[Funland] “Vặt lông” ai?

Balance

Xe buýt
Biển số
OF-112491
Ngày cấp bằng
12/9/11
Số km
580
Động cơ
393,347 Mã lực
“Vặt lông” ai?

1. Ngày bé mẹ nghe ầu ơ: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông cái nào/ Vặt lông con cốc cho tao/ Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn. Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng.

Sau đó mấy câu ca dao đến lượt ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên có gia đình. Đến lượt “cái cò cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi… Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ trong lòng mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đến chuyện đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu.



2. Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lý: Ba con cò, vạc, nông đều béo, được người ta tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tượng này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt? Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở câu cuối: Vặt lông con “cốc” cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng cuối cùng lại là kẻ hiến tế. Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi băn khoăn. Một lần về quê hỏi thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi… Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò, vạc, nông được gọi là “cái”. “Cái” là mẹ, là bề thế. Trong nhà là người cai quản, ra đường là bậc phụ huynh. Còn nông là “con”, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này. Tôi đã thấy con cốc trên trống đồng Ngọc Lũ, còn ngoài thiên nhiên thì chưa thấy bao giờ. Tuy vậy một hôm xem trên YouTube thấy ở nước ngoài, thuyền chài cốc để bắt cá. Chủ thuyền buộc dây lồng cái thòng lọng vào cổ cốc rồi thả cho cốc lặn xuống sông mò cá. Đớp được cá nhưng cốc không thể nuốt vì bị cái thòng chặn ngang cổ. Cốc ngoi lên thì chủ thuyền thu con cá rồi cho cốc lặn tiếp. Chỉ hết buổi, chủ tháo thòng lọng thì cốc mới nuốt được. Thân phận con cốc là như vậy. 3. Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau nghĩ xem tại sao lại có chuyện này. Ca dao xưa đọc thấy như vu vơ nhưng bao giờ cũng ẩn dưới nó một câu chuyện khác. Chúng ta cùng ngẫm để lý giải xem tại sao cốc lại bị vặt lông. Phải chăng cốc nằm trong vị thế thấp cổ bé họng nhất nên thường là kẻ bị bắt nạt? - (TT&VH)

===============================================
Mấy chuyện này thì xưa như trái đất, nhưng mà ngẫm thì thời nào cũng đúng

Thấp cổ bé họng không phải là cái tội, nhưng mà ai bảo thấp cổ bé họng làm gì
 

Habuon89

Xe tăng
Biển số
OF-135571
Ngày cấp bằng
22/3/12
Số km
1,208
Động cơ
378,140 Mã lực
Cụ cóp và pết hay là suy tư của cụ vậy?
Để cháu cùng suy ngẫm với cụ.
 

Alps_vn

Xe buýt
Biển số
OF-78318
Ngày cấp bằng
19/11/10
Số km
590
Động cơ
423,540 Mã lực
Tuổi
49
Nơi ở
Ngọc Lâm
Em cũng được nghe câu ru này ngày bé, và giờ lại ru thằng cu con nhà em ngủ, Ký ức tuổi thơ lại tràn về, em thì chẳng suy tư được như cụ nhưng em thấy XH bây giờ như thế đấy, thằng nào thấp cổ bé họng đều bị chèn ép hết, thế nên người ta mới xù lông lên mỗi khi có chuyện. Không hiểu thằng cu nhà em nó có nhớ ngày xưa bố nó ru nó ngủ không nhỉ, em mong là nó sẽ nhớ.
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
8,493
Động cơ
49,173 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ơ, hóa ra cụ chủ thớt bẩu em tuổi con cốc à?
 

hihuccadem

Xe tải
Biển số
OF-136274
Ngày cấp bằng
28/3/12
Số km
256
Động cơ
371,280 Mã lực
Đọc xong bài cụ chủ thớt, em cũng thấy mình là Cốc. Thảo nào lắm người đòi ăn thịt mình thế:((:((:((
 

chuot0989787505

Xe hơi
Biển số
OF-139448
Ngày cấp bằng
22/4/12
Số km
162
Động cơ
368,020 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trên nì lém cụ cốc thế, cụ nào cò thì vào đi
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,951
Động cơ
539,155 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Vâng! thưa cụ dưới thời đại nào thì cốc cũng đều là cốc thôi ạ.
Các cụ nhà ta ngày xưa thâm thúy lắm. Con cốc dù có đi xe hơi, trang sức đầy người thì phận cốc vẫn là cốc. Khổ nhất là con cốc nào bắt được cá là bọn cò, vạc nó mổ diều ra đớp luôn.
Thương thay cho phận cốc
 

mingjun

Xe tăng
Biển số
OF-94641
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
1,479
Động cơ
411,191 Mã lực
Cụ nghe câu công cốc, cốc mò cò xơi hay đại loại như thế chưa? Hàng ngày cốc vẫn là công cụ, ốp nộp phục vụ các cò đấy thôi.
 

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Cụ chủ thớt có cái nhìn mà bao nhiêu trăm,chục năm...từ khi câu ca giao này ra đời,không phải ai cũng thấy.Em nhớ không lầm thì chưa có sách giáo khoa ưu việt nào đặt ra câu hỏi như vậy!!!(b):41:

Suy ngẫm theo hướng cụ chủ thì quả thật là...
Tự nhiên em ~X(~X(~X(...Quả thật là với thân phận thấp cổ bé họng cho dù có ích cho đời,nhưng một khi bất an thì thường bị làm vật hiến tế đầu tiên!
Sự bất công đến thế là cùng tận!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

lanhuong1965

Xe điện
Biển số
OF-85214
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
4,747
Động cơ
446,860 Mã lực
Suy ngẫm một chút nữa,em lại giật cả...mình.Ờ nhể,chả phải tự nhiên cổ nhân nói...lại công cốc mất thôi-Ý nói có làm nhưng chả được hưởng gì,kẻ khác cướp mất hết công sức!
 

trungson.vnn

Xe buýt
Biển số
OF-43058
Ngày cấp bằng
12/8/09
Số km
607
Động cơ
470,051 Mã lực
Nơi ở
Neverland
Website
loidich.com
Cụ chủ thớt có cái nhìn mà bao nhiêu trăm,chục năm...từ khi câu ca giao này ra đời,không phải ai cũng thấy.Em nhớ không lầm thì chưa có sách giáo khoa ưu việt nào đặt ra câu hỏi như vậy!!!(b):41:

Suy ngẫm theo hướng cụ chủ thì quả thật là...
Tự nhiên em ~X(~X(~X(...Quả thật là với thân phận thấp cổ bé họng cho dù có ích cho đời,nhưng một khi bất an thì thường bị làm vật hiến tế đầu tiên!
Sự bất công đến thế là cùng tận!!!
Em nhận thấy dòng đỏ đỏ của cụ luôn đúng, dù là áp vào điều kiện hoàn cảnh nào, thậm chí là loài nào cũng vậy.
 

bellring

Xe buýt
Biển số
OF-71886
Ngày cấp bằng
30/8/10
Số km
620
Động cơ
430,785 Mã lực
Nói 1 đằng làm 1 nẻo là truyện từ xửa từ xưa các cụ nhỉ. :-o
 

tranvantuanga

Xe hơi
Biển số
OF-135964
Ngày cấp bằng
26/3/12
Số km
177
Động cơ
370,440 Mã lực
Đúng là quán "Cafe"!
 

sauken

Xe container
Tưởng nhớ
Biển số
OF-4349
Ngày cấp bằng
21/4/07
Số km
8,618
Động cơ
626,357 Mã lực
Nơi ở
Phòng chẩn trị đa khoa Đông y Vĩnh Xuân
“Vặt lông” ai?

1. Ngày bé mẹ nghe ầu ơ: Cái cò cái vạc cái nông/ Ba cái cùng béo vặt lông cái nào/ Vặt lông con cốc cho tao/ Ta nấu ta nướng ta xào ta ăn. Nghe mãi, nghe mãi thành thuộc từ thuở nằm nôi, lớn lên nhớ nằm lòng.

Sau đó mấy câu ca dao đến lượt ru em tôi. Thời gian trôi, tôi lớn lên có gia đình. Đến lượt “cái cò cái vạc cái nông” lại lần nữa đem tặng vào giấc ngủ các con tôi… Tôi đọc và thuộc như cháo, đọc như một thói quen chơi chạy vòng tròn, như ăn bát cháo hoa thấy mát mẻ trong lòng mà không bao giờ tìm cảm nhận về khí vị của cháo. Nào có bao giờ nghĩ đến chuyện đi tìm cái lý trong câu ca dao đâu.



2. Một hôm nằm ngẫm lại từng câu bỗng phát hiện ra cái vô lý: Ba con cò, vạc, nông đều béo, được người ta tính đến sẽ chọn một con vặt lông đánh chén. Ba đối tượng này thì đối tượng nào sẽ bị đưa lên thớt? Bất ngờ, và bất ngờ lớn nhất ở câu cuối: Vặt lông con “cốc” cho tao! Ôi trời, cốc không hề xuất hiện trong dự án làm thịt nhưng cuối cùng lại là kẻ hiến tế. Tôi giật mình, giữ trong lòng nỗi băn khoăn. Một lần về quê hỏi thì nghe mẹ bảo: Là ca dao nó nói thế, ai biết là cái gì. Mẹ cũng nghe từ bé thế thì nhớ thế thôi… Ờ, đều là loài kiếm ăn mặt nước nhưng câu ca dao lại phân loại khác nhau: cò, vạc, nông được gọi là “cái”. “Cái” là mẹ, là bề thế. Trong nhà là người cai quản, ra đường là bậc phụ huynh. Còn nông là “con”, là nhỏ bé và phụ thuộc. Ba “cái” bỗng nhiên thoát cảnh vặt lông, còn “con” không được nhắc tới trong sự lựa chọn bỗng được lôi tuột ra để xử. Chuyện đời thật rắc rối. Vẫn chưa tìm ra ý nghĩa của cái cảnh tréo ngoe này. Tôi đã thấy con cốc trên trống đồng Ngọc Lũ, còn ngoài thiên nhiên thì chưa thấy bao giờ. Tuy vậy một hôm xem trên YouTube thấy ở nước ngoài, thuyền chài cốc để bắt cá. Chủ thuyền buộc dây lồng cái thòng lọng vào cổ cốc rồi thả cho cốc lặn xuống sông mò cá. Đớp được cá nhưng cốc không thể nuốt vì bị cái thòng chặn ngang cổ. Cốc ngoi lên thì chủ thuyền thu con cá rồi cho cốc lặn tiếp. Chỉ hết buổi, chủ tháo thòng lọng thì cốc mới nuốt được. Thân phận con cốc là như vậy. 3. Nào, bây giờ chúng ta cùng nhau nghĩ xem tại sao lại có chuyện này. Ca dao xưa đọc thấy như vu vơ nhưng bao giờ cũng ẩn dưới nó một câu chuyện khác. Chúng ta cùng ngẫm để lý giải xem tại sao cốc lại bị vặt lông. Phải chăng cốc nằm trong vị thế thấp cổ bé họng nhất nên thường là kẻ bị bắt nạt? - (TT&VH)

===============================================
Mấy chuyện này thì xưa như trái đất, nhưng mà ngẫm thì thời nào cũng đúng

Thấp cổ bé họng không phải là cái tội, nhưng mà ai bảo thấp cổ bé họng làm gì
Ngay câu đầu kụ dẫn đã sai rồi, "vặt lông con cốc cho tao..." là đoạn nói phịa của chú dế trong truyện "dế mèn phiêu lưu ký". Chứ nguyên bản của nó là "vặt lông con vạc..."
Vì dẫn chứng không đúng nên lập luận không có giá trị, kụ thông cảm :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top