Đúng vậyCứ tự sướng với suy nghĩ của mình đi cụ. Còm này của em để cho cụ khác đọc thôi
![]()
GDP danh nghĩa là dựa trên giá thị trường hiện tại và quy đổi sang một đồng tiền chung (thường là USD) theo tỷ giá hối đoái thực tế. Vì thế nên nó dễ dàng sử dụng trong các báo cáo tài chính, đầu tư quốc tế, thương mại toàn cầu. Nhược điểm là nó bị ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá hối đoái, kể cả khi quy mô kinh tế thực chất không đổi.Nó là cái nhìn quy mô kinh tế dưới góc nhìn của giới đầu tư, thương mại
Trái lại, GDP theo sức mua tương đương PPP mới giúp đánh giá chính xác hơn quy mô và sức mạnh tiêu dùng trong nước. Nó loại bỏ được yếu tố nhiễu do chênh lệch giá cả và tỷ giá, nên phù hợp cho các so sánh dài hạn và về mức sống, phát triển con người, v.v. Nó là quy mô nền kinh tế dưới góc nhìn của giới hoạch đinh, quan sát kinh tế vĩ mô để đánh giá sức mạnh tổng thể dài hạn của nền kinh tế, mức sống, con người, etc.
Tóm lại, khi ta cần đánh giá dài hạn, phát triển thực chất của nền kinh tế, hay so sánh mức sống, sức mua thì ta dùng GDP theo PPP. Còn khi Đầu tư, thương mại quốc tế, báo cáo kinh tế tài chính quốc tế, thì ta dùng GDP danh nghĩa. Vì cái thứ 2 thì hay đọc thấy trên media đại chúng hơn, GDP danh nghĩa lại dễ tính hơn, nên GDP danh nghĩa phổ cập hơn. Còn GDP PPP thường là cho dân thực sự cần đánh giá tổng thể dài hạn 1 nền kinh tế.
Để đánh giá GDP PPP, người ta phải dùng 1 giỏ hàng, gồm các hàng hóa cùng nhãn mác hoặc phải tương đương về công năng và vai trò kinh tế (ví dụ một món ăn nếu không cùng mác thì phải cùng cung cấp một lượng calo tương đương trên cùng 1 đơn vị khối lượng và dùng với mục đích tương tự, etc.) nên không có chuyện nó không tính đến chất lượng mặt hàng.
Chính các tổ chức quốc tế phương Tây đã chuẩn hóa giỏ hàng này, chính là Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), OECD, Chương trình So sánh Quốc tế (ICP – International Comparison Program)
Đây là những khái niệm do phương Tây đưa ra chứ không ai khác phát minh ra cả.