Nhà e cũng phải đóng ở Vinschool. Hóng các cụ nào chuyên môn ạ
Công lập năm ngoái e rút hồ sơ Phan Đình Phùng họ trả hết, cả tiền đặt may đồng phục, trừ lệ phí tuyển sinh.Cậu Luật xư Ứng trả lời có vẻ hay, nhưng quên 1 điều rất cơ bản: Thế Chi phí phát sinh, là bao nhiêu? Ai chịu, khi phải tổ chức bù đắp cho các thí sinh ảo này.
Thì đek đề cập đến.
Cá nhân tôi cho là: Nên giữ lại độ 3-4 triệu/học sinh, gọi là cái gì thì tùy.
Các trường công lập khác cũng khác gì đâu: Con tôi đăng ký Yên Hòa, cũng mất 1 mớ tiền Đóng góp, Đồng phục, sách vở gì đó.
Đồng phục đẹp ghê lắm, mùa hè thì mát (đã kiểm chứng); hy vọng mùa đông nó sẽ ấm.
Sự minh bạch ở cái xứ này, quả là khó kiếm.Công lập năm ngoái e rút hồ sơ Phan Đình Phùng họ trả hết, cả tiền đặt may đồng phục, trừ lệ phí tuyển sinh.
1 bên dc mớm sữa hàng năm, 1 bên kiếm ăn bục mặt. Cụ ss vậy ko đúng ạCông lập năm ngoái e rút hồ sơ Phan Đình Phùng họ trả hết, cả tiền đặt may đồng phục, trừ lệ phí tuyển sinh.
Khôn như cụ quê cháu... à mà thôi.Em cũng bị vụ này, 2 đứa mất 16 củ, dcm cay quá, vợ em thì nó bảo kiện chết cm tụi nó đi, mất cũng ko sao nhưng cho nó ra tòa luôn, em bảo vợ là đây là VN em ơi, theo đuổi mệt mỏi lắm, chính vì nhà trường nắm đc điểm yếu này nên họ cứ thu thôi
Lão luật sư Ứng này viện dẫn một loạt các luật nhằm tung hỏa mù, đọc xong cũng chẳng biết mấy cái luật kia quy định chi tiết thế nào?Vào FB thấy các mẹ bỉm sữa, thậm chí một số thầy cô, vẫn đang đấu tranh, lên án nhà trường.
Em lập thớt mong các cụ đưa ra ý kiến về quan điểm của Luật sư trong bài viết!
Năm sau các trường dân lập sẽ rút kinh nghiệm. Đúng theo ý này.Không hẳn như thế cụ ạ, số tiền đấy còn cả học phí 1 tháng, đồng phục, sách vở, tiền xây dựng trường gì đấy.
Ý em là cứ gọi là tiền giữ chỗ, tăng lên 10 củ. Sau này cháu nào nhập học thực sự thì trừ vào tiền đóng ghóp và học phí sau này, nhà trường không thèm thu mấy đồng giữ chỗ của các cháu làm gì. Tuy nhiên, cháu nào phá hợp đồng thì mất 100% luôn, khỏi bàn... Vì nó không nhập nhèm với các chi phí khác mà nhiều phụ huynh lấy cớ là chưa học thì phải trả lại tiền học phí, đồng phục, xây dựng trường.
Cụ từ đâu k theo dõi câu chuyện tự dưng nhảy bổ vào phán này nọ, còm e có ss chỗ nào đâu. Quớt còm cụ kia vì thấy mập mờ chơi k đẹp. Cụ ấy nói công lập YH cũng thu các thứ mà k nói rõ con cụ ấy có theo hay k. Nếu theo thì con cụ ấy có sử dụng và trả tiên là đương nhiên, kêu gào cái j. Còn ngược lại k thấy cụ ấy nói có rút đc hay k, nên em nêu công lập rút đc qua trường hợp PĐP.1 bên dc mớm sữa hàng năm, 1 bên kiếm ăn bục mặt. Cụ ss vậy ko đúng ạ
Chuẩn men anh chúa tể.có cái đẹo gì mà không hiểu?
do cầu nhiều hơn cung
Nghĩa là năm nào cũng phải đóng phí nhập học, không phải mỗi năm đầu hả cụ?Em chấp nhận mất 30% học phí đóng trước chứ ko phải ăn ko đâu, thắc mắc là phí nhập học mà con em đã học ở trường đó 3 năm rồi chứ ko phải năm đầu tiên để mà đóng cái phí đó
Em coment từ đầu topic chứ ko phải tự dưng nhảy vô, tại cụ bảo cụ rút hồ sơ pdp ko vấn đề gì nên em nghĩ cụ so sánh ltv với pdp.Cụ từ đâu k theo dõi câu chuyện tự dưng nhảy bổ vào phán này nọ, còm e có ss chỗ nào đâu. Quớt còm cụ kia vì thấy mập mờ chơi k đẹp. Cụ ấy nói công lập YH cũng thu các thứ mà k nói rõ con cụ ấy có theo hay k. Nếu theo thì con cụ ấy có sử dụng và trả tiên là đương nhiên, kêu gào cái j. Còn ngược lại k thấy cụ ấy nói có rút đc hay k, nên em nêu công lập rút đc qua trường hợp PĐP.
Còn vụ dân lập họ tự chủ tài chính, khi thu hồ sơ đã có thông báo rõ ràng, ph đọc đồng ý nộp là đã chấp nhận thỏa dân sự này. Nên e cũng k ủng hộ mấy cụ nộp hs giờ rút ra lại kêu gào đòi tiền. Lúc con điểm chấp chới chạy sô đi nộp các kiểu cho chắc ăn phần con mình, giờ công lập hạ điểm đổ bỏ bao tiền ra khao mừng cũng xứng, đằng nay quay ngược lại tố nơi mình đã lựa chọn làm điểm dừng cho con trong lúc chưa biết chắc đỗ trượt công lập thế nào, giúp giảm tâm lý căng thẳng cho cả bố mẹ lẫn con suốt tg chờ điểm. Nói chung là đòi tiêu chuẩn kép, chỉ biết lợi cho mình.
Năm trc con em lên lớp 6 (Nguyễn Siêu) cũng y chang cụ nói. Có kq đỗ thì nộp phí giữ chỗ 20tr. Lúc nhập học và nộp học phí thì 20tr đó trừ vào học phí luôn chứ trường ko có thu đồng nào là phí giữ chỗ cả. Còn ko học thì mất. Em thấy thế là công bằng.Không hẳn như thế cụ ạ, số tiền đấy còn cả học phí 1 tháng, đồng phục, sách vở, tiền xây dựng trường gì đấy.
Ý em là cứ gọi là tiền giữ chỗ, tăng lên 10 củ. Sau này cháu nào nhập học thực sự thì trừ vào tiền đóng ghóp và học phí sau này, nhà trường không thèm thu mấy đồng giữ chỗ của các cháu làm gì. Tuy nhiên, cháu nào phá hợp đồng thì mất 100% luôn, khỏi bàn... Vì nó không nhập nhèm với các chi phí khác mà nhiều phụ huynh lấy cớ là chưa học thì phải trả lại tiền học phí, đồng phục, xây dựng trường.
Kính các cụKính nhờ các cụ am hiểu luật phân tích case này ạ:
P/s: cụ nào “không rành luật” mời hóng cho đỡ loãng thớt nhé!
Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh
LĐO | 07/07/2018 | 08:30 AM
Các trường dân lập thu phí giữ chỗ là trái luật, phải trả lại cho phụ huynh
Luật sư cho rằng các trường ngoài công lập thu các khoản tiền gọi là "phí giữ chỗ" là không đúng quy định của pháp luật. Ảnh: Quỳnh Trang.
Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) khẳng định, việc trường dân lập thu phí giữ chỗ của phụ huynh học sinh là trái các quy định pháp luật. Cơ quan quản lý cần vào cuộc, yêu cầu các trường trả lại phụ huynh khoản phí này.
Tự nguyện kiểu ép buộc
Những ngày qua, các khoản tiền có tên gọi “phí ghi danh”, “phí giữ chỗ”… mà hệ thống trường ngoài công lập tiến hành thu của phụ huynh học sinh đã gây nhiều tranh cãi. Không ít trường đưa ra quy định: Nếu học sinh rút hồ sơ sẽ không được trả lại những khoản phí này. Có trường thu phí 1 đến 2 triệu đồng, có trường thu cả chục triệu đồng.
Thực ra việc thu một khoản tiền khi phụ huynh nộp hồ sơ nhập học cho con được các trường dân lập ở Việt Nam thực hiện đã lâu. Chỉ có điều mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội ra liên tiếp 2 văn bản yêu cầu Trường THCS-THPT Tạ Quang Bửu và Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh phải trả lại phụ huynh những khoản phí khi họ có nguyện vọng rút hồ sơ… đã “châm ngòi” cho việc phụ huynh đổ xô đi đòi lại tiền.
ADVERTISING
inRead invented by Teads
Trả lời PV Lao Động, đại diện lãnh đạo Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, khi đã thỏa thuận với nhau thì phụ huynh phải chấp nhận mất tiền nếu rút hồ sơ.
Đại diện Trường Tiểu học - THCS -THPT Nguyễn Siêu thì chia sẻ, hiện nay hầu như trường ngoài công lập nào cũng áp dụng việc thu phí giữ chỗ này, để ràng buộc phụ huynh, tránh “làn sóng” rút-nộp hồ sơ mỗi khi có biến động điểm chuẩn. Hiện không có quy định nào cấm, nên các trường được phép thu.
Nêu quan điểm về vấn đề này, Luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, bản chất số tiền mà phụ huynh phải đóng góp cho các trường ngoài công lập khi nộp hồ sơ nhập học cho con, nói theo Bộ luật Dân sự là khoản tiền đặt cọc. Ví dụ mua nhà, mua xe… thì phải nộp tiền đặt cọc, còn không có quy định nào nói là “phí đặt cọc”, “phí ghi danh” hay “phí giữ chỗ”.
“Phí giữ chỗ là do các trường tự nghĩ ra, biến tướng, trong các văn bản pháp luật không có quy định nào nói về thuật ngữ này.
Lãnh đạo các trường Lương Thế Vinh, Nguyễn Siêu và nhiều trường ngoài công lập cứ lấy lý do đây là khoản tiền thỏa thuận dân sự giữa phụ huynh và nhà trường nên không trả lại tiền cho phụ huynh. Lập luận này là đúng, nhưng căn cứ để thực hiện thì chưa đủ.
Bởi phụ huynh chấp nhận nộp tiền nhưng không có nghĩa là tự nguyện, chẳng qua là cực chẳng đã, tự nguyện kiểu ép buộc, nên các trường không thể nói tất cả phụ huynh đều tự nguyện.
Tiếp đó, trong Luật Giáo dục chẳng có khoản thu nào gọi là “phí giữ chỗ” cả, nếu là thỏa thuận dân sự thì phải gọi là hợp đồng đặt cọc, mà khoản đặt cọc này lại không được áp dụng trong giáo dục. Về mặt luật pháp là không cho phép thu “phí giữ chỗ”, thỏa thuận dân sự này là trái luật” - Luật sư Bùi Đình Ứng khẳng định.
Thanh tra giáo dục cần sớm vào cuộc
Cũng theo Luật sư Bùi Đình Ứng, căn cứ cả về tình, về lý, các trường ngoài công lập thu các khoản phí này vừa không đúng pháp luật, vừa phản cảm: “Đã không đúng, không được thì đương nhiên phải trả lại phụ huynh.
Tôi theo dõi thấy Sở GDĐT Hà Nội đã yêu cầu một số trường phải trả lại phụ huynh khoản phí này, các trường nên chấp hành. Cả về lý và tình các trường đều không đúng. Các trường nên giữ học sinh bằng chất lượng đào tạo, chứ không phải tự đặt ra các khoản phí rồi giữ nhau, trói nhau”.
Luật sư cũng cho rằng, những năm qua các trường ngoài công lập có nhiều đóng góp, giúp giảm tải cho hệ thống trường công lập. Nhà nước cũng có những quy định cho phép các trường dân lập được tự chủ, nhưng tự chủ phải trong khuôn khổ pháp luật, quy định chung của Nhà nước chứ không thể thích làm gì thì làm, thích thu tiền nào thì thu.
"Đúng là thuận mua, vừa bán nhưng mua bán trong giáo dục, đào tạo con người phải có nhân văn chứ không phải như mua bán kiểu hàng cá, hàng tôm ở chợ! Đã học đâu mà đòi học phí; đã vào trường đâu mà lấy tiền xây dựng; chưa vào học đã đòi lấy tiền quần áo đồng phục; nếu lấy tiền sách vở thì phải trả sách vở cho học sinh..., nếu mất công tuyển sinh thì cũng chỉ nên lấy lệ phí tuyển sinh mới hợp lý; còn lại phải trả cho cha mẹ học sinh" - Luật sư Ứng nêu rõ quan điểm.
“Cơ quan quản lý phải có trách nhiệm yêu cầu tất cả các trường ngoài công lập trả lại phụ huynh những loại phí biến tướng như phí ghi danh, phí giữ chỗ. Thanh tra giáo dục hoàn toàn có thể xử lý các trường thu sai theo Điều 24 Nghị định 138/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục” - Luật sư Bùi Đình Ứng nhấn mạnh.
Điều 24 Nghị định 138/2013:
Vi phạm quy định về học phí, lệ phí và các khoản thu khác
1. Vi phạm quy định về học phí, lệ phí bị xử phạt theo quy định tại Nghị định quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không công khai thu, chi tài chính theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức thu các khoản trái quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc trả lại cho người học số tiền đã thu và chịu mọi chi phí tổ chức trả lại; trường hợp không trả lại được thì nộp về ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này.
ĐẶNG CHUNG