Đoạn này e xin đóng góp tí.
Đóng góp thâm hụt ngân sách, thu thuế là cái 1 khía cạnh thôi.
Đánh giá khách quan và chiến lược họ muôn kéo sản xuất về Mỹ.
Khó và mất thời gian không phải vấn đề vì thường việc khó là việc đúng và việc cần làm.
Ví dụ:
1. Covid xảy ra dân Mỹ mới ngớ người ra là găng tay đồ bảo hộ lao động, rồi máy thở r thuốc men nhập TQ hết, có hàng hay ko có hàng lúc đó mới ớ ra là outsouce hết rồi.
2. Năng lực đóng tàu chiến kém, chậm, ko cạnh tranh được về giá. Trượt sau TQ dài. Lí do là hợp đồng thương mại đóng tàu dân dụng outsource hết cho TQ thì tự dưng 1 nhà máy đóng tàu ở CN bằng cả công suất đóng tàu của toàn nc Mỹ. Lưỡng dụng dân sự quân sự làm nên sức mạnh công nghiệp CN....
Đấy là ví dụ nhỏ thôi, ý là liên quan tới an ninh và cạnh tranh siêu cường nữa chứ k chỉ đơn thuần là kinh tế.
Kéo sản xuất về Mỹ không hề đơn giản.
Mỹ thiếu nhân công, không chỉ là nhân công kỹ thuật thấp lương thấp đâu, mà thiếu cả nhân công kỹ thuật cao. Hãy nghe Tim Cook CEO Apple giải thích vấn đề này.
Giới trẻ Mỹ giờ không còn quá bị thu hút bởi các công việc sản xuất. Họ thích làm các việc dịch vụ hơn.
Đội của Trump luôn hô hào về việc mất việc làm ngành sản xuất, nhưng sản lượng công nghiệp Mỹ có giảm đâu? Đúng là số lượng việc làm sản xuất công nghiệp ở Mỹ giảm, tỷ trọng công nghiệp trong GDP giảm, nhưng sản lượng tuyệt đối công nghiệp của Mỹ không hề suy giảm mà vẫn tăng, và hiện đứng thứ 2 thế giới chỉ sau TQ, xấp xỉ bằng 3 nước liền sau là Đức Nhật Hàn cộng lại.
Thực tế sự thay đổi về công nghệ và tự động hóa khiến Mỹ vẫn sản xuất được nhiều mà không cần nhiều nhân công như trước. Đây là quá trình tự nhiên, giống như ngành nông nghiệp Mỹ, đã có lúc 50% dân số Mỹ làm nông, giờ chỉ còn khoảng 1% dân số trực tiếp làm việc trên các nông trại mà nông sản Mỹ thừa mứa bán khắp thế giới.
Lý do khác là các công việc hiệu suất thấp đã bị đẩy ra các nước khác, chỉ giữ lại được ở Mỹ các công việc hiệu suất cao. Đây thuần túy là bài toán kinh tế. Nước Mỹ sẽ không thể sản xuất giá rẻ được những thứ hàm lượng công nghệ thấp kiểu dệt may, giày da hay găng tay y tế như cụ nói. Ngay cả khi Mỹ xây được những nhà máy hoàn toàn tự động kiểu nhét sợi vào một đầu và đầu kia phun ra quần áo đóng gói sẵn, các tiêu chuẩn an toàn, môi trường... cũng có thể khiến việc sản xuất tại Mỹ đắt hơn tại Mexico hay các nước Trung Mỹ/Nam Mỹ gần đó.
Việc đánh thuế tùm lum cả thế giới và hầu hết các mặt hàng lại càng kỳ quặc, vì Mỹ không thể tự sản xuất mọi thứ từ cái kim sợi chỉ trở đi. Nếu không thể / không cần thiết tự sản xuất mọi thứ thì đánh thuế nhập khẩu những thứ đó làm gì, nếu không phải để thu thêm tiền cho ngân sách?