[Funland] "Tiến về Sài Gòn" qua ảnh

_MeoTom_

Xe tăng
Biển số
OF-361672
Ngày cấp bằng
6/4/15
Số km
1,269
Động cơ
273,704 Mã lực
Tối qua em vừa xem nốt phần 6 trong loạt phim tài liệu Viet Nam: The war changed America. Tên TV là Việt Nam: Cuộc chiến thay đổi nước Mỹ. E đưa thông tin để cụ nào muốn xem tiện tìm kiếm (phim mới phát hành t1/2025 do Apple Original phát hành).
Phim có cách tiếp cận khá hay là dựa trên các thước phim đã quay ở thời điểm đầu cuộc chiến và kéo dài đến ngày 30/4 khi 11 lính Mỹ cuối cùng rút chạy khỏi nóc đại sứ quán Mỹ. Mỗi tập là 1 giai đoạn nhưng có nhân vật hiện tại kể về thời điểm trong cuộc chiến mà họ trực tiếp tham gia (có video, có lời thoại)
Nội dung thì khẳng định lại rằng Mỹ ko có lý do chính đáng nào tham gia cuộc chiến ở VN, gây nên 1 cuộc chiến tranh tàn khốc và đau thương cho 1 dân tộc trong 1 cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong thế kỷ 20. Nhưng vẫn lồng ghép các giá trị về tinh thần đồng đội của lính Mỹ rồi giá trị nhân văn khi Mỹ giải cứu/sơ tán dân khỏi vùng chiến sự.
Xem để suy ngẫm và để thấy cách nhìn từ phía bên kia về cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của cha ông ta, số phận người dân ta bị giày xéo khổ cực, bị định đoạt ra sao từ phía những con người cách nửa vòng trái đất trong những căn phòng đầy tiện nghi để thấy số phận dân ta nó nhỏ bé nhường nào và thấy giá trị của hoà bình nó đáng quý biết bao. Một lần nữa xin cám ơn thế hệ cha ông đã đổ biết bao xương máu để có được ngày hôm nay.
Xem và suy ngẫm trong những ngày sắp đến lễ kỷ niệm tròn 50 năm thống nhất đất nước. Mời các cụ!
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,137
Động cơ
239,386 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Tháng 10/1974, ông Lê Duẩn tổ chức một cuộc họp với những cán bộ quân sự của chính trị quan trọng ở Đồ Sơn. Nơi họp này, ngày nay là toà nhà Thủy văn Hải Phòng trên đỉnh núi cao trông xuống khi Du lịch Hoàn Dáu.
Trong cuộc họp đó, Ông Lê Duẩn đã vạch ra kế hoạch giải phóng Nam Việt Nam. Mục tiêu lúc đó đặt ra cũng khiêm tốn: chỉ cần chiếm được Tây Nguyên, lấy đó làm căn cứ để chuẩn bị trận chiến lớn vào năm 1976, năm bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ
Cũng may cho Việt Nam, là Nixon, Tổng thống cực hiếu chiến, sẵn sàng xé Hiệp định Paris, sử dụng B-52 giúp đỡ Sài Gòn, đã bị thoái vị sau vụ nghe lén Watergate.
Tổng thống kế nhiệm Gerald Ford không hề biết những cam kết riêng của Nixon đối với Nguyễn Văn Thiệu. Mà kể có biết đi nữa thì Gerald Ford cũng không muốn giúp Sài Gòn nữa, ông muốn chấm dứt "kỷ nguyên Việt Nam"
Gần giống tình hình ucr với biden và Trump hiện tại . Nói chung nước nhỏ phải khôn khéo , húng là đứt.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Khu Mả Lạng: Sài Gòn sau trận pháo kích lúc 4:30AM ngày 21-4-1975
Sài Gòn 1975_4_21 (1_20).jpg
Sài Gòn 1975_4_21 (1_21).jpg
Sài Gòn 1975_4_21 (1_22).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Khu Mả Lạng: Sài Gòn sau trận pháo kích lúc 4:30AM ngày 21-4-1975
Sài Gòn 1975_4_21 (1_23).jpg

Sài Gòn 1975_4_21 (1_24).jpg
Sài Gòn 1975_4_21 (1_25).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Về hai quả bom CBU-55 ném xuống Xuân Lộc
Không rõ Mỹ chở bao nhiêu quả bom CBU-55 sang Việt Nam, có nguồn nói 12 quả, có nguồn nói 4 quả
Tháng 3/1975, người Mỹ đã giảng giải cho Đại tướng Cao Văn Viên (Tham mưu trưởng Quân lực VNCH) về nguyên tắc nổ của quả bom này. Chứng tỏ rằng đến lúc đó ông Viên cũng chưa biết tới loại bom này
Đề phòng rơi vào tay bộ đội ta, những quả bom CBU-55 mang sang Việt Nam không mang theo ngòi nổ, mỗi khi cần thì chở ngòi nổ từ Thái Lan sang. Vì thế, hai quả còn lại nằm ở Long Bình không có ngòi cũng thành vô dụng
 

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,835
Động cơ
144,227 Mã lực
Trong ảnh này em nhìn không thấy cụ nào giống cả! Ngồi thì cụ Văn Tiến DŨng, Lê Đức Thọ, PHạm Hùng thì em biết!
Hay là cụ này nhỉ? Hàm của cụ Anh lúc họp mà thiếu ghế thì đó đứng nghe là hợp lý, với lại cụ cũng cao lớn.
8427831-59c205fec6eb1ce9a441ef7335ea135a.jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
bom CBU-55 (1).jpg
bom CBU-55 (3).jpg

CBU là viết tắt của Cluster Bomb Unit nôm na là bom chùm, tức là bên trong bụng nó có nhiều bom con, giống như bom bi quả ổi.
CBU-55 là loại bom FAE (Fuel Air Explosive) nhiên liệu trộn khí aerosol.
Bomdj thả bằng dù, ngòi nổ là một cái que dài 3 mét, cách mặt đất 3 mét thì bom nổ, từ trong bụng văng ra tứ phía những chiếc hộp (như hộp thuốc lá) gọi là cassete. Sau khi văng ra thì từ trong bụng mỗi chiếc hộp cassete đó văng ra một chất cháy (Fuel), chất cháy này hoà trộn với không khí xung quanh tạo thành aersol, giống như xăng trộn khí trong động cơ ô tô, xe máy. Lúc đó một tia lửa từ bom mẹ điểm hoả, TẤT CẢ lượng hỗn hợp nhiên liệu trộn khí đồng loạt phát nổ, gây ra sóng xung kích và quả cầu lửa bao trùm một diện tích rộng. Ngày nay người ta gọi là bom nhiệt áp, vừa có nhiệt vừa có áp suất
 

Vomoicuoi

Xe điện
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
2,137
Động cơ
239,386 Mã lực
Tuổi
42
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
Cụ tham khảo trận An Lộc nhé, google không thu phí. Để hạ “ngáo ộp” B52 ở ĐBP trên không thì VN phải bài binh bố trận rada, tên lửa ra sao, bắn bao nhiêu quả. Đó là trong tư thế phòng thủ, còn khi tấn công thì bố trí phòng không chống không quân chiến thuật cũng đã bở hơi tai rồi cụ ạ.
B52 mà ở ngoài phạm vi hà nội thì vô đối, nhất là trong rừng , ko có tên lửa hoặc trân địa tên lửa bố trí ko đủ dày , nó bay thấp , dải thảm bom thì chả ai sống được.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Sóng xung kích khiến con người trong khu vực bom nổ bị hộc máu từ tai, tất cả oxy trong khu vực này không còn nữa, thêm nữa nhiệt độ cao khiến con người bị bỏng.
Đặc điểm của bom là không phá huỷ nhà cửa mà chỉ giết những người, bất kể ẩn nấp dưới hầm trú ẩn thì hỗn hợp cháy nổ cũng len lỏi tới, điều mà bom phá mảnh không làm nổi
 

rachfan

Xe container
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
6,198
Động cơ
471,316 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tối qua em vừa xem nốt phần 6 trong loạt phim tài liệu Viet Nam: The war changed America. Tên TV là Việt Nam: Cuộc chiến thay đổi nước Mỹ. E đưa thông tin để cụ nào muốn xem tiện tìm kiếm (phim mới phát hành t1/2025 do Apple Original phát hành).
Phim có cách tiếp cận khá hay là dựa trên các thước phim đã quay ở thời điểm đầu cuộc chiến và kéo dài đến ngày 30/4 khi 11 lính Mỹ cuối cùng rút chạy khỏi nóc đại sứ quán Mỹ. Mỗi tập là 1 giai đoạn nhưng có nhân vật hiện tại kể về thời điểm trong cuộc chiến mà họ trực tiếp tham gia (có video, có lời thoại)
Nội dung thì khẳng định lại rằng Mỹ ko có lý do chính đáng nào tham gia cuộc chiến ở VN, gây nên 1 cuộc chiến tranh tàn khốc và đau thương cho 1 dân tộc trong 1 cuộc chiến tranh kéo dài nhất trong thế kỷ 20. Nhưng vẫn lồng ghép các giá trị về tinh thần đồng đội của lính Mỹ rồi giá trị nhân văn khi Mỹ giải cứu/sơ tán dân khỏi vùng chiến sự.
Xem để suy ngẫm và để thấy cách nhìn từ phía bên kia về cuộc chiến đấu bảo vệ đất nước của cha ông ta, số phận người dân ta bị giày xéo khổ cực, bị định đoạt ra sao từ phía những con người cách nửa vòng trái đất trong những căn phòng đầy tiện nghi để thấy số phận dân ta nó nhỏ bé nhường nào và thấy giá trị của hoà bình nó đáng quý biết bao. Một lần nữa xin cám ơn thế hệ cha ông đã đổ biết bao xương máu để có được ngày hôm nay.
Xem và suy ngẫm trong những ngày sắp đến lễ kỷ niệm tròn 50 năm thống nhất đất nước. Mời các cụ!
Đúng là Mỹ không có lý do trực tiếp nào tham gia chiến tranh VN, mà chỉ có lý do gián tiếp. Lý do là những năm 1950 khối XHCN mở rộng từ TQ sang VN, và ở ĐNA thì TT Soeharto của Indo cũng có xu hướng ngả theo CNXH.

Mỹ lo lắng rằng nếu VN thống nhất bằng bỏ phiếu theo Hiệp định Geneva, lúc đó chắc chắn Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ thắng cử, thì VN sẽ nối với Indo thành dải CNXH lan khắp ĐNA. Nên Mỹ nhảy vào đỡ cho Diệm phá Hiệp định Paris, và tình hình leo thang đến chiến tranh toàn diện.

Còn lý do trực tiếp thì hoàn toàn không có. Trước đó Việt nam và Mỹ không có ân oán gì trực tiếp, Mỹ cũng không có quyền lợi gì ở Việt nam.
 
Chỉnh sửa cuối:

nadushop

Xe điện
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
4,611
Động cơ
387,620 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan

Doun

Xe điện
Biển số
OF-726544
Ngày cấp bằng
22/4/20
Số km
3,835
Động cơ
144,227 Mã lực
Sài Gòn 1975_4_20 (4).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài. Ảnh: Michel Laurent
Sân bay ngày đó mà cũng thu tiền vệ sinh nhỉ?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Fuel_Air_Explosive_bombs_in_South_Vietnam_1970.jpg

Ngày 21 tháng 4 năm 1975 được sự chuẩn y của tướng Homer D. Smith, Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã sử dụng 2 quả bom loại này, một máy bay vận tải C-130 bay tới Xuân Lộc tại độ cao 6.000m, rồi thả bom. Bom nổ tạo một quầng lửa đốt cháy một vùng rộng 1,6 hecta làm nhiều chiến sĩ ta hy sinh và bị thương
 

Hự.

Xe điện
Biển số
OF-426937
Ngày cấp bằng
3/6/16
Số km
3,057
Động cơ
316,941 Mã lực
Ở trên có cụ nói 1 quả CBU này được thả ở Xuân Lộc, 250 chiến sĩ ta khi hy sinh rất thảm khốc khổ sở vì thiếu oxy. Nhưng về logic làm gì có ai chứng kiến được mà kể lại?
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Em cũng nghĩ là cụ ấy.
Cụ Lê Đức Anh lúc đó hàm Đại tá thôi. Sau 1975, hai cụ Lê Đức Anh và Đồng Sĩ Nguyên được đặc cách phong vượt cấp từ Đại tá lên hàm Trung tướng
Ngay 2/9/1975, cụ Lê Đức Anh chỉ huy cuộc duyệt binh ở Quảng trường Ba Đình
 

maycatcnc

Xe tải
Biển số
OF-741022
Ngày cấp bằng
28/8/20
Số km
229
Động cơ
74,578 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Lô 29A KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội
Website
hancatemc.com
Dù và Thủy quân lục chiến là 2 lực lượng tổng trừ bị của quân lực VNCH, nôm na là ở đâu vỡ trận thì đội này được bốc đến ứng cứu (TQLC chủ yếu trách nhiệm tại đồng bằng duyên hải ven biển)

Do đó, Dù và TQLC được tuyển chọn kỹ hơn, huấn luyện tốt hơn, trang bị vượt trội hơn và dĩ nhiên là thiện chiến hơn

Tuy nhiên, Dù khi được đổ xuống Tây Nguyên để tái chiếm Ban Mê Thuật cũng bị nghiền nát vụn như thường. Còn TQLC cũng chẳng làm nên trò gì khi quân Giải phóng xé toạc Huế, hạ Đà Nẵng (10 vạn quân VNCH) trong có 3 ngày (theo Tháng 3 gãy súng,
1000073804.jpg

thì dấu ấn của TQLC chính là việc giết chóc cả đồng đội bộ binh của chúng để giành đường trốn chạy)

Cú giãy chết cuối cùng ở Xuân Lộc, mấy thằng Dù này gáy được lần cuối
Hồi xưa em đọc đến đoạn này cũng thấy ám ảnh. Nhưng mà có lẽ do VNCH được đào tạo, huấn luyện theo mô hình của mỹ, nên TQLC với bộ binh cũng ko ưa nhau lắm cũng giống như mỹ. Bởi đám bộ binh thì giống lính kiểng, công việc nhàn hạ hơn. TQLC thì cứ chỗ nào nguy hiểm, khó nhằn... thì phải có mặt. Giống như 1 số cuộc chiến của mỹ gần đây thì toàn TQLC đi trước dọn dẹp chiến trường rồi sau đám bộ binh mới vào tiếp quản. Có thể vì sự bất công đó nên giữa 2 binh chủng này ko ưa gì nhau.
 

T_ furygan

Xe tải
Biển số
OF-804830
Ngày cấp bằng
22/2/22
Số km
364
Động cơ
13,601 Mã lực
50 năm đã trôi qua nhưng ký ức chắc không thể phai mờ với những cựu chiến binh tham gia chiến dịch HCM giải phóng SG, thống nhất đất nước. Dù thời gian dài vẫn chưa thể quên hết được.
Thương nhất là những liệt sĩ ngã xuống ở cửa ngõ SG sáng 30/4/1975, họ chỉ cách dinh Độc Lập 10-15km là tới đích, hi sinh tại cầu Rạch Chiếc, cầu SG, cầu Thị Nghè, ngã 4 Bảy Hiền, khu Lăng Cha Cả. Có lẽ vì hoà hợp dân tộc nên TP HCM không lập bia tưởng niệm ở những địa điểm này.
Một ngày mà có bác đã nói ngày mà triệu người vui cũng có triệu người buồn. Mong rằng sau 50 năm, ta gác lại mọi chuyện, hướng tới tương lai, k còn ai nhắc tới kẻ Nam người Bắc nữa. Đất nước mãi mãi hoà bình, thống nhất.
Chú ruột vợ em hy sinh đúng 30/4/1975
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,084
Động cơ
653,135 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Sài Gòn 1975_4_20 (2).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài.
Sài Gòn 1975_4_20 (3).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài. Ảnh: Michel Laurent
Sài Gòn 1975_4_20 (4).jpg

4-1945 – trước khi Sài gòn sụp đổ, hàng trăm ngàn người Việt Nam đã rời bỏ đất nước chạy ra nước ngoài. Ảnh: Michel Laurent
Nói gì nói, phong cách của đại đa số công chức (và nhiều dân thường) ở SG thời đó rất phong thái và lịch lãm.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
57,615
Động cơ
1,188,805 Mã lực
Ở trên có cụ nói 1 quả CBU này được thả ở Xuân Lộc, 250 chiến sĩ ta khi hy sinh rất thảm khốc khổ sở vì thiếu oxy. Nhưng về logic làm gì có ai chứng kiến được mà kể lại?
Còn theo nhân chứng là Anh hùng lực lượng vũ trang Trần Văn Chín thì tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 4, sư đoàn 6) của ông đã bị trúng loại bom này tại khu vực suối Nhạn, khiến 28 người hi sinh tại chỗ, hơn 50 người khác bị thương phải đưa đi điều trị.
Còn đơn vị khác nữa?
Tin bay ra Hà Nội. Em còn nhớ Hà Nội xôn xao. Bom nguyên tử loại nhỏ? Không phải. Bom hơi độc cũng không phải vì có sát thương chảy máu, đốt cháy. Báo NHÂN DÂN gọi đó là bom "hơi độc hoá học" vì cũng chẳng ai biết là bom gì.
Lúc đó Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, cũng có thể là Mỹ lo ngại ta sẽ gây sức ép bắn vào máy bay Mỹ chở người di tản nên cũng chỉ ném hai quả. Em đoán thế.
Hai hôm sau, 23/4/1975 Tổng thống Gerald Ford tuyên bố "Mỹ không liên quan đến chiến tranh Việt Nam nữa" thì việc chôn cai xác chết lâm sàng chế độ Sài Gòn chỉ còn là thời gian.
Theo em biết thì thoả thuận ngầm là ngày 28/4/1975 là ngày người Mỹ phải rút đi. Nhưng do Đại sứ Martin cù nhày, hy vọng thoả hiệp.... nên buộc lòng ta phải pháo kích Sài Gòn để cảnh cáo, Phi đội Quyết thắng ném bom Tân Sơn Nhẩt chỉ là bồi thêm. Ngay đêm đó Tổng thống Ford ra lệnh di tản người Mỹ. Kissinger gọi điện trực tiếp cho Martin ra lệnh rút. Do trục trặc kỹ thuật nên cuộc di tản chậm trễ mất 6 giờ, khiến phải lùi thêm 12 giờ sáng đến 6 giờ sáng 30/4/1975
 

nhanchauchau

Xe điện
Biển số
OF-153466
Ngày cấp bằng
21/8/12
Số km
2,330
Động cơ
1,257,531 Mã lực
Theo em biết thì thoả thuận ngầm là ngày 28/4/1975 là ngày người Mỹ phải rút đi. Nhưng do Đại sứ Martin cù nhày, hy vọng thoả hiệp.... nên buộc lòng ta phải pháo kích Sài Gòn để cảnh cáo, Phi đội Quyết thắng ném bom Tân Sơn Nhẩt chỉ là bồi thêm. Ngay đêm đó Tổng thống Ford ra lệnh di tản người Mỹ. Kissinger gọi điện trực tiếp cho Martin ra lệnh rút. Do trục trặc kỹ thuật nên cuộc di tản chậm trễ mất 6 giờ, khiến phải lùi thêm 12 giờ sáng đến 6 giờ sáng 30/4/1975
Tay đại sứ này k rõ là có quyền lợi to lớn đến mức nào với chính quyền cũ mà cứ níu kéo mãi nhỉ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top