- Biển số
- OF-495217
- Ngày cấp bằng
- 6/3/17
- Số km
- 2,251
- Động cơ
- 256,698 Mã lực
Về R&D (NCPT giải pháp và sản phẩm của doanh nghiệp) do DN tự làm phục vụ lợi ích chính họ, tất nhiên cả xã hội hưởng lợi với tư cách là khách hàng, vd hệ thống Cruise control, ABS, chống trơn trượt....cái này mang lại lợi ích cho DN và người sử dụng xe.
Sản phẩm R&D của DN, thì NN phải bảo vệ mạnh mẽ và thực chất quyền sở hữu trí tuệ, tránh việc một ông bỏ chi phí, thời gian nghiên cứu rồi cả làng làm nhái, muốn giữ lại phải chi tiền ra, như vậy chả ai dám làm.
KHCN cơ bản thì NN vẫn phải đầu tư, vì kinh phí quá lớn, thời gian dài (có khi cả trăm năm).
Tuy nhiên, KHCN cơ bản và giải pháp cải tiến Sp có nhiều chỗ giao thoa, rất gần nhau, vd cảm biến khí thải, giải pháp ngắt động cơ khi dừng (idling/stop) những giải pháp này do DN phát triển, nhưng nó giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm...cái này mang lại lợi ích lớn cho cả xã hội, thì NN nên chi trả 1 phần hoặc toàn bộ cho DN đã nghiên cứu, ứng dụng thành công.
Như vậy, NN tránh được rủi ro về chi phí và quản lý ngân sách, và DN giảm bớt được gánh nặng R&D, đồng thời khuyến khích các DN nghiên cứu ra các giải pháp có lợi ích toàn xã hội.
Sản phẩm R&D của DN, thì NN phải bảo vệ mạnh mẽ và thực chất quyền sở hữu trí tuệ, tránh việc một ông bỏ chi phí, thời gian nghiên cứu rồi cả làng làm nhái, muốn giữ lại phải chi tiền ra, như vậy chả ai dám làm.
KHCN cơ bản thì NN vẫn phải đầu tư, vì kinh phí quá lớn, thời gian dài (có khi cả trăm năm).
Tuy nhiên, KHCN cơ bản và giải pháp cải tiến Sp có nhiều chỗ giao thoa, rất gần nhau, vd cảm biến khí thải, giải pháp ngắt động cơ khi dừng (idling/stop) những giải pháp này do DN phát triển, nhưng nó giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, giảm ô nhiễm...cái này mang lại lợi ích lớn cho cả xã hội, thì NN nên chi trả 1 phần hoặc toàn bộ cho DN đã nghiên cứu, ứng dụng thành công.
Như vậy, NN tránh được rủi ro về chi phí và quản lý ngân sách, và DN giảm bớt được gánh nặng R&D, đồng thời khuyến khích các DN nghiên cứu ra các giải pháp có lợi ích toàn xã hội.
Yếu tố chia sẻ nguồn lực này là tiên quyết tạo nên sự khác biệt rồi cụ. Một hay 1 ít doanh nghiệp cùng nguồn gốc 1 mẹ, ông lỗ ông lãi thì nguồn lực phân tán, cũng ko có sức để chiến lược dài lâu. Nên tập đoàn/công ty mẹ hay cheabol để phân phối và tạo hướng đi là thực sự cần thiết. Có thể vốn thì vay từ bank, nhà nước rót cho 1 phần/nhiều phần như ở các quả đấm, nhưng nếu không đi bằng chân vạc nhân sự tốt kết hợp công nghệ thì nó sẽ sớm nghiêng rồi sụm. Tập đoàn muốn lớn thì phải là tư nhân được nhà nước tin tưởng hợp tác vốn, công nghệ, kiểm soát minh bạch trực tiếp/gián tiếp. Nghiên cứu pt là 1 quá trình có thể thành công hoặc thất bại, rủi ro đó để doanh nghiệp tư nhân chịu 100% thì đương nhiên họ sẽ chỉ đi chậm và chắc, ko dám đột phá nhanh.
Đa phần doanh nghiệp nhà nước khó có thể có động lực để RnD đột phá. Rào cản thấy ngay là nếu RnD thất bại, tiêu tốn hàng chục tỷ/trăm tỷ mà không ra kết quả thì tướng bị xử trảm. Mà thực ra, 1 chục tỷ chỉ là hơn số tiền chi cho 1 nghiên cứu sinh cỡ tiến sĩ ở 1 nước phát triển (G7) chứ có cao siêu gì? Học bổng các cháu sinh viên giỏi được nhận cho 4 năm đại học cũng tròm trèm chục tỷ ko phải là hiếm, mà các cháu đã cống hiến được gì đâu? mới chỉ dạng tiềm năng 9 được vẫn có 1 mất, học xong các cháu sang nước khác học tiếp hoặc làm việc.
Nhà nước chưa thoát thai được việc góp vốn cho nghiên cứu thử nghiệm, sẵn sàng chấp nhận thất bại thì còn chuyện không ai dám đột phá, chưa nói có đột phá lớn.
Có lẽ chỉ trừ Liên Xô, mặc dù bao cấp kế hoạch, nhưng họ có những cái đầu kiệt xuất, nên vẫn tạo ra được những bước nhảy vọt vào vũ trụ. Và đọc kỹ thì không ít lần những Stalin, Khơ rút sốp... định trảm những nhà khoa học hàng đầu như Vavilov, Tupolev, Korolev, nhưng may mắn họ quá vĩ đại, và được những con người vĩ đại khác giúp đỡ nên cũng thoát tội sử dụng ngân sách không đúng mục đích.