Cú đạp chân ga này của 100 buộc chúng ta phải nhìn nhận lại về phát triển kinh tế, sản xuất:
- Các công ty sản xuất phải thực sự đổi mới, không làm ăn kiểu hớt váng nữa, cái gì cũng đi mua, nhập khẩu. Phải liên tục xem xét cải tiến sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Chỗ nào có cơ hội thay thế từng phần dây chuyền, một phần nguyên liệu, bộ phận, kỹ thuật, công nghệ mà giảm được chi phí, vận hành, hỗ trợ kỹ thuật của tây mà ta làm được phải nghiên cứu thay thế ngay. Có thông tin nói rằng: tự sản xuất được thì giá bán có khi giảm đi 1/2

. Trong lúc phải lao và kiếm xèng thì cũng phải nhìn xa trông rộng, hợp tác, rót tiền đầu tư tự nghiên cứu hoặc ứng trước cho các đối tác nghiên cứu trong nước làm ra các thứ đó, quy trình đó để mình sử dụng và tiến tới kiểm soát từng phần và hoàn toàn các thứ đó, thì mới chủ động được trong mọi tình huống biến động.
- Các công ty kinhd doanh buôn bán tích cực tìm nhiều, đa dạng hoá thị trường ở nhiều quốc gia, khu vực. Bỏ trứng vào nhiều giỏ chứ đừng để tình trạng bỏ vào mỗi một giỏ khá to như vây giờ. Nếu có sản xuất trong nước mạnh được như ở trên hậu thuẫn thì là một lợi thế lớn cho đội ngũ kinh doanh.
- Mấy ông quản lý nhà nước cũng phải nâng tầm trình độ ngang với khu vực và thế giới. Quản lý nhà nước là một khoa học chứ không phải đùa (khoa học quản lý nhà nước). Quản lý NN không phải làm ra mớ các quy định, chính sách rối rắm, chằng chịt, chồng chéo khó hiểu khó tuân thủ. Quản lý mang tính đồng bộ, nhất quán về cách nhìn, quan điểm, biện pháp, xuyên xuốt là hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Muốn như thế quản lý phải có biện pháp cụ thể, hữu hiệu hỗ trợ thật lực doanh nghiệp đầu tư đổi mới làm chủ kỹ thuật, công nghệ. Họ sản xuất, kinh doanh bán được nhiều hàng thì nhà nước mới thu được nhiều tiền từ thuế để tăng lương cho các ông quản lý.