Cái này cụ phải phân biệt chút nhéEm không bàn về công nghệ pin mà bàn về năng lượng cần có để sạc. Cụ tự đọc lại post của mình có thấy là cần cái nguồn điện 250kW chưa ? Nguồn điện 250kW thì cần cái máy biến áp 3 pha cỡ 350kVA đấy, các cụ cứ thế mà tưởng tượng ra cần chuẩn bị hạ tầng thế nào ! Không phải là cái phích cắm điện đơn giản đâu !
P/S: Mấy cái trạm sạc bên Vincom Long Biên theo em dòm thì chỉ có công suất sạc tối đa tầm 30-40kW thôi !
Các hãng ô tô
(HNMO) – Porsche đã hoàn tất lắp đặt và chính thức đưa vào sử dụng hệ thống sạc điện cho ô tô đầu tiên tại Hà Nội, một phần trong nỗ lực dọn đường cho mẫu xe thể thao chạy điện Taycan.www.hanoimoi.com.vn
Biến thế ghi 300KVA đó là công suất biến thế điện xoay chiều P=U*I* Cos(phi)
Nôm na mà nói thì nếu cos phi chuẩn lý thuyết ~1 (thực tế trong hệ thống thì cos phi này chỉ đạt tầm 0.2-0.8) thì cái biến thế 300KVA có thể cung cấp được điện cho hệ thống tải có công suất tiêu hao tức thời là 300KW và nếu nó là biến áp 3 pha thì nó có thể chịu được dòng tải tối đa khoẳng 450A
Tham chiếu: https://fushin.com.vn/bang-qui-doi-ampe-a-sang-kva-dien-1-pha3-pha-id31133.html
Trong nạp pin, cái để đo dung lượng pin gọi là AH (ampe giờ).
Ví dụ nôm na: cái ắc quy xe máy là 17Ah có nghĩ là nó có thể về lý thuyết cấp được dòng 17A trong vòng 1h là hết điện. Tất nhiên từ đây thì các cụ có thể đổi nó sang công suất của ắc quy theo công thức AH = (T * W)/(V * pf)
Trong đó:
+ Tổng Công suất tiêu thụ trong hệ thống (W)
+ Hiệu điện thế của mạch nạp bình ắc quy (V)
+ Dung lượng của bình ắc quy (AH)
+ Thời gian cần có điện của hệ thống (T)
+ Hiệu suất của thiết bị (pf)
Mấy cái ắc quy/ pin mà ta nói trong ví dụ về xe điện thì thông số của nó cũng sử dụng là Ah và người ta quy ra công suất trên cơ sở hiệu điện thế mà nó có thể cung cấp: Tổng công suất quy đổi (w) = Điện áp x Dung lượng.
Các pin mới cho ô tô hiện tại đều là loại có điện trỏ trong rất thấp so với nguồn ắc quy thông thường nên nó có thể đáp ứng tạo dòng cực lớn trong thời gian ngắn (nhiều cụ cũng biết có bộ hỗ trợ đề xe dùng cái pin dự phòng điện thoại)
Hiện tại công nghệ pin mới cho phép nạp nhanh (để lượng điện tích nạp vào đạt đến dung lượng lưu trữ của pin) với dòng lớn, thiết bị nạp họ dùng biến áp xung tần số cao và các mạch Mosfet để cho phép tạo dòng nạp cực lớn vì vậy nhiều khi pin đểu có thể gây nóng, cháy, nổ.
Chốt lại ở đây khi nạp pin công suất lớn thì không thể cắm vào một cái là nó đạt ngay được dung lượng lưu trữ mong đợi mà cần chút thời gian.
Công nghệ pin tốt thì có thể nạp dòng lớn .>> nạp nhanh
Công nghệ pin rởm thì chỉ có thể nạp dòng nhỏ, vừa vừa không thì nó nổ cụ ợ!
Túm lại nạp cái pin có công suất danh định 250Kw không có nghĩa là phải cần cái biến thế 250KVA (với cos phi là ~1) mà chỉ cần một cái biến thế/ trạm nạp có công suất 25kw và nạp trong khoảng 60 phút (post ban đầu tôi tính nhầm vì chỉ định viết nôm na và nếu pin đảm bảo chịu được dòng nạp lớn) với dòng nạp duy trì ở mức (10A-100A) tùy thuộc vào dòng pin cần điện áp nạp bao nhiêu),... kiểu kiểu dư vậy!
Một số thông tin về thông số pin và thời gian nạp ở đây như sau làm ví dụ:
BU-1003: Electric Vehicle (EV) – Battery University
Explore alternative battery systems to lead acid
batteryuniversity.com
Đại loại là càng nạp nhanh thì càng cần dòng lớn và cần công suất tức thời của trạm nạp cao nhưng do giới hạn về chất lượng pin (khó để giảm được điện trở trong của pin xuống), không thể tăng dòng nạp lên đến cao hết mức có thể vì nguy cơ gây cháy nổ. Do đó lúc ý công suất tức thời cao là để nạp nhiều pin cùng lúc là chính còn lại thì với mỗi pin nó sẽ giới hạn dòng nạp ở mức độ theo dõi sát sao nhiệt độ của pin để tránh cháy nổ.
Chỉnh sửa cuối: