ah???Nhà em thì nửa giọng Nghệ nửa Hà Tây cũ ah
Bố em là dân Nam Đàn cụ ahỐi, thế cụ có bà hay ông là ở nghệ an thế ạ. Hay là người Thạch thất, ba vì ah???
Quê Bác thân thương, năm nào em cũng ghé làng Sen 1 lần. Đẹp và yên bình cụ ahBố em là dân Nam Đàn cụ ah
Cảm ơn vì sự đồng cảm ahRất cảm động khi đọc những chuyện như thế này. Xã hội thay đổi nhanh quá nhưng những tấm gương làm giầu chân chính và tự vươn lên phải luôn được đề cao.
Trước kia không có tiền tỷ và bây giờ đang ở đợ. Không lối thoátChuyện về một người phụ nữ với kỳ tích lấy một người từng đi ở đợ, dạy chữ cho chồng và cùng chung lưng đấu cật nuôi gà, chăn lợn tạo dựng nên một gia sản bạc tỉ. Họ đều thuộc thế hệ 7x…
Yến gạo hồi môn:
Ấu thơ của anh là những chuỗi ngày cực nhọc tưởng chừng không ngóc đầu lên nổi. Mẹ cả, mẹ hai mất, bố lấy mẹ ba về số lượng anh em đã lên tới mười hai đứa trứng gà, trứng vịt. Đứa nào đứa nấy đều bụng ỏng đít beo, mặt mày vàng võ. Đói quá thằng út phải lê la khất thực khắp làng trên, xóm dưới. Bản thân anh mới mười hai tuổi đầu đã phải đi ở đợ cho người ta, luôn tay luôn chân làm đủ việc nặng nhọc mà đói vẫn hoàn đói. Sau sáu năm quần quật lao động xứ người lúc về anh còn bị lừa không một xu dính túi. Ở nhà, bố ốm nặng sắp mất, đứa em út bị đem cho người ta làm con nuôi với khoản lót tay là vỏn vẹn hai yến gạo xấu. Túng quá, anh vác rìu lên rừng đốn củi về bán cho dân làng trong đó có lò tráng bánh đa nhà chị. Mồ hôi, thậm chí máu nhiều khi ướt đầm vai áo cũng chỉ đủ tiền đong gạo đắp đổi qua ngày.
Chị yêu anh bởi cái nết hay lam, hay làm, thật thà cứ như đếm. Anh mến chị bởi đức tính nhu mì lại đảm đang, chịu thương, chịu khó đến phi thường. Khi đôi trẻ bàn tính chuyện trăm năm, mẹ chị biết chuyện can: “Về nhà đấy sẽ khổ cả một đời con ạ! Chẳng gì nhà ta bố mẹ cũng là công nhân còn có bát ăn bát để chứ nhà đó đói suốt!”. Trước bến lầm than mở ra ngay trước mặt đứa con gái yêu, bố chị thủng thẳng: “Thôi, giờ này quyết định là ở nơi con! Sướng khổ sau này mình con chịu”. Buổi dạm ngõ, sau khi nhà trai đi khuất rồi vẫn còn những tiếng nhằng nhẵng bám theo, dai dẳng tựa đỉa đói: “Lấy đứa nào không lấy lại lấy thằng ấy, chỉ có nước mà đi ăn mày”. Ức quá, anh mới bảo: “Tôi có đôi bàn tay, tôi sẽ biết lo liệu cho cuộc sống của mình, không phải ăn bám ai cả”.
Đám cưới chị, mẹ hồi môn cho một cái cối, một yến gạo để làm nghề tráng bánh. Về nhà chồng, chị nén tiếng thở dài khi nhìn thấy trong căn bếp lụp xụp, mỗi người chỉ có một cái bát sứt mẻ còn lại chung nhau một cái ấm, một cái nồi (luộc rau xong vớt ra mới có cái mà nấu cơm). Phích, chậu rồi đến cả lốp xe đạp mừng đám cưới đều “đội nón” ra đi để trả nợ cho cỗ cưới. Đôi vợ chồng trẻ phải ăn độn qua ngày. Cận Tết, chị muối mặt ra chợ mua chịu một cân thịt. Bà bán thịt thương tình chép miệng bảo: “Tết nhất đến nơi sao không lấy hai cân mà ăn?”. Chị lắc đầu: “Em sợ nợ, không trả nổi”.
Đầu những năm 90, nạn lô đề nở rộ như nấm mọc sau mưa. Bận chị trở dạ đứa đầu, nhà bán con lợn 56 kg được 260.000đ, anh bàn với vợ “nổ” con đề 26. “Gạo trong thùng sắp hết rồi còn đề với chả đóm. Anh mà đánh là em chết đấy!”. Sợ vợ quẫn trí thật nên anh đành cất tiền bán lợn đi nhưng vẫn lén giành 2.000đ cho con 26. Tối đề về 26 thật nhưng anh bảo: “Nếu tôi đánh cả con lợn thì có lẽ mất nhiều hơn được bởi trúng to ham to, ham to thì kiểu gì cũng chẳng mất. Tôi bỏ đề từ đấy”.
Chị dậy từ 2-3 giờ sáng tráng bánh rồi cuốc bộ đi chợ xã, chợ huyện. Trưa nhảo về nhà vội mang bánh tráng đầu hôm ra giàn phơi. Chiều xay bột. Tối quạt bánh cho kíp buổi chợ ngày mai. Vòng quay đó cắt ngắn cả giấc ngủ, ngắn đến mức ngay cả những giấc mơ cũng không kịp chen chân vào. Anh vẫn ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số đi lên thung Lụt, thung Châu chặt củi thồ về, có lần bị tảng đá to hất văng người, may bám vào một gốc cây để khỏi lăn xuống vực. Một chuyến đi củi như thế chỉ được 20-30.000đ. Thấy phận tiều phu của chồng vừa cực nhọc vừa quá đỗi hiểm nguy chị bàn với anh ở nhà đổ hàng đỡ cho chị. Mỗi buổi giao bánh về anh lại bảo vợ: “Hôm nay bà Năm nợ mười cái, ông Sáu nợ dăm cái, chị Tám trả tiền hai chục cái hôm trước, tổng lãi được mười lăm ngàn. Mẹ mày ghi vào sổ nhớ!” Vài lần như vậy, chị sinh nghi bèn hỏi: “Sao anh không ghi sổ đi?”. Thì thấy ông chồng của mình mặt đỏ lựng lên, gãi đầu gãi tai một chặp mới ngập ngừng: “Tớ quên hết chữ rồi!”.
Dạy chữ cho chồng:
Hồi trước anh cũng đã học lên đến lớp hai nhưng sau những ngày lao động cực nhọc các con chữ cũng bỏ đi bằng sạch. Trong khi đó chị lại học hết cấp hai, không chỉ đọc thông viết thạo mà tính toán cứ làu làu. Một buổi ra chợ Rịa chị mua cho chồng quyển vở đánh vần. Tối đó lừa cho thằng con đi ngủ, chị chong đèn kều chồng dậy học. Họ chỉ dám thì thầm trao đổi vì sợ xấu hổ với đứa em gái hồi ấy vẫn còn đang ở nhà. Dần dà, đánh vần, ghép chữ đã thạo chị lại dạy anh học bảng cửu chương. Được đức ông chồng có chí, lúc nào cũng kè kè quyển sách bên người, hễ ngơi tay lại len lén giở ra đọc. Nhiều người tò mò hỏi: “Chú đọc truyện hay tiểu thuyết mà miệt mài thế?”. Anh chỉ cười hiền: “Cháu đang tìm hiểu một thứ các bác không thể hiểu được đâu!”. Dạy đến khi cạn cả lưng vốn chữ nghĩa, chị khuyến khích chồng đi học nghề thú y.
Số là khi phát triển kinh tế, gia đình chị có thêm nghề nấu rượu, thừa rất nhiều bã. Tiếc của, anh lên núi đốn tre về đóng thành những cái chuồng đơn sơ như kiểu chuồng trâu rồi nuôi hàng trăm con lợn. Vài lứa đầu lợn còn chịu lớn, về sau mắc bệnh tụ huyết trùng, tả, chết hàng loạt chôn không kịp. Trắng tay, họ chuyển sang làm xay xát với quyết tâm vực lại nghề chăn nuôi. Chăm chỉ, uy tín đẻ ra tiền bạc, khi có trong tay 100 triệu đồng (số tiền rất lớn hồi thập niên 90 của thế kỷ trước) họ dành dụm tất để xây chuồng trại, làm ô ngăn nuôi lợn siêu nạc. Một lần nữa trời lại phụ lòng người, đàn lợn đang thau tháu lớn bỗng dưng lăn đùng ra, chết dúi dụi. Sạt nghiệp lần hai, chôn xong đàn lợn, họ thẫn thờ, hết đi vào lại đi ra mà đầu cứ như cái máng rỗng.
Phẫn chí anh bỏ đi làm phu hồ còn chị lúc này quay lại với nghề tráng bánh. Cối còn, nồi còn, đồ nghề còn mà gạo hết, vốn hết nên chị phải làm chung với mẹ đẻ. Tĩnh tâm lại, họ bàn nhau: “Muốn làm việc gì giỏi cũng phải học cho ra đầu ra đũa”. Chị động viên anh đăng ký học một lớp dạy phổ cập những kiến thức về thú y ở tỉnh Nam Định. Ba bốn giờ sáng anh đạp xe vượt bảy mươi cây số đến cổng trường kịp nhai cái bánh mì là đến giờ vào lớp, chiều lại cót két đạp xe về. Thấy chồng đi lại vất vả, chị vay lãi trong lãi ngoài mua cái xe Minsk. Được vài ngày, chẳng đủ tiền đổ xăng cho xe nữa, anh xin vào một trại lợn làm thuê để được bao ăn ở. Chủ trại là bác sĩ thú y tốt bụng, cám cảnh cho anh nên chẳng giấu nghề: “Lợn không phải là người, anh hãy mạnh dạn lên. Tiêm không thành tôi cũng không bắt đền đâu mà sợ”.
Câu nói đó đã giúp cho anh vượt qua nỗi lo con lợn giống có giá bằng hai cái xe máy nát của mình để thực hành các động tác tiêm chọc, chẩn đoán bệnh. Thấm thoắt đã cận kề ngày thi, anh lo lắm. Không lo sao được khi các bạn học ai cũng đã tốt nghiệp cấp hai, cấp ba cả mà mình mới chỉ tốt nghiệp “lớp” vỡ lòng do vợ dạy? Thế mà kỳ thi đó anh vượt đã qua gần hết chúng bạn, tốt nghiệp loại giỏi.
Tấm bằng đỏ chói đã tiếp cho anh lòng tự tin. Kể từ đó họ chăn nuôi mà không hề thất bại. Trong chuồng của nhà lúc nào cũng khoảng 200 lợn thịt, 40 con cả nái lẫn đực giống. Ngoài lợn gà họ còn đầu tư xưởng xay xát, xưởng hàn xì rồi xây nhà, tậu đất với tổng tài sản lên đến vài ba tỉ. Chị là Phạm Thị Thoa sinh năm 1973 còn anh là Phạm Văn Liên sinh năm 1970. Cả hai sống ở thôn Đồi Thông xã Phú Lộc huyện Nho Quan-một trong những rốn nghèo nhất của tỉnh Ninh Bình.CSTĐ
Gặp dịch covid, tỷ phú chăn lợn chuẩn bị...đi ở đợChuyện về một người phụ nữ với kỳ tích lấy một người từng đi ở đợ, dạy chữ cho chồng và cùng chung lưng đấu cật nuôi gà, chăn lợn tạo dựng nên một gia sản bạc tỉ. Họ đều thuộc thế hệ 7x…
Yến gạo hồi môn:
Ấu thơ của anh là những chuỗi ngày cực nhọc tưởng chừng không ngóc đầu lên nổi. Mẹ cả, mẹ hai mất, bố lấy mẹ ba về số lượng anh em đã lên tới mười hai đứa trứng gà, trứng vịt. Đứa nào đứa nấy đều bụng ỏng đít beo, mặt mày vàng võ. Đói quá thằng út phải lê la khất thực khắp làng trên, xóm dưới. Bản thân anh mới mười hai tuổi đầu đã phải đi ở đợ cho người ta, luôn tay luôn chân làm đủ việc nặng nhọc mà đói vẫn hoàn đói. Sau sáu năm quần quật lao động xứ người lúc về anh còn bị lừa không một xu dính túi. Ở nhà, bố ốm nặng sắp mất, đứa em út bị đem cho người ta làm con nuôi với khoản lót tay là vỏn vẹn hai yến gạo xấu. Túng quá, anh vác rìu lên rừng đốn củi về bán cho dân làng trong đó có lò tráng bánh đa nhà chị. Mồ hôi, thậm chí máu nhiều khi ướt đầm vai áo cũng chỉ đủ tiền đong gạo đắp đổi qua ngày.
Chị yêu anh bởi cái nết hay lam, hay làm, thật thà cứ như đếm. Anh mến chị bởi đức tính nhu mì lại đảm đang, chịu thương, chịu khó đến phi thường. Khi đôi trẻ bàn tính chuyện trăm năm, mẹ chị biết chuyện can: “Về nhà đấy sẽ khổ cả một đời con ạ! Chẳng gì nhà ta bố mẹ cũng là công nhân còn có bát ăn bát để chứ nhà đó đói suốt!”. Trước bến lầm than mở ra ngay trước mặt đứa con gái yêu, bố chị thủng thẳng: “Thôi, giờ này quyết định là ở nơi con! Sướng khổ sau này mình con chịu”. Buổi dạm ngõ, sau khi nhà trai đi khuất rồi vẫn còn những tiếng nhằng nhẵng bám theo, dai dẳng tựa đỉa đói: “Lấy đứa nào không lấy lại lấy thằng ấy, chỉ có nước mà đi ăn mày”. Ức quá, anh mới bảo: “Tôi có đôi bàn tay, tôi sẽ biết lo liệu cho cuộc sống của mình, không phải ăn bám ai cả”.
Đám cưới chị, mẹ hồi môn cho một cái cối, một yến gạo để làm nghề tráng bánh. Về nhà chồng, chị nén tiếng thở dài khi nhìn thấy trong căn bếp lụp xụp, mỗi người chỉ có một cái bát sứt mẻ còn lại chung nhau một cái ấm, một cái nồi (luộc rau xong vớt ra mới có cái mà nấu cơm). Phích, chậu rồi đến cả lốp xe đạp mừng đám cưới đều “đội nón” ra đi để trả nợ cho cỗ cưới. Đôi vợ chồng trẻ phải ăn độn qua ngày. Cận Tết, chị muối mặt ra chợ mua chịu một cân thịt. Bà bán thịt thương tình chép miệng bảo: “Tết nhất đến nơi sao không lấy hai cân mà ăn?”. Chị lắc đầu: “Em sợ nợ, không trả nổi”.
Đầu những năm 90, nạn lô đề nở rộ như nấm mọc sau mưa. Bận chị trở dạ đứa đầu, nhà bán con lợn 56 kg được 260.000đ, anh bàn với vợ “nổ” con đề 26. “Gạo trong thùng sắp hết rồi còn đề với chả đóm. Anh mà đánh là em chết đấy!”. Sợ vợ quẫn trí thật nên anh đành cất tiền bán lợn đi nhưng vẫn lén giành 2.000đ cho con 26. Tối đề về 26 thật nhưng anh bảo: “Nếu tôi đánh cả con lợn thì có lẽ mất nhiều hơn được bởi trúng to ham to, ham to thì kiểu gì cũng chẳng mất. Tôi bỏ đề từ đấy”.
Chị dậy từ 2-3 giờ sáng tráng bánh rồi cuốc bộ đi chợ xã, chợ huyện. Trưa nhảo về nhà vội mang bánh tráng đầu hôm ra giàn phơi. Chiều xay bột. Tối quạt bánh cho kíp buổi chợ ngày mai. Vòng quay đó cắt ngắn cả giấc ngủ, ngắn đến mức ngay cả những giấc mơ cũng không kịp chen chân vào. Anh vẫn ngày ngày đạp xe bốn mươi cây số đi lên thung Lụt, thung Châu chặt củi thồ về, có lần bị tảng đá to hất văng người, may bám vào một gốc cây để khỏi lăn xuống vực. Một chuyến đi củi như thế chỉ được 20-30.000đ. Thấy phận tiều phu của chồng vừa cực nhọc vừa quá đỗi hiểm nguy chị bàn với anh ở nhà đổ hàng đỡ cho chị. Mỗi buổi giao bánh về anh lại bảo vợ: “Hôm nay bà Năm nợ mười cái, ông Sáu nợ dăm cái, chị Tám trả tiền hai chục cái hôm trước, tổng lãi được mười lăm ngàn. Mẹ mày ghi vào sổ nhớ!” Vài lần như vậy, chị sinh nghi bèn hỏi: “Sao anh không ghi sổ đi?”. Thì thấy ông chồng của mình mặt đỏ lựng lên, gãi đầu gãi tai một chặp mới ngập ngừng: “Tớ quên hết chữ rồi!”.
Dạy chữ cho chồng:
Hồi trước anh cũng đã học lên đến lớp hai nhưng sau những ngày lao động cực nhọc các con chữ cũng bỏ đi bằng sạch. Trong khi đó chị lại học hết cấp hai, không chỉ đọc thông viết thạo mà tính toán cứ làu làu. Một buổi ra chợ Rịa chị mua cho chồng quyển vở đánh vần. Tối đó lừa cho thằng con đi ngủ, chị chong đèn kều chồng dậy học. Họ chỉ dám thì thầm trao đổi vì sợ xấu hổ với đứa em gái hồi ấy vẫn còn đang ở nhà. Dần dà, đánh vần, ghép chữ đã thạo chị lại dạy anh học bảng cửu chương. Được đức ông chồng có chí, lúc nào cũng kè kè quyển sách bên người, hễ ngơi tay lại len lén giở ra đọc. Nhiều người tò mò hỏi: “Chú đọc truyện hay tiểu thuyết mà miệt mài thế?”. Anh chỉ cười hiền: “Cháu đang tìm hiểu một thứ các bác không thể hiểu được đâu!”. Dạy đến khi cạn cả lưng vốn chữ nghĩa, chị khuyến khích chồng đi học nghề thú y.
Số là khi phát triển kinh tế, gia đình chị có thêm nghề nấu rượu, thừa rất nhiều bã. Tiếc của, anh lên núi đốn tre về đóng thành những cái chuồng đơn sơ như kiểu chuồng trâu rồi nuôi hàng trăm con lợn. Vài lứa đầu lợn còn chịu lớn, về sau mắc bệnh tụ huyết trùng, tả, chết hàng loạt chôn không kịp. Trắng tay, họ chuyển sang làm xay xát với quyết tâm vực lại nghề chăn nuôi. Chăm chỉ, uy tín đẻ ra tiền bạc, khi có trong tay 100 triệu đồng (số tiền rất lớn hồi thập niên 90 của thế kỷ trước) họ dành dụm tất để xây chuồng trại, làm ô ngăn nuôi lợn siêu nạc. Một lần nữa trời lại phụ lòng người, đàn lợn đang thau tháu lớn bỗng dưng lăn đùng ra, chết dúi dụi. Sạt nghiệp lần hai, chôn xong đàn lợn, họ thẫn thờ, hết đi vào lại đi ra mà đầu cứ như cái máng rỗng.
Phẫn chí anh bỏ đi làm phu hồ còn chị lúc này quay lại với nghề tráng bánh. Cối còn, nồi còn, đồ nghề còn mà gạo hết, vốn hết nên chị phải làm chung với mẹ đẻ. Tĩnh tâm lại, họ bàn nhau: “Muốn làm việc gì giỏi cũng phải học cho ra đầu ra đũa”. Chị động viên anh đăng ký học một lớp dạy phổ cập những kiến thức về thú y ở tỉnh Nam Định. Ba bốn giờ sáng anh đạp xe vượt bảy mươi cây số đến cổng trường kịp nhai cái bánh mì là đến giờ vào lớp, chiều lại cót két đạp xe về. Thấy chồng đi lại vất vả, chị vay lãi trong lãi ngoài mua cái xe Minsk. Được vài ngày, chẳng đủ tiền đổ xăng cho xe nữa, anh xin vào một trại lợn làm thuê để được bao ăn ở. Chủ trại là bác sĩ thú y tốt bụng, cám cảnh cho anh nên chẳng giấu nghề: “Lợn không phải là người, anh hãy mạnh dạn lên. Tiêm không thành tôi cũng không bắt đền đâu mà sợ”.
Câu nói đó đã giúp cho anh vượt qua nỗi lo con lợn giống có giá bằng hai cái xe máy nát của mình để thực hành các động tác tiêm chọc, chẩn đoán bệnh. Thấm thoắt đã cận kề ngày thi, anh lo lắm. Không lo sao được khi các bạn học ai cũng đã tốt nghiệp cấp hai, cấp ba cả mà mình mới chỉ tốt nghiệp “lớp” vỡ lòng do vợ dạy? Thế mà kỳ thi đó anh vượt đã qua gần hết chúng bạn, tốt nghiệp loại giỏi.
Tấm bằng đỏ chói đã tiếp cho anh lòng tự tin. Kể từ đó họ chăn nuôi mà không hề thất bại. Trong chuồng của nhà lúc nào cũng khoảng 200 lợn thịt, 40 con cả nái lẫn đực giống. Ngoài lợn gà họ còn đầu tư xưởng xay xát, xưởng hàn xì rồi xây nhà, tậu đất với tổng tài sản lên đến vài ba tỉ. Chị là Phạm Thị Thoa sinh năm 1973 còn anh là Phạm Văn Liên sinh năm 1970. Cả hai sống ở thôn Đồi Thông xã Phú Lộc huyện Nho Quan-một trong những rốn nghèo nhất của tỉnh Ninh Bình.CSTĐ
cuộc sống là vậy mà cụ em cũng thế hệ 7X vào những năm 2008 cầm trong tay hơn chục tỏi ( lúc đó mà mua vàng thì auto lãi ) vậy mà giờ đi làm osin khác cái em làm osin cho gia đình nước ngoài nên giờ đỡ cựcE thì ngược lại. Từng có tiền tỉ giờ đi ở đợ.
Bởi họ không có kiến thức để mà mạo hiểm kinh doanh những nghành mà họ không am hiểu.Họ không trải qua trường hợp đó nên chưa khẳng định họ có hạnh phúc ko cụ ạ. Cái cần ca ngợi họ là nghị lực vươn lên trong cuộc sống và sau bao thất bại họ mới có được thành quả như ngày hôm nay nên họ hạnh phúc vì điều đó. Chứ để làm giàu thì họ chưa thể gọi là tấm gương được. Em nhớ hồi năm 90, rất nhiều nhà 100 nghìn còn không có mà họ đã có đến 100 triệu rồi. Phải nói họ đã rất giàu vào thời điểm đó. Nếu biết kinh doanh hoặc làm ăn thì với số vốn như vậy em nghĩ vào thời điểm bây họ phải cực kỳ giàu có rồi. Dù sao, đây cũng là tấm gương vượt khó cho nhiều người cần học tập. Thân.