Sáng em đọc bài phân tích này về cuộc chiến 104% giữa anh Trump và Xi. Mời các cụ tham khảo
THƯƠNG CHIẾN THẾ TRẬN
Giữa lúc chính trường nước Mỹ đang trải qua cơn địa chấn biểu tình khắp các bang, khi giá thực phẩm leo thang, xăng dầu chập chờn, nợ công vượt trần lịch sử, thìTrump bất ngờ tung ra một quân cờ quen thuộc: dọa áp thêm 50% thuế lên hàng hoá Trung, nếu Tap tái áp thuế 34%. Thoạt nhìn, đây là một nước cờ cũ, nhưng trong cờ vây, càng quân cờ cũ càng có sát khí nếu đặt đúng chỗ, đúng thời.
Vấn đề là: thời thế này, ai chịu đòn lâu hơn? Mỹ, quốc gia tiêu dùng lớn nhất thế giới nhưng đang khủng hoảng đoàn kết, hay Trung Quốc, siêu cường sản xuất với 1.4 tỷ dân đang co cụm, phòng thủ và tự chủ?
Nước Mỹ với gần 330 triệu dân, nắm trong tay công nghệ, tài chính và chuỗi phân phối toàn cầu, là trung tâm tiêu thụ hàng hóa Trung. Cứ nhìn vào siêu thị Walmart, Target, Amazon hay Home Depot là thấy rõ: từ giày dép, quần áo, đồ chơi trẻ em đến linh kiện điện tử, hơn 40% mặt hàng là Made in China. Theo báo cáo của U.S. Census Bureau, tổng giá trị hàng nhập khẩu từ Trung vào Mỹ năm 2023 là hơn 427 tỷ USD, chiếm gần 13% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Nhưng phía sau những con số khổng lồ ấy là một xã hội tiêu dùng Mỹ đang lâm vào khủng hoảng tâm lý. Theo khảo sát của Gallup cuối năm 2024, hơn 64% người Mỹ lo ngại về giá cả tăng vọt do thuế nhập khẩu và gián đoạn chuỗi cung ứng. Gần 45% người dân cho biết họ đã cắt giảm chi tiêu so với 2 năm trước. Nếu chi phí hàng hóa từ Trung đội thêm 50% thuế, ai trả cái giá đó? Không phải Trung, mà là chính người dân Mỹ, những người đang sống bằng tín dụng, trả góp.
Ngược lại, Trung quốc gia từng xem xuất khẩu là trụ cột sống còn, đang từ từ đổi chiến lược. Bắc Kinh giờ đây không còn đặt kỳ vọng vào thị trường Mỹ như trước. Dưới sự lãnh đạo tập trung và kỷ luật sắt của Chủ tịch Tập, Trung đang tiến hành một cuộc chuyển đổi thầm lặng nhưng triệt để, từ xuất khẩu sang tự cung tự cấp và tiêu dùng nội địa.
Thống kê từ Tổng cục Thống kê Quốc gia TQ cho thấy, năm 2023, lần đầu tiên tiêu dùng nội địa vượt mốc 60% trong cơ cấu GDP, trong khi xuất khẩu giảm còn dưới 18%, thấp nhất trong hai thập kỷ. Đó là một sự tái cấu trúc lặng lẽ nhưng đáng gờm, như câu nói trong binh pháp Tôn Tử:
“Tĩnh như xử nữ, động như thố thoát” , tức khi chưa đánh, im lặng như gái khuê các, khi đã đánh, như thỏ phóng không ai đỡ kịp.
Việc Trump đe dọa nâng thuế thêm 50% nó là đòn ch. trị, nhắm đến cảm xúc cử tri trong cuộc bầu cử 2024–2025. Trump đang nắm bắt lại thứ ông từng sử dụng hiệu quả: nỗi sợ mất việc làm, sợ TQ, sợ hàng giá rẻ giết
ch.et công xưởng Mỹ. Nhưng thời thế đã đổi.
Khác với năm 2016, giờ đây, người dân Mỹ đang đối mặt với giá cả leo thang và lạm phát âm ỉ. Theo báo cáo của Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), lạm phát năm 2023 tuy đã giảm so với đỉnh 2022, nhưng vẫn duy trì ở mức 3.4%, trong khi thu nhập trung bình chỉ tăng chưa tới 2.1%. Một gia đình trung lưu Mỹ hiện chi tiêu cho thực phẩm cao hơn 17% so với trước đại dịch. Các bang công nghiệp như Michigan, Pennsylvania, Ohio những thành trì chtrị của Trump đang chịu thiệt hại nặng từ chuỗi cung ứng gián đoạn, trong khi các nhà sx nhỏ không có khả năng thay thế nguồn hàng Trung trong một sớm một chiều.
Biểu tình chống phân biệt chủng tộc, phản đối giá nhà, phúc lợi y tế, thậm chí cả chính sách viện trợ Ukraine và Israel, đang lan khắp các thành phố lớn như New York, Chicago, Portland. Nếu áp thuế cao nữa khiến giá cả tăng thêm 10–15%, Trump có thể mất chính xác những tiểu bang ông cần thắng.
Trong khi Mỹ chao đảo vì áp lực bầu cử và dân sinh, Trung Quốc dù đang chịu sức ép từ tăng trưởng chậm, lại có lợi thế về sự kiểm soát chtrị và văn hóa chịu đựng. Người dân Trung quen với tiết kiệm, tiêu dùng nội địa lại được khuyến khích mạnh qua các chiến dịch như “Chất lượng Trung Hoa”, “Tiêu thụ dân tộc”, “Chống lãng phí”.
Thêm vào đó, Trung Quốc sở hữu khoảng 70% chuỗi cung ứng khoáng sản hiếm, nắm vị trí thống trị trong ngành pin lithium, tấm pin mặt trời, thiết bị viễn thông, và máy công nghiệp hạng nặng. Điều này khiến nhiều tập đoàn toàn cầu, từ Apple đến Tesla, Samsung đến Bosch, vẫn buộc phải phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc.
Hơn nữa, Bắc Kinh đã thiết lập kênh thanh toán phi USD với Nga, Iran, và nhiều quốc gia Nam bán cầu, thúc đẩy giao thương bằng Ndt, một đòn gián tiếp đánh vào sự thống trị tài chính của đồng USD. Nếu Mỹ tiếp tục đánh thuế, Trung sẽ không chỉ trả đũa bằng biện pháp tương đương mà còn có thể bán trái phiếu chính phủ Mỹ nơi họ đang nắm giữ hơn 760 tỷ USD
Trong sử Trung Hoa, Tào Tháo từng nói: “Muốn trị quốc, phải trị tâm dân. Muốn thắng giặc, phải đo lòng địch.” Câu ấy đáng để những ai đang mưu toan vẽ lại bản đồ thương mại thế giới thời nay ghi nhớ. Bởi một khi thuế đã biến thành binh khí, thì thương chiến không còn là chuyện bảng cân đối kế toán, nó là trận đồ lòng dân, bản lĩnh lãnh đạo và độ dẻo dai của một hệ thống quốc gia.
Mỹ có phép thuật in tiền, có dự trữ USD là tiền tệ quốc tế, có thị trường tài chính lớn nhất hành tinh, nhưng chính những điều đó lại là gót chân Achilles trong một cuộc chiến thuế kéo dài.
Nợ công Mỹ hiện đã vượt mốc 34.7 ngàn tỷ USD (theo U.S. Treasury, đầu năm 2025) một con số mà đến cả các đời tổng thống bảo thủ nhất cũng phải rùng mình. Mỗi 1% lãi suất tăng, ngân sách chính phủ Mỹ sẽ phải bù hơn 340 tỷ USD tiền lãi/năm. Trong khi đó, Fed không thể hạ lãi suất quá nhanh vì sợ làm bùng phát lạm phát trở lại.
Và quan trọng hơn, nền kinh tế Mỹ không còn đồng thuận. Những năm 1950s-1980s, khi Mỹ còn là quốc gia sản xuất, tầng lớp công nhân Mỹ hưởng lợi từ chính sách bảo hộ. Nhưng hiện nay, 70% sản phẩm nhập khẩu bị đánh thuế lại rơi vào nhóm hàng tiêu dùng giá rẻ, là miếng cơm của giới lao động nghèo, người da màu, dân nhập cư. Càng đánh thuế, họ càng đói. Mà chính tầng lớp ấy lại là cánh tay đòn của các cuộc biểu tình đang lan rộng.
Không phải ngẫu nhiên, khi Trump dọa áp 50% thuế, thị trường chứng khoán dao động, các hiệp hội doanh nghiệp như National Retail Federation lập tức phản ứng, cảnh báo: “Đây không phải là cách để giành chiến thắng với Trung. Đây là cách để thua với chính người tiêu dùng Mỹ.”
Nước Mỹ mạnh về công nghệ, nhưng yếu về kiên nhẫn tiêu dùng. Mạnh về quân sự, nhưng yếu về thắt lưng buộc bụng.
Trong “Binh pháp Tôn Tử”, có câu: “Dân no giặc bại, dân đói binh loạn.” Người Mỹ sống quen với thẻ tín dụng, xài quen với trả góp, sẽ chịu được bao lâu khi mọi món đồ thiết yếu từ tã trẻ em đến màn hình tivi đều đội giá gấp rưỡi?
Người ta hay nói Trung đang suy thoái.
Đúng ! tăng trưởng giảm, bds đóng băng, nợ của các chính quyền địa phương như quả bom hẹn giờ. Nhưng trong lịch sử phương Đông, không phải lúc nào suy thoái cũng đồng nghĩa với sụp đổ. Thậm chí, suy thoái đôi khi là khởi đầu của một sự thanh lọc để tồn tại lâu hơn.
Trong năm 2024, GDP Trung chỉ tăng 4.8%, thấp hơn chỉ tiêu 5.5%. Nhưng nội lực lại tăng: dự trữ ngoại hối vẫn giữ ở mức trên 3.1 ngàn tỷ USD, cán cân thương mại thặng dư hơn 800 tỷ USD, và đặc biệt, hệ thống ngân hàng vẫn dưới sự kiểm soát tuyệt đối của nhà nước, khác hoàn toàn với mô hình Mỹ, nơi ngân hàng tư nhân có thể hạ bệ cả cp.
Khi Mỹ dùng thuế để gây áp lực, Trung không đáp trả bằng đòn tương xứng ngay lập tức. Họ chờ, như Tào Tháo chờ Quan Vũ chạy đến Hoa Dung đạo. Khi Trump dọa 50% thuế, Trung Nam Hải không la ó, họ siết chặt “nội tuần hoàn”, ra lệnh các dnnn đẩy mạnh “thay thế nhập khẩu”, và âm thầm mở rộng “hành lang xuất khẩu phía Tây” sang Nga, Trung Á và châu Phi.
Bắc Kinh hiểu Mỹ đang dọa bằng gươm, nhưng tay đã run vì lòng dân phân hóa. Còn họ, dù kinh tế chậm lại, nhưng ý chí dân tộc lại co cụm lại như một khối bê tông chờ phản đòn.
Trong “Thế Biến” của Trang Tử có đoạn: “Vật hữu sở dục, dân hữu sở tín. Dục tất tận, tín bất khả thất.”
(Vật có nơi cạn kiệt, nhưng lòng tin dân thì không được để mất.)
Khi lòng tin dân còn, dù kinh tế có giảm tốc, quốc gia vẫn chưa nguy.
Với ta và các nước đang phát triển, cuộc chiến thuế giữa Mỹ và Trung không phải là màn kịch xa xôi. Mà là trận động đất mà dư chấn lan thẳng đến dây chuyền sản xuất, giá cước vận tải, và tỷ giá ngoại hối.
Nếu Mỹ thực sự áp 50% thuế lên Trung, chắc chắn các nhà máy Trung sẽ tiếp tục tràn sang Việt Nam, Campuchia, Indonesia để "né đòn".
Nhưng mỗi nhà máy đến là mỗi áp lực về môi trường, tài nguyên, và lao động giá rẻ. Và nếu ta không khéo, sẽ bị biến thành cái găng tay sản xuất của Bắc Kinh nhưng lại lãnh gạch đá từ Washington.
Thế giới từng chứng kiến bài học cay đắng của Philippines dưới thời Duterte: ngả về Trung, bỏ mặc luật quốc tế, rốt cuộc bị cả Mỹ lẫn ASEAN nghi ngờ. Ta không thể lặp lại.
Trong thời loạn, quốc gia nào giữ được độc lập về ý chí, tự chủ trong sản xuất và đoàn kết nội dân, quốc gia ấy mới có thể sống sót qua các cơn địa chấn toàn cầu.
Apple, Tesla, Walmart, Amazon đều phụ thuộc vào sx giá rẻ từ châu Á. Hãy thử tượng tượng: một cái iPhone không có linh kiện từ Trung, không có màn hình từ Hàn Quốc, không có chip từ Đài Loan thì liệu còn là iPhone?
Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử từng nhắc: “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân.” (Điều mình không muốn, chớ đem áp đặt lên người.)
Nhưng Hoa Kỳ lại ép cả thế giới vào khuôn Mỹ, trong khi chính mình không sống nổi nếu các nước ấy dừng dây chuyền.
Tham vọng tái nội địa hóa sản xuất tại Mỹ bằng “Made in America” là giấc mơ đẹp, nhưng giá thành cao, nhân công đắt đỏ, và thiếu chuỗi phụ trợ khiến nó trở thành một đền đài tốn kém. Theo báo cáo McKinsey 2024, chi phí tái di dời 20% chuỗi cung ứng công nghệ cao khỏi Trung sang Mỹ hoặc Mexico sẽ làm giá thành tăng ít nhất 35-60% ai sẽ là người gánh chi phí đó? Người dân.
Thương chiến, nếu chỉ nhìn qua lăng kính thuế, thì chỉ thấy phần nổi của tảng băng. Bên dưới là một trận ch.tranh văn minh âm ỉ, nơi Mỹ muốn giữ vị trí “kẻ viết luật chơi”, còn Trung muốn trở thành “kẻ tạo bàn chơi mới”.
Từ việc cấm Huawei, TikTok, đến hạn chế xuất khẩu chip AI, Mỹ không chỉ sợ mất thị phần, mà sợ mất vai trò định hình tương lai nhân loại. Bởi ai kiểm soát AI, bán dẫn, viễn thông, kẻ đó có thể kiểm soát nền tảng của quyền lực thế kỷ 21.
Nhưng Trung không còn là học trò. Năm 2024, họ đã sản xuất được chip 5nm dùng trong thiết bị quân sự, dù chậm hơn Mỹ vài năm, nhưng họ có quỹ thời gian và dân số 1.4 tỷ để thử – sai – sửa – và vượt.
“Họa hổ họa bì nan họa cốt. Tri nhân tri diện bất tri tâm.”
Mỹ từng vẽ nên mô hình toàn cầu hóa để kiểm soát, nhưng lại không hiểu rằng Trung tiếp thu để lật ngược
TG đang chuyển dịch văn hóa. Mỹ truyền bá giá trị tự do cá nhân, còn Trung đẩy mạnh khái niệm “cộng đồng cùng phát triển”. Nếu ngày xưa, các nước nghèo học Mỹ để giàu, thì nay, nhiều quốc gia châu Phi, Mỹ Latin lại học Trung về cách kiểm soát dân số, giám sát xã hội, và phát triển hạ tầng.
Cuộc chiến văn hóa không nổ bằng bom, mà thấm từng dòng TikTok, từng vở phim, từng giáo trình kinh tế. Và Mỹ không còn độc quyền giấc mơ như thập niên 1990s.
Ấn Độ là kẻ được lợi trước mắt từ cuộc di dời chuỗi cung ứng khỏi Trung. Foxconn đã chuyển một phần lắp ráp iPhone sang Chennai. Nhưng Ấn Độ không muốn thành vệ tinh của Mỹ. Họ vừa ký hợp đồng dầu lớn với Nga, vừa tổ chức tập trận với Mỹ, vừa âm thầm đàm phán với Trung. Chính sách “đa trục không lệ thuộc” của New Delhi khiến họ có thể vừa ngồi vào bàn ăn, vừa giữ chén cơm riêng.
Liên minh châu Âu muốn tỏ ra cứng rắn với Trung về nhân quyền, nhưng lại không dám từ bỏ thị trường hơn 400 tỷ USD/năm xuất khẩu sang Bắc Kinh. Đức, Pháp lưỡng lự giữa Mỹ và Trung thành ra không còn vai trò dẫn dắt toàn cầu.
ĐNA đặc biệt là Ta, Thái Lan, Malaysia đều được hưởng lợi từ “China+1 strategy” của các tập đoàn Mỹ. Nhưng nếu Mỹ dốc toàn lực trừng phạt Trung thì làn sóng hậu chấn sẽ làm nghẽn container, vỡ chuỗi cung ứng, và gây căng thẳng tỷ giá.
Trong binh pháp có câu: “Chiến thắng không nằm ở ch.ém đ.ầu bao nhiêu kẻ thù, mà nằm ở bao nhiêu kẻ không cần phải g.iết vẫn quy phục.”
"Thương trường dậy sóng cuộn trùng khơi,
Mỹ – Hán tranh hùng, khổ trăm nơi.
Thôi thì gác kiếm, dừng tay lại,
Dĩ hoà vi quý, rạng muôn đời."
Nguồn FB Nguyễn Quynh