Em thì lại thấy Báu vật của đời theo cách khác. Cái "tôi" Trung Hoa bị đay nghiến và vùi dập ngay từ những trang đầu.
Mạc Ngôn có những ẩn dụ khá dễ hiểu khi cho thằng quý tử đại diện tương lai nhà Thượng Quan thành ra là dòng máu của ông Thụy Điển. Rồi một lũ đàn ông Trung Hoa nào là Tư Mã nào là Thượng Quan nào là mấy chú du kích chỉ như đám sâu bọ bị di chết dưới chân người Nhật trong khi một người đàn bà là Tôn Đại Cô lại triển thân pháp Trung Hoa thần thánh mà bạt tai mấy thằng kiếm Nhật, chỉ chết bởi phát đạn hèn bắn từ sau lưng.....cả nước Trung Hoa chỉ còn mang hình ảnh của những người đàn bà, cái khí lực để tái sinh cũng chỉ là của những người đàn bà. Chỉ dăm chục trang đầu, Trung Hoa vãi đị của các hiền nhân quân tử hóa ra là rởm, Trung Hoa vĩ đại là ở cái cửa mình người đàn bà mà ra.
Ngay từ nhan đề Phong nhũ phì đồn, rồi xuyên suốt tác phẩm, bao trùm lên là hình ảnh những người phụ nữ, người mẹ, người chị, qua bao đau thương, thăng trầm, luôn kiên cường oằn mình gánh vác, che chở, bảo bọc cho đám con cháu, đám nam tử bất lực, bạc nhược, không thể tự gánh vác trách nhiệm. Bi kịch của xã hội, của người phụ nữ cũng như vai trò to lớn của họ trong xã hội TQ xưa được phản ánh một cách sâu sắc. Chẳng cần nhắc đến những ví von ẩn dụ với đất mẹ vùng Cao Mật, thì hình ảnh mẹ Lỗ Toàn Nhi đã hiện lên vời vợi mà đầy nhức nhối, ám ảnh. Sau cùng, em thấy cái tên Báu vật của đời (mà bác Trần Đình Hiển đã túm lấy cái ý của tác giả để chuyển ngữ) lại phù hợp hơn cả, nêu bật được vai trò, giá trị của người phụ nữ trong xã hội, trong gia đình.