- Biển số
- OF-95517
- Ngày cấp bằng
- 16/5/11
- Số km
- 4,756
- Động cơ
- 18,167 Mã lực
Nhìn những bức ảnh em chỉ thấy xót xa và sợ chiến tranh. Còn những gì cô Phúc làm sau này thì em nghĩ mình không đủ tư cách để đánh giá.
Lỗi chính ở đội chui vào làng để trốn ấy. Đánh nhau thì ra chỗ ko có dân mà đánh, éo gì chui lẫn vào dân, làm dân bị vạ lây!Công nghệ, kỹ thuật của US đúng là vô đối.
Cho cái gì, biến bà này thành con bài để lợi dụng thôi!Nhà nước cho mọi ưu đãi, đi vòng quanh thế giới chữa bệnh (trong lúc rất nhiều nạn nhân chiến tranh khác phải chịu đựng khổ sở trong nước)… sau đó cho đi Cu ba du học. Đi nhiều nơi lắm. Sau đó thì nhân một chuyến du lịch cổ trốn lại Canada và tuyên bố xin tỵ nạn chính trị! Có thể tìm trên Google rất nhiều video về phát biểu của cổ!
Và họ được gặp Giáo Hoàng, điều mà không phải ai trong đạo Công giáo cũng được vinh hạnh như vậy.View attachment 7220935
8-1973 – nhiếp ảnh gia Nick Út của AP đến thăm Phan Thị Kim Phúc (trái) tại bệnh viện chỉnh hình Barsky, một năm sau khi Phan Thị Kim Phúc gặp nạn
Em già dồi, giống mợ, xem những ảnh này không biết tại sao nước mắt cứ chảy ra. Thảm khốc và thương tâm quá.Toàn ảnh nhìn xót xa quá cụ ạ
Hiện đang được thờ tại Việt Nam Quốc Tự TPHCm cụ nhéVụ này không biết cụ Ngao5 có thông tin gì khác về trái tim của Hòa thượng không?
Thế nào là tự do cũng khó nói cụ ạ, có chăng nó tự do theo quan điểm của từng thằng. Ngay chiến tranh ở Apganistan và Iraq; chính quyền và quân đội Mỹ cấm chụp ảnh xác lính Mỹ hay những bất lợi trong chiến tranh. Như vậy thì có thể coi đó là tự do hay không cụ? Đồng thời chị Phúc đi từ năm 1992, những năm này thì cuộc sống của ta bắt đầu ngon lành rồi vì nhiều nước bắt đầu thân thiện với Việt Nam đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật.Thực tế khách quan là sau khi bị cháy thì lại thành biểu mẫu để các chế độ sử dụng, đoạn đi trốn phải người trong cuộc mới hiểu hết được! Em thì hiểu tự do là trên hết, cái này thì bọn tây nó tôn trọng hơn VN (với bất kể chế độ nào)
Giờ những chị này với cả bùi tín, bằng kiều, đơn dương, ái vân... chả ai thèm quan tâm nói gì ở hải ngoại đâu. Vì miếng cơm thôi chứ chả ct chính em gì sất.
Lý do của cụ em thấy chuẩn. Không nói tị nạn chính trị thì còn lâu mới ở lại được Canada. Nhưng đây là một trong những hành động thông minh để đạt được mong muốn của mình. Còn đau đớn về thể xác thì kể cả ở Việt Nam nhiều người bị hơn chị P này nhiều họ vẫn vươn lên tốt!
Đó mới chỉ nghe nói vậy còn chứng cứ thế nào không ai rõ cụ ạ!7 lốp em nghe các cụ bảo, trước khi bị xử bắn thì đã xâm nhập bắn chết cả 1 gia đình trung tá chế độ cũ.
quá hèn hạMới đây cô này lên Bolsa TV nói xấu chế độ và phủ nhận mọi ưu đãi sau giải phóng.
cũng là bức ảnh nổi tiếng TG, nhưng tác giả của nó lại có kết cục buồn. Ko biết nếu tìm được cô bé châu phi, liệu tác giả và nhân vật có được hậu vận may mắn giống như này ko nhỉ?Bỏ qua câu chuyện chính trị, NAG Nick Út và KP đã có bước ngoặt đổi đời mà không phải ai cũng được (bị) như thế
Và họ được gặp Giáo Hoàng, điều mà không phải ai trong đạo Công giáo cũng được vinh hạnh như vậy.
giờ "em" ấy đã có cuộc sống viên mãn bên Úc rồi màem bé napalm
Sao lại tuyên truyền cụ, chính Các Quan chức chế độ VNCH mà cụ thể là Giám đốc Nha Tuyên Uý Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng thừa nhận về trái tim xá lợi này:Vậy mà có nhiều người tuyên truyền rằng sau khi tự thiêu, thân thể hoà thượng cháy đen nhưng quả tim thì vẫn còn nguyên vẹn đây. Bố của tuyên truyền.
Tại sao trái tim Ngài Quảng Đức thiêu không cháy ? |
Ngay sau khi Thầy Quảng Đức tự thiêu, mọi người đã ngạc nhiên khi hay tin Trái tim của Thầy đã không bị thiêu hủy cùng ngọn lửa. Từ đó đến nay suốt thời gian ngót 37 năm qua, người Việt Nam luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi : Tại sao trái tim của Ngài không bị đốt cháy ? Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình. Tuần qua, nhật báo Người Việt Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết của ông Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, trong đó tác giả đã trình bày lý do vì sao trái tim của Thầy Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục thể của Thầy bị thiêu thành tro bụi trong lửa đỏ. Mời quý độc giả theo dõi nguyên văn bài viết của tác giả đăng ở trang 3. Mười ba năm sau ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, tôi được nghe một Bạn Đạo của Ngài kể lại : "Vì sao Ngài để lại Trái Tim", như một huyền thoại, như một giai thoại Thiền thời đại. Người kể là Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Thời gian là vào đầu năm 1976 và địa điểm là Trại Cải Tạo Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hòa. Vào thời gian trước khi bị đưa ra Bắc, tôi được giam chung với hai vị Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long và Thích Độ Lượng là những người lãnh đạo ngành Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Đội Miền Nam trước 1975. Nhờ cơ hội đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều về Phật Pháp, về đức độ và về công hạnh của Ngài Thanh Long. Cũng nhân dịp này, tôi đã đặt câu hỏi về "Trái Tim Ngài Quảng Đức" có thật không và chuyện xảy ra như thế nào ? Hòa Thượng Thanh Long đã trừng mắt nhìn tôi rồi nói : "Đó là sự thật một trăm phần trăm, thế cậu không tin à ?" - Ngài thường dùng chữ cậu để xưng hô với tôi cho thân mật theo kiểu Bắc, thay vì dùng chữ anh hay đạo hữu - Và tôi trả lời : "Không phải con không tin về chuyện trái tim có thật hay không. Điều con thắc mắc là tại sao thiêu mà trái tim không cháy". Hòa Thượng đã mỉm cười và ôn tồn nói : "Chính chúng tôi cũng không ngờ và chính tôi là nhân chứng về chuyện này, giờ tôi kể cho cậu nghe". Rồi Ngài bắt đầu thuật lại như sau : Tôi không nhớ rõ thời gian bao lâu trước ngày Thầy Quảng Đức tự thiêu, trong một buổi họp kín giữa những thành phần lãnh đạo cuộc đấu tranh Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, trong đó có tôi. Sau khi bàn thảo xong các việc, đến phần linh tinh thì Thầy Quảng Đức giơ tay, xin ghi tên tự thiêu. Vì là chỗ thân tình, mà cũng để đùa với ông, nên tôi nói : "Này Thầy ơi ! Mấy vị Thiền sư khi chết thường để lại xá lợi đấy nhé. Vậy Thầy định để lại cái gì ?" Ngay lúc đó, theo phản ứng tự nhiên ông trả lời tôi : "Để lại trái tim được không ?" Tôi đáp : "Được chứ, tốt lắm, tốt lắm !" Sau buổi họp hôm đó, tôi đã gọi Taxi đưa Thầy Quảng Đức về chùa Quán Âm trước, rồi sau mới về chùa mình. Thời gian tiếp theo vì bận Phật sự và việc đấu tranh tôi cũng quên đi chuyện này. Đến ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 thì Thầy Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt vào lúc 11 giờ trưa. Khi đó tôi đang ở chùa Xá Lợi họp. Lúc đó tình hình rất căng, vì nằm trong thành phần lãnh đạo nên tôi ở luôn tại chùa Xá Lợi để được bảo vệ chứ không về chùa nữa. Nhục thân Thầy Quảng Đức được mang về chùa Xá Lợi nên các Phật tử thường xuyên đến viếng, ngày đêm hàng ngàn người. Mãi năm ngày sau mới đem xuống thiêu tại An Dưỡng Địa Phú Lâm. Vào chiều ngày 16-06-1963, một Thầy trẻ phụ trách việc thiêu đã chạy về chùa Xá Lợi bạch rằng đã thiêu xong, nhưng không hiểu sao trái tim chưa bị rã, tôi và các vị lãnh đạo cho lệnh tiếp tục thiêu thêm 6 giờ nữa. Sáng ngày hôm sau, cũng Thầy trẻ trên đã về chùa Xá Lợi tay cầm trái tim mầu nâu cứng với nước mắt đầm đìa, nói rằng đã thiêu thêm lò điện không chỉ 6 mà đến 10 tiếng đồng hồ nhưng trái tim vẫn còn, nên đành chịu mà phải mang về trình lên Hội Đồng Viện. Lúc đó tôi nghĩ rằng trái tim thuộc loại cơ nhục nên có lẽ không cháy, thôi thì để thờ. Bốn ngày sau, một Thượng Tọa bên Nguyên Thủy viên tịch cũng đem thiêu thì cốt thành tro hết, lúc đó tôi mới suy nghĩ và nhớ lại câu nói đùa của tôi và lời hứa của Thầy Quảng Đức trong ngày ghi tên xin được tự thiêu. Và tôi tự giải thích rằng : "Trong khi Thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì Thầy đã dùng lửa Tam Muội là một thứ nội hỏa đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại." Trên đây là tất cả những lời Hòa Thượng Thanh Long đã kể lại cho tôi nghe 24 năm về trước, tính đến hôm nay. Nếu kể từ ngày Ngài Quảng Đức tự thiêu thì đến giờ đã 37 năm rồi. Hôm nay, nhân sắp đến ngày kỷ niệm xả bỏ nhục thân của Ngài, tôi viết những dòng này để cúng dường Ngài và Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, người bạn của Ngài. Nhân dịp này tôi cũng xin nhắc lại về Ngài Quảng Đức. Ngài có tục danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Ninh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thuở bé Ngài khó nuôi nên Cha mẹ cho người cậu ruột làm con, đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 7 tuổi gia đình cho Ngài xuất gia học đạo với Hòa Thượng Thích Hoằng Thâm. Năm 15 tuổi thọ Sa Di và 20 tuổi thọ Tỳ Kheo. Sau khi thọ giới Ngài bắt đầu tu năm năm khổ hạnh tại núi Ninh Hòa rồi Ngài hành hạnh đầu đà, một y một bát du hóa khắp nơi, mãi sau mới về an trú tại chùa Thiên Ân thị trấn Ninh Hòa. Năm 1932 khi Ngài được 35 tuổi đời và 28 tuổi Đạo thì Chi Hội Ninh Hòa của Hội An Nam Phật Học mời Ngài làm Chứng Minh Đạo Sư. Từ đó Ngài đi hành hóa khắp các tỉnh Miền Nam Trung Việt, đã góp công kiến tạo và trùng tu được 14 ngôi chùa rải rác khắp miền. Năm 1943, Ngài rời miền Trung vào Nam hành hóa tại các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường và Hà Tiên. Trong thời gian này Ngài có lên Nam Vang thuộc Cambodia hành đạo ba năm và nghiên cứu, học hỏi về kinh điển Pali. Năm 1953, Ngài được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ và Hội Phật Học Nam Việt mời Ngài làm trú trì chùa Phước Hòa, trụ sở của Hội tại Sài Gòn. Trong thời gian này Ngài đã góp công trùng tu và tạo lập được 17 ngôi chùa. Ngôi chùa mà Ngài thường trú lâu nhất là chùa Long Vĩnh tại quận Phú Nhuận, Gia Định, cho nên Phật tử Miền Nam thường gọi Ngài là Hòa Thượng Long Vĩnh. Chùa cuối cùng mà Ngài trú trì trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm, số 68 đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, tỉnh Gia Định. Đường Nguyễn Huệ nay đổi là đường Thích Quảng Đức. Ngài tự thiêu ngày 11-06-1963, đã đ |
Cụ hiểu tự do theo quan điểm chính trị của nhà cầm quyền!Thế nào là tự do cũng khó nói cụ ạ, có chăng nó tự do theo quan điểm của từng thằng. Ngay chiến tranh ở Apganistan và Iraq; chính quyền và quân đội Mỹ cấm chụp ảnh xác lính Mỹ hay những bất lợi trong chiến tranh. Như vậy thì có thể coi đó là tự do hay không cụ? Đồng thời chị Phúc đi từ năm 1992, những năm này thì cuộc sống của ta bắt đầu ngon lành rồi vì nhiều nước bắt đầu thân thiện với Việt Nam đặc biệt là Hàn Quốc và Nhật.
Đó mới chỉ nghe nói vậy còn chứng cứ thế nào không ai rõ cụ ạ!
Giờ ae 47 lập nick lên MXH đấu tranh thì có phải vì miếng cơm hay bảo vệ sổ hưu ko bác?Nói vì miếng cơm. Hay quá cụ.
Các Hoà thượng ở Việt Nam cũng chung Nhận định nàySao lại tuyên truyền cụ, chính Các Quan chức chế độ VNCH mà cụ thể là Giám đốc Nha Tuyên Uý Phật Giáo Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng thừa nhận về trái tim xá lợi này:
Tại sao trái tim Ngài Quảng Đức thiêu không cháy ?Ngay sau khi Thầy Quảng Đức tự thiêu, mọi người đã ngạc nhiên khi hay tin Trái tim của Thầy đã không bị thiêu hủy cùng ngọn lửa. Từ đó đến nay suốt thời gian ngót 37 năm qua, người Việt Nam luôn luôn bị ám ảnh bởi câu hỏi : Tại sao trái tim của Ngài không bị đốt cháy ? Đây là câu hỏi không những ám ảnh những người bình thường mà còn ám ảnh đối với nhiều khoa học gia, nhiều nhà thần học cũng như các nhà nghiên cứu về những điều kỳ diệu của thế giới vô hình. Tuần qua, nhật báo Người Việt Hoa Kỳ đã đăng tải bài viết của ông Mật Nghiêm Đặng Nguyên Phả, trong đó tác giả đã trình bày lý do vì sao trái tim của Thầy Quảng Đức vẫn còn nguyên vẹn sau khi nhục thể của Thầy bị thiêu thành tro bụi trong lửa đỏ. Mời quý độc giả theo dõi nguyên văn bài viết của tác giả đăng ở trang 3.
Mười ba năm sau ngày Bồ Tát Quảng Đức tự thiêu, tôi được nghe một Bạn Đạo của Ngài kể lại : "Vì sao Ngài để lại Trái Tim", như một huyền thoại, như một giai thoại Thiền thời đại. Người kể là Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, nguyên Giám Đốc Nha Tuyên Úy Phật Giáo, trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trước đây. Thời gian là vào đầu năm 1976 và địa điểm là Trại Cải Tạo Suối Máu, Tam Hiệp, Biên Hòa. Vào thời gian trước khi bị đưa ra Bắc, tôi được giam chung với hai vị Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long và Thích Độ Lượng là những người lãnh đạo ngành Tuyên Úy Phật Giáo trong Quân Đội Miền Nam trước 1975. Nhờ cơ hội đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều về Phật Pháp, về đức độ và về công hạnh của Ngài Thanh Long. Cũng nhân dịp này, tôi đã đặt câu hỏi về "Trái Tim Ngài Quảng Đức" có thật không và chuyện xảy ra như thế nào ?
Hòa Thượng Thanh Long đã trừng mắt nhìn tôi rồi nói : "Đó là sự thật một trăm phần trăm, thế cậu không tin à ?" - Ngài thường dùng chữ cậu để xưng hô với tôi cho thân mật theo kiểu Bắc, thay vì dùng chữ anh hay đạo hữu - Và tôi trả lời : "Không phải con không tin về chuyện trái tim có thật hay không. Điều con thắc mắc là tại sao thiêu mà trái tim không cháy".
Hòa Thượng đã mỉm cười và ôn tồn nói : "Chính chúng tôi cũng không ngờ và chính tôi là nhân chứng về chuyện này, giờ tôi kể cho cậu nghe". Rồi Ngài bắt đầu thuật lại như sau :
Tôi không nhớ rõ thời gian bao lâu trước ngày Thầy Quảng Đức tự thiêu, trong một buổi họp kín giữa những thành phần lãnh đạo cuộc đấu tranh Phật Giáo tại chùa Xá Lợi, trong đó có tôi. Sau khi bàn thảo xong các việc, đến phần linh tinh thì Thầy Quảng Đức giơ tay, xin ghi tên tự thiêu. Vì là chỗ thân tình, mà cũng để đùa với ông, nên tôi nói : "Này Thầy ơi ! Mấy vị Thiền sư khi chết thường để lại xá lợi đấy nhé. Vậy Thầy định để lại cái gì ?" Ngay lúc đó, theo phản ứng tự nhiên ông trả lời tôi : "Để lại trái tim được không ?" Tôi đáp : "Được chứ, tốt lắm, tốt lắm !" Sau buổi họp hôm đó, tôi đã gọi Taxi đưa Thầy Quảng Đức về chùa Quán Âm trước, rồi sau mới về chùa mình. Thời gian tiếp theo vì bận Phật sự và việc đấu tranh tôi cũng quên đi chuyện này.
Đến ngày 20 tháng 4 năm Quý Mão tức ngày 11 tháng 6 năm 1963 thì Thầy Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt vào lúc 11 giờ trưa. Khi đó tôi đang ở chùa Xá Lợi họp. Lúc đó tình hình rất căng, vì nằm trong thành phần lãnh đạo nên tôi ở luôn tại chùa Xá Lợi để được bảo vệ chứ không về chùa nữa. Nhục thân Thầy Quảng Đức được mang về chùa Xá Lợi nên các Phật tử thường xuyên đến viếng, ngày đêm hàng ngàn người. Mãi năm ngày sau mới đem xuống thiêu tại An Dưỡng Địa Phú Lâm.
Vào chiều ngày 16-06-1963, một Thầy trẻ phụ trách việc thiêu đã chạy về chùa Xá Lợi bạch rằng đã thiêu xong, nhưng không hiểu sao trái tim chưa bị rã, tôi và các vị lãnh đạo cho lệnh tiếp tục thiêu thêm 6 giờ nữa. Sáng ngày hôm sau, cũng Thầy trẻ trên đã về chùa Xá Lợi tay cầm trái tim mầu nâu cứng với nước mắt đầm đìa, nói rằng đã thiêu thêm lò điện không chỉ 6 mà đến 10 tiếng đồng hồ nhưng trái tim vẫn còn, nên đành chịu mà phải mang về trình lên Hội Đồng Viện. Lúc đó tôi nghĩ rằng trái tim thuộc loại cơ nhục nên có lẽ không cháy, thôi thì để thờ. Bốn ngày sau, một Thượng Tọa bên Nguyên Thủy viên tịch cũng đem thiêu thì cốt thành tro hết, lúc đó tôi mới suy nghĩ và nhớ lại câu nói đùa của tôi và lời hứa của Thầy Quảng Đức trong ngày ghi tên xin được tự thiêu. Và tôi tự giải thích rằng : "Trong khi Thầy Quảng Đức ngồi Thiền để tự thiêu thì Thầy đã dùng lửa Tam Muội là một thứ nội hỏa đốt đi trái tim của mình, khiến trái tim đã hóa thạch mà lửa thường không thể đốt nổi. Lửa Tam Muội đã khiến trái tim Thầy Quảng Đức thành Kim Cang bất hoại."
Trên đây là tất cả những lời Hòa Thượng Thanh Long đã kể lại cho tôi nghe 24 năm về trước, tính đến hôm nay. Nếu kể từ ngày Ngài Quảng Đức tự thiêu thì đến giờ đã 37 năm rồi. Hôm nay, nhân sắp đến ngày kỷ niệm xả bỏ nhục thân của Ngài, tôi viết những dòng này để cúng dường Ngài và Cố Hòa Thượng Thích Thanh Long, người bạn của Ngài. Nhân dịp này tôi cũng xin nhắc lại về Ngài Quảng Đức.
Ngài có tục danh là Lâm Văn Tuất, sinh năm 1897 tại làng Hội Ninh, quận Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Thuở bé Ngài khó nuôi nên Cha mẹ cho người cậu ruột làm con, đổi tên là Nguyễn Văn Khiết. Năm 7 tuổi gia đình cho Ngài xuất gia học đạo với Hòa Thượng Thích Hoằng Thâm. Năm 15 tuổi thọ Sa Di và 20 tuổi thọ Tỳ Kheo. Sau khi thọ giới Ngài bắt đầu tu năm năm khổ hạnh tại núi Ninh Hòa rồi Ngài hành hạnh đầu đà, một y một bát du hóa khắp nơi, mãi sau mới về an trú tại chùa Thiên Ân thị trấn Ninh Hòa.
Năm 1932 khi Ngài được 35 tuổi đời và 28 tuổi Đạo thì Chi Hội Ninh Hòa của Hội An Nam Phật Học mời Ngài làm Chứng Minh Đạo Sư. Từ đó Ngài đi hành hóa khắp các tỉnh Miền Nam Trung Việt, đã góp công kiến tạo và trùng tu được 14 ngôi chùa rải rác khắp miền. Năm 1943, Ngài rời miền Trung vào Nam hành hóa tại các tỉnh Sài Gòn, Gia Định, Bà Rịa, Long Khánh, Định Tường và Hà Tiên. Trong thời gian này Ngài có lên Nam Vang thuộc Cambodia hành đạo ba năm và nghiên cứu, học hỏi về kinh điển Pali. Năm 1953, Ngài được Giáo Hội Tăng Già Nam Việt mời làm Trưởng Ban Nghi Lễ và Hội Phật Học Nam Việt mời Ngài làm trú trì chùa Phước Hòa, trụ sở của Hội tại Sài Gòn. Trong thời gian này Ngài đã góp công trùng tu và tạo lập được 17 ngôi chùa. Ngôi chùa mà Ngài thường trú lâu nhất là chùa Long Vĩnh tại quận Phú Nhuận, Gia Định, cho nên Phật tử Miền Nam thường gọi Ngài là Hòa Thượng Long Vĩnh. Chùa cuối cùng mà Ngài trú trì trước khi tự thiêu là chùa Quán Thế Âm, số 68 đường Nguyễn Huệ, quận Phú Nhuận, tỉnh Gia Định. Đường Nguyễn Huệ nay đổi là đường Thích Quảng Đức.
Ngài tự thiêu ngày 11-06-1963, đã đ
Thời đó báo chí phương Tây công nhận độc lap nhưng bây giờ cụ nghĩ đọc lập à .Nguyên tắc tự do báo chí là không đổi.
Cho nên có muốn họ cũng ko cản được cụ nhé.
Báo chí hoạt động độc lập, thậm chí phang nhau với cả tổng thống.
Còn việc có các em bé ở nơi nào đó hay không, nếu cụ quan tâm thì nên lên mạng tìm, hoặc quan tâm hơn nữa thì cụ sang tận nơi điều tra, em thì ko quan tâm.
Em chỉ chốt 1 câu là: tự do báo chí thì nhân loại có cái nhìn khách quan và đa chiều. Vậy thôi.
Nếu chị ấy nói: "Chị ấy buộc bị thôi học đang học năm 2 đại học" thì em ứ tin vì không bao giờ nhà nước làm điều này với một người nổi tiếng như chị ấy, bị buộc thôi học có văn bản không? Giờ nói thế nào chả được!Em nghĩ đây là lý do:
Khi đang học năm 2 tại một trường đại học ở Sài Gòn, bà bị buộc phải thôi học vì sức ảnh hưởng từ bức ảnh "Em bé Napalm". Bà trở thành biểu tượng của sự sống sót trong mắt truyền thông và liên tục phải đi gặp gỡ quan chức và xuất hiện trong các đoạn phim tuyên truyền.
Ở tuổi 19, cô gái trẻ Kim Phúc cảm thấy vô cùng tuyệt vọng, đến mức muốn tự tử.
"Tôi mất hết mơ ước. Tôi mất cả tương lai", bà nói. "Tôi chẳng thể hoàn thành việc học chỉ vì những vết sẹo và đau đớn này. Tôi nghĩ mình sẽ chẳng thể kết hôn và có một cuộc sống bình thường".
Sau 47 năm, "Em bé Napalm" tiết lộ ký ức đen tối, đau thương ám ảnh cả cuộc đời: "Tôi từng căm ghét các cô gái mặc áo ngắn tay"
Bị bạn bè hắt hủi, đau tưởng đến chết đi sống lại, cả tương lai bị hủy hoại - tất cả những điều đó đã khiến cho "em bé Napalm" trở nên tuyệt vọng, không ít lần nghĩ đến cái chết.m.cafef.vn
Cô Kim Phúc theo tôi nhớ là theo đạo Tin lành chứ không phải Công giáoBỏ qua câu chuyện chính trị, NAG Nick Út và KP đã có bước ngoặt đổi đời mà không phải ai cũng được (bị) như thế
Và họ được gặp Giáo Hoàng, điều mà không phải ai trong đạo Công giáo cũng được vinh hạnh như vậy.