- Biển số
- OF-874264
- Ngày cấp bằng
- 6/1/25
- Số km
- 636
- Động cơ
- 90,626 Mã lực
Nhà cũ như này dạng nhà cấp 4, để ở mà không cải tạo thì lạnh. Sưởi đốt củi cũng tốn.
Giờ em đều đi sưởi dưới nền nhà, sau đó lát gỗ ván sàn lên trên. Như vậy mùa đông vẫn ấm, mùa hè thì mát, mà lại cũng tiết kiệm chi phí hàng tháng.Nhà cũ như này dạng nhà cấp 4, để ở mà không cải tạo thì lạnh. Sưởi đốt củi cũng tốn.
Em thì từ trước tới giờ vẫn thích tự làm. Nếu mua và để nguyên như hiện tại, chỉ là sửa sang lại cho đàng hoàng hơn, rồi cho thuê chắc sẽ được khoảng 8 tới 10 ngàn korun một tháng (chi phí dịch vụ người thuê tự trả). Còn nếu xin giấy phép xây dựng thì giờ e là hơi khó, bởi em có thông tin là từ 5 năm trở lại đây, quy hoạch của vùng này là diện tích đất phải trên 600 m2 thì mới được xây nhà để ở. Chỉ có những nhà xây trước đó thì không sao, chứ xây mới hay xây thêm sẽ phải theo quy hoạch mới này.Cụ tính tự làm thì rẻ, thuê thợ thì tốn. Tự làm xong cho công nhân mùa vụ thuê cũng ổn, không lo hỏng nhà như cho thuê năm.
Còn rẻ hơn đất làng quê em vậy cụ. Quê em cách thổ đu 50km mà giá 360m2 này giờ cũng phải 4 tỏi có dư rồi.Hôm qua có 2 vợ chồng ông bà khách quen người Ba Lan tới tiệm làm đẹp. Ông bà ấy nói chuyện là có cái nhà nghỉ cách đây 5km muốn bán. Em có hỏi qua về địa chỉ, cũng như các thông tin liên quan và giá bán. Khu nhà nghỉ này nằm phía ngoại ô thành phố, sau khu công nghiệp có 3 nhà máy, trong đó gần nhất là hãng vận tải lớn Duvenbeck.
Ngôi nhà nghỉ có 1 phòng khách liền bếp, 1 phòng ngủ, 1 phòng tắm liền wc, 1 sảnh bằng gỗ ở trước cửa vào, có bàn ngồi uống trà. Điện tích đất tổng cộng là 362 m2, trong đó phần xây dựng chiếm 35m2. Ngoài vườn có 1 kho bằng gỗ để đựng đồ, có thể đỗ xe trong vườn, nhưng không có ga ra.
Đây là ảnh mà ông bà ấy gửi cho em.
View attachment 9013270
View attachment 9013271
View attachment 9013273
View attachment 9013274
View attachment 9013276
View attachment 9013278
View attachment 9013279
View attachment 9013280
Giá ông bà ấy muốn bán là khoảng 25 ngàn Euro.
Quan trọng là mật độ dân cư và tỷ lệ thuê như nào. Cụ mua ở quê nhưng khả năng đẩy vẫn ngon, bên EU khả năng bán lướt sóng bị đánh thuế cao, cho nên có mua chỉ tính cho thuê. Hai hệ thống XH khác nhau nên không so được.Còn rẻ hơn đất làng quê em vậy cụ. Quê em cách thổ đu 50km mà giá 360m2 này giờ cũng phải 4 tỏi có dư rồi.![]()
Vâng, cái này em biết ạ. Một cô đang làm cùng trong công ty của em năm ngoái có về Việt Nam bán 2 mảnh đất, mảnh gần 2 tỷ, mảnh gần 4 tỷ mà hơn 10 năm trước cô ấy mua chưa tới 300 triệu mỗi mảnh. Hôm rồi cô ấy lại nhờ em xin nghỉ phép 1 tháng để về VN. Nhưng vì cô ấy mới ký hợp đồng lao động chính thức được nửa năm, nên bên quản lý nhân sự chỉ cho cắt 12 ngày phép, tức là nửa mức 25 ngày phép mà cô ấy được hưởng cả năm. Nếu nghỉ quá 12 ngày phép thì phải nghỉ không lương. Cô ấy chia sẻ là có người lại muốn mua thêm 1 mảnh đất ở quê, nên giờ cô ấy về làm thủ tục để bán. Em có hỏi cô vui cô là cô còn mấy mảnh đất nữa vậy. Cô thật thà chia sẻ là còn 2 mảnh nữa, nhưng cứ giữ vậy, chưa bán.Còn rẻ hơn đất làng quê em vậy cụ. Quê em cách thổ đu 50km mà giá 360m2 này giờ cũng phải 4 tỏi có dư rồi.![]()
Túm váy cụ Ho em hỏi đoạn này.xebobabanh17201 : Theo quan điểm của em thì du học Ba Lan cũng tương tự như du học bên Séc. Tuy không bằng học ở các nước Tây Âu nhưng sau 5 năm tốt nghiệp Master thì có khá nhiều thuận lợi. Có bằng Ba Lan xin việc ở nước sở tại cũng rất nhiều cơ hội, không sợ thiếu việc. Không những thế, sau 5 năm đại học thì đã đủ điều kiện cần để xin thẻ vĩnh trú. Khi có thẻ vĩnh trú rồi, thì cơ hội tìm việc làm ở các nước Tây Âu càng cao.
Du học tự túc Ba Lan hay Séc cũng không quá cao về chi phí, nhất là những ai chịu khó học tiếng bản địa, để có thể theo học bằng tiếng địa phương thì cũng đỡ được khá nhiều kinh phí. Em không biết bên Ba Lan thế nào, nhưng luật giáo dục Séc cho phép du học sinh mỗi kỳ được chọn học và thi bằng tiếng Séc miễn phí. Ngược lại, các sinh viên người Séc cũng thế, mỗi kỳ được phép đăng ký một vài môn học và thi bằng tiếng Anh miễn phí.
Thế nên em thấy rằng, nếu có cơ hội đi du học ở trời Tây thì nên đi, nhất là thanh niên trai trẻ đầy nhiệt huyết. Đi để mở mang kiến thức, va chạm xã hội, cùng lắm nếu không thành công trong mục đích học hành thì cũng còn nhiều lựa chọn để lập nghiệp bên phương Tây.
Tình hình ở Séc từ đầu năm tới giờ thực sự khó khăn hơn năm ngoái cụ ạ. Tuy giá năng lượng như điện, khí gas, xăng dầu có giảm hơn năm ngoái, nhưng giá cả hàng tiêu dùng lại tăng đáng kể. Nếu không tính thịt thà, với các thực phẩm sản xuất tại Séc và EU, thì các mặt hàng nhập khẩu đều tăng giá. Nhất là rau củ quả nhập từ các nước nhiệt đới.Tình hình Séc nói riêng, Âu nói chung, khó khăn hơn năm ngoái không ạ cụ Hô ?
Tks cụ. Vậy là khó khăn hơn, lý do có dễ hiểu không cụ ?Tình hình ở Séc từ đầu năm tới giờ thực sự khó khăn hơn năm ngoái cụ ạ. Tuy giá năng lượng như điện, khí gas, xăng dầu có giảm hơn năm ngoái, nhưng giá cả hàng tiêu dùng lại tăng đáng kể. Nếu không tính thịt thà, với các thực phẩm sản xuất tại Séc và EU, thì các mặt hàng nhập khẩu đều tăng giá. Nhất là rau củ quả nhập từ các nước nhiệt đới.
Nhiều nhà máy ở vùng Plzeň đã có hiện tượng giảm nhu cầu công nhân từ các dịch vụ môi giới, mà chỉ ưu tiên việc làm cho công nhân ký hợp đồng chính thức. Em quan sát thấy khá nhiều người Việt mình ký qua công ty môi giới, giờ phải đi làm thời vụ ngoài trời khá nhiều. Tình hình như này, sắp tới vụ đi làm men bia, đi thu hoạch hoa quả, với làm hoa trang trí cho Giáng sinh, chắc đông người Việt mình đăng ký đi làm.
Như thứ 6 vừa rồi nhóc lớn nhà em và bạn gái về nhà để thứ 7 tổ chức liên hoan mừng mẹ tụi nhóc tháng đầu tiên đi làm. Nhóc mua thịt bò gầu về nấu phở với giá 219 Korun 1 kg, thì hiện tại 1 vỉ 30 quả trứng giá là 199 korun 1 vỉ, tương đương 2 kg thịt lợn cổ (nếu có nơi khuyến mại thì giá là 130-145 korun 1 vỉ trứng). Gà tươi 2,5 kg đã làm sạch giá 300 korun 1 con. Cà chua giá 65 korun 1 kg, rau cải tầu giá 40 Korun 1 kg,... Nhà em có mấy bà Tây hay mang trứng gà nhà tới cho, nhưng em đều gửi các bà ấy 6 korun 1 quả, vậy mà thỉnh thoảng các bà ấy lại mang bao nhiêu bánh trái sang cho.
Em nghĩ Séc phụ thuộc khá nhiều vào các ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp xe hơi, cũng như hệ thống các nhà máy phụ trợ cho các ngành công nghiệp này. Các tập đoàn lớn, đa quốc gia là các công ty mẹ nằm tại Đức, Áo, Thụy Sỹ đang gặp khó khăn do khủng hoảng năng lượng, cũng như cuộc chiến giữa Nga và Ukraina từ 3 năm qua. Thế nên các công ty con tại Séc cũng không thể thoát khỏi tình hình khó khăn chung.Tks cụ. Vậy là khó khăn hơn, lý do có dễ hiểu không cụ ?
Chính xác cụ. Chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng toàn cầu, trực tiếp là người dân. Có lợi là nền cn sx vũ khí và cơ hội cho một số tầng lớp cầm quyền. Là dân đen chả vui vẻ gì với chiến tranh xảy ra ở bất cứ đâu.Em nghĩ Séc phụ thuộc khá nhiều vào các ngành công nghiệp nặng và ngành công nghiệp xe hơi, cũng như hệ thống các nhà máy phụ trợ cho các ngành công nghiệp này. Các tập đoàn lớn, đa quốc gia là các công ty mẹ nằm tại Đức, Áo, Thụy Sỹ đang gặp khó khăn do khủng hoảng năng lượng, cũng như cuộc chiến giữa Nga và Ukraina từ 3 năm qua. Thế nên các công ty con tại Séc cũng không thể thoát khỏi tình hình khó khăn chung.
Chỉ là nền kinh tế của Séc nhỏ so với các nước Tây Âu, nên ảnh hưởng cũng không bị nặng nề và có vẻ dễ xoay sở và tìm hướng khắc phục hơn. Một vấn đề nữa là phúc lợi xã hội của Séc tuy khá tốt so với mức sống của người dân, nhưng nếu so với Đức hay các nước Tây Âu thì ngân sách đó chẳng thấm là gì, nên cũng đỡ áp lực đối với chính phủ cầm quyền của Séc.
Em nghĩ tình hình khủng hoảng tài chính sẽ ảnh hưởng tới toàn thế giới chứ không chỉ riêng đất nước hay châu lục nào. Nên sắp tới chính quyền các nước sẽ phải thực hiện nhiều biện pháp để đối phó với tình hình khó khăn này ạ.
Theo em thì nếu đã tốt nghiệp Bachelor ở Việt Nam và sang học tiếp Thạc Sỹ (Master) tại các trường Đại học ở Praha thì nên thi vào 4 trường Đại học công lập có rank cao nhất Séc nằm tại Praha. Đó là các trường dưới đây:Túm váy cụ Ho em hỏi đoạn này.
Nếu các cháu học ĐH ở VN xong và sang học thạc sĩ bên đấy thì có trường nào ổn không (Praha). Cụ thể học ngành kinh tế ra và có tiếng Anh (khả năng thêm tiếng Séc vì bọn trẻ nó học nhanh thôi) thì kiếm việc có dễ không? Thu nhập ở tầm nào và mất bao lâu để có PR? Sau khi có PR thì hoàn toàn có thể kiếm việc trong khối Schengen phải không?
Cảm ơn cụ ạ.Theo em thì nếu đã tốt nghiệp Bachelor ở Việt Nam và sang học tiếp Thạc Sỹ (Master) tại các trường Đại học ở Praha thì nên thi vào 4 trường Đại học công lập có rank cao nhất Séc nằm tại Praha. Đó là các trường dưới đây:
Trường Đại học Tổng hợp Sác lơ Praha https://cuni.cz/UKEN-1.html
Trường Đại học Kỹ thuật Praha https://www.cvut.cz/en
Trường Đại học Kinh tế Praha https://www.vse.cz/english/
Trường Đại học Công nghệ Hóa Kỹ thuật Praha https://www.vscht.cz/?jazyk=en
Nếu tốt nghiệp các trường này ra thì xin việc không khó ạ. Thông tin về tuyển sinh có đầy đủ tại các trang Web trên. Nếu ai có nhu cầu thì nên liên hệ trực tiếp với trường để xin tư vấn và hỗ trợ cụ thể nhất.
Điều kiện để xin PR (Vĩnh trú) tại Séc thì yêu cầu phải cư trú tại Séc đủ 5 năm (không cần liên tục), không nợ nần nhà nước Séc, có mức thu nhập tối thiểu là 30 ngàn Korun trước thuế nếu độc thân (nhưng đa phần nên có mức lương 40 ngàn korun trước thuế sẽ dễ được xét duyệt hơn). Nếu đã có PR Séc và có bằng Master tại Séc thì xin việc ở các nước thuộc EU đều khá thuận lợi ạ.