Liên quan đến việc bố thí, có đoạn này:
Ở đây, thầy đưa ra ví dụ để đánh tráo khái niệm để đỡ đạn cho Phước Nghiêm.
Việc thầy KHÔNG BIẾT người bố thí cho mình có phải là hung ác, xấu xa hay không nó khác với việc BIẾT người ta xấu mà vẫn nhận bố thí.
Ông Tuệ cố tình lập lờ chỗ này, đưa ra ví dụ để tránh trả lời trực diện vào câu hỏi. Một kiểu khôn lỏi (lươn lẹo).
"Theo Phật giáo, tài sản phải được tạo lập một cách chính đáng, bằng nghề nghiệp chính đáng, không dùng sức mạnh đế cướp đoạt, không dùng xảo trí để lừa lọc, không dùng quyền chức để tham ô, không dùng các điều kiện không trong sạch để đánh đổi, hay dùng các tà mạng để có được. Thêm nữa, tài sản đó phải được thừa kế, được tặng cho, được trao quyền sử dụng một cách hợp pháp, chính đáng và phải được pháp luật bảo hộ. Khi đó, tài sản mang dâng cúng mới trở thành thanh tịnh tài thí".
"Khi mang ra bố thí, tài vật đó được đặt trong mối quan hệ với người bố thí và người nhận bố thí. Trong quan hệ ấy, tùy vào điều hiện của bên cho và bên nhận mà tài thí liên đới và mang ý nghĩa thanh tịnh hay không thanh tịnh".
“Người bố thí có giới, theo thiện pháp, và người nhận cũng có giới, theo thiện pháp. Như vậy là thanh tịnh vật thí, người cho thanh tịnh và người nhận cũng thanh tịnh”. Đây chính là hình thức bố thí mà Phật giáo chủ trương. Trong hình thức bố thí này, cả người cho, người nhận và vật thí đều thanh tịnh. Chỉ có như thế công đức, lợi ích và phúc báo của hành động bố thí mới được thành tựu viên mãn và mới thể hiện chân giá trị".
Rõ ràng, khi ông Tuệ và các "sư nhỏ" bất chấp, không cần biết người bố thí là tốt hay xấu, vật bố thí có thanh tịnh hay không, mặc cho nhiều người có ý kiến, thì đã không thực hành đúng theo lời Phật dạy.
Cá biệt đến như anh sư tinh tấn gì đó còn phán "con không cần biết là ăn cướp hay gì miễn tài trợ cho đoàn là tốt đẹp" thì không biết anh ấy tu kiểu gì