[Funland] Chiến lược "Chaebol" có phù hợp với Việt nam?

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,583
Động cơ
325,699 Mã lực
Sản xuất cái gì cho ra. Tiền đâu để đại đa số người dân thu nhập chưa nổi 100tr 1 năm mua được cái mảnh đất 8 tỷ trở lên. Thế hệ càng về sau càng khổ. Trong khi thực tế các cụ mợ cứ đi ra khỏi các thành phố thì đất đai còn rất rộng...Cứ nói đất chật người đông nhưng người đã là gì so với đất... Rồi thế hệ sau nóa ko sinh nở nữa, giảm dân số, nhà bỏ hoang đầy ra như Nhật với Hàn. Cả xã hội co cụm lại chỉ hoạt động ở mấy cái thành phố lớn!
Người dân nào có thu nhập 100 triệu cần mua nhà 8 tỉ hả cụ? Đừng lấy mức thu nhập bình quân cả nước từ cụ già Hà Giang đến em bé Tây Nguyên xong lấy giá nhà trung tâm quận lõi thủ đô mức trung cấp cận cao cấp trở lên thế chứ.
 

lotus23

Xe tải
Biển số
OF-833580
Ngày cấp bằng
10/5/23
Số km
375
Động cơ
517,461 Mã lực
Ví dụ về ngành công nghiệp oto, VN cũng từng có đủ các nền tảng sản xuất linh kiện (công nghiệp phụ trợ), từ những năm 50-60, với công nghệ, máy móc, công nhân, kỹ sư... được đào tạo, đã làm việc tại các nước phát triển như Liên xô, Đức, Tiệp khắc, Hungary...
- Nhà máy oto Hòa Bình, 1/5
- Công ty máy động lực, viện máy nông nghiệp...
- Công ty cơ khí chính xác, nhà máy cơ khí từ sơn, nhà máy công cụ số 1....P
- Nhà máy gang thép, luyện kim, tuyển quặng...
- Nhà máy sơn...
- Cao su, ắc quy, dây cáp điện, bóng đèn..
- Nhà máy da....
Cheabol Hàn họ cũng lọ mọ đi lên từ mấy ngành sản xuất cơ bản này.
Vâng cụ. Mô hình các tập đoàn tư nhân lớn (hay gọi là Chaebol) sẽ thành công ở Việt Nam và phải có thì kinh tế đất nước mới bứt phá được.
Nếu các công ty mà do Nhà nước quản lý thì cccm hầu như biết kết quả như thế nào rồi đấy.
Nhà nước chỉ nên làm những việc về a.n nin.h, quố.c phòn.g hay những việc tư nhân không làm được còn phần lớn nên để khối DNTN làm thì họ mới tối ưu chi phí, thời gian và doanh thu, lợi nhuận được.
Người Việt nghiên cứu cũng rất tốt, rất có chiều sâu. Rất nhiều Viện nghiên cứu và các nhà nghiên cứu tài năng. Chỉ có cái là kết quả ít được sử dụng thành ra họ không có nhiều động lực để nghiên cứu & phát triển.
...
 

patuana76

Xe container
Biển số
OF-45436
Ngày cấp bằng
4/9/09
Số km
7,282
Động cơ
71,457 Mã lực
Nơi ở
Soul Club & VVOF
Em có mấy ông bạn kinh doanh tm, làm sx. Mô tuýp chung trong các trận nhậu a e với nhau là : đ m biết thế này bỏ tiền làm lô đất rồi đi chơi vẫn hơn lao tâm khổ tứ mấy năm giời chả đc ccc gì:))

Nghe cũng thấy đúng thật các cụ ạ.
Chả biết thế nào mới "đúng" :D
 

victory_1980

Xe container
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
5,271
Động cơ
333,127 Mã lực
Cụ nhắc tới các DN nuoc ngoài thì mới nhìn ra:

hình như phần lớn các khu của đội NN xây đều có phần thẩm mỹ hơn, mật độ cư dân thấp hơn, ít ảnh hưởng tới giao thông hơn

cùng trên đường hoàng hoa thám thông sang Thuuỵ Khuê có hai dự án CCCC thì cái Golden West thoáng đãng và uốn lượn kiến truc bao nhiêu, cái Sun Grand tối um thẳng đuột trông xây bằng hết đât bấy nhiêu

dn Việt ăn dầy hơn dn NN trong hầu hết các dự án cùng quy mô
Thế cụ cứ chọn cđt fdi mà mua, đa dạng và phong phú mà.
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,144
Động cơ
2,087,809 Mã lực
Hãy phân tích dựa trên tình hình thực tế của Việt Nam cũng như so sánh với các mô hình khác để đánh giá tính khả thi của chính sách này.

Thực trạng chính sách tập trung vào một vài công ty lớn ở Việt Nam

Việt Nam hiện nay dường như đang đặt kỳ vọng vào một số tập đoàn lớn như VinGroup (với VinFast, VinAI), FPT (phần mềm, AI), hay Viettel (nghiên cứu công nghệ quân sự và dân sự) để tạo đột phá công nghệ. Ý tưởng này tương tự chiến lược “chaebol” của Hàn Quốc (Samsung, Hyundai) hay “campeões nacionais” của Brazil (Embraer). Tuy nhiên, có một số vấn đề khiến tính khả thi bị đặt dấu hỏi:

1 Đặc tính dân tộc và năng lực nghiên cứu
◦ Số đông người Việt có xu hướng linh hoạt, ứng biến nhanh, nhưng thiếu kiên trì và tư duy dài hạn – những yếu tố cốt lõi để nghiên cứu công nghệ đột phá. Các công ty lớn như VinFast có thể đầu tư mạnh vào R&D (nghiên cứu và phát triển), nhưng phần lớn nhân lực vẫn tập trung vào sản xuất hoặc sao chép công nghệ, chứ không phải sáng tạo từ đầu.
◦ Ví dụ: VinFast sản xuất ô tô điện nhanh chóng nhờ hợp tác với các đối tác nước ngoài, nhưng chưa tự phát triển được công nghệ lõi. Điều này khác với Samsung, vốn mất hàng chục năm xây dựng năng lực nội tại từ nhân sự được đào tạo bài bản.


2 Tập trung nguồn lực gây bất bình đẳng
◦ Việc dồn vốn, ưu đãi thuế, và đất đai cho một vài tập đoàn lớn có thể làm suy yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn chiếm 98% số doanh nghiệp và 40% GDP Việt Nam.
◦ Hậu quả: Thu nhập tập trung vào tay một nhóm nhỏ, trong khi số đông lao động (nông dân, công nhân) không được hưởng lợi, dẫn đến chênh lệch giàu nghèo gia tăng. Theo số liệu gần đây, hệ số Gini của Việt Nam đã tăng từ 0,42 (2010) lên khoảng 0,45 (2023), cho thấy bất bình đẳng ngày càng rõ.


3 Rủi ro phụ thuộc và thiếu bền vững
◦ Nếu các tập đoàn này thất bại (lỗ liên tục 1-2 tỷ USD/năm), cả hệ thống kinh tế có thể bị ảnh hưởng vì nguồn lực quốc gia đã dồn vào đó.
◦ Hơn nữa, chính sách này không tạo ra nền tảng công nghệ rộng rãi cho toàn xã hội, mà chỉ phụ thuộc vào vài “ngôi sao” – điều này khác với Ấn Độ, nơi hàng triệu kỹ sư được đào tạo để hỗ trợ ngành IT.

So sánh với các nước khác
• Hàn Quốc (thành công): Chaebol như Samsung được chính phủ Park Chung-hee hỗ trợ mạnh từ thập niên 1960, nhưng thành công nhờ: (1) giáo dục đại học chất lượng cao (50% dân số học đại học vào 1990), (2) văn hóa làm việc kỷ luật và kiên trì, (3) xuất khẩu định hướng từ sớm. Việt Nam thiếu cả 3 yếu tố này ở mức độ tương tự.
• Brazil (thành công một phần): Embraer được chính phủ chọn làm “campeão nacional” trong ngành hàng không, nhưng Brazil không mở rộng mô hình này sang các lĩnh vực khác, dẫn đến sự phát triển không đồng đều và bất bình đẳng cao. Việt Nam có nguy cơ rơi vào tình trạng tương tự.
• Malaysia (thất bại một phần): Chính phủ từng dồn lực vào Proton (ô tô quốc gia) từ 1983, nhưng do thiếu năng lực nghiên cứu nội tại và cạnh tranh kém với Nhật Bản, Proton suy yếu, buộc Malaysia chuyển sang sản xuất gia công. Đây là bài học cảnh báo cho Việt Nam.


Chính sách này có thất bại không?
• Khả năng thất bại cao nếu không điều chỉnh:
◦ Với đặc tính dân tộc hiện tại (thiếu kiên trì, chưa quen nghiên cứu sâu), các công ty lớn khó tạo ra công nghệ đột phá mà không phụ thuộc nước ngoài. Ví dụ, Viettel có thể phát triển 5G, nhưng lõi công nghệ vẫn nhập từ Nokia hay Huawei.
◦ Việc bần cùng hóa số đông là rủi ro thực sự: nếu 90% dân số không hưởng lợi từ chính sách này, nó sẽ gây bất ổn xã hội.
◦ Thời gian là vấn đề: Hàn Quốc mất 30-40 năm để Samsung thành công, trong khi Việt Nam muốn kết quả nhanh trong 10-15 năm – điều này không thực tế với năng lực hiện tại.


• Cơ hội thành công nếu thay đổi cách tiếp cận:
◦ Chuyển từ “tự nghiên cứu” sang “học hỏi và ứng dụng”: Các công ty lớn có thể làm trung gian tiếp nhận, thuê công nghệ từ Nhật, Hàn, rồi tối ưu hóa cho thị trường nội địa.
◦ Phân bổ lại nguồn lực: Hỗ trợ SME song song với tập đoàn lớn, ví dụ ưu đãi thuế cho 10.000 doanh nghiệp nhỏ thay vì chỉ 5-10 tập đoàn.
◦ Đầu tư giáo dục thực tiễn: Tăng ngân sách cho 50 trường nghề kỹ thuật (100 tỷ VND/trường) để đào tạo 500.000 công nhân lành nghề trong 5 năm, thay vì chỉ kỳ vọng vào vài kỹ sư giỏi.


Kết luận
Chính sách tập trung vào vài công ty lớn để đột phá công nghệ hiện tại có nguy cơ thất bại cao vì không phù hợp với đặc tính số đông người Việt, đồng thời tạo ra bất bình đẳng và phụ thuộc. Tuy nhiên, nó không nhất thiết phải thất bại hoàn toàn nếu chính phủ điều chỉnh: giảm kỳ vọng “tự phát minh”, tăng hợp tác quốc tế, chấp nhận đặc tính dân tộc và quan tâm đến lợi ích của số đông thay. Nếu không, hậu quả sẽ là lỗ tài chính lớn và khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng.
Muốn phát triển phải có tập đoàn lớn còn ko thì đừng có mơ.
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,251
Động cơ
256,698 Mã lực
Cheabol không phải lúc lập ra đã to khỏe, có lẽ lúc khởi nghiệp, những người sáng lập cũng không tưởng tượng ra quy mô công ty của họ sẽ là các cheabol ngày nay. Nên chả ông chủ nào dám đặt tên là Tâp đoàn HD, hay Cheabol HD.
Cheabol là một dạng liên kết kinh tế ở cấp công ty, trong đó các thực thể độc lập có chung một chiến lược, chia sẻ nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân sự...) và thị trường để thực hiện các business lớn, mà một hay một vài thành viên không thể thực hiện được, hoặc thực hiện không hiệu quả.
Cheabol (tập đoàn/siêu tập đoàn) không phải là pháp nhân, cũng không phải là một hình thái doanh nghiệp lớn hơn tổng công ty hay công ty. Khi thực hiện một giao dịch kinh tế, bên ký kết sẽ là các pháp nhân độc lập ở mảng kinh doanh đó (vd HD motor, HD E&C, HD Development...)
Tóm lại, cheabol/tập đoàn (đúng nghĩa) là một thuật ngữ mà người ngoài dùng để nói về một nhóm các công ty độc lập có chung chiến lược và nguồn lực.
Tên gọi chính thức (trên ĐKKD/Hợp đồng...) của các DNHQ không có thuật ngữ Cheabol/tập đoàn, dù nó xuất hiện rất nhiều và phổ biến.
Luật DNVN cũng không có loại hình DN nào là tập đoàn, chỉ có công ty.
VN cũng đã xuất hiện một vài tập đoàn đúng nghĩa, người sáng lập là những doanh nhân hiểu biết, có kiến thức thực sự. Họ thành lập ra các pháp nhân độc lập để thực hiện một hay một vài nghiệp vụ kinh doanh trên một lĩnh vực, dù là độc lập nhưng lại chung chiến lược, chia sẻ nguồn lực và thị trường.
Như vậy, cheabol/tập đoàn không phải là công cụ để phát triển DN, mà cheabol/tập đoàn là thành quả của việc liên kết thành công về vốn, công nghệ, thị trường giữa các công ty độc lập để thực hiện các thương vụ lớn.
.....
Mô hình Tập đoàn không phải là mới, VN có từ năm 1947.
 
Chỉnh sửa cuối:

Colexanh

Xe buýt
Biển số
OF-857724
Ngày cấp bằng
21/4/24
Số km
645
Động cơ
26,802 Mã lực
Tuổi
38
Cheabol không phải lúc lập ra đã to khỏe, có lẽ lúc khởi nghiệp, những người sáng lập cũng không tưởng tượng ra quy mô công ty của họ sẽ là các cheabol ngày nay. Nên chả ông chủ nào dám đặt tên là Tâp đoàn HD, hay Cheabol HD.
Cheabol là một dạng liên kết kinh tế ở cấp công ty, trong đó các thực thể độc lập có chung một chiến lược, chia sẻ nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân sự...) và thị trường để thực hiện các business lớn, mà một hay một vài thành viên không thể thực hiện được, hoặc thực hiện không hiệu quả.
Cheabol (tập đoàn/siêu tập đoàn) không phải là pháp nhân, cũng không phải là một hình thái doanh nghiệp lớn hơn tổng công ty hay công ty. Khi thực hiện một giao dịch kinh tế, bên ký kết sẽ là các pháp nhân độc lập ở mảng kinh doanh đó (vd HD motor, HD E&C, HD Development...)
Tóm lại, cheabol/tập đoàn (đúng nghĩa) là một thuật ngữ mà người ngoài dùng để nói về một nhóm các công ty độc lập có chung chiến lược và nguồn lực.
Tên gọi chính thức (trên ĐKKD/Hợp đồng...) của các DNHQ không có thuật ngữ Cheabol/tập đoàn, dù nó xuất hiện rất nhiều và phổ biến.
Luật DNVN cũng không có loại hình DN nào là tập đoàn, chỉ có công ty.
VN cũng đã xuất hiện một vài tập đoàn đúng nghĩa, người sáng lập là những doanh nhân hiểu biết, có kiến thức thực sự. Họ thành lập ra các pháp nhân độc lập để thực hiện một hay một vài nghiệp vụ kinh doanh trên một lĩnh vực, nhưng dù là độc lập nhưng chung chiến lược, chia sẻ nguồn lực và thị trường.
Như vậy, cheabol/tập đoàn không phải là công cụ để phát triển DN, mà cheabol/tập đoàn là thành quả của việc liên kết thành công về vốn, công nghệ, thị trường giữa các công ty độc lập để thực hiện các thương vụ lớn.
Việc làm rõ này chả có mấy hàm lượng :D đôi khi từ đổi nghĩa gốc và mất nghĩa gốc dùng còn hay hơn gốc.
Mấu chốt chủ đề là câu hỏi và cmt bàn luận về nội dung câu hỏi.
Ví dụ: Thằng đó đá hay quá, Ronaldo (Lima) vãi.
 

bspvietnam

Xe điện
Biển số
OF-495217
Ngày cấp bằng
6/3/17
Số km
2,251
Động cơ
256,698 Mã lực
Việc làm rõ này chả có mấy hàm lượng :D đôi khi từ đổi nghĩa gốc và mất nghĩa gốc dùng còn hay hơn gốc.
Mấu chốt chủ đề là câu hỏi và cmt bàn luận về nội dung câu hỏi.
Ví dụ: Thằng đó đá hay quá, Ronaldo (Lima) vãi.
Tùy cách hiểu của cụ thôi :)
Em chỉ nói thằng kia nó làm đúng...và vì nó đúng nên nó mới thành công.
 
Chỉnh sửa cuối:

leenamtuankorea

Xe điện
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
2,660
Động cơ
348,673 Mã lực
Người dân nào có thu nhập 100 triệu cần mua nhà 8 tỉ hả cụ? Đừng lấy mức thu nhập bình quân cả nước từ cụ già Hà Giang đến em bé Tây Nguyên xong lấy giá nhà trung tâm quận lõi thủ đô mức trung cấp cận cao cấp trở lên thế chứ.
Vâng, cụ nằm ở top thu nhập, có sẵn trong tay khoảng 8 tỷ trở lên thì cháu có nói gì đâu ạ. Ý cháu nói là đại đa số người dân ko phải ai cũng có nhiều tiền để hữu nhà cửa ở thời buổi giá bds nhảy vượt qua tầm với như hiện tại. Vấn đề là đô thị hoá ngày càng mạnh. Tỷ lệ dân đô thị ngày càng cao và trong phần lớn người dân bươn chải sống ở đô thị đó ko phải ai cũng may mắn để có thể kiếm được chỗ chui ra chui vào. Ở tầng lớp nào cũng được nhưng có cái nhìn toàn diện, biết suy nghĩ cho cái vất vả chung của nhiều người thì mình sẽ hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn cụ ạ. Ngày xưa cha ông ta làm cách mạng cũng một phần ngoài lý do mất nước cũng còn là để hướng đến mục đích cao cả. Mang lại hạnh phúc ấm no cho toàn bộ nhân dân.

Mức 100tr 1 năm mà cháu đưa ra tương đương TB GDP đầu người nhưng ko phải ai cũng đạt được mức đó đâu cụ. Có khi 5% dân số thu nhập rất cao đã chiếm hơn nửa tổng số tài sản rồi. Người giàu thì sở hưu tài sản giá trị, bds dễ dàng. Người nghèo thì vất vả mơ đến chỗ chui ra chui vào ngày càng khó.
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,569
Động cơ
477,460 Mã lực
Thế cụ cứ chọn cđt fdi mà mua, đa dạng và phong phú mà.
vâng, em phải chọn cái gì em thấy hợp lý

còn chuyện so sánh xấu đẹp, xây tham như mõ hay coi trọng kiến trúc cảnh quan hay không, thì bất kỳ ai có con mắt thẩm mỹ đều so được ạ
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,569
Động cơ
477,460 Mã lực
Em có mấy ông bạn kinh doanh tm, làm sx. Mô tuýp chung trong các trận nhậu a e với nhau là : đ m biết thế này bỏ tiền làm lô đất rồi đi chơi vẫn hơn lao tâm khổ tứ mấy năm giời chả đc ccc gì:))

Nghe cũng thấy đúng thật các cụ ạ.
nói những ví dụ này thì nhiều cụ mợ vẫn còn bênh bđs lắm cơ
còn nói là DN nhờ giắt lưng bđs mới khỏi phá sản
còn cố đầu tư sx xk thì giờ móm

ôi là
bầu ơi thương lấy bí cùng
 

cadan

Xe lăn
Biển số
OF-151495
Ngày cấp bằng
3/8/12
Số km
11,569
Động cơ
477,460 Mã lực
Vâng, cụ nằm ở top thu nhập, có sẵn trong tay khoảng 8 tỷ trở lên thì cháu có nói gì đâu ạ. Ý cháu nói là đại đa số người dân ko phải ai cũng có nhiều tiền để hữu nhà cửa ở thời buổi giá bds nhảy vượt qua tầm với như hiện tại. Vấn đề là đô thị hoá ngày càng mạnh. Tỷ lệ dân đô thị ngày càng cao và trong phần lớn người dân bươn chải sống ở đô thị đó ko phải ai cũng may mắn để có thể kiếm được chỗ chui ra chui vào. Ở tầng lớp nào cũng được nhưng có cái nhìn toàn diện, biết suy nghĩ cho cái vất vả chung của nhiều người thì mình sẽ hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn cụ ạ. Ngày xưa cha ông ta làm cách mạng cũng một phần ngoài lý do mất nước cũng còn là để hướng đến mục đích cao cả. Mang lại hạnh phúc ấm no cho toàn bộ nhân dân.

Mức 100tr 1 năm mà cháu đưa ra tương đương TB GDP đầu người nhưng ko phải ai cũng đạt được mức đó đâu cụ. Có khi 5% dân số thu nhập rất cao đã chiếm hơn nửa tổng số tài sản rồi. Người giàu thì sở hưu tài sản giá trị, bds dễ dàng. Người nghèo thì vất vả mơ đến chỗ chui ra chui vào ngày càng khó.
nói rất chính xác ạ

những cụ xả thân đi làm cách mạng ngày xưa hầu như nếu còn sống mà nhắc tới việc để thủ lợi từ đất đai như bây giờ chắc sẽ đều bức xúc, vì các cụ thậm chí từ chối nhận nhà nhận đất, các cụ còn mắng cho : "tau đi làm cách mạng để lấy nhà lấy đất thế này à"
 

huyen141292

Xe điện
Biển số
OF-746730
Ngày cấp bằng
18/10/20
Số km
2,232
Động cơ
122,160 Mã lực
Tuổi
32
Các bác trao đổi rất nhiều mà em vẫn chưa hiểu các bác định cho chaebol gà què ăn quẩn cối xây hay tiến ra thi thố ở nước ngoài? Mặt khác dùng BĐS như VIC để sang mĩ cho tới nay vẫn chưa biết sẽ thành công ra sao.

Túm váy lại: chưa biết kết quả, chưa tổng kết, chưa có bài học kinh nghiệm mà nhiều bác đã hô hào mở rộng mô hình từ BĐS xây dựng chaebol thì em thua. Chúng ta còn thiếu bài học cay đắng sao?
 

alceste

Xe điện
Biển số
OF-331518
Ngày cấp bằng
16/8/14
Số km
4,583
Động cơ
325,699 Mã lực
Vâng, cụ nằm ở top thu nhập, có sẵn trong tay khoảng 8 tỷ trở lên thì cháu có nói gì đâu ạ. Ý cháu nói là đại đa số người dân ko phải ai cũng có nhiều tiền để hữu nhà cửa ở thời buổi giá bds nhảy vượt qua tầm với như hiện tại. Vấn đề là đô thị hoá ngày càng mạnh. Tỷ lệ dân đô thị ngày càng cao và trong phần lớn người dân bươn chải sống ở đô thị đó ko phải ai cũng may mắn để có thể kiếm được chỗ chui ra chui vào. Ở tầng lớp nào cũng được nhưng có cái nhìn toàn diện, biết suy nghĩ cho cái vất vả chung của nhiều người thì mình sẽ hướng đến một xã hội tốt đẹp hơn cụ ạ. Ngày xưa cha ông ta làm cách mạng cũng một phần ngoài lý do mất nước cũng còn là để hướng đến mục đích cao cả. Mang lại hạnh phúc ấm no cho toàn bộ nhân dân.

Mức 100tr 1 năm mà cháu đưa ra tương đương TB GDP đầu người nhưng ko phải ai cũng đạt được mức đó đâu cụ. Có khi 5% dân số thu nhập rất cao đã chiếm hơn nửa tổng số tài sản rồi. Người giàu thì sở hưu tài sản giá trị, bds dễ dàng. Người nghèo thì vất vả mơ đến chỗ chui ra chui vào ngày càng khó.
Ko a, mà cụ đang nhầm ở đoạn lấy giá nhà của 1 lượng nhỏ (quận lõi trung tâm) và đem so với giá thu nhập cả nước a. Cụ phải lấy giá nhà trung bình cả nước, tính theo diện tích m2/người (hiện nay là 20m2/người) thì mới đúng a.
Giá nhà các nơi, nhất là vùng sâu xa, vẫn rẻ lắm a.
 

leenamtuankorea

Xe điện
Biển số
OF-206686
Ngày cấp bằng
19/8/13
Số km
2,660
Động cơ
348,673 Mã lực
Ko a, mà cụ đang nhầm ở đoạn lấy giá nhà của 1 lượng nhỏ (quận lõi trung tâm) và đem so với giá thu nhập cả nước a. Cụ phải lấy giá nhà trung bình cả nước, tính theo diện tích m2/người (hiện nay là 20m2/người) thì mới đúng a.
Giá nhà các nơi, nhất là vùng sâu xa, vẫn rẻ lắm a.
Quận lõi trung tâm nào có giá 60 đến 100tr m2 nữa cụ. Cụ ra huyện ngoại thành phân lô đấu giá giữa cánh đồng giờ đã 120 đến 180tr m2 rồi. Về tỉnh các phố thị trấn, huyện thì toàn 50-60tr m2 là rẻ. Muốn có cái nhà ổn ổn thì phải mua tầm 100m2 xây lên mới ra cái hình hài. Cả nhà xây lên với vật giá bây giờ ko phải 8 tỷ hả cụ ơi. Ai chả có nhu cầu sống ở nơi phố thị đầy đủ cơ sở vật chất hạ tầng, dễ dàng làm ăn buôn bán.
 

omerta77

Xe container
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
5,541
Động cơ
807,100 Mã lực
◦ Phân bổ lại nguồn lực: Hỗ trợ SME song song với tập đoàn lớn, ví dụ ưu đãi thuế cho 10.000 doanh nghiệp nhỏ thay vì chỉ 5-10 tập đoàn.
◦ Đầu tư giáo dục thực tiễn: Tăng ngân sách cho 50 trường nghề kỹ thuật (100 tỷ VND/trường) để đào tạo 500.000 công nhân lành nghề trong 5 năm, thay vì chỉ kỳ vọng vào vài kỹ sư giỏi.

2 điểm này e thấy cần làm ngay
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
3,216
Động cơ
533,573 Mã lực
Thời ông Dũng làm thủ tướng đã có định hướng xây dựng mô hình này rồi, nhưng hậu quả thì ai cũng rõ
Thời 3X là tập trung vào các DNNN, nhưng đã là DNNN bị rất nhiều yếu tố chi phối.
DNTN thì linh hoạt hơn, họ làm đời này qua đời khác cũng đc, cơ hội thành công sẽ cao hơn.
DNTN phát triển thành các Tập đoàn lớn là điều đáng mừng, nếu to quá, Nhà nc cần có bàn tay vô hình để điều tiết, tránh độc quyền là đc.
Cheabol là một dạng liên kết kinh tế ở cấp công ty, trong đó các thực thể độc lập có chung một chiến lược, chia sẻ nguồn lực (vốn, công nghệ, nhân sự...) và thị trường để thực hiện các business lớn, mà một hay một vài thành viên không thể thực hiện được, hoặc thực hiện không hiệu quả.
Yếu tố chia sẻ nguồn lực này là tiên quyết tạo nên sự khác biệt rồi cụ. Một hay 1 ít doanh nghiệp cùng nguồn gốc 1 mẹ, ông lỗ ông lãi thì nguồn lực phân tán, cũng ko có sức để chiến lược dài lâu. Nên tập đoàn/công ty mẹ hay cheabol để phân phối và tạo hướng đi là thực sự cần thiết. Có thể vốn thì vay từ bank, nhà nước rót cho 1 phần/nhiều phần như ở các quả đấm, nhưng nếu không đi bằng chân vạc nhân sự tốt kết hợp công nghệ thì nó sẽ sớm nghiêng rồi sụm. Tập đoàn muốn lớn thì phải là tư nhân được nhà nước tin tưởng hợp tác vốn, công nghệ, kiểm soát minh bạch trực tiếp/gián tiếp. Nghiên cứu pt là 1 quá trình có thể thành công hoặc thất bại, rủi ro đó để doanh nghiệp tư nhân chịu 100% thì đương nhiên họ sẽ chỉ đi chậm và chắc, ko dám đột phá nhanh.
Đa phần doanh nghiệp nhà nước khó có thể có động lực để RnD đột phá. Rào cản thấy ngay là nếu RnD thất bại, tiêu tốn hàng chục tỷ/trăm tỷ mà không ra kết quả thì tướng bị xử trảm. Mà thực ra, 1 chục tỷ chỉ là hơn số tiền chi cho 1 nghiên cứu sinh cỡ tiến sĩ ở 1 nước phát triển (G7) chứ có cao siêu gì? Học bổng các cháu sinh viên giỏi được nhận cho 4 năm đại học cũng tròm trèm chục tỷ ko phải là hiếm, mà các cháu đã cống hiến được gì đâu? mới chỉ dạng tiềm năng 9 được vẫn có 1 mất, học xong các cháu sang nước khác học tiếp hoặc làm việc.
Nhà nước chưa thoát thai được việc góp vốn cho nghiên cứu thử nghiệm, sẵn sàng chấp nhận thất bại thì còn chuyện không ai dám đột phá, chưa nói có đột phá lớn.
Có lẽ chỉ trừ Liên Xô, mặc dù bao cấp kế hoạch, nhưng họ có những cái đầu kiệt xuất, nên vẫn tạo ra được những bước nhảy vọt vào vũ trụ. Và đọc kỹ thì không ít lần những Stalin, Khơ rút sốp... định trảm những nhà khoa học hàng đầu như Vavilov, Tupolev, Korolev, nhưng may mắn họ quá vĩ đại, và được những con người vĩ đại khác giúp đỡ nên cũng thoát tội sử dụng ngân sách không đúng mục đích.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuongtien1977

Xe điện
Biển số
OF-623327
Ngày cấp bằng
13/3/19
Số km
3,277
Động cơ
689,693 Mã lực
Tuổi
48
mấu chốt ở đây là quan hệ sở hữu. với triết lý sở hữu toàn dân do một nhóm người đại diện chủ sở hữu thì hãy quên ngay và luôn cái tập đoàn và chaebol, quả đấm thép đi cho lành. hãy tạo môi trường thông thoáng, pháp lý minh bạch cho các doanh nghiệp tư nhân họ tích tụ tư bản lớn lên từ từ rồi sẽ thành chaebol. mấy ông thánh gióng thì thôi mời các cụ về trời
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top