Em xin share ý kiến của một cô bạn là tiến sĩ, làm ở BNG, chuyên nghiên cứu về Trung Quốc:
Liberation Day, hay Doomsday của US-led liberal world order ? U.S. 'will shoot itself in the foot' due to tariff obsession Các chuyên gia nhận định Hoa Kỳ sẽ "tự bắn vào chân mình" với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký một sắc lệnh hành pháp lịch sử "réo tên cả thế giới", nhằm thiết lập “thuế quan có đi có lại", đơn phương áp mức thuế quan lên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới ngày hôm qua theo giờ Mỹ (2/4/2025) Trong danh sách bị áp thuế, mức thuế quan Mỹ áp với Việt Nam (46%) cao thứ 4 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ xuất khẩu vào thị trường Mỹ, chỉ sau Campuchia (49%), Lào (48%) và Madagascar (47%). Goldman Sachs dự báo với mức thuế quan 15%, dự báo GDP Mỹ trong năm nay sẽ giảm từ 0,4 đến 1,5% , tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ sẽ tăng lên mức 4,5%. Mức sưu cao thuế nặng thế này thì thiệt thòi trước hết là dân Mỹ muốn ăn uống hải sản giá rẻ VN hay xài hàng quần áo dệt may chất lượng cao xuất khẩu made in Vietnam. Qua vụ tariff của Trump, thấy kinh nghiệm ứng phó của TQ rất bài bản (tất nhiên tầm cỡ nước lớn thì thôi khỏi bàn):
1- TQ chuẩn bị từ lâu về thực lực vì biết ngày này ắt sẽ đến (dù vẫn muốn câu giờ, tranh thủ thêm Mỹ để tự tin trước khi thượng đài), thực tế MIC2025 đã là khởi động của tầm nhìn rất chiến lược rồi, nền tảng công nghiệp truyền thống kết hợp công nghiệp hiện đại sẽ giúp TQ trụ hạng; việc nới biên độ thâm hụt ngân sách tài khóa 2025 lên mức 5,66 nghìn tỷ NDT (4% GDP) cũng như việc tung ra gói trái phiếu đặc biệt chính phủ 500 tỷ NDT nhằm nâng đỡ các ngân hàng nhà nước.. đều là là những biện pháp đồng bộ, nhất quán nhằm đối phó với chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và lâu dài hơn là cuộc đua marathon trăm năm giành lại vị thế số 1 thiên hạ từ tay Mỹ, một "bá quyền" sắp hết thời đang hù dọa, bắt chẹt các nước. GDP Mỹ chỉ chiếm 1/4 tỷ trọng kinh tế thế giới, và các ngành công nghiệp nặng cơ bản đã outsourcing, đơn cử ngành đóng tàu (mỗi năm Mỹ chỉ sản xuất được 5 tàu thương mại lớn, trong khi TQ sản xuất được 1700 tàu, công suất gấp 234 lần ngành đóng tàu Mỹ).. Mỹ khó có thể dồn các nền kinh tế lớn vào chân tường (vì tỷ trọng của TQ hiện đã xấp xỉ 16% GDP thế giới tầm cỡ ngang EU, còn Nhật, Anh, Ấn Độ, mỗi nước cũng khoảng nhỉnh 3% tỷ trọng kinh tế toàn cầu)...
2- TQ coi Trump là mốc đánh dấu xu thế thay đổi mang tính bước ngoặt trong nhận thức chính giới Mỹ về TQ, các nghiên cứu về Trumpification đã được giới học giả TQ đào xới từ rất sớm trước khi Trump trở lại (ấn phẩm của viện QHQT đương đại CICIR là một ví dụ), Bắc Kinh đã học được bài học từ Trump 1.0, nên cũng sẵn sàng các kịch bản cho chính sách 2 mặt của Mỹ, Vương Nghị cũng nói thẳng tại họp báo Lưỡng Hội (7/3) vừa qua, TQ "không chơi trò tiêu chuẩn kép". Tóm lại là không thích vừa bị tát thẳng tay, vừa bị xoa vuốt má bảo iu với cả thương (có rất nhiều câu chuyện tình na ná như vậy từ khi Trump nhậm chức 20/1/2025).
3- TQ áp dụng khá nhuần nhuyễn đấu pháp hợp tung, liên hoành, liên thủ, kết minh (balancing act) với các đối tác bị ông Trump đối xử phũ phàng thời gian qua. Dù các nước đồng minh và các đối tác của Mỹ cũng còn nhiều lăn tăn gờn gợn nhưng rồi cũng phải chọn "đi chung một đoạn đường" với Tq, chung quy vẫn là câu chuyện lợi ích muôn thuở. Ngoài hướng EU, Ấn độ, ông Vương Nghị gặp người đồng cấp NT Sergey Lavrov ở Mát-x-cơ-va, thì ngày 30/3, lần đầu tiên sau 5 năm, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tổ chức đối thoại kinh tế "hợp tác chặt chẽ trong tổ chức các cuộc đàm phán toàn diện, cấp cao" hướng tới một thỏa thuận thương mại tự do giữa ba nền kinh tế lớn nhất khu vực trong bối cảnh Mỹ liên tiếp áp thuế nhập khẩu.