- Biển số
- OF-34040
- Ngày cấp bằng
- 26/4/09
- Số km
- 5,334
- Động cơ
- 964,358 Mã lực
Thủ tướng Thái đã ra lệnh điều tra rồi. Chúng ta cùng đợi kết quả.Em cũng nghĩ thế.
Em là dân kết cấu, được đào tạo chính quy. Em nhớ, hồi làm đồ án tốt nghiệp (1996) thì em đã phải tính toán kết cấu cho một công trình cao 13 tầng. Phần phức tạp nhất là tính toán chống gió động và động đất (theo tiêu chuẩn của Nga lúc đó) và mức độ dịch chuyển đỉnh của công trình không vượt quá giới hạn cho phép (đỉnh nóc không được dịch chuyển quá biên độ bằng 1/1000 chiều cao nhà); tần số dao động riêng của tòa nhà đảm bảo không gây hiện tượng cộng hưởng.
Hồi đó, tính toán chống động đất đã là bắt buộc đối với công trình cao tầng rồi, ngay cả đồ án tốt nghiệp của sinh viên xây dựng đã phải tính toán, dù kỹ thuật, công nghệ tính toán còn rất thô sơ.
Do vậy, ngay khi đọc thông tin về việc tòa nhà 34 tầng ở bên Thái Lan bị sụp đổ nhanh chóng, vì máu nghề nghiệp, em bật ngay câu hỏi tại sao rồi.
Chắc chắn, việc tính toán kết cấu (phương án kết cấu hoặc/và tính toán) có vấn đề. Chúng ta chờ xem, chắc chắn họ (Thái Lan) sẽ điều tra nguyên nhân.
Chúng ta ở VN, yên tâm một điều là, các công trình cao tầng đều được tính toán chống động đất theo quy định của quy chuẩn thiết kế rồi. Việc cảm nhận rung rinh, đồ đạc rơi vỡ, chao đảo là bình thường khi động đất xảy ra.
Thiết kế chống động đất cho công trình, không có nghĩa là, công trình không thể bị sụp đổ khi động đất lớn xảy ra.
Em nhớ, đọc đâu đó, lâu rồi, triết lý thiết kế chống động đất của người Nhật là, miễn là làm sao để công trình tồn tại đủ lâu trong cơn động đất để người bên trong kịp thoát ra, còn sau đó công trình có thể đổ sập. Tức là, họ ưu tiên cao nhất cho việc thoát người, còn chấp nhận xây lại nhà.

Động đất Myanmar: Thái Lan ra lệnh điều tra vụ tòa nhà duy nhất ở Bangkok sụp đổ
Thái Lan ra lệnh điều tra vụ toà nhà hơn 30 tầng đang xây dựng tại Bangkok đổ sập sau những rung lắc từ trận động đất kinh hoàng ở Myanmar ngày 28-3.