Bài viết của bác có điểm đúng, nhưng cường điệu và cảm tính, mang tính tuyên truyền hơn là phân tích kinh tế - địa chính trị khoa học. Lý do
Đúng là Mỹ tự sản xuất đủ ngũ cốc, rau xanh, thịt cho nhu cầu trong nước, sản xuất khá dồi dào các loại ngũ cốc như bắp, lúa mì, đậu nành, cùng với thịt bò, thịt heo, gà… tự cung tự cấp phần nhiều nhu cầu nội địa.
Mỹ cũng xuất khẩu rất nhiều nông sản. Họ là một trong số những nước nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, đặc biệt là ngô, đậu nành, thịt bò, thịt gà. Các thị trường chính là Trung Quốc, Mexico, Canada, Nhật, Hàn...
Mỹ cũng đảm bảo công nghệ sau thu hoạch, bảo quản lạnh, đóng gói chân không, xử lý khí quyển có kiểm soát (CA), logistics nông sản, etc.
Dù xuất khẩu và là nhà sản xuất nông sản lớn, nhưng thực tế Mỹ vẫn nhập khẩu nông sản, nhất là rau quả trái mùa (từ Mexico, Chile, Peru), hàng đặc sản nhiệt đới (chuối, dứa, cà phê…), thủy sản (Mỹ là nước nhập khẩu thủy sản hàng đầu), một số sản phẩm nông nghiệp chế biến (phô mai châu Âu, rượu vang, gia vị…).
Như vậy đúng là Mỹ có thể tự túc lương thực cơ bản, nhưng để đảm bảo thực phẩm đa dạng, họ vẫn là nước nhập khẩu lớn. Không có nhập khẩu lương thực, Mỹ không chết đói nhưng chất lượng đi xuống. Mỹ tự túc được về lương thực, nhưng nếu bị cấm vận công nghệ, phân bón, linh kiện nông nghiệp (giả sử nếu thế giới dám làm việc đó), thì Mỹ vẫn chịu ảnh hưởng về hiệu suất và chi phí sản xuất.
Bác bảo thế giới sẽ đói nếu Mỹ không xuất khẩu nông sản, tuy có phần đúng nhưng bác cường điệu quá. Mỹ là nguồn cung quan trọng, nhưng không phải duy nhất:
Brazil, Argentina, Ukraine (trước chiến tranh), EU, Australia, Nga,… cũng là các nhà xuất khẩu lớn.
Việc mất nguồn cung Mỹ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ, có thể xáo trộn thị trường lương thực toàn cầu, nhưng không đến mức "thế giới chết đói" như bác nói.
Bác nói Trung Quốc sẽ chết đói nếu không nhập nông sản từ Mỹ. Cái này là quá đáng rồi. Trung Quốc đúng là nhập khẩu rất nhiều đậu nành (chủ yếu để nuôi lợn), ngô, thịt từ Mỹ. Nhưng Trung Quốc cũng đa dạng hóa nguồn nhập khẩu, như Brazil, Argentina, Nga…Ngoài ra, Trung Quốc có chiến lược an ninh lương thực lâu dài, với kho dự trữ lớn, và có thể tự cung phần lớn gạo, lúa mì.
Tóm lại, Trung Quốc có thể gặp khó khăn, giá lương thực tăng, nhưng không “chết đói” nếu Mỹ dừng xuất khẩu.