- Biển số
- OF-83306
- Ngày cấp bằng
- 19/1/11
- Số km
- 69
- Động cơ
- 413,090 Mã lực
Vùng đáy đang được gia cố dần, cùng với bầu không khí tín dụng đang dần ấm áp. Nhiều khả năng là trong 2-3 tuần tới, “bão” sẽ mạnh dần lên. Trong “cơn bão” này, tỷ lệ tăng của HNX sẽ mạnh hơn VNI.
“Tâm bão” từ… Trung Quốc
Sau khi đã điều chỉnh khá nhẹ nhàng trên HOSE nhưng HNX lại mất đến gần một nửa giá trị hồi phục trong thời gian qua, thị trường đang có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ bước vào một đợt tăng điểm mới.
Đợt tăng điểm này, nếu quả đúng như vậy, được khởi nguồn từ những thông tin tích cực nào?
Không khí vĩ mô đối với TTCK ở Việt Nam vẫn còn khá mờ mịt, Chỉ thị 01 của Ngân hàng nhà nước được khá nhiều nhà đầu tư phân tích theo hướng thắt chặt tín dụng hơn là nới lỏng.
Nhưng từ một góc độ khác biệt khá xa, động thái tích cực lại đang xảy ra từ… Trung Quốc.
Vào ngày 18/2/2012, lần thứ hai trong ba tháng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định hạ mức dự trữ bắt buộc 0,5% đối với hệ thống các ngân hàng thương mại. Đây chính là một biện pháp can thiệp được giới đầu tư cổ phiếu Trung Quốc chờ đợi ròng rã từ đầu năm 2012. Cho đến sát tết con Rồng, vẫn còn nhiều lời đồn đoán là Ngân hàng trung ương sẽ hạ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế. Nhưng có lẽ cũng như Việt Nam, Trung Quốc không muốn mạo hiểm khi bơm tiền ra thị trường trước tết mà do đó có thể làm tăng lạm phát - điều mà quốc gia này đang cố gắng kềm chế.
Tuy nhiên, việc so sánh bối cảnh của TTCK Việt Nam với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa, nếu đã không xuất hiện những trùng hợp không hẳn là ngẫu nhiên của TTCK giữa hai quốc gia này.
Có một sự tương đồng nhất định đã xảy ra giữa chỉ số Shanghai Composite (SSE) của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải với chỉ số VNI của TTCK Việt Nam. Nếu lấy đỉnh năm 2007 làm mốc, cho đến cuối năm 2010, cả hai chỉ số này đều giảm 32%. Nhưng đặc biệt từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, dạng vận động của SSE và VNI gần như song trùng, và cả hai chỉ số này đều giảm với độ gần tương đương nhau: SEE mất 33% và VNI mất 36%.
Vào đầu năm 2012, lại một lần nữa, SSE và VNI trở nên “đồng cảm” khi hai chỉ số này đều đã lập đáy, với SSE xảy ra trước VNI khoảng gần một tuần lễ. Từ thời điểm đó đến nay, SSE đã tăng hầu như liên tục với vận động răng cưa.
Cùng với SSE mang tính đại diện, hầu hết các chỉ số chứng khoán khác của Trung Quốc cũng tăng trưởng trong hơn một tháng qua. Hiện tượng đó cho thấy cũng gần tương tự như thời kỳ từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009, TTCK Trung Quốc đã phản ứng trước chu kỳ phục hồi kinh tế và đã diễn biến lên điểm trước.
Lần này cũng vậy, khó có thể suy đoán khác hơn là động thái phục hồi trước của các TTCK Trung Quốc đang biểu thị cho sự đón đầu động thái hạ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Và việc hạ dự trữ bắt buộc lại đã diễn ra, dù có hơi muộn.
“Cơn bão” mới
Cũng cần lưu ý là trước 5 ngày diễn ra quyết định hạ dự trữ bắt buộc trong nền kinh tế Trung Quốc, NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 01 và một công văn gây tranh cãi về “kiểm soát tỷ lệ dư nợ cho vay không khuyến khích tối đa 16%”.
Đang có một cái gì đó có tính đồng pha, hoặc vô tình hoặc hữu ý, giữa hai huyết mạch tài chính của Trung Quốc và Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư và kể cả các công ty chứng khoán vẫn hoài nghi về động tác hạn chế cho vay chứng khoán và bất động sản trong công văn 674 của NHNN, đã xuất hiện vài ba ý kiến lạc quan hơn, cho rằng “room” 16% ít nhất cũng không bị giảm hơn so với trước đây. Lạc quan hơn nữa, việc lần đầu tiên NHNN xác định “room” này cho khối chứng khoán và bất động sản đã cho thấy dù vẫn bị xem là những lĩnh vực không được khuyến khích, nhưng hai khối này đã lần đầu tiên được gián tiếp xác nhận về chủ trương được cho vay.
Cũng bởi thế, trong thời gian gần đây người ta đã phải đề cập đến một “sóng” giảm lãi suất có thể diễn ra trên diện rộng, mà hiện tượng ở BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB chỉ mới là bước khởi đầu.
Cũng có thể “giống” với Trung Quốc, trong thời gian tới NHNN Việt Nam sẽ thực hiện một biện pháp nới lỏng tín dụng nào đó. Lãi suất được kéo giảm vẫn là biện pháp được mong ngóng nhất. Và thời gian cũng như các điều kiện để thực hiện biện pháp này đã kéo dài và cấu thành khá đủ.
Tuy nhiên, điều chắc chắn mà những người lạc quan đều có thể dự đoán được là dù trạng thái nới lỏng có được phục hồi, mọi việc vẫn sẽ diễn ra một cách chậm chạp, dòng tiền sẽ tuôn chảy vào TTCK từ từ chứ không ồn ào như năm 2009.
Tuy chưa có thống kê tổng hợp nào (và chắc sẽ chẳng bao giờ có), nhưng tại vài ba công ty chứng khoán đã có xác nhận về một dòng tiền mới đang chuyển từ kênh đầu tư vàng sang chứng khoán. Trong thực tế, giá vàng đã đi ngang suốt 4 tháng qua, nhưng lại là một thái độ yếu ớt và có thể suy sụp vào bất cứ thời điểm nào. Vì thế, giới đầu tư vàng đang mất dần kiên nhẫn, trong khi TTCK lại đang có chiều hướng chuyển động hướng lên.
Nội tại của TTCK cũng cho thấy mọi chuyện vẫn diễn ra một cách hoàn toàn không tự nhiên. Những lực cầu cố ý khi đánh lên và lực bán cố tình khi đánh xuống vẫn tồn tại trong suốt chiều dài con sóng diễn ra từ đầu năm 2012 đến nay.
Hiểu một cách nghịch lý, chừng nào mà mọi việc còn diễn tiến thiếu tự nhiên, chừng đó thị trường vẫn còn cơ hội để phục hồi. Vào năm 2011, kết quả của sự thiếu tự nhiên đó đã dẫn đến hậu quả thị trường lao dốc thảm hại. Nhưng vào năm nay, có thể mọi chuyện sẽ diễn ra ngược lại.
Vùng đáy đang được gia cố dần, cùng với bầu không khí tín dụng đang dần ấm áp. Nhiều khả năng là trong 2-3 tuần tới, “bão” sẽ mạnh dần lên và một đợt tăng điểm mới sẽ hình thành. Trong “cơn bão” này, tỷ lệ tăng của HNX sẽ mạnh hơn VNI.
Hạ Xuyên
Lưu ý nhỏ với các bạn dòng tiền đang chảy vào các cổ phiếu lên sau thị trường nghĩa là những cổ phiếu lên ít trong giai đoạn điều chỉnh vừa qua mà thanh khoản vẫn tốt như em: SJS, ITA, LSS, PVF, HSG, HAG, OGC.
Chúc anh nào đang đứng trong tâm bão thì được bay thật cao, còn anh em nào đang ở ngoài thì đừng ngần ngại nữa mà hãy nhảy vào ngay trước khi bão đến HNX rồi vào HOS.
“Tâm bão” từ… Trung Quốc
Sau khi đã điều chỉnh khá nhẹ nhàng trên HOSE nhưng HNX lại mất đến gần một nửa giá trị hồi phục trong thời gian qua, thị trường đang có nhiều dấu hiệu cho thấy sẽ bước vào một đợt tăng điểm mới.
Đợt tăng điểm này, nếu quả đúng như vậy, được khởi nguồn từ những thông tin tích cực nào?
Không khí vĩ mô đối với TTCK ở Việt Nam vẫn còn khá mờ mịt, Chỉ thị 01 của Ngân hàng nhà nước được khá nhiều nhà đầu tư phân tích theo hướng thắt chặt tín dụng hơn là nới lỏng.
Nhưng từ một góc độ khác biệt khá xa, động thái tích cực lại đang xảy ra từ… Trung Quốc.
Vào ngày 18/2/2012, lần thứ hai trong ba tháng, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã quyết định hạ mức dự trữ bắt buộc 0,5% đối với hệ thống các ngân hàng thương mại. Đây chính là một biện pháp can thiệp được giới đầu tư cổ phiếu Trung Quốc chờ đợi ròng rã từ đầu năm 2012. Cho đến sát tết con Rồng, vẫn còn nhiều lời đồn đoán là Ngân hàng trung ương sẽ hạ dự trữ bắt buộc để kích thích kinh tế. Nhưng có lẽ cũng như Việt Nam, Trung Quốc không muốn mạo hiểm khi bơm tiền ra thị trường trước tết mà do đó có thể làm tăng lạm phát - điều mà quốc gia này đang cố gắng kềm chế.
Tuy nhiên, việc so sánh bối cảnh của TTCK Việt Nam với những gì đang diễn ra ở Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa, nếu đã không xuất hiện những trùng hợp không hẳn là ngẫu nhiên của TTCK giữa hai quốc gia này.
Có một sự tương đồng nhất định đã xảy ra giữa chỉ số Shanghai Composite (SSE) của sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải với chỉ số VNI của TTCK Việt Nam. Nếu lấy đỉnh năm 2007 làm mốc, cho đến cuối năm 2010, cả hai chỉ số này đều giảm 32%. Nhưng đặc biệt từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, dạng vận động của SSE và VNI gần như song trùng, và cả hai chỉ số này đều giảm với độ gần tương đương nhau: SEE mất 33% và VNI mất 36%.
Vào đầu năm 2012, lại một lần nữa, SSE và VNI trở nên “đồng cảm” khi hai chỉ số này đều đã lập đáy, với SSE xảy ra trước VNI khoảng gần một tuần lễ. Từ thời điểm đó đến nay, SSE đã tăng hầu như liên tục với vận động răng cưa.
Cùng với SSE mang tính đại diện, hầu hết các chỉ số chứng khoán khác của Trung Quốc cũng tăng trưởng trong hơn một tháng qua. Hiện tượng đó cho thấy cũng gần tương tự như thời kỳ từ tháng 10/2008 đến tháng 2/2009, TTCK Trung Quốc đã phản ứng trước chu kỳ phục hồi kinh tế và đã diễn biến lên điểm trước.
Lần này cũng vậy, khó có thể suy đoán khác hơn là động thái phục hồi trước của các TTCK Trung Quốc đang biểu thị cho sự đón đầu động thái hạ dự trữ bắt buộc của Ngân hàng trung ương Trung Quốc. Và việc hạ dự trữ bắt buộc lại đã diễn ra, dù có hơi muộn.
“Cơn bão” mới
Cũng cần lưu ý là trước 5 ngày diễn ra quyết định hạ dự trữ bắt buộc trong nền kinh tế Trung Quốc, NHNN Việt Nam đã ban hành Chỉ thị 01 và một công văn gây tranh cãi về “kiểm soát tỷ lệ dư nợ cho vay không khuyến khích tối đa 16%”.
Đang có một cái gì đó có tính đồng pha, hoặc vô tình hoặc hữu ý, giữa hai huyết mạch tài chính của Trung Quốc và Việt Nam. Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư và kể cả các công ty chứng khoán vẫn hoài nghi về động tác hạn chế cho vay chứng khoán và bất động sản trong công văn 674 của NHNN, đã xuất hiện vài ba ý kiến lạc quan hơn, cho rằng “room” 16% ít nhất cũng không bị giảm hơn so với trước đây. Lạc quan hơn nữa, việc lần đầu tiên NHNN xác định “room” này cho khối chứng khoán và bất động sản đã cho thấy dù vẫn bị xem là những lĩnh vực không được khuyến khích, nhưng hai khối này đã lần đầu tiên được gián tiếp xác nhận về chủ trương được cho vay.
Cũng bởi thế, trong thời gian gần đây người ta đã phải đề cập đến một “sóng” giảm lãi suất có thể diễn ra trên diện rộng, mà hiện tượng ở BIDV, Vietcombank, Vietinbank, ACB chỉ mới là bước khởi đầu.
Cũng có thể “giống” với Trung Quốc, trong thời gian tới NHNN Việt Nam sẽ thực hiện một biện pháp nới lỏng tín dụng nào đó. Lãi suất được kéo giảm vẫn là biện pháp được mong ngóng nhất. Và thời gian cũng như các điều kiện để thực hiện biện pháp này đã kéo dài và cấu thành khá đủ.
Tuy nhiên, điều chắc chắn mà những người lạc quan đều có thể dự đoán được là dù trạng thái nới lỏng có được phục hồi, mọi việc vẫn sẽ diễn ra một cách chậm chạp, dòng tiền sẽ tuôn chảy vào TTCK từ từ chứ không ồn ào như năm 2009.
Tuy chưa có thống kê tổng hợp nào (và chắc sẽ chẳng bao giờ có), nhưng tại vài ba công ty chứng khoán đã có xác nhận về một dòng tiền mới đang chuyển từ kênh đầu tư vàng sang chứng khoán. Trong thực tế, giá vàng đã đi ngang suốt 4 tháng qua, nhưng lại là một thái độ yếu ớt và có thể suy sụp vào bất cứ thời điểm nào. Vì thế, giới đầu tư vàng đang mất dần kiên nhẫn, trong khi TTCK lại đang có chiều hướng chuyển động hướng lên.
Nội tại của TTCK cũng cho thấy mọi chuyện vẫn diễn ra một cách hoàn toàn không tự nhiên. Những lực cầu cố ý khi đánh lên và lực bán cố tình khi đánh xuống vẫn tồn tại trong suốt chiều dài con sóng diễn ra từ đầu năm 2012 đến nay.
Hiểu một cách nghịch lý, chừng nào mà mọi việc còn diễn tiến thiếu tự nhiên, chừng đó thị trường vẫn còn cơ hội để phục hồi. Vào năm 2011, kết quả của sự thiếu tự nhiên đó đã dẫn đến hậu quả thị trường lao dốc thảm hại. Nhưng vào năm nay, có thể mọi chuyện sẽ diễn ra ngược lại.
Vùng đáy đang được gia cố dần, cùng với bầu không khí tín dụng đang dần ấm áp. Nhiều khả năng là trong 2-3 tuần tới, “bão” sẽ mạnh dần lên và một đợt tăng điểm mới sẽ hình thành. Trong “cơn bão” này, tỷ lệ tăng của HNX sẽ mạnh hơn VNI.
Hạ Xuyên
Lưu ý nhỏ với các bạn dòng tiền đang chảy vào các cổ phiếu lên sau thị trường nghĩa là những cổ phiếu lên ít trong giai đoạn điều chỉnh vừa qua mà thanh khoản vẫn tốt như em: SJS, ITA, LSS, PVF, HSG, HAG, OGC.
Chúc anh nào đang đứng trong tâm bão thì được bay thật cao, còn anh em nào đang ở ngoài thì đừng ngần ngại nữa mà hãy nhảy vào ngay trước khi bão đến HNX rồi vào HOS.
Chỉnh sửa cuối: