[Funland] Hoa kỳ công bố chính sách Thuế đối ứng với Việt Nam và các nước khác

Lá me xanh

Xe buýt
Biển số
OF-722540
Ngày cấp bằng
28/3/20
Số km
586
Động cơ
111,476 Mã lực
Tuổi
36
Điện than thì giờ há miệng mắc quai vụ Net Zero rồi.
Chưa kể các bank nó cũng ko cho vay tiền làm điện than; QH Điện 8 lại có nội dung không xây mới nhà máy điện than, nhà máy nào trên 40 năm thì đóng cửa, trên 20 năm thì chuyển đổi đồng đốt, chưa kể giá than nhập thì tăng, than trong nước thì khai thác tới hạn rồi, và cũng ko phù hợp lắm để đốt phát điện.
Đúng là 100 lên cái loạn mẹ sới.
Giờ còn xanh gì nữa, trc đây mỹ ép mình xanh để bán đc hàng qua nó. Giờ nó chơi bẩn thì việc gì phải làm theo ý nó. Bản thân 100 cũng bảo mỹ bỏ xanh rồi, thằng đầu sỏ bỏ rồi còn cớ gì ép mình nữa
 

trantien

Xe tăng
Biển số
OF-37433
Ngày cấp bằng
7/6/09
Số km
1,429
Động cơ
499,619 Mã lực
dịch: Thịnh vượng của Đức đến từ đâu
Tác giả: Tử Nhậm, Thạc sĩ khoa kinh tế đại học nhân dân Trung Quốc

Mùa đông 2019 tôi đã có một chuyến đi đến Iceland, sau khi xem cực quang thì quá cảnh ở Munich, Đức, tiện thể đi gặp một người bạn cũ.

Anh ấy đang học ở Đại học Kỹ thuật Munich, đã sống ở đó mấy năm rồi, có thể xem như là một nửa ‘người Đức’. Ban đầu tôi chỉ định nhờ anh ấy mời một bữa cơm, không ngờ sau chuyến đi này, tôi lại có cái nhìn mới về cách vận hành của cả châu Âu.

Vừa chập tối, đường phố đã yên ắng đến lạ, các cửa hàng đóng cửa sớm, nhà hàng cũng đúng giờ là đóng, thậm chí quán cà phê cũng lười hoạt động. Xe điện vẫn chạy đúng giờ, mọi người làm việc theo đúng trình tự, tất cả đều gọn gàng, ngăn nắp, thậm chí có cảm giác hơi buồn tẻ.

Bạn tôi cười hỏi: ‘Cảm giác thế nào?’ Tôi nói: ‘Người Đức sống nhàn thật đấy, chẳng mấy khi tăng ca, cửa hàng đóng còn sớm hơn cả mấy tiệm tiện lợi ở quê mình, hiệu suất làm việc liệu có thấp quá không?’

Bạn tôi nói, hồi mới đến anh ấy cũng không quen. Ở trong nước, môi trường làm việc là ‘làm nhiều được nhiều’, ai cũng cố gắng tăng ca, cạnh tranh nhau. Nhưng ở Đức, không ai muốn làm thêm giờ, đến 5 giờ là tan làm, người ra về còn nhanh hơn cả sếp.

Dù cho đơn hàng của nhà máy có đầy ắp đi nữa, cũng chẳng ai chủ động tăng ca, mà sếp cũng không yêu cầu nhân viên tăng ca, Điều kỳ lạ hơn là, thu nhập của một kỹ sư bình thường cũng không chênh lệch bao nhiêu so với một kỹ thuật viên lành nghề có thâm niên – làm nhiều hay không làm nhiều, chênh lệch thu nhập cũng rất hạn chế.

Nhưng vấn đề là, kinh tế Đức vẫn rất mạnh, ngành sản xuất vẫn đứng hàng đầu thế giới. Người Đức trông có vẻ “Phật hệ” (tức là sống thảnh thơi, không bon chen), vậy tiền của họ rốt cuộc đến từ đâu?

Sau này anh ấy tìm hiểu, mới phát hiện ra sự phồn vinh của châu Âu không phải là do tự họ cố gắng làm ra, mà phần lớn dựa vào sự phân công chuỗi giá trị toàn cầu – hút máu từ các nước khác.

Ngành công nghiệp sản xuất của Đức nhìn thì rất mạnh, nhưng thực chất là dựa vào việc bóc lột các nước Đông Âu. Những quốc gia như Cộng hòa Séc, Ba Lan, Hungary... đảm nhận phần lớn các công đoạn sản xuất giá rẻ, lương công nhân chỉ bằng một phần hai hoặc 1 phần 3 ở Đức. Nhưng các linh kiện sản xuất ra lại được gửi về Đức lắp ráp, dán nhãn “Made in Germany”, sau đó bán ra toàn thế giới với giá trị cao.

Còn mô hình của Pháp thì lại khác, nước này dựa vào châu Phi. Rất nhiều quốc gia ở Tây Phi đến nay tiền tệ vẫn bị Ngân hàng Trung ương Pháp kiểm soát. Nguồn tài nguyên năng lượng, khoáng sản, nông sản liên tục được chuyển về Pháp, trong khi doanh nghiệp Pháp lại nắm độc quyền các ngành như ngân hàng, viễn thông, giao thông ở các quốc gia đó. Nhìn bề ngoài, Pháp không có nền công nghiệp mạnh như Đức, nhưng thực chất họ vẫn nuôi dưỡng một loạt “thuộc địa”, nắm giữ toàn bộ huyết mạch kinh tế trong tay.

Còn về Vương quốc Anh, cốt lõi của nền kinh tế nước này là tài chính. London là trung tâm lưu chuyển vốn toàn cầu, chỉ cần dòng vốn từ khắp nơi trên thế giới vận hành theo các quy tắc do Anh đặt ra, thì họ có thể thu lợi nhuận.

Thụy Sĩ thậm chí còn là thiên đường trốn thuế nổi tiếng toàn cầu, với các ngành ngân hàng, dược phẩm và hàng xa xỉ phát triển mạnh mẽ, duy trì sự giàu có dựa vào dòng chảy của vốn toàn cầu.

Toàn bộ châu Âu nhìn qua giống như một xã hội trật tự, nơi ai cũng được hưởng phúc lợi cao, nhưng thực chất, những ngày tháng tốt đẹp ấy được xây dựng dựa trên nền tảng của sự phân công sản xuất toàn cầu.

Họ không cần phải "cày cuốc", bởi vì cả thế giới đang "cày" thay họ.

Trong vài thập kỷ qua, Trung Quốc đứng ở vị trí thấp nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu, tiếp nhận sự chuyển dịch ngành sản xuất từ châu Âu và Mỹ, dựa vào lao động giá rẻ để duy trì ngành công nghiệp sản xuất, còn phần lợi nhuận có giá trị gia tăng cao thì để lại cho các nước phương Tây.

Công nhân Trung Quốc làm việc cật lực, tăng ca không ngừng, lợi nhuận nhà máy lại rất mỏng. Các doanh nghiệp lớn lên trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, nhà nước thì đầu tư mạnh cho nghiên cứu công nghệ, chấp nhận thua lỗ để nâng cao trình độ sản xuất.

Thế nhưng, sau chặng đường dài đó, hệ thống công nghiệp của Trung Quốc đã được hoàn thiện. Và một khi đã xây dựng được hệ thống công nghiệp toàn diện, nó trở thành một trong những vũ khí mạnh mẽ nhất trên thế giới.

Khi các doanh nghiệp Trung Quốc bắt đầu thách thức châu Âu và Mỹ trong các lĩnh vực như năng lượng tái tạo, bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, sản xuất công nghệ cao; khi vốn đầu tư Trung Quốc bắt đầu đổ vào Đông Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh để xây dựng chuỗi cung ứng riêng; khi Trung Quốc triển khai hệ thống thanh toán quốc tế của riêng mình để tránh phụ thuộc vào đồng USD; và khi ngày càng nhiều quốc gia bắt đầu dùng đồng Nhân dân tệ để thanh toán thương mại — thì châu Âu và Mỹ bỗng nhận ra rằng, những quy tắc toàn cầu mà họ dựa vào để tồn tại đang bị tái định hình.

Đây không còn là cạnh tranh thị trường đơn thuần nữa, mà là một cuộc chuyển giao quyền lực cấp thế giới.
Trước kia, các quốc gia phương Tây có thể tùy ý điều phối tài nguyên toàn cầu, đặt ra luật chơi và buộc các nước khác hoạt động theo hệ thống của họ.

Hiện nay, Trung Quốc không chỉ không muốn tiếp tục làm "công nhân toàn cầu", mà còn muốn tự thiết lập luật chơi, tái cấu trúc lại trật tự kinh tế toàn cầu. Chuỗi cung ứng của phương Tây đang dần bị Trung Quốc lấn chiếm, thị phần thị trường cũng đang bị các doanh nghiệp Trung Quốc chiếm lấy. Những công cụ kiểm soát thế giới trước đây của họ — như tài chính, quân sự, văn hóa — đang từng bước mất hiệu lực.

Dĩ nhiên, phương Tây không thể khoanh tay đứng nhìn.

Những năm gần đây, họ đã áp dụng ngày càng nhiều biện pháp quyết liệt hơn để kiềm chế Trung Quốc: từ phong tỏa công nghệ, cắt đứt chuỗi cung ứng, trừng phạt tài chính, đến bôi nhọ trên truyền thông, thậm chí là tạo ra các căng thẳng địa chính trị. Mục tiêu là buộc Trung Quốc phải quay về làm “công xưởng thế giới” một cách ngoan ngoãn, đừng mơ đến việc “lên bàn ngồi ăn cùng”.

Nhưng họ đã đánh giá thấp ý chí của Trung Quốc.

Ngày xưa, Trung Quốc có thể đứng dậy từ hai bàn tay trắng và hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa chỉ trong vài chục năm. Giờ đây, với hệ thống công nghệ, thị trường, vốn, và chuỗi cung ứng đã hoàn thiện, Trung Quốc sẽ không dễ dàng bị khuất phục trước sự bao vây.
Phương Tây muốn dùng tư duy Chiến tranh Lạnh để phong tỏa Trung Quốc, nhưng thực tế là kinh tế toàn cầu giờ đây không thể tách rời Trung Quốc. Ai rời xa Trung Quốc, kẻ đó sẽ mất đi không gian tăng trưởng trong tương lai.

Cuộc đối đầu này là không thể tránh khỏi.

Phương Tây vẫn mơ rằng họ có thể duy trì thời kỳ hoàng kim bằng cách đè nén Trung Quốc, nhưng thực tế là họ đã rơi vào trì trệ, trong khi Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng tốc. Thế giới tương lai sẽ không còn là một hệ thống đơn cực do phương Tây chi phối, mà là một trật tự mới do Trung Quốc dẫn dắt.

Vì vậy, sự rạn nứt giữa Trung Quốc và phương Tây là điều tất yếu, và cuộc đối đầu này cũng là điều không thể tránh khỏi.

Nó không nhất thiết phải là một cuộc chiến bằng súng đạn, nhưng chắc chắn sẽ là một cuộc cạnh tranh toàn diện trên các mặt trận: kinh tế, công nghệ, văn hóa, tài chính, và chuỗi cung ứng...

Nhưng Trung Quốc đã sẵn sàng.

Cơn bão chắc chắn sẽ ập đến, nhưng lần này, Trung Quốc không còn là kẻ đứng bên lề tìm chỗ trú mưa — mà trực tiếp đương đầu với cơn bão
Ông này viết khá đúng về kinh tế. Nhưng vị thế 1 quốc gia đâu chỉ dựa vào kinh tế mà còn chính trị văn hóa.
TQ đã mạnh lên vì kinh tế. Nhưng hình ảnh TQ trên quốc tế và đặc biệt trong khu vực xấu đi nhiều.
Mới mạnh lên 1 chút đã thể hiện tham vọng bành tr.ướng. Nên cuộc đối đầu này TQ khả năng cao sẽ đứng 1 mình, các nươc sẽ có thỏa thuận nhưng chỉ những điều khoản tối thiểu để vượt qua khó khăn trước mắt chứ ko thể có hợp tác chiến lược với TQ.
Ngoài ra, hệ thống kinh tế thì hoàn thiện nhưng tổ chức hệ thống xã hội còn nhiều bất cập. TQ là người khổng lồ về kinh tế. Nhưng thiếu sự hoàn thiện về cấu trúc xã hội nội tại và quan hệ quốc tế thì như người khổng lồ mới lớn, cơ thể thì to lớn mà cấu trúc ko vững, nhiều điểm yếu, dễ bị sụp đổ hơn Mỹ hay Nga trong cuộc chiến này.
100 chính xác lại đang chơi cờ vây với TQ và 1 loạt các tài phiệt Mỹ thân Trung, đội back up cho Biden, ám sát 100. Chơi bằng thuế thì TQ phải đánh thuế lại vào đúng đội đó.
 

nvht

Xe điện
Biển số
OF-140945
Ngày cấp bằng
7/5/12
Số km
4,931
Động cơ
378,216 Mã lực
Ý đồ của Mỹ muốn thế giới chia làm 2 phe ngày càng rõ nét: Mỹ, châu Âu, Ấn - TQ, Nga, Iran
 

Javeline

Xe máy
Biển số
OF-808904
Ngày cấp bằng
19/3/22
Số km
90
Động cơ
15,468 Mã lực
Thế khó ấy chứ cụ. Mỹ nghĩ china tuồn hàng qua nước thứ 3 để né thuế Mỹ. Nhất là các asean trong đó Việt Nam là ban căng nhất.
Vấn đề là Mỹ cần rất rất nhiều hàng tiêu dùng và trong vài ba ngày nữa hai ông tố nhau lên tới 200% thì khủng hoảng hàng hóa cụ ạ. Dân thiếu và phải mua đắt nó lật cả bố Chum luôn ấy!
 

Duong tien sih

Xe tăng
Biển số
OF-388457
Ngày cấp bằng
23/10/15
Số km
1,052
Động cơ
755,203 Mã lực
Thuế quan lần này với Việt Nam có phải là Cú sốc tổng cầu (Demand Shock) không các cụ nhỉ?
Demand Shock và Thiếu hụt USD đồng thời. Ca này khó.
 

leua

Xe tăng
Biển số
OF-827507
Ngày cấp bằng
8/3/23
Số km
1,852
Động cơ
196,667 Mã lực
Nơi ở
somewhere
Không hiểu mỹ áp thuế cao hàng hóa đắt đỏ thì dân mỹ sẽ sống kiểu gì nhỉ
Cảm ơn cụ đã quan tâm lo lắng cho nhân dân Mỹ. Chắc mọi người cũng phải vượt qua khó khăn chung thôi.
Riêng em thì cũng còn ít tiền tiết kiệm trong bank, sẽ ráng sống qua thời của Trump.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ku_den

Xe tải
Biển số
OF-720479
Ngày cấp bằng
16/3/20
Số km
409
Động cơ
104,890 Mã lực
Tuổi
34
Chiến lược của nước Mỹ đúng là quá giỏi.
Thời Biden chống Nga, nhưng mà thực chất là phá Nga và EU. EU là 1 đối trọng quyền lực với Mỹ về mặt kinh tế.
Biden hết nhiệm vụ thì Trump lên đập TQ.
Nhưng đằng sau là gì?
Đơn giản giới tài phiệt Mỹ đã lo sợ vì nước Mỹ đang nợ công quá nhiều, sản xuất đình trệ và sự vươn lên mạnh mẽ của TQ cũng như các nước khác.
Nhưng không ai ngồi trên ngai vàng mãi mãi. Cần 1 bước đệm để thương mại công bằng hơn. Áp thuế là bước đi cuối cùng (tất nhiên trước khi hai bên chiến tranh nóng).
 

sskkb

Xe điện
Biển số
OF-761152
Ngày cấp bằng
26/2/21
Số km
2,451
Động cơ
682,499 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
E ngay từ đầu đâu ủng hộ đâu mà cụ chụp mũ thế ngay khi hắn ta mị từ vụ 24h chấm dứt nga u cà là e thấy k ổn rồi =))
Chế độ nô lệ bị xóa bỏ ở Mỹ cả trăm năm rồi nhưng tư tưởng cúi đầu làm nô lệ vẫn còn khá nhiều, cụ thông cảm đi
 

X_axe

Xe điện
Biển số
OF-868186
Ngày cấp bằng
18/9/24
Số km
2,058
Động cơ
19,980 Mã lực
Thắng nhất vụ này là Mr Ủn: 0%

IMG_5065.jpeg


Các cụ cứ luôn vui tươi như anh Ủn :)
 

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,989
Động cơ
2,046,551 Mã lực
Chiến lược của nước Mỹ đúng là quá giỏi.
Thời Biden chống Nga, nhưng mà thực chất là phá Nga và EU. EU là 1 đối trọng quyền lực với Mỹ về mặt kinh tế.
Biden hết nhiệm vụ thì Trump lên đập TQ.
Nhưng đằng sau là gì?
Đơn giản giới tài phiệt Mỹ đã lo sợ vì nước Mỹ đang nợ công quá nhiều, sản xuất đình trệ và sự vươn lên mạnh mẽ của TQ cũng như các nước khác.
Nhưng không ai ngồi trên ngai vàng mãi mãi. Cần 1 bước đệm để thương mại công bằng hơn. Áp thuế là bước đi cuối cùng (tất nhiên trước khi hai bên chiến tranh nóng).
Nước Mỹ đã thua cuộc từ khi 100 trưng biểu đánh thuế hàng loạt nước. Điều đó thể hiện sự yếu đuối của nước Mỹ.
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,639
Động cơ
-111,879 Mã lực
Tuổi
36
Vấn đề là Mỹ cần rất rất nhiều hàng tiêu dùng và trong vài ba ngày nữa hai ông tố nhau lên tới 200% thì khủng hoảng hàng hóa cụ ạ. Dân thiếu và phải mua đắt nó lật cả bố Chum luôn ấy!
Em không rõ mục đích cuối cùng của trump là gì? Nhưng cảm thấy ép phải trọn phe rõ ràng.
Việt Nam đứng giữa khó mà yên thân lắm....
 

Hại Điện

Xì hơi lốp
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
7,021
Động cơ
284,874 Mã lực
nhà máy điện than là chân ái =))
Mang nhà máy điện than đặt...trước của nhà cụ nhé ? cho điện nó mạnh.

BCT/EVN không thỏa thuận được với bất kỳ địa phương nào để xây NM điện than. Giờ có ai xung phong nhận là mai họ đến xây ngay và luôn đấy.
 

Chelski

Xe điện
Biển số
OF-30410
Ngày cấp bằng
3/3/09
Số km
3,732
Động cơ
1,028,029 Mã lực
Áp thuế 104% ! Kinh khủng, " Trâu bò oánh nhau ruồi muỗi chết " vạ lây với hai ông này
 

tuan_nguyen261188

Xe điện
Biển số
OF-584387
Ngày cấp bằng
10/8/18
Số km
4,639
Động cơ
-111,879 Mã lực
Tuổi
36
Mang nhà máy điện than đặt...trước của nhà cụ nhé ? cho điện nó mạnh.

BCT/EVN không thỏa thuận được với bất kỳ địa phương nào để xây NM điện than. Giờ có ai xung phong nhận là mai họ đến xây ngay và luôn đấy.
Nếu thế thì hay quá em cầu còn không được đây này... :)) :)) :))
Đất nhà em lại tăng giá
 

CuongNguyenPhuc71

Xe container
Biển số
OF-797820
Ngày cấp bằng
21/11/21
Số km
9,974
Động cơ
194,439 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ đã quan tâm lo lắng cho nhân dân Mỹ. Chắc mọi người cũng phải vượt qua khó khăn chung thôi.
Riêng em thì cũng còn ít tiền tiết kiệm trong bank, sẽ ráng sống qua 4 năm dưới thời Trump.

Mấy kụ ngáo lại bảo tiền của kụ chả đủ mua chung cư cùi bắp Hà Nội kkk 😅
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top