đùa. lồng là lồng dư nào. thế giới phẳng mà quyềnh!Quái kynh
dưng nhốt chung trong lồng... phắn đi đơi?
đùa. lồng là lồng dư nào. thế giới phẳng mà quyềnh!Quái kynh
dưng nhốt chung trong lồng... phắn đi đơi?
Sáng CN Cafe đê lão ơiAnh Lồm khi xưa chắc hs tiên tiến xuất sắc nhể?
...mà anh đi mô.. lặn sâu hè?
em vào hóng hớt . cứ vặt lông là em ưngEm ko dám hứa hẹn vứi anh
Chồng em nóa ghen cóa....
Anh Wên... ảnh giận em...lâu cóa ko vô nhà lao động đc
cụ làm thơ hay thếCái cò cái vạc cái nông
Ba cái cùng béo vặt lông cái nào
Cái cò là cháu ngoại tao
Cái vạc là cháu tính vào họ xa
Cái nông anh họ thông gia
Liệu mà xử phạt cho qua nhẹ nhàng
Cái cốc không phải họ hàng
Cứ đem ra xử đàng hoàng công khai.
“Vặt lông” ai?
1. Ngày bé mẹ nghe ầu ơ: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông cái nào/ Vặt lông con cốc cho tao/ Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn. Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng.
Sau đó mấy câu ca dao đến lượt ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên có gia đình. Đến lượt “cái cò cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi… Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ trong lòng mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đến chuyện đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu.
2. Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lý: Ba con cò, vạc, nông đều béo, được người ta tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tượng này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt? Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở câu cuối: Vặt lông con “cốc” cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng cuối cùng lại là kẻ hiến tế. Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi băn khoăn. Một lần về quê hỏi thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi… Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò, vạc, nông được gọi là “cái”. “Cái” là mẹ, là bề thế. Trong nhà là người cai quản, ra đường là bậc phụ huynh. Còn nông là “con”, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này. Tôi đã thấy con cốc trên trống đồng Ngọc Lũ, còn ngoài thiên nhiên thì chưa thấy bao giờ. Tuy vậy một hôm xem trên YouTube thấy ở nước ngoài, thuyền chài cốc để bắt cá. Chủ thuyền buộc dây lồng cái thòng lọng vào cổ cốc rồi thả cho cốc lặn xuống sông mò cá. Đớp được cá nhưng cốc không thể nuốt vì bị cái thòng chặn ngang cổ. Cốc ngoi lên thì chủ thuyền thu con cá rồi cho cốc lặn tiếp. Chỉ hết buổi, chủ tháo thòng lọng thì cốc mới nuốt được. Thân phận con cốc là như vậy. 3. Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau nghĩ xem tại sao lại có chuyện này. Ca dao xưa đọc thấy như vu vơ nhưng bao giờ cũng ẩn dưới nó một câu chuyện khác. Chúng ta cùng ngẫm để lý giải xem tại sao cốc lại bị vặt lông. Phải chăng cốc nằm trong vị thế thấp cổ bé họng nhất nên thường là kẻ bị bắt nạt? - (TT&VH)
===============================================
Mấy chuyện này thì xưa như trái đất, nhưng mà ngẫm thì thời nào cũng đúng
Thấp cổ bé họng không phải là cái tội, nhưng mà ai bảo thấp cổ bé họng làm gì
theo trí nhớ của nhà cháu thì cụ chủ viết đúng đấy ạNgay câu đầu kụ dẫn đã sai rồi, "vặt lông con cốc cho tao..." là đoạn nói phịa của chú dế trong truyện "dế mèn phiêu lưu ký". Chứ nguyên bản của nó là "vặt lông con vạc..."
Vì dẫn chứng không đúng nên lập luận không có giá trị, kụ thông cảm
Nhắm rịu ta vặt tất ,cò ,vạc ,sơn ca hay vàng anh cho vào nồi lẩu hết .Thế tóm lại là vặt lông cả 3 con làm mồi nhắm rịu được không các cụ, nhà em vui tí
Loài chim cốc ở TQ có lịch sử trên 2000 năm thuần dưỡng để bắt cá, đến nay họ vẫn dùng phương pháp này ở một số nơiCon Cốc có vẻ ngoài giống con Vịt: cũng lông mượt không thấm nước, cũng
chân có màng, cũng mỏ dài, nhưng đặc biệt khác Vịt ở chỗ cái mỏ này đây: mỏ Cốc không bè như mỏ Vịt mà lại nhọn và khoằm, có vậy Cá dưới nước mới khỏi thoát!.
Cốc lặn rất tài, lâu và nhanh. Kỳ ở chỗ là khi bắt được Cá nó không ăn ngay mà lại cắp lên bờ để đấy rồi xuống nước lặn tiếp kiểu như người đi bắt cá vậy. Chính cái thói quen kỳ cục này làm tội nó!. Vì trong khi tiếp tục lóp ngóp dưới nước thì con Cò bay qua thấy Cá nằm trên bờ ngon ăn liền xơi mà chẳng cần biết của ai để đó! Tức thật! , nhưng biết làm sao?. Cũng được an ủi đôi chút là ai cũng biết cái vụ Cốc tôi mò mà thằng Có nó xơi mất!.
Nguồn: http://nguyenlebinhyen.blogspot.com
Nên duyên thì Em là con rể nhà này đấy ạ, lúc bé hay được Cụ này chở bằng uat đi bờ hồ ăn kem, phí thậtCác cụ đừng coi thường Cố nhé, ở VN có AHLLVT Nguyễn Văn Cốc mà chỉ nghe danh thôi Pilot Mỹ còn phải vỡ mật đóa
Cóp và pết.Cụ cóp và pết hay là suy tư của cụ vậy?
Để cháu cùng suy ngẫm với cụ.
Bài này sgk xưa Quốc văn giáo khoa thư đã phân tích rất hay. Sau này có bác nhà thơ TMH cóp ý của sách ấy, phân tích cũng hay, đáng tiếc là không ghi nguồn.Nhà cháu cũng nhớ 1 bài mẹ ru"
Cái cò mà đi ăn đêm
Lội phải cành mềm lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Nếu có lòng nào ông xáo với măng(hình như thế)
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
-----
Đại ý nói lên dù có lặn lội thân cò phải đi kiếm ăn đêm, bị tai nạn té ngã, rồi bị người ta đưa về xáo măng, nhưng dù có phải chết thì cũng phải chết thơm chết tho(nước trong) thà chết không muốn mang tiếng xấu(nước đục, đau lòng lắm)... mời các cụ phân tích tiếp bài ca dao trên