- Biển số
- OF-70480
- Ngày cấp bằng
- 12/8/10
- Số km
- 38
- Động cơ
- 428,880 Mã lực
"Mếu dở" vì phát ngôn của con trẻ
Anh Điềm giật thót khi nghe con trai khoe với dì út: "Con sâu của bố cháu to lắm nhé, không bé như của các bạn ở lớp".
Trẻ con thường khiến người lớn cảm thấy thú vị với những câu nói thật thà, ngây thơ. Nhưng nhiều khi những câu nói này lại khiến cha mẹ lâm vào tình huống dở khóc dở cười…
Bố cháu có “con sâu” to
Vừa về đến cửa, anh Điềm (phố Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) đã nghe tiếng cu Tin, cậu con trai hơn ba tuổi, ríu rít nói chuyện với dì út trong nhà. Cố tình đứng lại ở cửa để nghe xem hai dì cháu Tin đang nói chuyện gì thì Điềm giật thót khi nghe Tin chuyển chủ đề: “Con sâu của bố cháu to lắm nhé, chứ không bé như của các bạn ở lớp đâu. Bố cháu bảo sau này lớn lên cháu cũng có sâu to như thế”.
Có vẻ như dì út còn chưa hiểu cu Tin đang nói về cái gì. Anh Điềm phải vội vàng vào nhà để cắt ngang câu chuyện dang dở và lập tức nói sang chuyện khác. Nếu để dì út suy nghĩ tiếp thì có lẽ chỉ một phút sau là đoán ra, khi đó chắc anh phải lấy rổ mà che mặt.
Những chuyện phụ huynh bị hố hay ngượng chín mặt vì những phát ngôn không đúng lúc, đúng chỗ và quá “thật” của các bé cũng được các mẹ chia sẻ rất nhiều trên các trang web. Một trong những chuyện “độc đáo” nhất kể về cậu bé bốn tuổi, đang học mẫu giáo nhỡ: Ở lớp, cô giáo hướng dẫn các con vệ sinh sau mỗi lần đi WC.
Một hôm, nhà có khách là nam giới đến chơi, khách đi vào toilet, cậu con trai cũng đi theo và đứng chờ ngay trước cửa. Khi khách ra, vừa nhìn thấy mặt, cu cậu đã hỏi luôn: "Bác đi tè xong có nhớ vảy chim không đấy?”. Nghe xong cả khách và chủ nhà đứng đó cùng đỏ hết cả mặt mũi, còn cậu thì cứ thản nhiên như không.
“Chú này xấu trai mẹ nhỉ"
Một lần, mẹ con chị Liễu (nhà ở phố Lò Đúc, Hà Nội) đứng chọn hàng trong siêu thị thì cô con gái hai tuổi chỉ một thanh niên đứng gần đó, thỏ thẻ: "Mẹ ơi, chú này xấu trai nhỉ”.
Liễu giật mình, trừng mắt "suỵt" con, dù trong bụng thầm công nhận quả thật anh chàng mặt đen sạm, đầy trứng cá, răng lại hơi vẩu này đúng là không được dễ coi lắm. Nghe bé Vy nói, anh ta nhìn hai mẹ con cười như mếu rồi lảng sang gian khác, trong khi Liễu rất ngượng.
Nhưng chị cũng buồn cười vì cái tính quan tâm đến "nhan sắc" của nam giới của con gái. Có lần cả nhà đang xem ca nhạc trên TV, cô bé buông một câu chắc nịch: “Con thích ca sĩ Tùng Dương” rồi giải thích luôn: “Vì chú ấy rất đẹp trai”.
Thế Anh, bốn tuổi, con trai chị Hồng Thái (tập thể Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là đứa trẻ mau mồm mau miệng. Hôm cả nhà từ quê ngoại về, chồng chị Thái bị sổ mũi nên phải ghé vào hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm.
Hai vợ chồng vừa dựng xe, còn chưa kịp nói gì thì Thế Anh đã đi thẳng vào trong, nói với vẻ mặt cực kỳ nghiêm trọng: “Cô bán cho bố mẹ cháu thuốc một người khoẻ, hai người vui ấy, bố cháu đang bị cúm!". Cô bán hàng sau một hồi ngơ ngác đã cười ngất khi hiểu ra.
Lần khác, vợ chồng Thái lừa lúc con ngủ để “âu yếm” nhau. Thằng bé nhắm mắt nằm im. Lát sau, thấy phụ huynh có vẻ "quá đà', nó nói thủng thẳng trong khi mắt vẫn nhắm: “Có để im cho người ta ngủ không, lại bắt đầu đấy”. Hai vợ chồng choáng nặng, “dừng hình” đúng nửa phút rồi bò lăn ra cười. Còn “ông cụ non” thì vẫn nằm quay lưng, không phát biểu gì thêm.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn, sự ngây thơ của trẻ em lúc nào và ở đâu cũng rất đáng yêu và luôn mang lại tiếng cười cho mọi người.
Tuy nhiên, người lớn cũng nên chú ý đến việc uốn nắn, dạy trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ đúng như lứa tuổi của mình. So với hơn mười năm trước đây thì trẻ em bây giờ có điều kiện phát triển từ rất sớm và toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Tuy nhiên những ảnh hưởng của các kênh thông tin (từ việc nghe người lớn nói chuyện đến xem phim ảnh…) đã tác động đến tư duy của trẻ một cách tiêu cực như “già trước tuổi”, suy nghĩ và phát ngôn bị “lây” bởi phim ảnh và của người lớn nên nhiều lúc trẻ mất đi sự trong sáng, ngây thơ đúng với lứa tuổi của mình.
"Các bậc cha mẹ nên chú ý đến những cảm nhận của trẻ, nhất là khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mẫu giáo, bé rất nhạy cảm, dễ học theo, bắt chước nhanh những điều mà nó cho là “mới mẻ”. Hãy giúp con phát triển đúng với lứa tuổi của mình, đó mới là sự phát triển cần thiết và bền vững", ông Chất nói.
Anh Điềm giật thót khi nghe con trai khoe với dì út: "Con sâu của bố cháu to lắm nhé, không bé như của các bạn ở lớp".
Trẻ con thường khiến người lớn cảm thấy thú vị với những câu nói thật thà, ngây thơ. Nhưng nhiều khi những câu nói này lại khiến cha mẹ lâm vào tình huống dở khóc dở cười…
Bố cháu có “con sâu” to
Vừa về đến cửa, anh Điềm (phố Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội) đã nghe tiếng cu Tin, cậu con trai hơn ba tuổi, ríu rít nói chuyện với dì út trong nhà. Cố tình đứng lại ở cửa để nghe xem hai dì cháu Tin đang nói chuyện gì thì Điềm giật thót khi nghe Tin chuyển chủ đề: “Con sâu của bố cháu to lắm nhé, chứ không bé như của các bạn ở lớp đâu. Bố cháu bảo sau này lớn lên cháu cũng có sâu to như thế”.
Có vẻ như dì út còn chưa hiểu cu Tin đang nói về cái gì. Anh Điềm phải vội vàng vào nhà để cắt ngang câu chuyện dang dở và lập tức nói sang chuyện khác. Nếu để dì út suy nghĩ tiếp thì có lẽ chỉ một phút sau là đoán ra, khi đó chắc anh phải lấy rổ mà che mặt.
Những chuyện phụ huynh bị hố hay ngượng chín mặt vì những phát ngôn không đúng lúc, đúng chỗ và quá “thật” của các bé cũng được các mẹ chia sẻ rất nhiều trên các trang web. Một trong những chuyện “độc đáo” nhất kể về cậu bé bốn tuổi, đang học mẫu giáo nhỡ: Ở lớp, cô giáo hướng dẫn các con vệ sinh sau mỗi lần đi WC.
Một hôm, nhà có khách là nam giới đến chơi, khách đi vào toilet, cậu con trai cũng đi theo và đứng chờ ngay trước cửa. Khi khách ra, vừa nhìn thấy mặt, cu cậu đã hỏi luôn: "Bác đi tè xong có nhớ vảy chim không đấy?”. Nghe xong cả khách và chủ nhà đứng đó cùng đỏ hết cả mặt mũi, còn cậu thì cứ thản nhiên như không.
“Chú này xấu trai mẹ nhỉ"
Một lần, mẹ con chị Liễu (nhà ở phố Lò Đúc, Hà Nội) đứng chọn hàng trong siêu thị thì cô con gái hai tuổi chỉ một thanh niên đứng gần đó, thỏ thẻ: "Mẹ ơi, chú này xấu trai nhỉ”.
Liễu giật mình, trừng mắt "suỵt" con, dù trong bụng thầm công nhận quả thật anh chàng mặt đen sạm, đầy trứng cá, răng lại hơi vẩu này đúng là không được dễ coi lắm. Nghe bé Vy nói, anh ta nhìn hai mẹ con cười như mếu rồi lảng sang gian khác, trong khi Liễu rất ngượng.
Nhưng chị cũng buồn cười vì cái tính quan tâm đến "nhan sắc" của nam giới của con gái. Có lần cả nhà đang xem ca nhạc trên TV, cô bé buông một câu chắc nịch: “Con thích ca sĩ Tùng Dương” rồi giải thích luôn: “Vì chú ấy rất đẹp trai”.
Thế Anh, bốn tuổi, con trai chị Hồng Thái (tập thể Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) cũng là đứa trẻ mau mồm mau miệng. Hôm cả nhà từ quê ngoại về, chồng chị Thái bị sổ mũi nên phải ghé vào hiệu thuốc mua thuốc cảm cúm.
Hai vợ chồng vừa dựng xe, còn chưa kịp nói gì thì Thế Anh đã đi thẳng vào trong, nói với vẻ mặt cực kỳ nghiêm trọng: “Cô bán cho bố mẹ cháu thuốc một người khoẻ, hai người vui ấy, bố cháu đang bị cúm!". Cô bán hàng sau một hồi ngơ ngác đã cười ngất khi hiểu ra.
Lần khác, vợ chồng Thái lừa lúc con ngủ để “âu yếm” nhau. Thằng bé nhắm mắt nằm im. Lát sau, thấy phụ huynh có vẻ "quá đà', nó nói thủng thẳng trong khi mắt vẫn nhắm: “Có để im cho người ta ngủ không, lại bắt đầu đấy”. Hai vợ chồng choáng nặng, “dừng hình” đúng nửa phút rồi bò lăn ra cười. Còn “ông cụ non” thì vẫn nằm quay lưng, không phát biểu gì thêm.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Giám đốc công ty tư vấn tâm lý An Việt Sơn, sự ngây thơ của trẻ em lúc nào và ở đâu cũng rất đáng yêu và luôn mang lại tiếng cười cho mọi người.
Tuy nhiên, người lớn cũng nên chú ý đến việc uốn nắn, dạy trẻ phát triển tư duy, ngôn ngữ đúng như lứa tuổi của mình. So với hơn mười năm trước đây thì trẻ em bây giờ có điều kiện phát triển từ rất sớm và toàn diện cả về thể chất và trí tuệ.
Tuy nhiên những ảnh hưởng của các kênh thông tin (từ việc nghe người lớn nói chuyện đến xem phim ảnh…) đã tác động đến tư duy của trẻ một cách tiêu cực như “già trước tuổi”, suy nghĩ và phát ngôn bị “lây” bởi phim ảnh và của người lớn nên nhiều lúc trẻ mất đi sự trong sáng, ngây thơ đúng với lứa tuổi của mình.
"Các bậc cha mẹ nên chú ý đến những cảm nhận của trẻ, nhất là khi trẻ còn đang ở lứa tuổi mẫu giáo, bé rất nhạy cảm, dễ học theo, bắt chước nhanh những điều mà nó cho là “mới mẻ”. Hãy giúp con phát triển đúng với lứa tuổi của mình, đó mới là sự phát triển cần thiết và bền vững", ông Chất nói.
Theo Báo Đất Việt
http://giadinh.net.vn/20101001033814719p0c1001/meu-do-vi-phat-ngon-cua-con-tre.htm
CỤ NÀO BỊ RƠI VÀO HOÀN CẢNH TƯƠNG TỰ CHIA SẺ VỚI CỘNG ĐỒNG OF NHÉ!
http://giadinh.net.vn/20101001033814719p0c1001/meu-do-vi-phat-ngon-cua-con-tre.htm
CỤ NÀO BỊ RƠI VÀO HOÀN CẢNH TƯƠNG TỰ CHIA SẺ VỚI CỘNG ĐỒNG OF NHÉ!
Chỉnh sửa cuối: