Ở mấy chung cư kiểu này đau đầu các cụ nhỉ
Lúc thớt mới mở e đọc vài còm rồi bỏ qua k đọc nữa.cái này nó phụ thuộc vào từng khu, nên nhiều cụ nhiều mợ cứ 7k5 là rẻ rồi thì ai biết nó có những gì mà rẻ với đắt
em nói thật là nếu các tồng chí minh bạch rõ ràng thì chấp cả làng thằng băng rôn khẩu hiệu luôn. chứ kiểu mập mờ tăng 5k lên 7,5k nhé, nhưng không giải thích được vì sao là con số 7,5. trước thu chi như nào, giờ thu chi như nào để ra con số 7,5 không đưa ra được thì người ta mới phản ứng.
Vài tháng trước có việc vào CC ở Nguyễn Lương Bằng đối diện BV Đống Đa, mấy ông bảo vệ ở đó chắc toàn trên 70 đi liêu xa liêu xiêu như sắp ngã...Có nơi cư dân đóng tiền dịch vụ còn k biết mình đc hưởng những tiện ích gì? Thì căn cứ vào đâu mà đắt hay rẻ?
Cơ mà bàn thì hết ngày.![]()
Rất nghiêm túc. Cụ chỉ ra xem sai ở đâu và căn cứ theo điều luật, quy định nào? Vì em cũng ở chung cư, và cũng đang muốn tìm hiểu.Cụ vận dụng thế này thì chết.
Đẹp nhất là có 1 hoặc 2 người ở đổ tuổi lao động (để làm các công việc cụ thể) nhưng trưởng ban là bác vừa nghỉ hưu có trình độ 1 chút, chứ hưu lâu và có tuổi thì lại không thông tuệ lắm.
Sorry cụ qua em bận, sáng em vừa pm rồi.
K nắm dc thực địa thì bàn đắt rẻ vô ích thôi cụ àLúc thớt mới mở e đọc vài còm rồi bỏ qua k đọc nữa.
Giờ lại đọc lướt qua,thấy cụ còm chuẩn.
Có lẽ nhiều cụ chưa ở chung cư nhiều nên phát biểu mà k hiểu hết ý.
5 là rẻ,10 là rẻ hay 50k là rẻ? Như nào là rẻ,như nào là đắt? Lấy cái gì để so đắt với rẻ?
Có nơi cư dân đóng tiền dịch vụ còn k biết mình đc hưởng những tiện ích gì? Thì căn cứ vào đâu mà đắt hay rẻ?
Cơ mà bàn thì hết ngày.![]()
Vâng,e cg được nhiều ng dẫn đi mấy nơi. Có nơi đi thang máy cư dân vô ý đè vào nút chuông khẩn cấp (chuông thiết kế thấp vừa tầm tay các bạn lớp 1 đổ lên), 5s sau nghe tiếng e gái gọi qua loa vào thang: Tôi nhận đc tín hiệu...xin hỏi có thể giúp gì...Vài tháng trước có việc vào CC ở Nguyễn Lương Bằng đối diện BV Đống Đa, mấy ông bảo vệ ở đó chắc toàn trên 70 đi liêu xa liêu xiêu như sắp ngã...![]()
Ah thì đúng. Chẳng qua nay giải lao em ngồi gõ gõ mấy chứ tăng km còn vào chợK nắm dc thực địa thì bàn đắt rẻ vô ích thôi cụ àhơn nữa đây tăng tận 50% giá, khu nhà e tăng 10% mà còn vài bước mới chốt dc. Các cụ ở ngoài thì bao nhiêu chả kêu rẻ
Dạo này cụ toàn đi giải cứu mai bỏ cả ăn cả uống đúng kAh thì đúng. Chẳng qua nay giải lao em ngồi gõ gõ mấy chứ tăng km còn vào chợ
![]()
Mai em trả lời cụ theo nhận thức pháp luật của em nhé, giờ em say rồi.Rất nghiêm túc. Cụ chỉ ra xem sai ở đâu và căn cứ theo điều luật, quy định nào? Vì em cũng ở chung cư, và cũng đang muốn tìm hiểu.
Việc này có thật, vừa có lương cao vừa có slot gửi xe dưới hầm free (khu em)cụ nhầm
ban quản trị chỗ tôi đấu đá nhau sứt đầu mẻ chán với vào được ghế BQT
giặc là một lũ sâu mọt với mục đích chính là liếm cái quỹ bảo trì
coi việc làm thành viên BQT là thu nhập chính đó cụ ạ, toàn mấy thằng độ tuổi lao động, thằng thì ngồi quán nước đánh cờ cả ngày, thằng thì chỉ có sáng đưa con đi học cho vợ tối đón con về, thằng thì tối ngày đi chạy đi nhảy
với người đàng hoàng người ta tập trung vào công việc chính, chứ rảnh đâu mà ôm cái công việc BQT mà lấy cái lương 2-3tr/tháng, từ đó mà lòi ra cái mục đích chính của nó vào làm BQT
màu mè từ đâu, từ cái việc chia chác với nhà cung cấp, gói thầu chỉ 200 tr, nó ký với nhau 600 tr, 400 triệu chia nhau , đấu thầu công khai , nhưng chọn nhà thầu nào thì do tụi BQT chọn đó cụ
Thế nên có chuyện đấu đá, phe phái, vận động những cư dân nhẹ dạ để tranh thủ phiếu bầu.Việc này có thật, vừa có lương cao vừa có slot gửi xe dưới hầm free (khu em)
Chưa kể có 2 lương ở vài trường hợp, ví dụ slot BQT kèm an ninh 7.5 tr/ tháng.
An ninh thì 2.446k/ tháng, một tháng cần hiện diện 3 buổi cho có lệ...
giá nhà ở đây khoảng bao nhiêu tiền/m các cụ ơiCư dân Ecogreen đang biểu tình phản đối tăng phí dịch vụ, hình như là từ 5000/1m2 lên 7500/1m2
Theo như em nghe nói (có thể chưa chính xác):
- Trước đây tổ hợp CC cho thuê siêu thị Top market, sân bóng bàn, pickleball, Ngân hàng BIDV, Điện máy xanh và chuỗi các cửa hàng cửa hiệu, phòng gym, ăn uống cf khoảng 450 triệu đồng/tháng đều được phân bổ vào phí dịch vụ nên phí dịch vụ tòa nhà này hạt rẻ
- Nhưng vào đầu năm 2025, khi NN đổi quy định thì số tiền cho thuê này này bắt buộc phân bổ vào tiền bảo trì của tòa nhà, như vậy trước đây quỹ bảo trì vẫn đang được sử dụng tốt, hiện tại thêm gần 5 tỉ 1 năm vào quỹ thì chắc là chưa có chỗ để chi hợp lý
- Chủ các căn hộ thì bức xúc vì bị đánh vào túi tiền
Có cụ nào rõ hơn thì chia sẻ thêm dưới đây nhé, e chỉ hóng biến thôi, có clip nhưng em không biết up thế nào ạ
View attachment 9014971
View attachment 9014968 View attachment 9014969
Rất nghiêm túc. Cụ chỉ ra xem sai ở đâu và căn cứ theo điều luật, quy định nào? Vì em cũng ở chung cư, và cũng đang muốn tìm hiểu.
Đầu tiên cụ phải xác định khái niệm bảo trì là gì, có thể là bảo trì công trình hoặc bảo trì hệ thống máy móc trong công trình. Các khái niệm, thuật ngữ này được quy định trong Nghị định 2021 nhưng đối tượng ở đây là nhà chung cư nên cụ cứ tham khảo quy định trong Luật nhà ở 2014 & 2023 và thông tư hướng dẫn kèm theo.Mai em trả lời cụ theo nhận thức pháp luật của em nhé, giờ em say rồi.
Trường hợp này cụ đề nghị có khảo sát đánh giá chất lượng dịch vụ ít nhất 1 năm/lần. Tất nhiên là đề nghị công khai và đa số phải đồng ý cụ nhé. Ngoài ra cá nhân cụ có quyền đặt lịch làm việc với Trưởng BQT để phản ánh sự việc và có yêu cầu cụ thể (chỗ yêu cầu này mời cụ về nghiên cứu lại quy chế hoạt động BQT, quy chế quản lý sử dụng toà nhà của cụ quy định thế nào nhé)E ở eco đây, thực ra cũng k hẳn vì cái tăng giá mà là từ cái việc tăng giá dẫn đến nhiều chuyện. Cắt giảm lao công, thay đội bảo vệ thái độ, ‘ăn uống’ hơi lố…
Chứ tăng 8 hay 10k vẫn ok, mà chỗ e đất huyện thanh trì cho bác nào tưởng thuộc quận)
nhà e ko pải cao cấp nhưng đc cái ngõ đi cũng tiện, ko u tối j cả.hihiNhà đất cũng có phiền nhiễu của nó đấy cụ, trừ phi cụ ở khu đô thị cao cấp riêng biệt, chứ còn nhà đất trong ngõ sâu, âm u tối tăm lại gặp ngay mấy quả hàng xóm ối dồi ôi thì cũng mệt lắm.
Cảm ơn giải thích của cụ.Đầu tiên cụ phải xác định khái niệm bảo trì là gì, có thể là bảo trì công trình hoặc bảo trì hệ thống máy móc trong công trình. Các khái niệm, thuật ngữ này được quy định trong Nghị định 2021 nhưng đối tượng ở đây là nhà chung cư nên cụ cứ tham khảo quy định trong Luật nhà ở 2014 & 2023 và thông tư hướng dẫn kèm theo.
Nhưng tổng lại nôm na là hoạt động bảo trì: "kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn phần xây dựng nhà chung cư, kiểm tra, duy trì hệ thống an toàn phòng cháy, chữa cháy và các phần sở hữu chung khác của nhà chung cư, thay thế các linh kiện hoặc các thiết bị sử dụng chung của tòa nhà, cụm nhà chung cư và các việc bảo trì khác theo quy định của pháp luật về xây dựng"
Trong khi đấy hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư được quy định tại thông tư 05 Luật nhà ở 2023 là: ...Điều khiển, duy trì hoạt động, kiểm tra thường xuyên hệ thống thang máy, bảo dưỡng máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, hệ thống chữa cháy, dụng cụ chữa cháy, các thiết bị dự phòng và các thiết bị khác thuộc phần sở hữu chung, sử dụng chung của tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư để đảm bảo cho các hệ thống thiết bị này hoạt động bình thường...
Quay lại trường hợp cụ thể người trực camera có được vận dụng thanh toán từ nguồn bảo trì hay không thì:
1/ Hành vi trực, xem camera hoặc điều khiển (quay quét cam) là hành vi: điều khiển, duy trì hoạt động...cũng như có 1 phần trong dịch vụ cung cấp bảo vệ cho toà nhà. Vậy hành vi này thuộc hoạt động quản lý vận hành toà nhà.
-> một cách thông thường thì việc này đang đưa hết vào dịch vụ quản lý vận hành toà nhà. Nhưng nếu đưa vào hoạt động bảo trì thì có sai không? Em đang thấy không sai. Vì không thấy có điều luật nào cấm cả. Vì nó thoả mãn ít nhất 2 điều kiện:
- . Camera là hạng mục kỹ thuật/ thiết bị dùng chung của toà nhà : cái này chắc fix rồi, ko cần tranh cãi.
- . phạm vi công việc bảo trì: *kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn* . Có 2 vấn đề ở đây.
+ Thứ 1 là: tần suất thực hiện các công việc bảo trì kia không hề quy định (có thể được ghi trong quy trình bảo trì toà nhà, cái này nếu muốn thay thì thông qua Hội nghị NCC có thể thay đổi được). Nếu luật không quy định về tần suất cụ thể, thì mỗi toà nhà có thể tự đặt ra tần suất là hàng ngày, tuần 1 lần, tháng 1 lần, thậm chí ngày 2 lần...
+ Thứ 2 là: *kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, sửa chữa nhỏ, sửa chữa định kỳ và sửa chữa lớn* -> muốn làm được các nghiệp vụ kia thì phải có người. Nếu không cấm (căn cứu theo tần suất thực hiện công việc) thì Toà nhà hoàn toàn có thể thuê một người hàng ngày ngồi làm công tác kiểm tra cái camera đó.
2/ Trong quá trình điều khiển sử dụng, duy trì hoạt động...người trực camera phát hiện sự cố, phát hiện hỏng hóc 1 phần của hệ thống hoặc cả hệ thống (hỏng mắt của 1 tầng chẳng hạn) và tiến hành sửa chữa, thì hành vi này là hoạt động bảo trì. Chỗ này nếu muốn cụ tỷ ra thì sẽ có 3 nội dung: phát hiện, sửa chữa và thiết bị thay thế, 3 mục này đều có thể chi hợp lý từ quỹ bảo trì nhưng thực tế với những sự việc đơn giản thì đơn vị vận hành chỉ tính tiền thiết bị vì sẵn hoá đơn chứng từ, còn 2 mục kia khó trong việc xác nhận khối lượng và xuất chứng từ. Tương tự đối với các việc sửa chữa phức tạp phải thuê ngoài thì đơn vị sửa chữa sẽ xuất 1 chứng từ đã bao gồm các tiền: công thay + thiết bị, lúc này tiền công người phát hiện (quan trắc) thường bị bỏ qua.
Đến đây thì không biết các cụ đã rõ và thoả mãn chưa, nhưng với nhận thức quy định pháp luật của bản thân em như thế đã rất rõ.
Em là dân kinh tế, cũng trải qua nhiều ngành nghề nhưng vài năm gần đây em được giao thêm công việc có liên quan đến quản lý vận hành nhà chung cư nên cũng có thời gian nghiên cứu luật định và vận dụng cũng như trải nghiệm thực tế tại các toà nhà dự án của Công ty.
Trên cơ sở nhận thức của bản thân (tại sao em cứ nhắc đi nhắc lại điều này vì em biết cùng 1 luật ban hành nhiều người có nhiều cách hiểu khác nhau, vì vậy mới có thông tư, nghị định hướng dẫn) em xin chia sẻ các nội dung trên.
Em lại có quan điểm khác cụ chút.Cảm ơn giải thích của cụ.
Nhưng em không thấy nó khác gì, và không phản biện gì câu hỏi của e.
Chính trong câu trả lời của cụ lại thể hiện là nếu vận dụng một cách linh hoạt, hoặc nói thẳng ra là lách luật, thì cẫn có (thể) dùng tiền quỹ bảo trì để chi vào một số nội dung công việc mà nó chưa rõ ràng giữa phạm vi của bảo trì và quản lý vận hành nhà chung cư.
Em thấy có 4 vấn đề thôi:
- Quy định của Luật, thông tư, nghị định nó chưa rõ ràng. Đặc biệt là phân tách rõ ràng phạm vi, nội dung công việc của các hạng mục được bảo trì và quản lý vận hành nhà chung cư. Nôm nà là 1 việc giờ giao cho 2 người. Có cái camera thì giao cho cả 2 ông: 1 ông bảo trì, 1 ông vận hành.
- Đối tượng các hạng mục, công trình trong nhà chung cư được sử dụng quỹ bảo trì là gì?
- Phạm vi công tác bảo trì là gì?
- Hợp lý hoá các chi phí thông qua hoá đơn, chứng từ.
Tất cả những nội dung này là nêu ra để thấy có một số bất cập và chưa rõ ràng, cụ thể thôi.
Một việc chỉ nên giao một người. Một người thì có thể giao nhiều việc.
Chứ không phải xui ai làm gì cả. Có thể nhìn thấy kẽ hở của Luật đấy, nhưng không phải ai cũng dám lách, ai cũng nên lách.