- Biển số
- OF-390537
- Ngày cấp bằng
- 4/11/15
- Số km
- 459
- Động cơ
- 238,223 Mã lực
Bọn tây lông nó nhận định qua 1 quá trình lâu dài và kỹ lưỡng cụ ah. Nếu chỉ nhìn vào những gì ở VN thì đúng như cụ nói. Nhưng có lẽ bọn nó nhìn nhận theo cách khác.Đọc bài của cụ mới thấy bọn tây lông nó nhận định sai. Vn ta ko có tiềm năng thiết kế chip.
Trước đây e đã được gặp 1 số anh VK trong lĩnh vực này, có 1 số anh trong nhóm thiết kế chip Intel 4004 của Intel. Các anh này sau này đều có cty riêng làm các chip riêng biệt. Thời đó dân VN hay cả dân châu Á vẫn bị coi thường, các anh này đã chứng minh được năng lực của mình qua công việc.
Về văn hóa và giáo dục, VN tương tự các nước TQ, HQ, NB. Ngày nay SV VN học ngành này ở khắp các nước như Nhật, Hàn, Âu, Mỹ đều có tiếng trong trường cụ ah. Đặc biệt là HQ, SV VN ngành này bên đó nổi bật hơn các SV khác, kể các SV Hàn . CP Hàn tin rằng VN sẽ trở thành 1 trung tâm thiết kế vi mạch nên họ đã tài trợ cả tiền và nhân lực, thành lập Viện CN Việt Hàn, cử 1 GS cựu viện trưởng bên HQ sang làm viện trưởng ở VN, nhưng chỉ tập trung vào 1 lĩnh vực vi mạch. Viện đó cũng định hướng 1 số dự án nhưng từ 2015 đến nay vẫn đang loay hoay thủ tục.
Gần đây còn 1 nhóm trong SG làm outsource cho 1 số cty vi mạch, họ cũng được đánh giá cao. Việc thiết kế vi mạch ở mức thấp cần sự cần cù, khéo léo, tỉ mỉ, tinh tế, kỹ sư VN đáp ứng các yêu cầu này.
Tôi không phải ở Intel đâu, tôi có được may mắn là làm việc với 1 số các các bạn thời 200x ở 1 số cty như Intel, Texas, ICDirect.... Các bạn đó rất có năng lực và nhiệt tình, dần dần rồi cũng bay đi hết.thanhtran72 có phải hồi đầu những năm 2000 cụ ở Intel VN phải ko, nhà cháu thấy ngờ ngợ
CP VN đã từng định hướng phát triển vi mạch là 1 trong những mũi nhọn. Thời đầu 200x, CP đã đầu tư 9 phòng sạch để đào tạo nghiên cứu, cử nhiều người đi làm NCS nước ngoài. Sau 2-3 năm, được vài bài báo, vài người thành GS, TS thì các phòng sạch cũng đóng cửa. Khi được đến thăm 1 trong những phòng sạch này, tôi thấy quá tiếc bởi mỗi phòng vài chục triệu $ mà để lãng phí không dùng đến.
Thời đó trong SG bác L.H. Quân phụ trách mảng này. Khi lên chức Chủ tịch TP HCM bác ấy có đầu tư kinh phí cho nhóm thiết kế ICDirect, có cả nhiều GS VK có kinh nghiệm về đào tạo. Về sx thì cũng có 1 dự án cho 1 Fab sx vi mạch tầm khoảng 100M$. Các bác ấy mong muốn SG sẽ là 1 trung tâm vi mạch ngang với Singapre. Tôi còn nhớ lúc gặp cậu Hoàng trưởng nhóm lúc đó còn trẻ, nhiệt tình năng nổ và đã có 1 số kết quả bước đầu. Nhà máy (Fab) thì chờ thủ tục nên cứ nâng lên đặt xuống mãi không xong.
Ở ngoài HN thì có ActiveSemi và 1 số nhóm khác. Tuy nhiên khi gặp ActiveSemi tôi thấy họ không chuyên nghiệp lắm. Chỉ được 1 thời gian nhóm này giải tán, 1 số key chuyển sang Vietel và FPT, sau này cũng có 1 số sang Vin.
Thời đó tôi biết có 1 số đại gia cũng có khoảng vài trăm M$ định đầu tư vào lĩnh vực này. Nhưng cơn sốt ck 2005-2007, sau đó là sốt BĐS nên họ lại thôi.
Thời điểm này Mediatek hay Hisilicon mới thành lập. Ngày nay Hisilicon hay mediatek dám sánh ngang với Qualcomm. Nếu thời đó VN có 1 2 cty phát triển được, bây giờ chắc chúng ta cũng sẽ có 1 cty vi mạch tầm cỡ khu vực. Nhưng giấc mơ vẫn mãi chỉ là giấc mơ.
Đúng là vi mạch chỉ là 1 phần trong 5G, nhưng nó là phần quan trọng nhất. Phần ănten 5G nó là anten mảng, bên Vietel có thể thiết kế được. Phần khó là phần điều khiển xử lý tín hiệu từ các ăn ten con trong mảng đó, sau đó các thuật toán này phải chuyển vào chip.Vi mạch chỉ là phần nhỏ trong 5G thôi, nào anten, xử lý tín hiệu, mã hóa, firmware, ... tất cả các thành phần này phải phối hợp hoạt động với nhau trong 1 hệ thống. Đó là một khó khăn lớn với những nhóm nghiên cứu nhỏ lẻ của VT và Vin.
Có thể 6G họ sẽ làm đc, nhưng 5G thì chắc quá khó. Hoặc làm theo kiểu Dcom thì được.
Phần xử lý,điều chế tín hiệu... là phần khó, nhưng phần này có chuẩn hóa. Nếu làm trên lý thuyết thì nhiều người làm được. Nhưng cuối cùng tất cả phần xử lý này cũng phải chuyển vào con chip. Chúng ta lại phải quay lại vi mạch. Vietel họ biết điều này, khó khăn của họ là nhân lực mỏng quá.
Tùy định nghĩa thế nào là chuyên gia cụ ah. Công việc ngành này căng thẳng áp lực và khó khăn lắm. Công nghệ thay đổi liên tục, nhanh chóng. 3 năm không làm là tụt hậu. 5 năm là coi như mất gốc. Tôi có quen nhiều người đã từng là chuyên gia, từng làm việc trong các cty thiết kế ở nước ngoài. Nhưng về VN một thời gian chuyển dần sang việc khác. Bây giờ họ cũng không dám tự nhận là chuyên gia nữa.Nghe cụ nói chuyện vĩ mô và cn hay quá. Chắc cụ cũng là 1 chuyên gia cao cấp trong ngành rồi.