- Biển số
- OF-390227
- Ngày cấp bằng
- 3/11/15
- Số km
- 4,972
- Động cơ
- 1,184,173 Mã lực
Đã rõ lý do có cuộc họp lần hai rồi ạ, vì họp lần một các siêu cường EU cắn nhau chí chóe, ý tưởng gửi quân đến Ukraine gìn giữ hòa bình bị TT Đức Olaf Scholz thẳng thừng bác bỏ. Như vậy là Ba Lan, Pháp, Ý , Đức đều bác bỏ khả năng gửi quân đến Ukraine theo đề nghị của TT UK Keir Starmer . Đây có lẽ là lý do TT Pháp Marcon bèn tổ chức họp lần hai với các nước khác xem có nước nào xung phong làm bia đỡ đạn không. Theo em thì chắc chẳng có ai nghe xui dại đâu. À mà có khi Nga sẽ đồng ý, nhưng chưa thấy anh Marcon gửi đề nghị tới Nga.Lại họp. Chắc phải cỡ thượng thượng đỉnh ấy nhể. Lên đỉnh liên tục thế này phê phải biết.
![]()
Mỹ khiến châu Âu sốc, Pháp tiếp tục triệu tập họp khẩn tìm cách ứng phó
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên lịch tổ chức một cuộc họp mới về Ukraine nhằm phối hợp phản ứng của châu Âu với những động thái mới ở Mỹ.baoquocte.vn
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên lịch tổ chức một cuộc họp mới về Ukraine nhằm phối hợp phản ứng của châu Âu trong bối cảnh Mỹ đang có những thay đổi chính sách gây sốc trong giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Theo AFP, cuộc họp mới được lên lịch sau khi các nhà lãnh đạo châu Âu vừa tiến hành một cuộc họp khẩn tương tự hôm 17/2, cũng theo lời kêu gọi của Tổng thống Macron, để thống nhất phản ứng chung trước các bước đi gần đây của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump.
![]()
Cuộc gặp của các lãnh đạo châu Âu ngày 17/2 tại Paris, Pháp. (Nguồn: X)
Theo Điện Elysee, cuộc họp thứ hai sẽ diễn ra theo hình thức trực tuyến.
Một số nguồn tin cho hay, cuộc họp này sẽ có nhiều nước tham gia hơn cuộc họp lần đầu, bao gồm cả những nước trong và ngoài châu Âu. Hai nguồn tin ngoại giao tiết lộ, các nước được mời gồm Canada, Na Uy, ba nước Baltic (Lithuania, Estonia và Latvia), Cộng hòa Czech, Hy Lạp, Phần Lan, Romania, Thụy Điển và Bỉ.
Hiện tại, các nhà lãnh đạo "lục địa già" đang phải ráo riết phối hợp hành động sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ tiến hành các bước đi riêng với Nga trong việc tăng cường quan hệ song phương và giải quyết xung đột Ukraine.
Bằng các cuộc điện đàm giữa hai nguyên thủ hôm 12/2 cũng như cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên tại Saudi Arabia ngày 18/2 khiến các nhà lãnh đạo "lục địa già" phải ráo riết phối hợp hành động để không bị "gạt ra ngoài lề" trong tiến trình hòa đàm về Ukraine
Nhiều nhà lãnh đạo ở châu Âu cảnh báo sẽ không chấp nhận bất cứ kết quả đàm phán nào nếu không có sự tham gia và/hoặc chấp nhận của châu Âu cũng như Ukraine.
Trong một động thái trấn an các đồng minh châu Âu, ngay sau đàm phán với Nga ở Saudi Arabia, ngày 18/2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã điện đàm với một số đồng cấp châu Âu và Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas.
Người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ trấn an rằng, cả EU và Ukraine sẽ được tham gia tiến trình đàm phán chấm dứt cuộc xung đột tại Ukraine.
Trong một tuyên bố, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot cho biết, ông Rubio đã khẳng định rằng Mỹ muốn có một thỏa thuận hòa bình bền vững ở Ukraine.
Trong khi đó, ngày 19/2, Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine Keith Kellogg đã đến thủ đô Kiev để gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky. Ông Kellogg nói: "Đây sẽ là cơ hội để có những cuộc đàm phán thực chất và tốt đẹp" và rằng nội dung đàm phán sẽ dựa trên các cuộc thảo luận vừa qua tại Hội nghị An ninh Munich.
Keir Starmer vừa phải chịu một đòn đau đớn khi Thủ tướng Đức Olaf Scholz bỏ họp của khiến Thủ tướng Anh trở nên yếu đuối và bị cô lập trên trường thế giới.
Nguyên nhân là gì? Việc Starmer liều lĩnh thúc đẩy quân đội châu Âu ở Ukraine—một động thái vô lý đến mức ngay cả Đức, một trong những nước ủng hộ lớn nhất của Ukraine, cũng không chấp nhận!
Scholz gọi kế hoạch của Starmer là "hoàn toàn không phù hợp" và "hoàn toàn vội vã". Có nghĩa là gì? Starmer không đủ trình độ, đang chơi trò chiến tranh trong khi châu Âu cố gắng tránh thảm họa toàn diện!
x.com

Chỉnh sửa cuối: