Những con số ấn tượng về tốc độ, công suất, giá bán… của Bugatti Veyron hầu như tất cả những ai mê xe đều đã biết. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn, đi vào từng chi tiết của siêu xe đình đám này!
Veyron được sản xuất để trở thành chiếc xe nhanh nhất, mạnh nhất và đắt nhất thế giới. Bugatti đã thành công. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ của xe đua F1, sự xa xỉ của Bentley và độ tin cậy của Volkswagen.
Cho đến nay, Bugatti đã bán được 250 chiếc Veyron, trong tổng số 300 chiếc dự kiến sản xuất, tức là còn 109 chiếc chưa xuất xưởng.
Một kỹ sư kiểm tra phần khung phía sau của xe trước khi lắp động cơ và hộp số. Khoang lái bằng vật liệu sợi carbon do một công ty sản xuất xe đua làm tại Ý. Hộp số của Veyron được sản xuất tại Anh, với chi phí 130.000 bảng. Chỉ có 25 kỹ sư phụ trách việc lắp ráp xe tại Pháp, 5 người mỗi xe, làm việc trong 5 khu lắp ráp. Mỗi xe mất khoảng 400 tiếng để hoàn tất.
Chiếc xe đang trong quá trình lắp ráp được đặt trên 4 trục giá đỡ thủy lực có khắc logo Bugatti.
Bu-lông dùng để lắp ráp các bộ phận xe được làm bằng titan để giảm trọng lượng xe. Mỗi chiếc có giá 50 bảng Anh. Đặc biệt, đây là loại bu-lông chỉ dùng một lần, nếu đã tháo ra khỏi xe sẽ không sử dụng lại mà dùng cái mới.
Động cơ của xe Veyron được chế tạo thủ công tại Đức. Các kỹ sư tiết lộ rằng động cơ này có thể đạt công suất 1.050 mã lực, nên ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao và vận hành ở vùng áp suất thấp thì siêu xe này chắc chắn đạt công suất 1.001 mã lực như nhà sản xuất công bố.
Ở tốc độ trên 200km/h, cánh gió sau còn có tác dụng cản gió, với khả năng nghiêng góc 55 độ chỉ trong 0,4 giây sau khi tài xế đạp phanh.
Phanh đĩa gốm có thể chịu được nhiệt độ lên tới 1000 độ C
Thân xe bằng vật liệu sợi carbon được sơn tại Đức, vì Bugatti cho rằng nước sơn bóng mịn như cây dương cầm của nước Đức là tốt nhất thế giới. Tất cả các bộ phận khác làm từ vật liệu sợi carbon và để trần, do một công ty ở Áo đảm trách.
Chiếc xe lưu lại hầm sáng 2 ngày để kiểm tra lớp sơn. Ở các nhà máy lắp ráp ô tô thông thường, công đoạn này diễn ra tối đa chỉ trong 5 phút, trước khi xe được đóng gói xuất xưởng. Lưới tản nhiệt trước được làm bằng titan để bảo vệ xe trong trường hợp bị chim đâm, giống như ở máy bay, bởi đây là chiếc xe có thể đạt tốc độ trên 400km/h.
Logo của Bugatti - hai chữ EB - là viết tắt từ Ettore Bugatti, tên nhà sáng lập thương hiệu Bugatti.
Bảng điều khiển trung tâm gồm các nút chỉnh dàn âm thanh và hệ thống điều hòa. Nút màu bạc ở dưới cùng là nút khởi động.
Đồng hồ tốc độ có giới hạn 420km. Theo Bugatti, siêu xe Veyron có thể đạt tốc độ cực đại là 407km/h.
Vô lăng gắn logo Bugatti và chỉ tích hợp duy nhất còi, không có hệ thống nút điều khiển dàn âm thanh hay chức năng khác như hầu hết các xe hiện nay
Chìa khóa ‘tốc độ tối đa’: Khi cắm vào ổ, chìa khóa này sẽ hạ thấp hệ thống treo, đóng nắp bộ khuếch tán gió trước để chuẩn bị cho xe vận hành ở tốc độ cực đại.
Một chiếc Veyron hoàn chỉnh, được bọc nhựa trong, rời dây chuyền sản xuất. Trước đó, chiếc xe phải trải qua một cuộc chạy thử trên quãng đường gần 500km. Nếu thời tiết tại Alsace không thuận lợi, các kỹ sư sẽ đem xe xuống miền nam nước Pháp để chạy thử. Theo điều kiện hợp đồng ký với khách hàng, chiếc Bugatti Veyron trị giá 1,2 triệu euro phải qua vận hành gần 500km trước khi tới tay khách. Sau cuộc chạy thử, về lại nhà máy, một số bộ phận của chiếc xe sẽ được thay thế.
Veyron được sản xuất để trở thành chiếc xe nhanh nhất, mạnh nhất và đắt nhất thế giới. Bugatti đã thành công. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa tốc độ của xe đua F1, sự xa xỉ của Bentley và độ tin cậy của Volkswagen.
Cho đến nay, Bugatti đã bán được 250 chiếc Veyron, trong tổng số 300 chiếc dự kiến sản xuất, tức là còn 109 chiếc chưa xuất xưởng.
Một kỹ sư kiểm tra phần khung phía sau của xe trước khi lắp động cơ và hộp số. Khoang lái bằng vật liệu sợi carbon do một công ty sản xuất xe đua làm tại Ý. Hộp số của Veyron được sản xuất tại Anh, với chi phí 130.000 bảng. Chỉ có 25 kỹ sư phụ trách việc lắp ráp xe tại Pháp, 5 người mỗi xe, làm việc trong 5 khu lắp ráp. Mỗi xe mất khoảng 400 tiếng để hoàn tất.
Chiếc xe đang trong quá trình lắp ráp được đặt trên 4 trục giá đỡ thủy lực có khắc logo Bugatti.
Bu-lông dùng để lắp ráp các bộ phận xe được làm bằng titan để giảm trọng lượng xe. Mỗi chiếc có giá 50 bảng Anh. Đặc biệt, đây là loại bu-lông chỉ dùng một lần, nếu đã tháo ra khỏi xe sẽ không sử dụng lại mà dùng cái mới.
Động cơ của xe Veyron được chế tạo thủ công tại Đức. Các kỹ sư tiết lộ rằng động cơ này có thể đạt công suất 1.050 mã lực, nên ngay cả trong điều kiện nhiệt độ cao và vận hành ở vùng áp suất thấp thì siêu xe này chắc chắn đạt công suất 1.001 mã lực như nhà sản xuất công bố.
Ở tốc độ trên 200km/h, cánh gió sau còn có tác dụng cản gió, với khả năng nghiêng góc 55 độ chỉ trong 0,4 giây sau khi tài xế đạp phanh.
Phanh đĩa gốm có thể chịu được nhiệt độ lên tới 1000 độ C
Thân xe bằng vật liệu sợi carbon được sơn tại Đức, vì Bugatti cho rằng nước sơn bóng mịn như cây dương cầm của nước Đức là tốt nhất thế giới. Tất cả các bộ phận khác làm từ vật liệu sợi carbon và để trần, do một công ty ở Áo đảm trách.
Chiếc xe lưu lại hầm sáng 2 ngày để kiểm tra lớp sơn. Ở các nhà máy lắp ráp ô tô thông thường, công đoạn này diễn ra tối đa chỉ trong 5 phút, trước khi xe được đóng gói xuất xưởng. Lưới tản nhiệt trước được làm bằng titan để bảo vệ xe trong trường hợp bị chim đâm, giống như ở máy bay, bởi đây là chiếc xe có thể đạt tốc độ trên 400km/h.
Logo của Bugatti - hai chữ EB - là viết tắt từ Ettore Bugatti, tên nhà sáng lập thương hiệu Bugatti.
Bảng điều khiển trung tâm gồm các nút chỉnh dàn âm thanh và hệ thống điều hòa. Nút màu bạc ở dưới cùng là nút khởi động.
Đồng hồ tốc độ có giới hạn 420km. Theo Bugatti, siêu xe Veyron có thể đạt tốc độ cực đại là 407km/h.
Vô lăng gắn logo Bugatti và chỉ tích hợp duy nhất còi, không có hệ thống nút điều khiển dàn âm thanh hay chức năng khác như hầu hết các xe hiện nay
Chìa khóa ‘tốc độ tối đa’: Khi cắm vào ổ, chìa khóa này sẽ hạ thấp hệ thống treo, đóng nắp bộ khuếch tán gió trước để chuẩn bị cho xe vận hành ở tốc độ cực đại.
Một chiếc Veyron hoàn chỉnh, được bọc nhựa trong, rời dây chuyền sản xuất. Trước đó, chiếc xe phải trải qua một cuộc chạy thử trên quãng đường gần 500km. Nếu thời tiết tại Alsace không thuận lợi, các kỹ sư sẽ đem xe xuống miền nam nước Pháp để chạy thử. Theo điều kiện hợp đồng ký với khách hàng, chiếc Bugatti Veyron trị giá 1,2 triệu euro phải qua vận hành gần 500km trước khi tới tay khách. Sau cuộc chạy thử, về lại nhà máy, một số bộ phận của chiếc xe sẽ được thay thế.
Chỉnh sửa cuối: