(không dành cho các bác ngại đọc nhiều chữ nhá)
Trong thời buổi khách hàng không hẳn là thượng đế, một kịch bản thường thấy là người ta thường phải miễn cưỡng hay tặc lưỡi chấp nhận giá một loại dịch vụ tăng cao ngất ngưởng mà không biết lý do tại sao. Đó là câu chuyện diễn ra thường xuyên ở nước ta mà mới đây nhất là việc tăng giá dịch vụ 3G lên 40%.
Nếu như trước đây, điện thoại di động vẫn còn là điều xa xỉ thì nay, nó dường như đã được dùng rất phổ biến. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thông tin và xu hướng phát triển của truyền thông hiện đại. Đi liền với nó, dịch vụ 3G cũng trở thành “món ăn” không thể thiếu đối với mỗi người. Nhu cầu cập nhật thông tin mọi nơi, mọi lúc với nhiều người đã tưởng như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Bởi vậy, việc tăng giá cước 3G là điều khó hiểu trong khi nhu cầu về loại hình dịch vụ này ngày càng tăng và các ông lớn trong thị trường viễn thông hiện nay là Viettel, Vinaphone, Mobiphone vẫn đang thu được một số lãi khủng mỗi năm.
Đồng loạt tăng giá cước 3G lên 40%, trong cùng một ngày, 3 ông lớn kể trên với 95% thị phần trên thị trường viễn thông dường như đã không cho khách hàng sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải miễn cưỡng chấp nhận nó như quy luật tất yếu của một thị trường… không có cạnh tranh. Sự tăng giá đồng loạt ấy chỉ là … ngẫu nhiên, tình cờ (!?) - lời giải thích này hẳn không có sức thuyết phục người tiêu dùng, và rất dễ khiến người ta nghi ngại về việc có hay không sự bắt tay ngầm giữa các nhà mạng này để gây sức ép với người tiêu dùng.
Trước sức ép tăng giá, có người đã nói không với 3G. Nhưng con số này không nhiều. Và hành động này phần nhiều vẫn mang màu sắc của một phản ứng tiêu cực khi phải lựa chọn một giải pháp bất đắc dĩ. Nhưng những phản ứng yếu ớt, lẻ tẻ ấy, lẽ tất nhiên cũng chẳng thể “gây sức ép” hoặc thay đổi được việc tăng giá của các nhà mạng. Bởi không phải ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một dịch vụ khác, hoặc đơn giản là từ bỏ một thói quen, một nhu cầu cập nhật thông tin liên tục ở mọi nơi, mọi lúc. Hầu hết mọi người dù có bức xúc, than vãn nhưng cuối cùng đều lặng lẽ chấp nhận nó, như một sự đã rồi.
Việc tăng giá cước 3G càng trở nên khó chấp nhận khi cả 3 nhà mạng nói trên không có bất kỳ cam kết nào về việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Và đến lúc này, Bộ Thông tin và Truyền thông mới nghĩ đến việc phải xây dựng một tiêu chuẩn 3G, điều đáng lẽ ra phải làm từ trước đó, nên mới xảy ra tình trạng các nhà mạng đều cho rằng chất lượng của mình vượt tiêu chuẩn của Bộ, trong khi người tiêu dùng thì vẫn kêu trời. Trước những nghi vấn đặt ra về việc tăng giá cước 3G, cơ quan quản lý Nhà nước vẫn luôn có một câu trả lời “xưa như trái đất”, kiểu như lời của một quan chức Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: “Cục đang yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin có liên quan và chỉ khi nhận được các thông tin và phân tích, trao đổi với Bộ Thông tin – Truyền thông thì chúng tôi mới có thể có ý kiến”. Rõ ràng, đây không phải là câu trả lời được mọi người trông đợi ở một cơ quan được dựng lên với nhiệm vụ bảo vệ môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng.
Trong lúc chờ đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan chức năng về việc 3 nhà mạng có vi phạm luật cạnh tranh hay không, người tiêu dùng vẫn đang phải ngậm ngùi trả tiền cho một mức giá dịch vụ tăng cao ngất ngưởng, cũng giống như việc trẻ em cần uống sữa và người ta vẫn cần đổ xăng để đi đường…
Trong thời buổi khách hàng không hẳn là thượng đế, một kịch bản thường thấy là người ta thường phải miễn cưỡng hay tặc lưỡi chấp nhận giá một loại dịch vụ tăng cao ngất ngưởng mà không biết lý do tại sao. Đó là câu chuyện diễn ra thường xuyên ở nước ta mà mới đây nhất là việc tăng giá dịch vụ 3G lên 40%.
Nếu như trước đây, điện thoại di động vẫn còn là điều xa xỉ thì nay, nó dường như đã được dùng rất phổ biến. Điều này hoàn toàn phù hợp với nhu cầu thông tin và xu hướng phát triển của truyền thông hiện đại. Đi liền với nó, dịch vụ 3G cũng trở thành “món ăn” không thể thiếu đối với mỗi người. Nhu cầu cập nhật thông tin mọi nơi, mọi lúc với nhiều người đã tưởng như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Bởi vậy, việc tăng giá cước 3G là điều khó hiểu trong khi nhu cầu về loại hình dịch vụ này ngày càng tăng và các ông lớn trong thị trường viễn thông hiện nay là Viettel, Vinaphone, Mobiphone vẫn đang thu được một số lãi khủng mỗi năm.
Đồng loạt tăng giá cước 3G lên 40%, trong cùng một ngày, 3 ông lớn kể trên với 95% thị phần trên thị trường viễn thông dường như đã không cho khách hàng sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải miễn cưỡng chấp nhận nó như quy luật tất yếu của một thị trường… không có cạnh tranh. Sự tăng giá đồng loạt ấy chỉ là … ngẫu nhiên, tình cờ (!?) - lời giải thích này hẳn không có sức thuyết phục người tiêu dùng, và rất dễ khiến người ta nghi ngại về việc có hay không sự bắt tay ngầm giữa các nhà mạng này để gây sức ép với người tiêu dùng.
Trước sức ép tăng giá, có người đã nói không với 3G. Nhưng con số này không nhiều. Và hành động này phần nhiều vẫn mang màu sắc của một phản ứng tiêu cực khi phải lựa chọn một giải pháp bất đắc dĩ. Nhưng những phản ứng yếu ớt, lẻ tẻ ấy, lẽ tất nhiên cũng chẳng thể “gây sức ép” hoặc thay đổi được việc tăng giá của các nhà mạng. Bởi không phải ai cũng có quyền lựa chọn cho mình một dịch vụ khác, hoặc đơn giản là từ bỏ một thói quen, một nhu cầu cập nhật thông tin liên tục ở mọi nơi, mọi lúc. Hầu hết mọi người dù có bức xúc, than vãn nhưng cuối cùng đều lặng lẽ chấp nhận nó, như một sự đã rồi.
Việc tăng giá cước 3G càng trở nên khó chấp nhận khi cả 3 nhà mạng nói trên không có bất kỳ cam kết nào về việc nâng cao chất lượng dịch vụ. Và đến lúc này, Bộ Thông tin và Truyền thông mới nghĩ đến việc phải xây dựng một tiêu chuẩn 3G, điều đáng lẽ ra phải làm từ trước đó, nên mới xảy ra tình trạng các nhà mạng đều cho rằng chất lượng của mình vượt tiêu chuẩn của Bộ, trong khi người tiêu dùng thì vẫn kêu trời. Trước những nghi vấn đặt ra về việc tăng giá cước 3G, cơ quan quản lý Nhà nước vẫn luôn có một câu trả lời “xưa như trái đất”, kiểu như lời của một quan chức Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương: “Cục đang yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp thông tin có liên quan và chỉ khi nhận được các thông tin và phân tích, trao đổi với Bộ Thông tin – Truyền thông thì chúng tôi mới có thể có ý kiến”. Rõ ràng, đây không phải là câu trả lời được mọi người trông đợi ở một cơ quan được dựng lên với nhiệm vụ bảo vệ môi trường kinh doanh minh bạch, bình đẳng.
Trong lúc chờ đợi một câu trả lời thỏa đáng từ phía các cơ quan chức năng về việc 3 nhà mạng có vi phạm luật cạnh tranh hay không, người tiêu dùng vẫn đang phải ngậm ngùi trả tiền cho một mức giá dịch vụ tăng cao ngất ngưởng, cũng giống như việc trẻ em cần uống sữa và người ta vẫn cần đổ xăng để đi đường…
Hà Nguyên