[Funland] π|∆#%√&-+×÷!Cụ mợ nào từng học toán nhào vô chơi

Ngoẵng

Xe tải
Biển số
OF-312173
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
297
Động cơ
299,710 Mã lực
HỌC TOÁN CÓ NGUY HIỂM?

Tôi là 1 người học chuyên Toán từ bé, tham gia vô số các kỳ thi học sinh giỏi Toán, tốt nghiệp đại học sư phạm Toán loại giỏi, thạc sỹ Toán, làm nghiên cứu sinh ở Pháp, nhiều năm giảng dạy Toán, sau đó từ bỏ nghề thầy giáo, lao vào môi trường doanh nghiệp để trải nghiệm, 5 năm làm cho các công ty nước ngoài (Úc, Singapore), hơn 1 năm nghiên cứu về giáo dục Mỹ, Singapore và vừa làm việc cho tập đoàn Singapore vừa đang trực tiếp dạy buổi tối Toán Tiếng Anh cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 10, mỗi ngày 2 ca, tuần 10 ca liên tục.

Tôi suy nghĩ, trăn trở rất nhiều và hôm nay quyết định viết bài này nói về việc dạy và học Toán ở Việt Nam, đối chiếu với dạy và học Toán ở Mỹ và Singapore, 2 cường quốc về Giáo dục và Kinh tế của thế giới.

Bài viết được trình bày ở dạng tranh biện, chỉ phản ánh quan điểm cá nhân của tôi, có thể "thổi bay não" một số người và làm một số người khác khó chịu. Tôi sẵn sàng đón nhận tất cả các thái độ và các tranh luận khác nhau đối với bài viết này.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày 9/12/2018, nhân ngày hội Toán học ở Việt Nam được tổ chức tại Sài Gòn, trường Đại học Sài Gòn tổ chức một buổi tọa đàm với chủ đề; Học toán để làm gì? (Ảnh 1), trong đó có sự chia sẻ của những vị thầy hàng đầu, đáng kính của tôi về Toán học của Việt Nam.

Đọc qua một lượt các chia sẻ của các thầy (Ảnh 2), thì bản thân các thầy sau hơn nửa đời người làm Toán vẫn loay hoay với câu chuyện; Toán học rất tuyệt vời, rất quan trọng, các thầy rất mê Toán, nhưng làm sao để khyến khích tất cả những người khác cũng mê Toán như các thầy?

Đây là câu hỏi chung cho tất cả những người yêu Toán và đang làm công tác giảng dạy Toán. Đa số những người này (trong đó có tôi) và kể cả các thầy ở trên đều đang đá quả bóng (hay là đổ lỗi) cho người học (học sinh, sinh viên) rằng người học do thiếu nhận thức về Toán học, về tầm quan trọng của Toán học nên thiếu đam mê học Toán, nên không có Toán làm công cụ hỗ trợ cho mọi hoạt động của cuộc sống.

Trong khi đó, những người làm Toán, dạy Toán đã bao giờ tự hỏi rằng: "cái thứ mà chúng ta đang gọi là Toán học" đó có gì hấp dẫn không, có lợi gì cho cuộc sống thực tế không, có giúp cho người học tạo giá trị cho cộng đồng và có tiền trả về không?, hay chỉ đơn giản là thứ để chúng ta tự sướng với nhau? Phải chăng bản thân nội dung Toán học mà chúng ta đang nghiên cứu và giảng dạy có vấn đề gì không? Hay chúng ta tự cho rằng Toán học hiện nay như bông hoa tuyệt đẹp rồi, trách nhiệm của người học là phải khám khá ra vẻ đẹp của bông hoa đó để mà ngửi, mà ngắm?

Để trả lời câu hỏi này, tôi sẽ trình bày quy trình hình thành nội dung toán học và các bài toán, thứ quan trọng nhất tạo ra sự hấp dẫn hay chán ghét trong lòng người học đối với Toán.

DẠY VÀ HỌC TOÁN Ở MỸ VÀ SINGAPORE

Ở Mỹ và Singapore, trong mấy chục năm gần đây, việc hình thành nội dung Toán, các bài Toán và cách dạy và học Toán đi theo quy trình 4 bước:

Bước 1: Quan sát các tình huống thực tế và phát hiện ra vấn đề cần giải quyết.

Bước 2: Tìm kiếm 1 mô hình Toán học thể hiện được bản chất của vấn đề thực tế đó.

Bước 3: Giải quyết mô hình Toán học trên và tìm ra đáp án.

Bước 4: Áp dụng kết quả có được vào tình huống thực tế để giải quyết vấn đề.

Mọi nội dung toán học, mọi bài toán từ lớp 1 đến lớp 12 và cả đại học đều được phát triển theo quy trình 4 bước như trên.

Do vậy, mọi bài Toán được phát biểu dưới dạng 1 tình huống thực tế (họ gọi là word problem) và trông nó chẳng có gì là Toán học cả.

Đứa trẻ học những bài toán kiểu này tất nhiên vẫn phải rèn luyện kỹ năng giải Toán, nhưng có 2 kỹ năng quan trọng hơn là 1- khả năng tìm ra mô hình Toán học phù hợp áp dụng vào tình huống thực tế có vấn đề và 2- khả năng áp dụng kết quả có được vào giải quyết vấn đề mang tính thực tế.

Những bài Toán kiểu này rất hấp dẫn và kích thích người học, nó như thỏi nam châm hút lấy người học.

Như vậy, trẻ em Mỹ/Singapore học Toán thực chất là rèn luyện kỹ năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, trong tài liệu giáo dục của họ thường viết là: to solve real-world problems.

Trong bản Chiến lược về giáo dục STEM (Science - Technology - Engineering - Mathematics Education) của Mỹ vừa được tổng thống phê duyệt tháng 12/2018 (Ảnh 3), một trong 4 lộ trình (pathway) được vạch ra là "Tạo cảm hứng và Khuyến khích người học bằng cách tập trung vào các vấn đề, các thách thức của thế giới thực phức tạp đòi hỏi sự chủ động và sáng tạo".

Bản chiến lược này cũng đặt ra vấn đề biến Toán học trở thành Thỏi nam châm (Ảnh 4,5) bằng cách biến Toán học trở thành công cụ mô hình hóa cho thế giới thực, dạy và học Toán bằng trải nghiệm, bằng các tính huống thực tế đầy ý nghĩa, mang tính ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.

DẠY VÀ HỌC TOÁN Ở VIỆT NAM

Quay lại quy trình 4 bước hình thành 1 bài toán ở trên, Việt Nam chúng ta đang làm thế nào?

Chúng ta cắt đầu, cắt đuôi, chỉ giữ lại 2 bước giữa: 2 và 3. Bịa đặt ra bài toán và yêu cầu học sinh giải bài toán đó cho ra kết quả. Chấm hết.

Các nhà toán học, các thầy cô dạy Toán ra sức ngồi trong 4 bức tường, phòng lạnh, căn cứ các bài toán có sẵn trong các loại sách, rồi tìm cách thêm bớt giả thiết, kết luận, bịa đặt ra vô số các bài toán khác nhau với độ khó tăng dần để thách thức, đánh đố học sinh của mình thông qua 1 loạt các kỳ thi như: hỏi miệng, kiểm tra 15p, 1 tiết, học kỳ, cuối năm, học sinh giỏi, thi thpt quốc gia, ..

Chúng ta gọi những thứ bịa đặt đó là Toán học, cho rằng nó đẹp như một bông hoa và đòi hỏi người học phải yêu nó, mê nó, học nó và tìm cách giải chúng. Người học không mê nó thì chúng ta đổ lỗi cho người học là không có ý thức học tập, lười biếng.

Trong khi, những bài toán được bịa ra đó không hề được sử dụng để mô hình hóa cho bất kỳ tình huống có vấn đề nào đó trong thực tế cuộc sống đầy sôi động. Những bài toán khô khan, trống rỗng, lý thuyết suông như vậy làm sao hấp dẫn người học được?

Chúng ta biến những đứa trẻ trở thành thợ giải Toán lý thuyết thuần túy. Chúng giải toán giỏi, nhưng chúng chả biết sử dụng kỹ năng đó để làm gì và chẳng tạo ra được bao nhiêu giá trị cho cộng đồng.

Nhiều thầy giáo, bạn học của tôi trước đây và hiện nay, các nhà Toán học, tiến sỹ Toán, các thầy dạy Toán bằng kiến thức kỹ năng của mình chẳng tạo ra đc bao nhiêu giá trị cho cộng đồng nên nhận về không được bao nhiêu tiền bạc dẫn đến già đi mà chẳng có bao nhiêu tài sản, tiền bạc hoặc phải làm thêm vô số các nghề ngoài chuyên môn để kiếm sống, làm giàu.

Nếu chúng ta cứ tiếp tục như vậy, chúng ta không chỉ làm hại đến các thế hệ học trò mà làm hại chính con em của mình, những đứa trẻ do chính mình đẻ ra và nuôi dạy trong ngôi nhà của mình.

Những đứa trẻ bị nhồi nhét thứ Toán học bịa đặt thuần lý thuyết đó (trong đó có bản thân tôi) bị ám ảnh bởi tư duy đúng tuyệt đối, cái gì cũng đòi hỏi logic chặt chẽ nên thiếu sự đón nhận các ý kiến đa chiều, thiếu sự chấp nhận những người sống bằng cảm xúc, ít lý trí và ít logic.

Những đứa trẻ này thích lý lẽ, thích tranh luận, thích thắng thua mà quên rằng tình thương dành cho đồng loại, động vật, cây cỏ còn vượt lên trên tất cả những lý lẽ, tranh luận, thắng thua đó.

Tạo giá trị cho cộng đồng mới là mục đích sống cao cả của con người chứ không phải hơn thua ở những lần cãi vã.

Sau khi đọc xong bài này, đã có một số người hỏi tôi: Về mặt thực tiễn tôi đang làm gì với Toán học tại Việt nam. Tôi xin trả lời rằng: Tôi đang dạy hàng trăm học trò, các bạn đến với tôi mà chỉ mang bút chì + tẩy, không có vở ghi, không có ghi bài, không có bài tập về nhà và các bạn đến học chỉ vì thích và đam mê. Thứ Toán học và phương pháp mà tôi đang làm đã thực sự là Thỏi nam châm hút các bạn ấy đến với Toán.

KẾT LUẬN

Vừa rồi, Bộ giáo dục và đào tạo đã công bố Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi cũng đã đọc kỹ thì riêng ở môn Toán vẫn chưa có gì đột phá, vẫn là tư duy cũ, vẫn là cái thứ Toán học thuần lý thuyết được bịa ra trong phòng lạnh.

Chúng ta vẫn có thể có giải ở các kỳ thi Olimpic Toán học quốc tế, nhưng chúng ta sẽ tiếp tục bị Mỹ/Singapore bỏ xa trên con đường Tạo giá trị, con đường Thay đổi thế giới để trở nên thịnh vượng, giàu có hơn.

Và các gia đình có điều kiện kinh tế sẽ tiếp tục gửi con ra nước ngoài để tị nạn giáo dục.

Tôi có thể khẳng định rằng: đa số các tiến bộ hiện nay của đất nước đều là sự đóng góp đáng kể của những người đã từng đi du học ở nước ngoài, những người tị nạn giáo dục.

Còn nền giáo dục hiện nay của chúng ta khó có thể làm được gì đáng kể nếu vẫn tiếp tục tư duy như hiện nay.

Thật bất hạnh!

Nguồn: fa-xê-búc Bá Phong nào đó.
 

Linh Bê Tha

Xe container
Biển số
OF-573265
Ngày cấp bằng
9/6/18
Số km
6,524
Động cơ
203,421 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
KAIKOM CO.LTD
Website
www.otofun.net
Bài dài quá, nhưng em ghét toán ở ta là cái kiểu phải nhớ công thức và trúng đề :))
Đi thi cũng cần tủ và trúng đề.
Thi xong ngon ngon làm con đề 7h anh em tha hồ Net xuyên đêm ạ :))
 

Chẫu_Chuộc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617386
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
2,931
Động cơ
149,290 Mã lực
Tuổi
47
Bài dài quá, nhưng em ghét toán ở ta là cái kiểu phải nhớ công thức và trúng đề :))
Đi thi cũng cần tủ và trúng đề.
Thi xong ngon ngon làm con đề 7h anh em tha hồ Net xuyên đêm ạ :))
Trúng đề à cụ
Cho em xin cặp tối nay đê
 

Cao_Xanh

Xe tăng
Biển số
OF-622886
Ngày cấp bằng
12/3/19
Số km
1,782
Động cơ
137,741 Mã lực
Nơi ở
Heaven
GD phổ thông thì môn Toán học là bắt buộc -> OFer nào chẳng học toán...Nhưng nội dung topic có lẽ dành cho các Kụ từng học chuyên toán hoặc yêu thích toán...?!;)
Nhưng trong thời AI đang hot thì học toán giỏi cũng có nhiều lợi thế...
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,190
Động cơ
320,739 Mã lực
Em đọc sau, em ghét Toán ở mấy cái tích phân tích pheo gì đó hồi đại học, e phải thi lại cả ở lớp và cửa sau nhà Thầy. Đến giờ vẫn đ.éo hiểu tích phân giúp gì trong đời sống
Cộng trừ nhân chia thì em nhẩm chả thua ai :)
 

cantona

Xe lăn
Biển số
OF-30704
Ngày cấp bằng
7/3/09
Số km
11,224
Động cơ
663,954 Mã lực
Nơi ở
Bên Vừng.
Ở VN thì học theo kiểu GD VN thôi, còn cải cách nhiều. Nói theo kiểu phá thớt thì cứ 6 rưỡi tối quất, toán học ở đấy chứ đâu, keke.
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,413
Động cơ
1,113,736 Mã lực
Tuổi
46
Em đọc sau, em ghét Toán ở mấy cái tích phân tích pheo gì đó hồi đại học, e phải thi lại cả ở lớp và cửa sau nhà Thầy. Đến giờ vẫn đ.éo hiểu tích phân giúp gì trong đời sống
Cộng trừ nhân chia thì em nhẩm chả thua ai :)
Tích phân vẫn chưa hại não bằng Kinh tế lượng lão nhé, giờ ngủ đêm thỉnh thoảng em vẫn mơ về nó! :))
 

dung.nv

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-363720
Ngày cấp bằng
20/4/15
Số km
6,190
Động cơ
320,739 Mã lực
Tích phân vẫn chưa hại não bằng Kinh tế lượng lão nhé, giờ ngủ đêm thỉnh thoảng em vẫn mơ về nó! :))
Toán đại học là ác mộng và ám ảnh đời em, cho nên chả nhớ gì mấy. Chỉ nhớ đi thầy khá dầy mà vẫn bị tỉa đểu mấy câu. Thầy dạy Toán đh em tên Dụng, em gọi là thầy Vô Dụng vì dạy toán em không hiểu gì
 

Cakiem168

Xe buýt
Biển số
OF-487851
Ngày cấp bằng
10/2/17
Số km
583
Động cơ
194,905 Mã lực
Tuổi
40
Em đọc sau, em ghét Toán ở mấy cái tích phân tích pheo gì đó hồi đại học, e phải thi lại cả ở lớp và cửa sau nhà Thầy. Đến giờ vẫn đ.éo hiểu tích phân giúp gì trong đời sống
Cộng trừ nhân chia thì em nhẩm chả thua ai :)
Cụ Châu còn đoạt giải nhờ tích phân trên mặt phẳng lồi và lõm đấy ạ!
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,413
Động cơ
1,113,736 Mã lực
Tuổi
46
Toán đại học là ác mộng và ám ảnh đời em, cho nên chả nhớ gì mấy. Chỉ nhớ đi thầy khá dầy mà vẫn bị tỉa đểu mấy câu. Thầy dạy Toán đh em tên Dụng, em gọi là thầy Vô Dụng vì dạy toán em không hiểu gì
Vấn đề là cái tính ứng dụng vào thực tiễn sau này gần như không có, mà giờ mấy môn toán đại học nên được lập trình thành app có phải hơn không cụ nhỉ.
 

Ngoẵng

Xe tải
Biển số
OF-312173
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
297
Động cơ
299,710 Mã lực
Em có cái đồng hồ này. Cụ nào nhớ hết là ok toán. Chiều đánh con 12 nhé.

 

Ngoẵng

Xe tải
Biển số
OF-312173
Ngày cấp bằng
18/3/14
Số km
297
Động cơ
299,710 Mã lực
Vấn đề là cái tính ứng dụng vào thực tiễn sau này gần như không có, mà giờ mấy môn toán đại học nên được lập trình thành app có phải hơn không cụ nhỉ.
Sao lại lập trình môn toán nhỉ? Phải học toán rồi mới lập trình chứ?
 

Gangnam

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-171717
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
55,413
Động cơ
1,113,736 Mã lực
Tuổi
46
Sao lại lập trình môn toán nhỉ? Phải học toán rồi mới lập trình chứ?
Các trường khối kinh tế có phải dân IT đâu cụ, mà xưa vẫn phải học mấy môn như KT lượng, xác suất thống kê, trong khi đó sao không lập trình để ứng dụng luôn, ý em là vậy cụ ạ.
 

khanhtx8

Xe điện
Biển số
OF-558317
Ngày cấp bằng
13/3/18
Số km
2,011
Động cơ
184,036 Mã lực
Tuổi
40
Em may mắn được dạy kiểu toán này, dù trên trường vẫn học kiểu thợ toán.

Giờ em lãnh hậu quả của việc học theo kiểu toán của VN là 1 thằng thì không biết viết lấy 1 công thức toán, 1 thằng thì không có khái niệm về thuật toán hay mô hình tính toán, còn đầu heo nhà em nó thuộc dạng bá đạo đẳng cấp ngoài những thành phần trên là không thuộc luôn đc bảng cửu chương. Nhưng ơn Đ ơn CP cả lũ ấy chúng nó đều được xóa mù chữ và cấp cho cái bằng đại học.

Mỗi lần cần tính toán hay thống kê gì đó trong công việc là em phải đẻ ra 1 cái bảng excel, khóa con bà nó các ông công thức vào và đội kia nó chỉ việc nhập liệu và gửi mail
 

Trâu cày đường nhựa

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-458300
Ngày cấp bằng
3/10/16
Số km
6,595
Động cơ
268,350 Mã lực
Tuổi
39
Em đọc sau, em ghét Toán ở mấy cái tích phân tích pheo gì đó hồi đại học, e phải thi lại cả ở lớp và cửa sau nhà Thầy. Đến giờ vẫn đ.éo hiểu tích phân giúp gì trong đời sống
Cộng trừ nhân chia thì em nhẩm chả thua ai :)
Em học tàm tạm mỗi môn toán học cao cấp.
Sao lại lập trình môn toán nhỉ? Phải học toán rồi mới lập trình chứ?
Em may mắn được dạy kiểu toán này, dù trên trường vẫn học kiểu thợ toán.

Giờ em lãnh hậu quả của việc học theo kiểu toán của VN là 1 thằng thì không biết viết lấy 1 công thức toán, 1 thằng thì không có khái niệm về thuật toán hay mô hình tính toán, còn đầu heo nhà em nó thuộc dạng bá đạo đẳng cấp ngoài những thành phần trên là không thuộc luôn đc bảng cửu chương. Nhưng ơn Đ ơn CP cả lũ ấy chúng nó đều được xóa mù chữ và cấp cho cái bằng đại học.

Mỗi lần cần tính toán hay thống kê gì đó trong công việc là em phải đẻ ra 1 cái bảng excel, khóa con bà nó các ông công thức vào và đội kia nó chỉ việc nhập liệu và gửi mail
Khoa học đã chứng minh khi nhòm vô TIỀN chúng ta sẽ thấy sáng và rõ hơn
 

le_no_vo

Xe hơi
Biển số
OF-602782
Ngày cấp bằng
11/12/18
Số km
141
Động cơ
125,650 Mã lực
Tuổi
32
Toán đại học là ác mộng và ám ảnh đời em, cho nên chả nhớ gì mấy. Chỉ nhớ đi thầy khá dầy mà vẫn bị tỉa đểu mấy câu. Thầy dạy Toán đh em tên Dụng, em gọi là thầy Vô Dụng vì dạy toán em không hiểu gì
Thế nên nick cụ đặt là người vô dụng để tưởng nhớ thấy giáo à =))
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top