Thực ra cái quan điểm “cheating” tức là Mỹ bị các nước lừa ấy, nó cũng là một thành công trong việc mị dân của Trump. Chả có ai cheating được nước Mỹ cả.
Giờ cụ đi nhập khẩu bò Kobe chính hãng loại premium từ … Cuba chẳng hạn, thì cụ tin là thằng nhập khẩu nó cho đó là bò của Cuba à, hay nó thừa biết nó là bò Nhật dán lại nhán nhưng nó lờ đi để nhập cho rẻ

. Đây là vấn đề làm lại CO hàng Tàu mà nhiều người vẫn gào mồm lên nhé, cái này thì ai cũng biết, Mỹ nó biết lại càng rõ nhưng nó lờ đi vì nó được hưởng lợi, được mua hàng giá rẻ.
Còn về thâm hụt thương mại hàng hoá với các nước, Mỹ nó như thằng đang đi chợ, mua thịt về nấu cơm cho cả nhà ăn, cứ đòi chọn thịt vừa tươi, vừa ngon lại vừa rẻ. Nhưng lại chỉ mặt người bán thịt là mày đang lợi dụng bố mày đấy. Mỹ chỉ bô bô cái mồm là nó bỏ tiền ra cho nước khác, chứ nó lờ đi nó đang được hưởng cái sự sung sướng của việc được ăn thịt.
Còn cái hàng hoá chỉ một phần thôi, cái đống dịch vụ Big Tech của Mỹ lâu nay cũng chỉ ăn thuế 0% ở các nước thôi. Mỹ áp thuế hàng hoá các nước 10% thì xác định tất cả các dịch vụ liên quan đến Mỹ các nước có quyền áp lại 10% hết nhé. Lúc đấy sợ là mệt Mỹ đấy.
Còn bài cụ dẫn thì em đọc chưa thông lắm

, có lẽ từ ngữ hơi chuyên ngành em không hiểu hết được.
Vậy cháu trích đoạn của Buffet trong bài viết thôi, phần dịch là chatGPT bản quyền nhé ạ, cháu đi làm k ngồi sửa bản dịch được:
Let’s think of it in terms of a family: Imagine that I, WarrenBuffett, can get the suppliers of all that I consume in my lifetime to take Buffett family IOUs that are payable, in goods andservices and with interest added, by my descendants. This scenario may be viewed as effecting an even trade between the Buffett family unit and its creditors. But the generations of Buffettsfollowing me are not likely to applaud the deal (and, heaven forbid, may even attempt to welsh on it).Think again about those islands: Sooner or later the Squanderville government, facing ever greater payments to service debt,would decide to embrace highly inflationary policies—that is, issue more Squanderbucks to dilute the value of each. After all,the government would reason, those irritating Squanderbondsare simply claims on specific numbers of Squanderbucks, not onbucks of specific value. In short, making Squanderbucks less valuable would ease the island’s fiscal pain.That prospect is why I, were I a resident of Thriftville, wouldopt for direct ownership of Squanderville land rather than bondsof the island’s government. Most governments find it much hardermorally to seize foreign-owned property than they do to dilutethe purchasing power of claim checks foreigners hold. Theft bystealth is preferred to theft by force
Hãy tưởng tượng một gia đình, ví dụ như gia đình Buffett. Ta có thể cho rằng, nếu Warren Buffett có thể nhờ các nhà cung cấp chấp nhận những “IOU” (chứng nhận nợ) của gia đình Buffett, hứa trả bằng hàng hoá, dịch vụ và có thêm lãi suất cho các thế hệ sau, thì giao dịch này có vẻ công bằng giữa gia đình Buffett và những người cho vay. Tuy nhiên, những thế hệ sau này có thể sẽ không đồng ý với thỏa thuận này – thậm chí có thể cố gắng lừa đảo, không chịu trả nợ.
Tương tự, hãy xem xét ví dụ về một hòn đảo có chính phủ gọi là Squanderville. Khi chính phủ đó cần trả nợ ngày càng tăng, họ có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền (Squanderbucks) để làm giảm giá trị của từng đồng tiền, từ đó giúp dễ dàng thanh toán nợ vay. Chính sách này được ưa chuộng hơn việc tịch thu tài sản do nước ngoài sở hữu, vì việc “làm bập bẹ” giá trị của các chứng nhận nợ mà người nước ngoài cầm giữ sẽ ít đạo đức vi phạm hơn.
Tóm lại, nếu bạn sống ở Thriftville (Tức là như VN), bạn có thể sẽ thích sở hữu trực tiếp đất đai của Squanderville (tức là Mỹ) hơn là nắm giữ trái phiếu của chính phủ đảo, vì việc giảm giá trị tiền tệ có thể gây thiệt hại cho giá trị của khoản đầu tư đó.
>> Tức sau vài thế hệ thì Mỹ sẽ phải bán đất đai, tài nguyên, công nghê cho con cháu của các nước đang thặng dư với Mỹ.
Câu chuyện bác nhìn chỉ là ở 1 thế hệ thôi nên bác thấy Mỹ như có lợi.
Còn về câu chuyện thặng dư dịch vụ của Mỹ với thế giới thì bác không sai. Nhưng nếu cháu là người Mỹ cháu cũng chỉ quan tâm tới cái cháu đang bị thiệt hại thôi. Nếu các nước cảm thấy thâm hụt dịch vụ với Mỹ là không ok thì có thể đập tariff như EU đang doạ mà.
Có điều về tổng thể cộng cả hàng hoá, dịch vụ theo cháu hiểu Mỹ vẫn đang bị thâm hụt. Với lại điển hình thặng dư dịch vụ và thâm hụt hàng hoá là Ấn thì kinh tế rõ ràng không phát triển nổi nên chắc là thặng dư dịch vụ không có lợi bằng thặng dư hàng hoá.