[TT Hữu ích] Chia sẻ kinh nghiệm du học Mỹ (vui lòng miễn thảo luận chính trị và nước khác)

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
Chào các cụ các mợ, tôi sinh ra và sống ở Việt Nam hơn 16 năm, học trong hệ song ngữ Việt-Pháp bilingue hết lớp 10 rồi mới cùng bố mẹ di cư sang Mỹ dưới diện bảo lãnh. Sang bên đấy, tôi học lại lớp 10 rồi tiếp tục học hết lớp 11, 12 ở một trường cấp 3 công lập sau đó được nhận vào Williams College (US News Liberal Arts College #1). Trong thời gian học đại học thì tôi học Sinh Học và Tiếng Trung (Biology & Chinese double major).

Sau này vì cơ duyên với Trung Quốc mà tôi sang đấy làm việc sau khi tốt nghiệp. Tính đến bây giờ, tôi có hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hướng đạo (mentorship) và tư vấn giáo dục (education consulting) tại các thành phố lớn của Trung Quốc. 80% học sinh làm việc với tôi trên 3 tháng trước khi mùa ứng tuyển đại học bắt đầu từ tháng 8 mỗi năm được nhận vào top 30 US News National Universities / LAC.

Hiện nay thì tôi đã quay lại Mỹ, vừa tốt nghiệp Master in Education tại Harvard Graduate School of Education (US News Education School #1), và đang làm Product Manager cho một công ty EdTech quốc tế có trụ sở ở Mỹ.

Mục lục các bài viết chính trong chủ đề này (ngoài ra còn có nhiều bài hỏi đáp nhỏ khác tôi không liệt kê ra ở đây):

1. Học cấp 3 ở Mỹ:

https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441436

2. Tổng quát về đăng ký vào đại học Mỹ:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441456

3. Khả năng hòa nhập và khó khăn học sinh thường gặp:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441498

4. Luyện thi SAT:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441546

5. Phương án để ứng tuyển vào đại học xếp hạng cao khi thời gian chuẩn bị ít:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441625

6. Giải nghĩa các loại học bổng
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441712

7. So sánh đại học công với đại học tư và LAC.
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441732

8. Đánh giá chất lượng trường và các hệ thống xếp hạng
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441742

9. Ví Dụ 1 - phát triển hoạt động ngoại khoá cho F1 thích điền kinh và nghành dược
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441806

10. Chọn trường và chọn nghành
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441851

11. Hỏi đáp: Một số câu hỏi liên quan đến chọn trường và chọn ngành
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/#post-53441916

12. MIT, học sinh nữ, và nghành kỹ thuật
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-2#post-53452606

13. Chương trình liên thông giữa LAC và Engineering ở National Universities:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-2#post-53452989

14. Một số thông tin về Data Science và viết luận với chuyên nghành Undecided:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-3#post-53479481

15. Phương pháp đánh giá của bảng xếp hạng chương trình sau đại học của US News:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-3#post-53481766

16. Phương pháp đánh giá chất lượng (sử dụng dữ liệu định lượng) của các trung tâm luyện thi SAT:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53511531

17. Ví dụ 2 - 3 thư giới thiệu của giáo viên:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53722002

18. Series 6 bài về chuẩn bị cho con cái từ lớp 1 để vào được các trường đại học top 10 của Mỹ (tiếng Anh; sẽ dịch sang tiếng Việt nếu có thời gian sau):
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-4#post-53739315

19. Chuẩn bị cho F1 sau khi nhận được offer vào đại học:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-5#post-53768548

20. Sơ lược về một số chương trình hè chất lượng cao:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-6#post-53832453

21. Phân tích thành công 1 - học sinh Việt Nam UChicago ED 2019:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-7#post-53959015

22. So sánh các kiểu nộp hồ sơ: EA, ED 1, REA, ED 2, RD
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-8#post-53992961

23. So sánh các loại hình vay tiền du học:
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-9#post-54012493

24. Bố mẹ muốn biết tình hình học tập của con ở Mỹ - Đạo luật FERPA và thực tế
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/page-10#post-54026594

25. Tiêu chí tìm trung tâm hướng dẫn du học Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54402876

26. Vì sao nên phấn đấu vào các trường top 30 hoặc 50 của Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54483037

27. Review sách về du học Mỹ 1: Du Học Mỹ Cần Gì Trong Ví
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54560747

28. Review sách về du học Mỹ 2: Cái Ngày Cô Ấy Đậu Harvard
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54587894

29. Quy Trình Đánh Giá Hồ Sơ Bậc Cử Nhân Của Đại Học Harvard
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54730360

30. Hỏi đáp: tư vấn chọn trường cấp 3 cho con
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54783999

31. Viêm phổi Vũ Hán (nCovid-19) và du học Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54908546

32. Ví dụ 3: Waitlist, những việc cần làm và cách viết "Love" letter + 3 ví dụ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-54921995

33. Hỏi đáp: F1 đang học lớp 10, tiếng Anh chưa được cao, nên làm thế nào
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-55084639

34. Hỏi đáp: học dược và chọn lớp AP
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-55147199

35. Hỏi đáp: gap year và chương trình trao đổi của đại học Mỹ ở nước ngoài
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-55202060


36. Hỏi đáp: về học cao đẳng cộng đồng ở Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-58764871

37. Hỏi đáp: về tự học AP ở Việt Nam và chọn AI >< Cybersecurity
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-58928801

38. Hỏi đáp: về nghệ thuật ứng dụng (chọn nghành, chọn trường, hoạt động ngoại khóa)
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-59000046

39. Chi phí du học Mỹ
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-59201337

40. Hỏi đáp: tìm việc làm ở Mỹ với chuyên nghành toán - thống kê
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-59513968

41. Hỏi đáp: So sánh offers và tìm việc trong chuyên nghành Biochemistry
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-59620613


42. Hỏi đáp: con đang học lớp 10 có khuynh hướng thích nghệ thuật + major và thu nhập của nghành UI/UX
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-63006176

43. Hỏi đáp: con đang học lớp 10 có khuynh hướng thích nghệ thuật (Tiếp)
https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-63025089

44. Hỏi đáp: về tuyển sinh vào cấp 3 tư ở Mỹ

https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-du-hoc-my-vui-long-mien-thao-luan-chinh-tri-va-nuoc-khac.1640096/post-63184672

* Tôi viết chủ đề này không nhằm mục đích quảng cáo mà chỉ mong chia sẻ kinh nghiệm và phổ biến kiến thức mà tôi có may mắn tích lũy được. Chú ý là kinh nghiệm của tôi có ít nhiều khác biệt với F1 của các cụ mợ vì tôi sang Mỹ theo diện định cư và học trò của tôi là người Trung Quốc theo học cấp 3 công lập (cả hệ Gaokao lẫn quốc tế AP/A-Level/IB) tại Trung Quốc đại lục và cấp 3 tư thục tại Mỹ. Tuy vậy, có khá nhiều điểm tương đồng giữa học sinh Việt Nam và Trung Quốc nên hi vọng là chia sẻ sau đây sẽ có ích cho các cụ mợ ở đây.

Nói về du học thì quả là thiên hình vạn trạng, mỗi F1 mỗi đặc trưng nhu cầu mà mục tiêu cũng khác nhau. CCCM có câu hỏi gì về du học ở Mỹ thì cứ hỏi trực tiếp trong chủ đề này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
1. Học cấp 3 ở Mỹ:

Tôi đã chứng kiến cả quyết định đúng lẫn quyết định sai và cả thành công và thất bại của nhiều học sinh TQ học trường tư cấp 3 tại Mỹ. Xin liệt kê ra đây vài quyết định sai lầm thường thấy

1. Quyết định sai dễ thấy nhất là không cho F1 học đủ thời gian tại một trường.

Có hai nguyên nhân: sang học quá trễ nên chỉ có thể học 1-2 năm và đổi trường liên tục nên thời gian tại mỗi trường dưới 3 năm. Khi F1 chỉ học lớp 12 tại Mỹ thì bốn thứ sau sẽ khó làm tốt:

(a) bảng điểm tốt: điểm của nhiều môn ở VN sẽ được chuyển đổi thành điểm Mỹ ~ 8 phẩy hay 9 phẩy ở VN chỉ tương đương 3.4 hay 3.6 / 4.0, chưa thể xem là tốt được mà nên có khoảng 3.75. Các môn học ở Mỹ phần lớn sẽ dễ đối với học sinh VN nếu tiếng Anh đủ cao, ngay cả AP Calculus BC hay Statistics cũng chưa chắc làm khó được đại đa số học sinh kiếm được 7 hay 8 phẩy trong các lớp toán. Do vậy trong đa số trường hợp, điểm GPA tạo ra bởi các lớp ở Mỹ thường cao hơn.

(b) thư giới thiệu của giáo viên: giáo viên mới quen con bạn trong thời gian có 2-3 tháng tính từ tháng 8 đến tháng 10 là thời điểm apply EA/ED. Thường giáo viên sẽ có ấn tượng sâu sắc hơn sau khi đã dạy F1 đủ 1 năm học

(c) hoạt động ngoại khóa: gần như chỉ có 1-3 tháng để trở thành thành viên của các CLB ngoại khóa. Trừ khi F1 đã có bề dày hoạt động ở VN có thể khai vào đơn xin học (application form - có hai hệ thống chính là CommonApp và CAAS, chưa kể một số trường có hệ thống riêng như 9 trường trong nhóm University of California) hoặc là tạo dựng ngay câu lạc bộ mới toanh ở trường mới thì có thể kiếm được danh hiệu người sáng lập Founder hoặc chủ tịch CLB President (nhưng khá khó với trình độ tiếng Anh, tâm lý tương đối hướng ngoại của F1 VN nói chung; vả lại cũng chưa chắc đã chiêu mộ được các học sinh khác cũng như tiến hành sự kiện gì cho ra hồn trong khoảng thời gian ngắn như vậy)

(d) tiếng Anh: cái này thì không cần nói nhiều. Ngay cả TOEFL 100+ cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp do không quen ngữ điệu (accent), tiếng lóng và thành ngữ (slangs & idioms), tốc độ nói (speaking speed), và thuật ngữ chuyên nghành của mỗi môn học (technical terminology)

Vì bắt đầu từ lớp 12 có quá nhiều nhược điểm chết người như vậy nên đa số cha mẹ cho F1 sang học từ bậc học sớm hơn. Bắt đầu từ lớp 11 thì trong 4 cái trên sẽ vẫn gặp khó khăn với (c) và (d); bắt đầu từ lớp 10 sẽ dễ dàng hơn rất nhiều; nhưng tối ưu nhất vẫn là bắt đầu từ năm lớp 9 – năm đầu tiên của bậc THPT tại Mỹ.

2. Quyết định sai thường thấy thứ 2 là chọn trường chất lượng quá kém hoặc không phù hợp với F1

CCCM có biết nhiều trường cấp 3 tư thục tại Mỹ (và cả Anh lẫn Úc và Canada) sẵn sàng trả cho các công ty môi giới tiền hoa hồng tương đương 1 học kỳ hoặc 1 năm tiền học nếu họ có thể giới thiệu học sinh sang đấy? Cũng vì lý do này mà nhiều công ty môi giới sẵn sàng quảng cáo quá lố, nói dối về chất lượng trường hoặc cho học bổng vài ngàn USD (trong khi nhận được hoa hồng hàng chục ngàn USD).

Rất ít học sinh TQ lẫn VN có thể vào được top 30 trường tư của Mỹ đơn giản vì những trường này có yêu cầu cực cao đối với học sinh lẫn cha mẹ học sinh. Họ phỏng vấn F1 lẫn phụ huynh và có những yêu cầu ngầm như cha mẹ là giới tinh hoa, thượng lưu, lãnh đạo, hoặc sẵn sàng đóng góp tiền cho trường (chỉ có thể hạ tiêu chuẩn một phần với điểm đầu vào SSAT và hoạt động ngoại khóa). Vì vậy phương án thực tế hơn là tìm trường trong trong khoảng xếp hạng top 500 trở lại trong toàn nước Mỹ hoặc top 50 trong bang (Tùy năng lực của F1 mà tùy biến). Bảng xếp hạng Niche (https://www.niche.com/k12/search/best-private-high-schools/) cung cấp khá nhiều thông tin về cơ sở vật chất và phản hồi của cha mẹ cũng như học sinh cũ hoặc hiện tại. Đây là nói về chất lượng.

Về mặt phù hợp, ít nhất 2 năm trước khi năm học dự tính bắt đầu (1 năm trước khi đăng ký ứng tuyển) nên cho F1 đi 2-3 tiểu bang khác nhau ở Mỹ để nắm được sở thích về môi trường tự nhiên – nắng/tuyết, ẩm/khô, bờ biển/lục địa – cũng như xã hội – đông đúc/tản mát, thành thị/nông thôn, bảo thủ/cấp tiến, tỉ lệ dân da trắng/ đen /vàng/ Hispanic. Vd: F1 năm nay 2019 học lớp 5 và CCCM muốn con học lớp 9 vào năm 2023 tại Mỹ thì chậm nhất là năm 2021 phải sang Mỹ một chuyến để năm 2022 có thể đăng ký ứng tuyển). Ngoài việc dùng môi trường tự nhiên và xã hội để rút ngắn danh sách bang và thành phố để xem xét, CCCM còn cần phải nghiên cứu các cơ sở vật chất liên quan đến việc học và chơi tại trường. Ví dụ: F1 thích bơi lội thì cần tìm trường có bể bơi; F1 thích khoa học tự nhiên thì tìm trường có nhiều phòng lab to với trang thiết bị hiện đại. Còn phải xem them là trường nội trú (sống trong ký túc xá tại trường) hay ngoại trú (cần tìm gia đình bảo trợ Host family hoặc người giám hộ Guardian – có thể là người thân tại Mỹ hoặc dùng dịch vụ trả tiền)

Lưu ý nhiều trường ở Mỹ trực thuộc một tổ chức/dòng tôn giáo nào đó, thường là thuộc về Christianity. Thành thực mà nói, tôi không khuyến khích học sinh VN hoặc bất kỳ nước nào đến đây học trừ khi có tín ngưỡng Thiên Chúa Giáo vì các trường này thường có hai yêu cầu bắt buộc: tham gia một khóa học tôn giáo mỗi năm học (không chỉ mất thời gian mà còn ảnh hưởng đến việc học khoa học của F1 khi giáo viên rao giảng về các thuyết phản khoa học phản tiến hóa như Intelligent Design) và tham gia hoạt động ngoại khóa liên quan đến tôn giáo (không hẳn là xấu nếu như đó là hoạt động thiện nguyện hoặc dàn hợp xướng nhưng dù gì cũng giảm sự tự do trong lựa chọn của F1)

3. Quyết định sai thường thấy thứ 3 và cũng thường thấy nhất đó chính là không giám sát và đốc thúc F1.

Đôi khi vì lý do khách quan như bận bịu hay xa cách, đôi khi vì lý do chủ quan như F1 không tự giác không quyết tâm và cha mẹ lại cứ nghĩ rằng bỏ tiền ra cho con học trường tốt và thuê gia sư là đủ. Giáo dục trong nhà cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp, cha mẹ nghĩ rằng con mình sang xứ lạ sẽ thay đổi. Điều này có thể xảy ra, nhưng thường là biến đổi trở nên cởi mở phóng khoáng hơn, sáng tạo hơn, độc lập hơn nhưng rất hiếm khi thấy thiếu tự giác trở thành tự giác. Mà một khi đã không tự giác thì điểm số giảm sút và hoạt động ngoại khóa bị lơ là.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
2. Tổng quát về đăng ký vào đại học Mỹ

Các trường đại học Mỹ liệt kê nhiều yếu tố mà họ thích khi đánh giá học sinh cấp 3 muốn nhập học (GPA cao, hoạt động ngoại khóa năng nổ, chọn lớp khó, có thành tích trong các kỳ thi, v.v.). Nhưng tựu trung lại, bọn họ chỉ quan tâm đến ba yếu tố:

1. F1 có đủ năng lực học tập để theo đuổi chuyên nghành mà nó chọn hay không.

Yếu tố này được đánh giá qua:

a. Điểm GPA (trung bình của tất cả các môn). GPA được phân làm hai loại là Unweighted tức là điểm số của lớp tiêu chuẩn Standard = lớp nâng cao Honors = lớp trình độ đại học AP. Còn Weighted tức là có sự khác biệt, ví dụ ở trường cấp 3 của tôi thì A trong lớp Standard = 4.0, Honors = 5.0, và AP = 6.0, dẫn đến điểm GPA của học sinh có thể đạt trên 4.0.

b. Xếp hạng đồng khóa trong trường: một số trường xếp hạng, một số trường không xếp hạng. Có trường xếp hạng bằng Unweighted GPA (dễ có nhiều Valedictorian tức là học sinh #1), có trường dùng Weighted GPA (thường chỉ có 1 Valedictorian). Đại học xếp hạng càng cao thì càng có nhiều Valedictorian và top 10, top 5%, v.v. trong số học sinh được nhận.

c. Điểm SAT hoặc ACT (kiểm tra năng lực tư duy), SAT 2 (kiểm tra kiến thức chuyên môn trong môn học nào đó), TOEFL/IELTS (kiểm tra năng lực tiếng Anh). Thường thì học sinh được vào top 30 National Universities và LAC có SAT >1450, ACT > 33, 2 môn với 700 điểm trở lên trong SAT 2, TOEFL >105.

d. Số lượng lớp khó (Honors và AP) và điểm số trong kỳ thi AP: càng nhiều càng tốt, không chỉ giúp tăng GPA và xếp hạng mà còn chứng minh F1 có thể học tốt ở bậc đại học vì AP là lớp có mức độ khó tương đương lớp năm 1 đại học Mỹ. Các lớp học mang tên AP dạy học sinh kiến thức cần thiết để đạt điểm cao trong kỳ thi AP được tổ chức vào tháng 5 hàng năm trên toàn quốc, học sinh làm bài tại trường mình theo học. Thang điểm 1-5, trong đó 1-2 được xem là thi rớt, 3 là trung bình, 4 khá, 5 giỏi. Được điểm 3 trở lên trong AP thì có thể đổi học phần credit ở bậc đại học (mỗi đại học có tiêu chuẩn và chính sách riêng). Lời khuyên của tôi là năm lớp 9 nên học 1 lớp AP, 10 nên học 1-2 lớp AP, lớp 11 3-4 lớp, và lớp 12 2-4 lớp, tùy khả năng của F1. Vì thời gian nộp đơn xin học là vào tháng 10-12 năm lớp 12, nên ban tuyển sinh đại học chỉ có thể đánh giá F1 dựa trên điểm số trong lớp AP và bài thi AP của năm lớp 9, 10, và 11. Thường thì học sinh được vào top 30 National Universities và LAC có 4 môn AP có điểm 4 hoặc 5 trước khi vào lớp 12.

e. Thành tích trong hoạt động ngoại khóa và kỳ thi liên quan đến chuyên nghành F1 chọn: có Rất Rất nhiều hoạt động ngoại khóa và cuộc thi để thể hiện sự yêu thích passion và năng lực trong một chuyên ngành nào đó. Vd: tôi thích Sinh Học nên đi làm tình nguyện viên trong phòng thuốc của bệnh viện, làm trợ giảng cho giáo viên dạy AP Sinh Học, tham gia kỳ thi Olympic Sinh Học của Mỹ (USABO – USA Biology Olympiad). Hoạt động có tuổi thọ càng dài (bắt đầu từ lớp 9 đến 12 >>> mới bắt đầu năm lớp 12), bỏ thời gian càng nhiều (3 tiếng mỗi ngày >>> 10 tiếng mỗi tuần), chiêu mộ càng nhiều thành viên, và có càng nhiều dự án project được hoàn thành thì càng tốt. Còn về thi cử thì tỷ lệ chọi càng cao càng danh giá. Ví dụ như các kỳ thi có tỷ lệ chọi cao nhất tại Mỹ là Intel International Science and Engineering Fair và Olympiad (~ kỳ thi Olympic bên VN mình) để chọn đội tuyển thi Olympiad/Olympic quốc tế. Tôi đạt được top 20 toàn quốc trong kỳ thi USABO 2010 (học kỳ 2 của năm lớp 12) nhưng đáng tiếc là không vào được top 4 để tranh tài tại Hàn Quốc năm đó

2. F1 có gì khác/vượt trội những ứng viên khác:

Yếu tố khác biệt và vượt trội liên quan đến học thuật đã được nêu trong phần B.1.d. Ở đây chỉ nêu các yếu tố phi học thuật, cái này cũng có rất nhiều:

a. sắc tộc/quốc tịch: học sinh Mỹ >>> học sinh quốc tế; da màu >>> da trắng; Việt Nam, Lào, Campuchia >>> Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ; quốc gia nhỏ, ít người, hiểm trở >>> quốc gia có tiếng

b. năng khiếu hội họa, âm nhạc, thể thao, ngoại ngữ, tranh luận (debate): tốt nhất là có bằng chứng là giải thưởng trong kỳ thi giải đấu nào đó, video của buổi biểu diễn, bằng chứng nhận, hoặc portfolio. Vd tôi có thể nói được 4 thứ tiếng (Việt, Pháp, Anh, Tây Ban Nha) vào năm lớp 12 để rồi sau này lên đại học bỏ tiếng TBN và học tiếng Trung.

c. hoạt động ngoại khóa khác người. Tôi tạm phân làm hai cấp độ

Quái kiệt: tự thí nghiệm ngủ kiểu uberman trên bản thân mình trong 1 tháng (6 lần ngủ mỗi lần 20 phút chia đều trong 1 ngày tức là mỗi ngày chỉ ngủ 2 tiếng) -> được nhận vào Harvard; lập ra tổ chức từ thiện quyên góp được hơn 100,000 USD cho trẻ em nghèo -> được nhận vào Cornell; du lịch đến 200 nước trên toàn thế giới; trèo lên đỉnh của 10 ngọn núi cao nhất thế giới; v.v.

Khác biệt: lập ra tổ chức giới thiệu và cung cấp cơ hội thực tập cho học sinh cấp 3 đầu tiên trong tỉnh -> được nhận vào UC Berkeley; tự trồng rau nuôi cá sau vườn và nấu ăn hàng ngày cho cả nhà; học lái thuyền buồm từ năm 7 tuổi và không ngừng trong hơn 10 năm; v.v.

d. Năng lực tư duy hoặc cách tư duy khác người: IQ cao khác thường có chứng nhận của MESA; cách viết bài luận

e. Bố cháu là ai: con của sao Hollywood, nghị sĩ, ủy viên bộ ít người, CEO tập đoàn lớn, người có công (đóng góp nhiều tiền cho trường, thường thì phải 1-2M USD trở lên nhưng không phải chắc chắn luôn ok) v.v thường được ưu ái rất nhiều; sau đó đến con cháu của cựu học sinh của trường (một số trường chỉ tính nếu là thân thích của cựu học sinh bậc đại học undergraduate, nhưng một số trường khác tính cả thân thích của cựu học sinh bậc thạc sĩ và tiến sĩ graduate)

- v.v.

3. F1 có nhân cách và nghị lực như thế nào: cái này thường thấy qua bài luận hoặc thư giới thiệu

a. thiếu khuyết tình thương (mẹ đơn thân, bố mẹ ly dị, mồ côi) hoặc tiền bạc (nhà nghèo không có nước nóng, khu ổ chuột, vô gia cư, v.v.) hoặc mới gia nhập vào môi trường khó khăn (dời nhà sang thành phố khác, di cư sang Mỹ, du học một mình ở Mỹ) mà vẫn học tốt lại chín chắn thì được đánh giá cực kỳ cao (vượt qua hai thử thách đầu cao hơn thử thách thứ ba)

b. lòng tốt, trung thực, kiên nhẫn, quả cảm xuất chúng (vd: cứu người thoát khỏi đám cháy) được kể qua lời của giáo viên, chứ tự mình kể thì ít khi được công nhận.

- v.v.

4. Tổng hợp:

- F1 thỏa mãn càng nhiều yếu tố nêu trên càng có khả năng được vào trường tốt và nhận học bổng. Các yếu tố trên không thể đánh đồng với nhau. Vd: đạt huy chương vàng Olympic/Olympiad quốc tế bất kể môn gì thì dù có là da trắng nhà giàu với GPA 2.0/4.0 và SAT 1200 và không có bất kỳ hoạt động ngoại khóa nào khác thì Harvard cũng nhận.

- Các yếu tố trên được đánh giá thông qua: học bạ, bảng báo điểm của cơ quan khảo thí (College Board đối với SAT, SAT 2 và AP), bài luận application essays (kể chuyện liên quan đến thành tích quái kiệt của mình hoặc một yếu tố đặc biệt nào đó ảnh hưởng đến nhân sinh quan của mình), kê khai trong bảng đăng ký (liệt kê hoạt động ngoại khóa), phỏng vấn, thư giới thiệu, porfolio (ghi hình biểu diễn, mẫu thời trang, tranh vẽ mình tự làm ra)

- Học sinh VN tại VN thường được vào trường top ở Mỹ (bao gồm cả học bổng hàng tỷ đồng) chủ yếu nhờ yếu tố 1c, 1e, 2a, 2b, 2c, 2e, 3a.

Em cảm ơn cụ đã chỉ dẫn tận tình. Em đã copy các bài của cụ ra máy để nghiên cứu dần. Cụ cho em hỏi với công dân Mỹ thì dân da trắng hay dân châu á được ưu tiên xét tuyển ở các trường?

Nếu đều là công dân Mỹ thì thường dân gốc Việt Nam hoặc song tịch Mỹ-Việt sẽ được ưu tiên hơn dân da trắng, nếu tất cả các yếu tố khác tương đương nhau ~ if all else are equal. Nhưng công dân Mỹ với tên/gốc/song tịch Hàn Quốc, Ấn, Trung thì sẽ ít được ưu tiên hơn, thậm chí sẽ gặp khó khăn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
3. Khả năng hòa nhập và khó khăn học sinh thường gặp

Cụ Uchihakula cho nhà cháu hỏi cụ đánh giá thế nào về khả năng các cháu từ Việt Nam hoà nhập với môi trường xã hội tại các trường top 10 của Mỹ đặc biệt là nếu học hết lớp 12 tại Việt Nam? Thường sinh viện Việt Nam thì cày cuốc không hề kém nhưng mấy trường này thì sv Mỹ cũng rất giỏi mà bố mẹ chúng nó cũng siêu giàu, địa vị cao.
Cái này thì phải xem sự quyết tâm và thích nghi của cá nhân mỗi học sinh.

Nếu có quyết tâm + thích nghi được: thường thì đã vào được top 10 hoặc thậm chí chỉ cần top 20, 30 của Mỹ thì khả năng cày cuốc và tư duy cũng đáng nể rồi. Tuy vậy có nhiều thử thách nằm ngoài vùng an toàn của các bạn trẻ VN mới sang sau khi đã học hết lớp 12. Dưới đây là một số ít trong số những thử thách mà tôi phải giảng giải cho học sinh TQ của mình (học sinh VN cũng sẽ gặp khó khăn tương tự) vào mùa hè trước khi sang Mỹ học đại học ~ định hướng trước khi lên đường pre-departure orientation:

A. Việc học:

1. Chọn lớp và chuyên nghành:


a. tìm hiểu về yêu cầu của trường đối với lớp kiến thức cơ bản/phổ thông general education classes (thường là 1-2 lớp chuyên về nâng cao kỹ năng viết writing class/writing-intensive class + 2-4 lớp trải đều trong 3 mảng chính như Toán-KHTN, KHXH, nghệ thuật-ngôn ngữ), lớp chuyên ngành major classes (10-12 lớp hoặc 60-80 học phần credits tùy cách phân loại và chính sách của từng trường), lớp tùy chọn elective classes (thoải mái chọn sao cho đủ số lớp và học phần để tốt nghiệp), và yêu cầu tốt nghiệp graduation requirement. Cái này nghe thì đơn giản nhưng vì mấy yếu tố sau nên gây ra không ít khó khăn cho học sinh mới: (i) thời gian đăng ký có hạn lại ưu tiên cho học sinh lớp trên; (ii) không phải lớp nào học kỳ nào cũng có mà phải nghiên cứu để chọn ra lộ trình trong 2 năm đầu cho thật sự tối ưu để có thể học được lớp mình cần và thích; (iii) số lượng học sinh được vào học một số lớp hot bị hạn chế nên đôi khi phải viết thư xin giáo sư giải thích vì sao nên ưu tiên cho mình vào; (iv) mỗi lớp có mỗi kiểu format khác nhau không chỉ về số lượng học sinh mà cả mức độ và hình thức tham gia, vd lớp trên giảng đường lớn lecture thì thường 30 học sinh trở lên gần như không có yêu cầu về tham gia phát biểu ý kiến nhưng nếu phát biểu thường xuyên thì sẽ gây ấn tượng tốt với giáo sư hoặc trợ giảng TA, nhưng lớp kiểu thảo luận nhóm như seminar với khoảng chừng 15 học sinh trở xuống thì bắt buộc phải chuẩn bị trước khi lên lớp thật kỹ và yêu cầu phát biểu nhiều để được điểm tham gia tích cực; v.v.

b. chọn chuyên nghành: vì gia đình và trường cấp 1-3 ít khi có tư vấn hướng nghiệp đầy đủ (chỉ qua loa 1-2 tiết trong cả 3-4 năm học), cởi mở (cha mẹ yêu cầu sao con làm vậy), và phù hợp với xu thế VN cũng như thế giới (ít khi sử dụng dữ liệu về số lượng việc làm, lương bổng, xu hướng của các nghành kinh tế), nên học sinh VN qua Mỹ thường tự phải mày mò và vất vả trong việc chọn chuyên nghành, dễ dẫn đến chọn sai nghành mình không thích, hoặc nghành khó kiếm tài trợ visa, hoặc khó kiếm việc làm, v.v. Lại thêm việc học sinh Á Đông nói chung cũng có tư tưởng sợ làm phiền giáo viên và không chủ động tìm nơi giúp đỡ nên không sử dụng tốt Văn Phòng Nghề Nghiệp Careers Office của trường để được hướng dẫn chọn nghành, chọn nghề, luyện phỏng vấn, viết CV,v.v.

c. Còn phải biết cách cân bằng lớp sao cho phù hợp với nhịp sinh học của mình. Vd các lớp bắt buộc với năm 1 thường học vào sáng khoảng 8h thì không nói làm gì vì bắt buộc phải vậy nhưng đối với những trường hợp có thể được chọn thì học sinh nên tự biết mình thích hợp học tập trung cao độ trong thời gian ngắn (5 lớp trong 4 ngày trong tuần đều vào buổi sáng, thứ 6-CN nghỉ) hay là học giãn ra (4 lớp trong 5 ngày trong tuần, có sáng có chiều, t7-cn nghỉ). Học sinh VN ít khi được hỏi ý kiến về cách học, mức độ stress nên đôi khi không hiểu bản thân mình muốn gì, giỏi gì, thích hợp cái gì.

2. Sử dụng các tài nguyên và nguồn trợ giúp của trường: các đại học ở Mỹ có rất nhiều các chương trình nghiên cứu có trả tiền lương, du học hè hoặc trong năm học ở trường khác hoặc nước khác vào năm 2/3, v.v. Nếu mới sang và không quen với cách vận hành hoặc các nguồn lực phổ biến ở đại học (vì không có ai chỉ bảo cho hoặc chỉ chơi với các bạn du học sinh khác chứ không kết bạn với người bản địa) thì sẽ bỏ phí rất nhiều các nguồn tài nguyên hoàn toàn miễn phí này (thực sự là trích từ học phí mà ra). Điều cần làm là: theo dõi sát sao các thông báo qua email và trên báo điện tử/báo giấy của trường, kết bạn với người Mỹ da trắng hoặc dân Mỹ gốc Phi/Á/Âu vì bọn nó quen sử dụng các nguồn lực của trường ngay từ cấp 1.

Một số các chương trình nghiên cứu và du học hấp dẫn thì thường có độ cạnh tranh cao, yêu cầu phải có điểm cao trong lớp có liên quan (vd muốn được nhận vào làm trợ lý nghiên cứu Research Assistant cho môn nào thì điểm môn đó phải cao và thể hiện có hiểu biết sâu rộng hoặc ý tưởng hay khi tiếp cận giáo sư về lĩnh vực đó nhưng thường không cần quá cao như yêu cầu để làm trợ giảng Teaching Assistant ~ điểm A hoặc A+ mới xét).

Bản thân tôi thì cũng khá ngây ngô khi vào học kỳ 1 của năm đầu nhưng dần khôn lên vì bị sức ép của các bạn đồng trang lứa peer pressure ~ ai ai cũng xông xáo tìm cơ hội nghiên cứu hoặc thực tập ngay từ năm 1. Đến học kỳ 2 năm 1 thì tôi đi gặp trực tiếp giáo sư đang dạy lớp Sinh Lý Học Physiology tôi đang theo học và đề xuất được làm nghiên cứu sinh cho ông ấy. Tháng 4 năm 1 bắt đầu làm việc cho đến tận đầu năm 3 rồi ngừng vì phải đi du học Trung Quốc. Trong thời gian làm trợ lý nghiên cứu đó, tôi phải chăm sóc chuột bạch, mổ chuột để gắn thiết bị theo dõi từ xa, giết chuột để lấy gan làm thí nghiệm, tiến hành các thí nghiệm sinh hóa, phân tích dữ liệu excel, vv. Khi đi TQ cũng nhờ viết luận và research proposal mà tôi kiếm được 2 khoản trợ cấp học thuật, một khoản chừng 4000 USD để học thêm 1 học kỳ mùa hè tại Bắc Kinh và một khoản chừng 2500 USD để đi phỏng vấn người dân tại Bắc Kinh, Hải Khẩu (đảo Hải Nam), Hà Nội, Đà Nẵng về vấn đề tranh chấp lãnh hải tại biển Đông.

2. Sinh hoạt hàng ngày

a. Lợi hại trong việc ở ký túc xá >< nhà ở của học sinh trong khuôn viên trường >< nhà của tư nhân cho thuê;

b. Điều nên biết khi tham gia giao thông, gặp gỡ bạn bè, thuế và điểm tín nhiệm, tiền bạc và các loại thẻ ngân hàng, pháp luật và tội phạm, các hình thức giải trí và tiện ích công cộng, lễ lạc, v.v (cái này có rất nhiều thông tin dễ khiến học sinh mới sang mà không có sự chuẩn bị nào rất là bỡ ngỡ à sốc văn hóa culture shock)


Thường đã muốn vào và được nhận vào top 30 trở lên thì đã đủ quyết tâm rồi. Muốn đảm bảo về mặt thích nghi thì tôi khuyên trước tiên phải chọn đúng trường bằng cách đi thăm trường (lập danh sách ít nhất là 10 trường và dành ít nhất là nửa ngày để tham quan bằng tour chính thức có hướng dẫn viên là sinh viên hiện tại và nói chuyện với nhân viên của phòng chiêu sinh Admission Office ở mỗi trường) và trải qua một khóa học hè hoặc kỳ nghỉ dài ít nhất 1 tháng ở Mỹ trong điều kiện phải nói tiếng Anh 24/7. *** Việc chọn trường khá dài dòng, cần bài riêng

Các học sinh TQ của tôi đều tham gia các khóa học hè trước khi mùa ứng tuyển bắt đầu trừ khi điểm TOEFL hoặc SAT quá thấp cần phải ở lại TQ tôi luyện 24/7. Không phải khóa học hè nào cũng có chất lượng như nhau. Thường thì chất lượng càng cao thì thời gian càng dài (3 tuần trở lên), yêu cầu đầu vào cao (2 bài luận + 2 thư giới thiệu trở lên), thời gian nộp đơn càng sớm (cuối tháng 1 đến giữa tháng 2), có ít lựa chọn về chủ đề (thường là dưới 5 so với các lớp học hè với hàng chục hay hàng trăm môn có thể chọn) và thường kiểu học format là học theo project (PBL – project-based learning) và seminar chứ không phải là giảng đường lớn lecture. Tôi thường phân các khóa học hè thành 4 cấp chính:

Cấp 1: rởm nhất, nộp tiền là được đi học, thường không có hạn đăng ký. Vd: BluePrint Forensic Science Summer Course; IDTech Java Summer Camp

Cấp 2: các lớp học hè kiểu phổ thông ở các đại học có tiếng, thậm chí là Harvard, Brown, Stanford. Vd: Stanford High School Summer Program, Harvard Secondary School Program, Harvard Pre-College Program, Summer@ Browns.

Cấp 3: các khóa PBL và nghiên cứu thảo luận với chủ đề hẹp ở các đại học top 30. Vd: Creative Entrepreneurship Summer Program (Brown); Environmental Leadership Labs (Brown); University of Notre Dame – Summer Scholars; Michigan Math and Science Scholars

Cấp 4: các khóa PBL và nghiên cứu thảo luận với chủ đề hẹp ở các đại học top 10 hoặc các tổ chức học thuật có tiếng. Vd: Telluride Association Summer Program; Launch X (MIT, Upenn, Northwestern); UPenn Wharton Leadership in the Business World; Yale Young Global Scholars; Stanford University Mathematics Camp; High School Fellowship Program (Harvard Medical School)

Nếu không có cơ hội làm quen và khám phá Mỹ cũng như Đại Học Mỹ trước khi apply thì chí ít vào mùa hè năm lớp 12 có được offer của trường nào rồi thì cũng nên đi xem cho biết. Bao nhiều tiền học sẽ nộp vào đó mà không xem xét mặt mũi trường thì khá là mạo hiểm.


Có thể dùng các biện pháp “cận lâm sàng” để xem F1 có thể thích nghi tốt với môi trường ở Mỹ hay không. Số lượng trả lời “Có” càng nhiều thì càng dễ thích nghi (đây chỉ là để tham khảo):

- F1 có hiếu động hay không (thích vận động, ưa hỏi, tìm hiểu cái mới)?

- F1 có hướng ngoại hay không (ưa nói, ưa nơi đông người, không sợ người lạ)?

- F1 có tự giác hay không (làm bài tập không cần nhắc, tự biết nghĩa vụ của mình như coi sóc em khi bố mẹ vắng nhà)?

- F1 có quản lý thời gian tốt hay không (viết nhật ký, viết note việc cần làm, lập lịch ôn tập thi, phân định thời gian ngủ nghĩ ăn chơi, không nộp bài trễ hạn)?

- F1 tự lập hay không (tự đi đến trường, tự nấu ăn kể cả mì gói, tự sửa chữa đồ đạc có vấn đề trong nhà)?

- F1 có mục đích rõ ràng khi muốn sang nước ngoài du học hay không?
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
4. Luyện thi SAT:

Sat mất 20tr cho 1 thầy+ 1 trò. Mất thêm 25tr/1l lớp 50 buổi nữa. Phí lớn nhất 4000 usd là chuẩn bị các đk cho con: hoạt động cộng đồng, apply các trường, tư vấn hs cho bố mẹ.. Nói chung cũng mơ hồ- em đang bât bên đó rõ ràng các chi phí này.
880 thì tuyệt đối chưa nên apply năm nay cụ ạ. Mặt bằng gói tư vấn du học của các trung tâm bây giờ hầu hết loanh quanh 200 triệu. Em chưa xem cụ thể hợp đồng, nhưng nghe loáng thoáng F1 nói chuyện với tụi bạn thì hợp đồng nó cam kết đỗ ít nhất 1 trường, xin được mấy chục phần trăm tiền học gì đó. F1 bảo em là bọn TT nó toàn lừa lừa phụ huynh cho mấy cái trường kiểu như Augustana, Gustavus, Drexel, Miami hoặc mấy trường của region, không phân loại quốc gia thì kiểu gì mà mấy trường đó chả giảm giá xuống dưới 25-35K và bảo là cho "học bổng" rồi nhận vội.

SAT học đâu cũng có nơi có chốn, cụ đừng đem con đi học mấy trung tâm linh tinh vừa mất tiền, vừa mất thời gian. Cụ nên xem trung tâm đó đã đào tạo được đầu ra như thế nào rồi hãy gửi. Nói chung em thích học thầy cô lẻ. Phần 800 điểm tiếng em tín nhiệm nhất cô Đoàn Nương, phần 800 điểm toán em tín nhiệm nhất bạn Tuấn Anh. Còn nếu học trung tâm em tín nhiệm mỗi Summit.

Việc em bận đi khỏi HN suốt không cafe được. Có gì cụ cứ nhắn lúc nào trả lời được em sẽ trả lời ngay.
Giá cả như vậy so với thu nhập ở VN có thể nói là khá cao.

Theo dữ liệu từ các học sinh của tôi ở Trung Quốc thì nếu học lớp tăng cường (1 thầy + 1 tới 5 trò) thì:
- Bắt đầu từ đầu (<1000) muốn đạt SAT 1200: mất khoảng 72 tiếng học tại lớp + 144 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT ở khoảng 1100-1400 muốn đạt 1400: mất khoảng 52 tiếng học tại lớp + 104 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà
- Điểm SAT từ 1400 trở lên muốn đạt 1550: mất khoảng 32 tiếng học tại lớp + 64 tiếng bài tập và ôn luyện tại nhà


Xin giới thiệu với anh mấy quyển sách điện tử hoàn toàn miễn phí để con anh có thể tự học SAT (F1 có quyết tâm, tự giác và muốn tiết kiệm tiền)
1. (Nguồn chính thức - tổ chức chủ quản của kỳ thì SAT xuất bản) The Official SAT Study Guide, 2018 Edition:
https://b-ok.cc/book/5009798/5fe39c
2. Cracking the SAT Premium Edition with 8 Practice Tests, 2019:
https://b-ok.cc/book/3554961/7f5b31
3. SAT 2 môn toán cấp độ 2 Cracking the SAT Subject Test in Math 2, 2nd Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800:
https://b-ok.cc/book/3495403/66bba0
4. SAT 2 môn hóa Cracking the SAT Subject Test in Chemistry, 16th Edition: Everything You Need to Help Score a Perfect 800
https://b-ok.cc/book/3495405/8145ee

Lời khuyên về điểm số và kế hoạch ôn luyện:

1. Nếu tiền bạc không là vấn đề thì kết hợp học tại lớp 1 thầy với 5 trò trở xuống nhưng không nên chọn 1 thầy 1 trò vì chi phí tăng cao mà hiệu quả không tương xứng. Cũng nên tự học sử dụng các tài liêu tôi nêu phía trên + đọc sách báo Mỹ hàng ngày.

2. Với điểm số hiện tại 880 SAT thì tạm thời bỏ qua SAT 2 tức là SAT Subject test (chuyên môn) vì SAT 2 không phải trường nào cũng đòi hỏi. Chỉ nên chuyên tâm làm sao cho được TOEFL tối thiểu 100 và SAT trên 1400 (mục tiêu này khả thi hơn là TOEFL 110 và SAT 1500+ với quỹ thời gian còn lại)

3. Cùng con lập kế hoạch học tập và hoạt động ngoại khóa. Ưu tiên hoạt động đã gắn bó thời gian dài dù là nhỏ nhoi đến mấy. Kế tiếp ưu tiên hoạt động có khả năng được lên chức và có tầm ảnh hưởng. Tiếp đến mới xem xét lập hội nhóm và tham gia hoạt động mới.

4. Có nhiều công ty cung cấp gói sản phẩm nhắm đến trường hợp là học sinh nghĩ đến việc du học muộn nên không có sự chuẩn bị kỹ càng nhất là không có hoạt động ngoại khóa nào đáng kể. Trong trường hợp này, phải cân nhắc thật kỹ khi chọn mua các gói sản phẩm đó vì chúng phần lớn chỉ có cái vỏ không có thực chất. Vd 1000 USD thực tập 1 tuần tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính VN hoặc quốc tế (nội dung rất nhạt và không học được gì nhiều vì khóa thực tập này chỉ để dạy cho học sinh một chút kiến thức tài chính + phát biểu thảo luận một số ít nội dung rất sơ sài); 4000 USD được giáo sư Mỹ hướng dẫn làm nghiên cứu (tùy công ty, có thể chỉ là tiến sĩ ở Mỹ viết giùm luận văn; cũng có thể là làm nghiên cứu thật sự nhưng yêu cầu thời gian dài hơn, trình độ tiếng Anh và mức độ tham gia của F1 cao hơn)

5. Nên tìm người hướng dẫn chuẩn bị có tâm và kinh nghiệm chứ không chỉ chăm chăm bán sản phẩm. Tôi thấy về mặt kinh nghiệm và đội ngũ hướng dẫn du học mạnh thì ở Hà Nội có GPA (Golden Path Academics gpa.edu.vn), ở HCM thì có Everest Education(e2.com.vn). Sáng lập viên của 2 công ty này đều khá là có máu mặt và kinh nghiệm. Còn về mặt có tâm hay không thì đáng tiếc tôi chưa tiếp xúc qua nên chưa biết.

6. Tôi cũng tán thành phương án nghỉ 1 năm (gap-year) để củng cố tiếng anh, điểm SAT và TOEFL và SAT 2 cũng như tăng cường các hoạt động học tập và ngoại khóa khác.

7. Có thể nghiên cứu cho con học lớp online các môn học có tính ứng dụng cao trên trang web của mỹ như Udemy, Udacity (giá cả sau khi giảm giá khoảng chừng 15-100 USD mỗi môn) hoặc các môn có tính học thuật cao trên Coursera (tính tiền theo tháng). Hoàn thành các môn này cũng kiếm được bằng chứng nhận, tuy nhiên không thể đổi lấy học phần credit ở đại học được. Học các khóa này giúp nâng cao tiếng anh rất nhiều, tăng cường sự hiểu biết trong chuyên nghành muốn chọn sau này, và thể hiện năng lực học tập kiểu Mỹ.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
5. Phương án để ứng tuyển vào đại học xếp hạng cao khi thời gian chuẩn bị ít.

Vd hiện đang học lớp 11, điểm SAT không cao, thiếu hoạt động ngoại khoá

Bây giờ có mấy phương án sau:

1. Phấn đấu ôn luyện đến cùng từ nay đến 10/2020. Sau đó nộp đơn ứng tuyển vào đại học Mỹ.
Tốt: tiết kiệm thời gian
Xấu: áp lực lên F1 cực lớn; áp lực tiền bạc trong thời gian ngắn lớn; cơ hội kiếm được offer của trường tốt khá thấp.

2. Nghỉ 1 năm sau lớp 12 để làm gap-year, nộp đơn vào ứng tuyển vào đại học Mỹ vào 10/2021.
Tốt: áp lực lên F1 giảm đi 50%; cơ hội kiếm được offer của trường tốt x2
Xấu: tốn thêm 1 năm ~ F1 sẽ tốt nghiệp trễ 1 năm so với bạn đồng lứa; áp lực tiền bạc trong thời gian ngắn giảm nhưng tổng tiền bỏ ra có thể tăng cao hơn vì tiêu tốn nhiều thời gian hơn cho việc ôn luyện và hoạt động ngoại khóa

3. Học cao đẳng cộng đồng tại Mỹ sau đó chuyển tiếp lên đại học cũng tại Mỹ
Tốt xấu các bài viết trên cũng đã phân tích

4. Học đại học VN sau đó học cao học ở Mỹ
Tốt: áp lực lên F1 giảm đi 75%; cơ hội kiếm được offer của trường tốt ở bậc cao học x3; áp lực tiền bạc giảm 95%
Xấu: lỡ mất thời kỳ hình thành tư duy và nhân sinh quan ở bậc đại học tại quốc gia phương tây; có thể F1 học xong đại học VN rồi chẳng thiết tha học lên cao hoặc ra nước ngoài nữa

5. Nộp đơn vào năm lớp 12 học đại học ở một nước nào đó trong khu vực hoặc ở Âu, Úc, Canada
Tốt: áp lực lên F1 giảm đi 25-50% tùy nước tùy mục tiêu; cơ hội kiếm được offer của trường tốt ở bậc cao học cao hơn (tùy nước); áp lực tiền bạc giảm 25-50%
Xấu: lỡ mất thời kỳ hình thành tư duy và nhân sinh quan ở bậc đại học tại quốc gia phương tây (nếu học quanh Đông/Nam Á); có thể F1 học xong đại học rồi chẳng thiết tha học lên cao hoặc sang các nước phương Tây nữa.
 
Chỉnh sửa cuối:

Gengine

Xe tăng
Biển số
OF-67187
Ngày cấp bằng
27/6/10
Số km
1,678
Động cơ
448,309 Mã lực
Chuẩn cụ ạ. Chuyển mấy bài viết giá trị qua đây cho an toàn.
 

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
6. Giải nghĩa các loại học bổng

Học bổng ở Mỹ thì càng trường top trên càng cao. F1 nhà tôi đạt học bổng 320.000USD ngành Computer Science ở trường top 8 của Mỹ, ngoài học bổng trường cho cả ăn, ở, máy Macbook, quần áo và vé máy bay cho bố mẹ qua tham dự lễ tốt nghiệp. Học bổng phụ thuộc năng lực F1 chứ không phải là Mỹ cấp học bổng thấp và vào ngành không ngon.
Học bổng là need based hay merit based cụ ơi?
"Học bổng" là từ người Việt hay dùng để chỉ tiền trường cho để đi học. Từ này muốn dùng chính xác phải xem xét 2 khái niệm:

A. Lý do cho tiền: Vì nhu cầu tài chính của học sinh (need-based ~ financial aid) >< vì năng lực và thành tích của học sinh (merit-based ~ scholarship)

1. Vì nhu cầu tài chính của học sinh (need-based ~ financial aid)

a. Học sinh nội địa tại Mỹ (domestic students - bao gồm công dân Mỹ và người có thẻ xanh/thường trú nhân hợp pháp) thường được ưu tiên nhận vào và cho học bổng theo nhu cầu tài chính của học sinh. Nhu cầu này có nhiều công thức tính (có trường thì cứ thu nhập gia đình chứng minh được là dưới 75,000 USD mỗi năm thì miễn học phí hoàn toàn; có nơi yêu cầu phải tính cả thu nhập lẫn tài sản) và nhiều loại bảng biểu khác nhau phải nộp trước và sau khi nhập học (giấy chứng minh thu nhập, giấy kê khai tài sản, FAFSA, College Board CSS, đơn hoàn thuế của liên bang Federal Tax Return, v.v.)

b. Học sinh quốc tế xuất sắc cũng đôi khi được nhận học bổng vì nhu cầu tài chính, đặc biệt là những trường top/giàu (thường là cả hai). Đôi khi ta nghe trên báo đài "học sinh A nhận 5 tỷ VND học bổng từ Harvard vì thành tích xuất sắc" --> dễ gây hiểu lầm bởi vì học bổng này gần như 100% các trường hợp là need-based. Nói cho đúng phải là "học sinh A được nhận vào Harvard vì thành tích xuất sắc VÀ vì gia đinh em thu nhập thấp nên trường cho 5 tỷ VND học bổng để được theo học." Về hiện tượng là giống nhau vì đều nhận được 5 tỷ (để trả học phí) nhưng về bản chất là khác nhau vì trường như Harvard công khai không có merit-based scholarship ở trường mà chỉ có need-based financial aid.
- học sinh quốc tế muốn được need-based financial aid cũng phải nộp giấy tờ chứng minh tương tự như học sinh nội địa ngoại trừ một số giấy tờ đặc thù của riêng Mỹ và dành cho dân nội địa (FAFSA, Federal Tax Return)

2. Vì năng lực và thành tích của học sinh (merit-based ~ scholarship): loại này thì học sinh nội địa hay quốc tế đều được nhận. Phần lớn các trường có tiền để cho học sinh từ 10-50% học bổng để trả học phí.

Tuy vậy các trường top/giàu có những quy định như chỉ cho need-based financial aid (theo tôi) chủ yếu vì 3 nguyên nhân sau:
- họ muốn khuyến khích học sinh từ mọi thành phần trong xã hội theo học
- họ đã nhận thì đều là học sinh "top của top" cả, không có cớ gì phải cho thêm tiền cho "top của top của top"
- tránh chạy đua vũ trang chi tiền để mua học sinh. Vd: tôi nhớ nhóm 3 trường top Ivy League là Harvard, Princeton, Yale thỏa thuận với nhau là chỉ cho tiền học sinh cần tiền vì nhu cầu (need-based vì có công thức tính là học sinh cần bao nhiêu, trường cho bấy nhiêu) để tránh tình trạng Princeton cho học sinh được Harvard nhận thêm 100,000 USD để lôi kéo học sinh đó (Merit based thường ít dùng công thức mà dựa vào đánh giá chủ quan).

Mặc dù vậy ngay cả các trường top vẫn dùng chính sách merit-based đu dây với học sinh có năng khiếu thể thao, đặc biệt là bóng bầu dục Mỹ American Football.

B. Mục đích cho tiền: Học phí >< sinh hoạt phí

Tôi ước đoán khoảng 99.9% các trường hợp nhận học bổng (kể cả financial aid lẫn scholarship) từ trường đều phải dùng để trả học phí và chi phí giáo dục khác. Số ít còn lại thì được trả bằng tiền mặt để học sinh tự quyền quyết định sử dụng.

Nếu học sinh muốn có loại học bổng với mục đích sử dụng rộng hơn, cần phải nộp đơn ứng tuyển học bổng từ các tổ chức tư nhân.

Ở bậc cao học, đặc biệt là mức độ học tiến sĩ (PhD), các trường gần như luôn luôn cung cấp một loại học bổng khác gọi là Fellowship vừa có thể trả học phí (có thể được miễn giảm thêm) và vừa có thể trả sinh hoạt phí. Đây là một trong những yếu tố thu hút nhân tài nghiên cứu về với Mỹ. Làm nghiên cứu tiến sĩ ở Stanford có thể được nhận khoảng 42,000 USD mỗi năm để sinh hoạt và làm nghiên cứu, học phí cũng được miễn giảm.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
7. So sánh đại học công với đại học tư và LAC.

Trong cùng một nhóm xếp hạng, ví dụ cùng top 20, hoặc top 50, thì có những yếu tố khác biệt chủ yếu như sau:

1. Học phí và học bổng:
- trường công học phí thường thấp hơn khoảng 10,000-20,0000 USD mỗi năm
- trường tư học phí cao hơn nhưng khả năng cho và số tiền cho theo học bổng (cả scholarship lẫn financial aid) đều cao hơn hẳn. Lời khuyên: nếu tiền làm bạn băn khoăn, hãy nộp đơn vào cả hai loại trường.

2. Quy mô và kiểu/format lớp học:

a. Trường công thường có quy mô rất lớn, thường khoảng 15,000 học sinh trở lên (bao gồm cả cử nhân lẫn sau đại học).

- Mặt tốt là cơ sở vật chất phong phú hơn, số lượng chuyên nghành có thể chọn cao hơn (thường là phân ra nhiều nghành nhánh hơn vd vừa có Hóa Học Chemistry, vừa cơ Sinh Học Biology, vừa có Sinh Hóa Biochemistry), cơ hội quen biết và networking cũng cao hơn.

- Mặt xấu là các lớp học thường có quy mô rất lớn 1 giáo sư : 50-500 học sinh; mối quan hệ học sinh với nhau hoặc học sinh với giáo viên thường mờ nhạt. Ngoài ra, hệ thống đăng ký nghành học chuyên môn của các đại học công khá cứng nhắc nên khi nhập học rồi thường khó chuyển nghành học.

b. Trường tư thì có cả quy mô nhỏ (<5,000) đến trung bình (5,000-15,000). Đặc biệt loại hình Liberal Arts Colleges có quy mô rất nhỏ (<2,500) vì chỉ có học sinh bậc đại học.

- Mặt tốt là các lớp học thường nhỏ hơn (<50 đối với các lớp năm 1 và lớp đầu vào của chuyên nghành hot như CS hay Math; <15 với các lớp bậc cao hơn) và nhỏ nhất là 1 giáo sư : 2 học sinh trong mô hình lớp Tutorial. Do vậy mối quan hệ giữa học sinh với nhau và với giáo viên rất khăng khít. Ngoài ra, trường tư dù nhỏ hay lớn thì số tiền quỹ trường (endowment) trên mỗi đầu học sinh đều rất lớn nên có thể tổng quy mô cơ sở vật chất không bằng trường công nhưng chia đầu người thì hơn trường công. Đặc biệt hệ thống dịch vụ hỗ trợ (Văn phòng nghề nghiệp, văn phòng cựu học sinh, văn phòng đời sống học sinh, v.v.) tốt hơn ở trường công rất nhiều. Một số ít trường công có thể cạnh tranh được ví dụ như U. California-Berkeley hoặc U. of Virginia.
Hệ thống đăng ký nghành học chuyên môn khá linh hoạt nên dễ chuyển nghành hơn.

- Mặt xấu là số môn chuyên nghành thường ít hơn. Tổng số lượng cựu học sinh cũng ít hơn.

Cảm ơn cụ. Những điều cụ nói e đều hiểu cả vì em cũng đi trong giai đoạn ấy. Nhưng bây giờ đã khác nhiều. Nếu như trước kia để đi được chỉ cần đủ giỏi + xông xáo tìm hiểu thông tin + chuẩn bị kịp thời thì bây giờ mặt bằng chung của học sinh tăng lên nhiều xét cả về điểm thi chuẩn, GPA, thành tích ngoại khóa, ngoại ngữ... do đó cạnh tranh cao hơn. Em nhớ trước kia các trường còn chả biết hs VN là cái dạng gì, ưu ái tuyển nhằm mục đích tăng diversity cho trường thì giờ đây cả chục, cả trăm hs VN cạnh tranh với nhau cho một đến một hai chục suất. Quan trọng nhất là các gia đình VN giờ khá giả hơn, trường Mỹ biết điều đó và họ cũng trông đợi là bố mẹ phải đóng góp chứ ko có chuyện hỗ trợ tài chính 100% nữa.


Cụ thể ở đây, em muốn tìm hiểu về khả năng xoay sở linh hoạt, đem kiến thức kỹ năng học được từ các môn khoa học nghệ thuật thuần túy ở trường LACs ra áp dụng vào nghề nghiệp ngoài đời. Việc LACs được quảng cáo là đào tạo toàn diện, từ đó sinh viên ra trường dễ dàng thích ứng với các nghề khác nhau thì em nghe nhiều rồi, nhưng bảo cụ thể thế nào thì em chưa rõ. Chắc nhiều CCCM ở đây cũng chưa rõ như em. Ví dụ đơn giản, nếu một bạn học Kinh tế học nhưng bạn ấy không muốn ra làm nhà nghiên cứu, giảng dạy mà đi làm kinh doanh, làm ở công ty tài chính thì bạn ấy có thiệt gì, lợi gì so với một bạn học Finance ngay từ đầu? Bạn ấy có thể đi thực tập trong công ty (chứ không phải đi làm trợ lý nghiên cứu kinh tế) ko? Bạn ấy có phải tự học thêm nhiều không để được tuyển dụng? Cụ cứ áp dụng câu hỏi đấy với nhưng cặp nghề vs. ngành khoa học mà em nhắc đến ở post trước thì sẽ thấy thắc mắc của nhiều phụ huynh khi mới tìm hiểu về hệ thống LACs ở Mỹ. Bởi vì như ở VN, học chính cái chuyên môn mà mình dự định sẽ làm khi ra trường còn chẳng ăn ai, thất nghiệp đầy ra, huống hồ gì học 1 ngành mà không hoàn toàn "trúng" vào công việc đó.

1. Ngày trước thông tin ít hơn, bố mẹ cũng ít có điều kiện hơn thì có thể nói ví von là: du học thành công ở trường top là học sinh được điểm khá trong nhóm học sinh được điểm trung bình.

Ngày nay thông tin nhiều hơn, bố mẹ có điều kiện hơn, lại thêm các trung tâm luyện thi các sản phẩm giáo dục mang hoạt động ngoại khóa dâng đến tận miệng F1 thì du học thành công ở trường top là học sinh được điểm giỏi trong nhóm học sinh được điểm khá vậy.

Mỗi thời mỗi cái khó.


2. Nói LAC chỉ dạy các môn chuyên nghành thuần túy thì chưa chuẩn. Như tôi đã nhắc đến trong một bài viết trước đây về so sánh các loại học bổng và trường công với trường tư (https://www.otofun.net/threads/chia-se-kinh-nghiem-cho-f1-di-du-hoc.1636082/page-8#post-53405558), trường công và trường có quy mô lớn thường lấy mỗi chuyên ngành phân ra nhiều nhánh chuyên sâu


3. Ở bậc đại học (college; BA/BS), rất ít trường có chuyên nghành Tài Chính. Thực tế cũng cho thấy chuyên nghành Kinh Tế Economics hoặc Toán Mathematics ứng tuyển vào các vị trí Analyst trong nghành tài chính (Wallstreet Bank, PE, VC, Accounting hoặc Business Analyst/Consultant trong nghành Business Consulting (McKinsey, Bain, BCG) gặt hái thành công vô số.


4. Phụ huynh ở VN chưa tiếp xúc nhiều với các nền giáo dục và quy trình ứng tuyển tìm việc/đăng việc làm ở nước khác. Do vậy họ vẫn thường dùng hệ thống và quy trình ở Việt Nam để suy rộng ra. Vd ở VN bố mẹ muốn con làm luật sư thì con bắt buộc phải học nghành Luật, đại học Luật nhưng muốn trở thành luật sư ở Mỹ thì anh học nghành gì ở bậc đại học và trường nào ở bậc đại học cũng được ngay cả nghành hội họa hoặc toán học; chỉ cần anh học xong đại học, kiếm điểm LSAT cao, và tốt nhất là có một số kinh nghiệm làm trong chính quyền hoặc công ty liên quan đến kinh tế, chính trị, v.v. rồi học JD ở trường luật thêm 2-3 năm, thì có thể thi Bar và trở thành luật sư.


5. Hệ thống LAC theo định nghĩa là không có hoặc chỉ có rất ít số bằng được trao là ở bậc thạc sĩ/tiến sĩ. Do vậy LAC chỉ có việc là giáo dục học sinh ở bậc đại học cho thật tốt. Và ở bậc này những kỹ năng như tổng hợp, so sánh, phân tích, phản biện, viết, thuyết phục được huấn luyện lồng ghép trong các môn học. Theo tìm hiểu của tôi, LAC rất thành công trong việc chuẩn bị cho sinh viên học lên Tiến Sĩ hoặc terminal/professional degree ở trường top. Về mặt việc làm sau tốt nghiệp, khá nhiều cựu học sinh LAC tập trung trong các lĩnh vực tài chính, chính trị, và giáo dục. Số lượng LAC làm trong lĩnh vực kỹ thuật thường ít hơn.


6. Về hệ thống hỗ trợ tìm việc làm: vì LAC chỉ có học sinh đại học nên văn phòng việc làm của các trường LAC rất chuyên nghiệp và chuyên sâu trong việc giúp học sinh của mình tìm internship và việc làm phù hợp.

(cập nhật 24/4/2021 - hiệu chỉnh dựa theo một bài trả lời tin nhắn riêng)

Sự thật là ngay cả các LAC trong top trên ~ cỡ 20 trở lên không nổi tiếng bằng các trường NU ở cùng cấp bậc đối với người dân và nhà tuyển dụng thông thường ngay tại nước Mỹ chứ chưa nói đến nước ngoài. Tuy nhiên ở một vài lĩnh vực nhất định (pre-med, pre-law, finance/econ, các nghành humanities/social studies) và mục tiêu nhất định (chuẩn bị cho các chương trình Master và PhD có tiếng) sau này thì các trường LAC trong top trên không thua kém nhiều các trường NU cùng cấp.

Các trường LAC thường có vị trí địa lý không tốt cho lắm đối với các học sinh đã quen với môi trường sống ở thành phố lớn VN - chật chội, dân đông, tiện nghi đầy đường. Vị trí địa lý không chỉ quan trọng trong việc kiếm việc làm (các công ty lớn có đến campus để chiêu mộ hay không?) mà còn cả đến phong cách sống của học sinh. Về việc công ty đến chiêu mộ hay không, phải xem thông tin trên trang web của văn phòng hỗ trợ việc làm chứ không thể ước chừng (vd công ty cách xa 30 phút lái xe sẽ đến còn công ty cách xa 3 tiếng lái xe thì không) vì danh tiếng và các mối quan hệ cá nhân/hợp tác của trường cũng có ảnh hưởng lớn.

Về vấn đề phong cách sống, bản thân tôi đã trải nghiệm ở vùng hẻo lánh Williamstown, MA (trường LAC Williams College) vốn cách New York và Boston 3 tiếng mỗi chiều đi. Khu vực sát nách trường (5-10 phút đi bộ) vẫn có một thị trấn nhỏ với nhà hàng, cửa hàng tạp hóa, tiệm hớt tóc, bưu điện,v.v. Tuy nhiên siêu thị gần trường nhất mất 20 phút đi xe, sân bay khu vực thì cách gần 1 tiếng. Các tiện nghi cho người lớn thường thấy ở thành phố lớn ở VN như khách sạn 5 sao, rạp phim, vũ trường, v.v. thường ở cách các trường LAC vùng rural từ 30-40 phút lái xe trở lên. Không ít học sinh sống ở Hà Nội và TPHCM sẽ vừa gặp cú shock văn hóa vừa hụt hẫng về mặt tiện nghi và cộng động. Đây cũng là một trong các điểm yếu của LAC. Tuy nhiên bù lại, LAC thường cho nhiều học bổng/trợ cấp tài chính hơn như là một biện pháp để thu hút học sinh đến đó. Nếu có thể, khi lựa chọn trường để ứng tuyển và offer để chấp nhận, cha mẹ và học sinh nên dùng Google Maps và nhóm Reddit liên quan đến trường/khu vực địa lý để tim hiểu xem khoảng cách địa lý và sự thiếu hụt cơ sở vật chất của thành phố lớn có được bù đắp đủ bởi tiền học bổng mà trường cho hay không.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
8. Đánh giá chất lượng trường và các hệ thống xếp hạng

Rất khó để nhận xét chất lượng của trường. Lý do là có quá nhiều yếu tố có thể dùng để đánh giá:
1.a Đầu vào: tỷ lệ chọi/nhận vào trường, điểm trung bình, thứ hạng trong trường cấp 3, điểm SAT, v.v.
1.b Đầu ra: lương trung bình 5 năm sau tốt nghiệp; số lượng giải thưởng mà cựu học sinh nhận được, v.v.

2.a Học thuật: số bài nghiên cứu của học sinh; tỷ lệ tốt nghiệp; số lượng giảng viên có bằng PhD, v.v.
2.b Phi học thuật: số tiền trong quỹ của trường trên mỗi đầu học sinh; số lượng học sinh quốc tế; % cựu học sinh đóng góp tiền cho trường, v.v.

3.a Khách quan: các yếu tố nêu trên
3.b Chủ quan: đánh giá của lãnh đạo các trường khác hoặc của doanh nghiệp với cựu học sinh của trường; tỷ lệ đánh giá tốt/xấu của học sinh đang theo học và cựu học sinh đối với trường, v.v.

Vì lý do này có nhiều bảng xếp hạng trường đại học ở Mỹ khác nhau:
1. Thường được dùng nhất: US News National Universities ranking & US News Liberal Arts Colleges ranking https://www.usnews.com/best-colleges

Công thức đánh giá của US News National Universities ranking (Chi tiết xem thêm tại www.usnews.com/education/best-colleges/articles/how-us-news-calculated-the-rankings):
Outcomes (35%)
Faculty Resources (20%)
Expert Opinion (20%)
Financial Resources (10%)
Student Excellence (10%)
Alumni Giving (5%)

10 / top 10 là trường tư
19 / top 20 là trường tư (trường công duy nhất là UCLA)
24 / top 30 là trường tư

2. Forbes Best Colleges: https://www.forbes.com/top-colleges/
Công thức đánh giá:
Alumni Salary (20%)
Student Satisfaction (20%)
Debt (20%)
American Leaders (15%)
On-Time Graduation Rate (12.5%)
Academic Success (12.5%),

10 / top 10 là trường tư
18 / top 20 là trường tư
27 / top 30 là trường tư

3. QS: www.topuniversities.com/university-rankings/world-university-rankings/2019

4. Times Higher Education: www.timeshighereducation.com/student/best-universities/best-universities-united-states
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
9. Ví Dụ - phát triển hoạt động ngoại khoá cho F1 thích điền kinh và nghành dược

Cảm ơn cụ đã chia sẻ rất tận tình. Cho em hỏi câu này. Con nhà em thích tham gia các giải chạy. Nếu cháu tham gia từ cấp 1 đến cấp 3 liên tục hàng năm thì có có được xét vào diện "Ưu tiên hoạt động đã gắn bó thời gian dài dù là nhỏ nhoi đến mấy" không hả cụ?
Tất nhiên là được. Tuy nhiên, nếu chỉ chạy trong thời gian dài chỉ thể hiện được "đam mê" pasion, cần thêm thắt nhiều thứ để tạo ấn tượng hơn. Trong công việc của tôi, gặp khá nhiều trường hợp học sinh tham gia hoạt động "chay" như vậy, do đó tùy trường hợp, tùy độ học sinh đam mê như thế nào, năng lực như thế nào, điều kiện thời gian và tài chính ra sao sẽ đưa ra kiến nghị phù hợp nhằm 3 mục đích chính: (1) tạo sự khác biệt; (2) tạo liên kết với các hoạt động, sở thích, hoặc đặc trưng khác của học sinh; (3) tạo ra câu chuyện để có thể kể trong luận văn xin học năm lớp 12.

Trong trường hợp với F1 của cụ và môn chạy, không biết là F1 chạy cự ly ngắn hay dài, một mình hay tiếp sức, thành tích cao hay thấp, và hiện đang học lớp mấy? Có những phương hướng phổ quát sau có thể xem xét:

1. Thành tích cao:
- Tập trung mảng rèn luyện để đạt thành tích càng cao hơn nữa trong các giải khu vực châu Á, thậm chí quốc tế. Nếu F1 theo hướng cự ly dài thì xem xét tham gia các giải marathon có tiếng thế giới như Boston.
- Tập trung nuôi dưỡng mối quan hệ với huấn luyện viên và bạn chạy (đồng lứa hoặc già/trẻ hơn, để tự nhiên không gượng ép)
- Chú ý lưu giữ nhật ký tập luyện và thi đấu.

2. Thành tích thấp nhưng vẫn đam mê:
- Tập trung các hoạt động xã hội liên quan đến việc chạy: marathon từ thiện; thi chạy ở nhiều nước trên thế giới và chú ý kết bạn quốc tế; du lịch qua từng bước chạy ~ hiểu thêm về văn hóa, truyền thống, kiến trúc, lịch sử của nước bạn khi khảo sát địa điểm chạy, v.v.
- Chú ý lưu giữ hoặc bây giờ nhớ lại các kỷ niệm liên quan đến việc chạy
- Nếu trường hoặc khu vực không có câu lạc bộ chạy thì nên tìm cách mở câu lạc bộ chạy. Người tạo cảm hứng cho người khác theo đuổi một thứ gì đó không nhất thiết phải giỏi về thứ đó nhưng phải có đam mê mãnh liệt và truyền đạt được đam mê này cho người khác.

Khó bàn đến chi tiết vì không biết tình hình cụ thể của F1 của cụ.

Em cảm ơn cụ vô cùng đã trả lời nhanh và chi tiết cho em. Em cũng khai thật là em ở cùng nước với cụ. Con nhà em đang học lớp 6. Cấp 1 thì lớp 3,4,5 được tuyển chọn vào highly capable program. Hiện tại lớp 6, GPA 3.913. Trường này là trường công nhưng học khó hơn các trường công bình thường. Lớp 6 nhưng toán cháu được xếp vào học cùng lớp 7 (tương đương toán lớp 8 các trường công bình thường).

Nó thích chạy nên mấy năm nay hàng năm em đăng ký các giải chạy ở thành phố. Các giải chạy thường niên, ủng hộ người bị ung thư...

Nó mơ ước sau này làm nghiên cứu phát minh các thuốc chữa bệnh.


Em không học hành bất cứ trường lớp nào bên này nên vẫn loay hoay tìm hướng đi đúng cho con. Em chưa tìm ra được nên cho con tham gia ngoại khoá gì để sau này có hồ sơ đẹp. Cụ cho em xin ý tưởng nên tham gia cái gì với. Em đội ơn cụ.
Có 2 lưu ý cho F1 của cụ: (1) Mỗi giai đoạn có những trọng tâm khác nhau và (2) Sở thích và nguyện vọng có thể thay đổi theo thời gian

Từ ý (1):

a. Giai đoạn cấp 1: vui chơi là chính, tiếp xúc càng nhiều càng tốt nhưng phải có kỷ luật, ví dụ học piano không thích thì bỏ, ok, nhưng trước hết phải tham gia đủ lớp học trong thời gian tối thiểu là 1 tháng. Tuổi càng lớn thì thời gian bắt buộc tham gia càng dài trước khi cho phép bỏ. Tuổi càng lớn thì vai trò của bố mẹ chuyển dần từ giới thiệu sở thích mới sang khuyến khích theo đuổi sở thích hiện hữu
Đây cũng là giai đoạn hình thành các thói quen như cẩn thận, kiên nhẫn, đọc sách, viết nhật ký, v.v. nên đôi khi phải dùng "củ cà rốt" để khuyến khích các thói quen tốt.

b. Giai đoạn cấp 2: đây là lúc tăng tốc luyện các kỹ năng nền tảng như logic toán học và hình học, đọc hiểu sâu (critical reading), tóm tắt (summary), tổng hợp (synthesis ~ tóm tắt 2 góc nhìn/bài viết trở lên), diễn giải bằng ngôn ngữ của riêng mình (paraphrasing), phân tích ưu nhược (pros/cons analysis), nói trước đám đông (public speaking), làm việc nhóm (teamwork).
- Tùy đặc điểm của F1 và môi trường sẽ có những cách khác nhau để nâng cao các kỹ năng trên, đôi khi thông qua bài tập và kiểm tra trên lớp, đôi khi phải tự mình tìm các khóa học online, mùa hè, hoạt động ngoại khóa tại trường và bên ngoài. Trong trường hợp bố mẹ bận bịu, hoặc không thể giúp F1 rèn luyện những kỹ năng trên vì quan hệ không tốt hoặc thiếu kiến thức chuyên môn, thường phải nhờ đến trường tốt (chất lượng cao; tỷ lệ học sinh/giáo viên thấp, v.v.), hoặc người thân khác, hoặc dùng dịch vụ mentorship có trả tiền. Dịch vụ mentorship cấp 2 tại Mỹ thì tôi không biết rõ lắm.
- Những kỹ năng này sẽ giúp F1 chuẩn bị cho kỳ thi SSAT và cả các cuộc phỏng vấn vô cùng khó khăn của các trường tư cấp 3 top của Mỹ (vd: Phillips Exeter Academy). Nếu cụ không có dự định phấn đấu vào đấy thì điểm SSAT cao (và cả SAT/ACT sau này đều hưởng lợi từ quá trình chuẩn bị SSAT) vẫn có ích rất nhiều để ứng tuyển vào các chương trình học giả trẻ tuổi young scholars (vd: Duke University TIP) và các chương trình học thuật có tiếng vào mùa hè (vd: Yale Young Global Scholars)

c. Giai đoạn cấp 3: đây là lúc mà F1 nên định hình trong đầu chuyên nghành sẽ học ở đại học để từ đó chọn hoạt động ngoại khóa và các thử thách học thuật phù hợp (vd cho F1 của cụ là USA Olympiad môn hóa hoặc sinh; nghiên cứu với giáo sư đại học trong vùng; tham gia các khoá nghiên cứu hè chuyên về y tại Harvard hoặc hoá/sinh tại MIT).

Không nên thúc chín quá sớm, nhưng tôi nghĩ có thể cho F1 của cụ xem các sách về Sinh, Hoá, và Sinh Hoá của bậc cấp 3 hoặc cao hơn, để F1 tiếp xúc cho biết. Tôi khuyến khích các đầu sách sau:

i. Campbell Biology (11th Edition): đây là quyển sách gối đầu giường cho học sinh AP Biology và là sách vỡ lòng để chuẩn bị cho kỳ thì USA Biology Olympiad. Nội dung trải rộng từ sinh học phân tử đến sinh học tế bào, từ thực vật đến động vật, rất hay.
- Sách giấy: https://www.amazon.com/Campbell-Biology-11th-Lisa-Urry/dp/0134093410/
- Ebook: https://b-ok.cc/book/2858296/ba733e

ii. Các đầu sách For Dummies vd: Biochemistry For Dummies

iii. Drugs: From Discovery to Approval
- Sách giấy: amazon.com/Drugs-Discovery-Approval-Rick-Ng/dp/1118907272
- Ebook: https://b-ok.cc/book/2528934/cad57e

iv. Molecular Biology of the Cell (Sixth Edition): đây là tài liệu nân cao cho AP Biology và là quyển sách vỡ lòng cho bậc thạc sĩ và tiến sĩ sinh học phân tử.
- Sách giấy: https://www.amazon.com/Molecular-Biology-Sixth-Bruce-Alberts/dp/0815344325/
- Ebook: https://b-ok.cc/book/2474705/abd53c

Tôi cũng có đề cập tới các việc khác cần chú ý trong các bài viết trước trong chủ đề này. Cụ xem thêm.

Ngoài ra về dịch vụ hướng dẫn giúp đỡ ứng cử vào các trường top (College application counseling) cho học sinh cấp 3 ở Mỹ thường do các cựu phó/trưởng phòng xét tuyển của các trường top (former admission officers) cung cấp dịch vụ với chi phí tầm 10,000-15,000 USD trọn gói bao gồm hướng dẫn phát triển năng khiếu, định hướng hoạt động, sửa bài luận, v.v. nhưng không bao gồm luyện thi SAT/ACT.

Ở Việt Nam thì chi phí tầm 5,000-10,000 USD trọn gói, do các cựu học sinh các trường top cung cấp dịch vụ. Nếu cụ muốn có được sự chỉ dẫn sát sao và tránh đi đường vòng để nâng cao cơ hội vào top 30 hoặc tốt hơn thì nên xem xét sử dụng dịch vụ này.
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
10. Chọn trường và chọn nghành

Cảm ơn cụ đã hướng dẫn rất chi tiết, mạch lạc về hệ thống ĐH Mỹ. Nếu có thể, cụ làm thêm 1 bài đánh giá về việc chọn trường chọn ngành bên đó được ko ạ? Em làm bên giảng dạy nên có biết tí ti về việc apply này. Em thấy phụ huynh thường vướng vào trường hợp sau:


Con mình giỏi nhưng không phải là kiệt xuất, nhà có điều kiện nhưng không phải rất dư dả. Mà bây giờ sự cạnh tranh khốc liệt hơn rất nhiều so với tầm 10 năm trước, giờ đây số học sinh vừa giỏi vừa giàu, gia đình sẵn sàng đóng thêm tiền cho con đi học tăng vọt. Do đó đa phần những trường hợp "giỏi vừa vừa, kinh tế cũng vừa vừa" gần như không thể chen được vào top 30 private universities/LACs. Ngoài tầm đấy thì số lượng universities cho được nhiều tiền giảm hẳn đi, còn LACs tuy vẫn có nhiều tiền nhưng ngành học lại hạn chế.


Em không phản đối gì việc vào học LACs, nhưng em thấy tâm lý phụ huynh thường muốn con học ngành nào đào tạo kỹ năng nghề để ra trường dễ kiếm việc ngay, ví dụ như học Business Administration/Finance/Accounting chứ không học Economics, học CS chứ không Math, Engineering chứ không Physics, Marketing/PR chứ không học Communications Theory, Graphic Design chứ không phải Arts nói chung... Mà các trường LACs chỉ đào tạo các ngành khoa học/nghệ thuật thuần tuý. Có một số LACs mở thêm ngành CS/Engineering nhưng số lượng không nhiều, và cũng toàn là trường top. Tóm lại là trường xịn, nhiều tiền, nhiều ngành thì với không tới, mà cho con học trường nhiều tiền nhưng chỉ toàn các ngành khoa học cơ bản thì lo sau này nó ra khó kiếm việc

A. Để chọn trường phù hợp với năng lực và tính cách của học sinh cũng như yêu cầu của phụ huynh cần dung hòa 3 yếu tố sau:

1. Học sinh:


- (Cái có sẵn; có thể cải thiện) Năng lực: cứng (điểm số, thành tích thi cử); mềm (khả năng viết luận, thành tích ngoại khóa, các mối quan hệ với giáo viên, v.v.). Yếu tố này quyết định chất lượng/xếp hạng của trường mà học sinh có thể đăng ký ứng tuyển

- (Cái có sẵn; khó thay đổi) Tính cách/sở thích phi học thuật: ưa/ghét nơi đô thị/nông thôn, khí hậu lạnh/nóng, trường quy mô lớn/nhỏ, lịch sử và cơ sở vật chất của các hoạt động ngoại khóa (sân golf, trại ngựa, đài thiên văn, v.v.)

- (Yêu cầu) Sở thích học thuật/chuyên nghành: lịch sử, thành tích, cơ sở vật chất của khoa ưa thích

- (Yêu cầu) Đòi hỏi về danh tiếng, xếp hạng tổng hợp/xếp hạng chuyên nghành, hệ thống cựu sinh viên tại Mỹ hoặc Việt Nam, v.v.


2. Cha mẹ (nếu trong gia đình, học sinh có tiếng nói quyết định trong việc chọn trường thì không cần xem xét yếu tố này):

- (Yêu cầu) Đòi hỏi về chuyên nghành mà học sinh sẽ theo đuổi: lịch sử, thành tích, cơ sở vật chất của khoa ưa thích

- (Yêu cầu) Đòi hỏi về chi phí học tập, danh tiếng, xếp hạng tổng hợp/xếp hạng chuyên nghành, hệ thống cựu sinh viên tại Mỹ hoặc Việt Nam, v.v.


3. Trường:

- Trường thỏa mãn (Yêu cầu) của học sinh/cha mẹ liệu có phù hợp với (Cái có sẵn, khó thay đổi) của học sinh hay không? à lập danh sách khoản 30-50 trường phù hợp. Cái này lọc thô, dùng công cụ lọc của US News và Niche nên nhanh.

- Với thời gian còn lại từ nay đến khi nộp đơn thì (Cái có sẵn, có thể cải thiện) của học sinh có thể cải thiện để đáp ứng yêu cầu của trường hay không? à rút gọn danh sách xuống 10-20 trường để làm mục tiêu phấn đấu.


Để làm tốt điều này cha mẹ và học sinh cần tự đi làm nghiên cứu rất mất thời gian vì có rất nhiều loại dữ liệu cần sử dụng. Ngay cả khi dùng đến các loại hình khuyến mại như tư vấn miễn phí của trung tâm tư vấn du học thì cũng phải có được kiến thức nền tảng mới có thể hỏi được thông tin cần thiết và tránh bị trung tâm lừa.


Các cơ sở dữ liệu cần thiết cho việc chọn trường bao gồm:

a. Thông tin định tính của các trường:


- Địa điểm

- Thời gian xét tuyển

- Các tổ chức học thuật và câu lạc bộ ngoại khóa tại trường

- Các chương trình nghiên cứu, chuyên nghành, liên thông và liên bằng (3+2 ví dụ như LAC và Columbia Engineering/Caltech; hoặc 4+1 Bachelor & Master dual degree; hoặc 2+2 Bachelor & MBA dual degree)


b. Thông tin định lượng của các trường:

- Thông tin về quy mô (tổng số học sinh cấp đại học và sau đại học, % học sinh quốc tế/châu á)

- Tiêu chuẩn đầu vào (điểm trung bình trong các bài thi đầu vào, gpa, tỷ lệ chọi, v.v.)

- Thông tin xếp hạng (tổng hợp, chuyên nghành)

- Thông tin học bổng (% nhận học bổng, lượng tiền học bổng, v.v)

- Thông tin về chất lượng/học thuật (số lượng học sinh theo chuyên ngành muốn chọn, lượng tiền nghiên cứu của khoa)

- Thông tin về đầu ra (tỷ lệ tốt nghiệp, tỷ lệ có việc làm sau 6 tháng, lương trung bình sau 5 năm, v.v.)

- v.v.


B. Chọn ngành: cần phải phân biệt giữa chọn ngành để khai báo trên đơn ứng tuyển và chọn ngành để theo học thật sự ở đại học.


1. Ngành để khai báo trên đơn ứng tuyển:

Lưu ý 1: Đối với học sinh Đông/Nam Á với giới tính nam nói chung thường không nên khai báo sẽ học các nghành như CS, toán, lý, hóa, kinh tế trừ khi có thành tích học tập xuất sắc trong môn liên quan, thành tích tốt trong hoạt động ngoại khóa liên quan, và điểm SAT + TOEFL tương đối cao. Lý do là Á + nam + các môn trên là kiểu học sinh thường thấy trong kỳ xét tuyển vào đại học nên khó làm bản thân nổi trội nếu không có thành tích tốt. Trong trường hợp muốn vào các nghành trên thì nên chọn Undecided rồi đợi đến năm 2 mới chính thức chọn chuyên nghành thật sự muốn theo học.

- Lưu ý 2: tại đa số trường công, học sinh nhập học theo chuyên nghành đã đăng ký lúc ứng tuyển và rất khó khăn để chuyển sang chuyên nghành khác ngay cả khi cùng một khoa Department hoặc học viện College (yêu cầu GPA đại học cao, hoàn thành các môn đầu vào, cạnh tranh với các sinh viên khác, v.v.), vd như tại University of California hoặc University of Washington. Tại các trường tư, thường học sinh vào học năm 1 trong trạng thái pre-major hoặc no major (không chịu ảnh hưởng từ nghành khai trên đơn ứng tuyển) và có thể chuyển qua lại dễ dàng giữa các khoa Department. Chuyển giữa các học viện College ở trường tư thì sẽ khó hơn. Ngoại lệ là các học viện kỹ sư College of Engineering, thương mại Business School, âm nhạc và nghệ thuật School of Music/Fine Arts, v.v. vì các học viện này chỉ có thể vào được nếu lúc nộp đơn có khai báo và hoàn thành các yêu cầu đầu vào riêng biệt ở cả trường công lẫn trường tư..


2. Chọn nghành để theo học thật sự: Tôi từng phải soạn giáo án và giáo trình dài cả hàng chục giờ để hướng dẫn học sinh về vấn đề này:

Bước 1 là tìm hiểu bạn là ai để biết mình đang ở đâu

Bước 2 là tìm hiểu các nghành nghề đang và sẽ vận động như thế nào trong 5-10 năm tới để biết mục tiêu ngắn và trung hạn của mình

Bước 3 Sau khi biết được xuất phát điểm và đích đến rồi thì mới tìm hiểu ưu nhược và đặc điểm của các chuyên nghành/nhóm chuyên nghành để chọn đường đi cho phù hợp.

Bước 4 Sau khi đã nắm được xuất phát điểm – quá trình – mục tiêu thì tìm hiểu về các xu hướng kinh tế - xã hội – công nghệ trên thế giới và tại Mỹ để xem xét Bước 1-2-3 qua lăng kính chính xác hơn

Dưới đây là trang Agenda của giáo trình mini cho 4 bước trên.





















Cũng tương tự như 4 bước trong giáo trình của tôi, lời khuyên của tôi dành cho F1 của CCCM là: xem năng lực và sở thích của F1 ra sao (xuất phát điểm); xem mơ ước của F1 là gì (đích đến); sau đó mới tìm chuyên nghành học để phù hợp với F1 và với xu hướng của thế giới.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mợ toét 2710

Xe lừa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
36,143
Động cơ
551,944 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Cảm ơn cụ rất nhiều. Thưc sụ rất bổ ích. E sẽ đọc hết ạ!
 
Chỉnh sửa cuối:

Uchihakula

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-588145
Ngày cấp bằng
3/9/18
Số km
363
Động cơ
138,615 Mã lực
11. Một số câu hỏi liên quan đến chọn trường và chọn ngành

F1 nhà em tiếng Anh tốt, học khá đều các môn, em thì thích con theo các ngành như sinh, hoá nhưng nó lại đặc biệt yêu thích môn văn. Các cụ cho em hỏi chút nếu cho con đi du học thì lựa chọn tốt nhất cho con là nghành gì ạ? Cháu là con gái.

Em cảm ơn các cụ, em có hỏi ngu xin các cụ bỏ quá cho!

Cụ xem thêm phần bài viết trên của tôi về 4 bước trong việc chọn nghành và lưu ý về sự khác nhau giữa hệ thống giáo dục và tìm việc làm ở nước ngoài.


Ngoài sáng tạo và tối ưu hóa sản phẩm ra, tôi cũng trực tiếp làm việc để hướng đạo cho học sinh trong thời gian dài nên tôi khuyên cụ tôn trọng sở thích của con gái mình. Có 2 phương án tiếp cận để F1 vừa theo học nghành mình yêu thích vừa tránh cảnh thất nghiệp vì chọn nghành “vô bổ” (định nghĩa tùy trường hợp)


Phương án 1 (nếu không biết muốn làm việc gì): học hai chuyên nghành (double-major). Chuyên nghành thứ nhất là chuyên nghành mà F1 thích. Chuyên nghành thứ hai là chuyên nghành F1 giỏi nhất (hoặc giỏi nhì nếu trùng với nghành F1 thích) và thuộc nhóm dễ kiếm việc làm (STEM thì có Toán, Lý, Hóa, CS lập trình/công nghệ thông tin; non-STEM thì có Kinh Tế Economics, Kinh Tế Chính Trị Political Economics, Quan Hệ Quốc Tế International Relations)


Phương án 2 (nếu biết muốn làm việc gì): Xem việc đó có yêu cầu chuyên nghành nhất định hay không (Kỹ sư CNTT thì yêu cầu bất di bất dịch nhưng Tư Vấn Thương Mại hoặc Luật Sư thì khá uyển chuyển). Nếu không thì cứ theo học ngành mà F1 thích + ngành thứ hai là ngoại ngữ hoặc nghành khá khác biệt so với chuyên nghành đầu tiên.

Với tư cách là người đã trải nghiệm trực tiếp về Liberal Arts College, cụ có thể phân tích xem hs nếu theo học LACs nói chung thì có dễ kiếm việc không ạ? (không tính trường top như Williams, cũng ko tính những ngành science đang có nhu cầu cao như công nghệ sinh học). Giả sử học Econ thì có khả năng kiếm được việc trong ngành finance không, hay là phải mất thêm thời gian học bổ sung kiến thức finance nữa hoặc là bó mình trong giới nghiên cứu học thuật?

Ngoài ra em cũng tò mò muốn biết phụ huynh Trung Quốc nhìn nhận như thế nào về việc chọn trường chọn ngành này ạ.

Theo tôi biết không có dữ liệu việc làm tổng hợp nào bao gồm thôn tin của nhiều trường LAC. Có lẽ cụ phải vào từng trường để xem.

Xin cụ vào đây để xem dữ liệu của 15,600 cựu sinh viên Willliams College về mối quan hệ giữa chuyên nghành theo học và lĩnh vực làm việc: https://web.williams.edu/Mathematics/devadoss/careerpath.html


Ngoài ra em cũng tò mò muốn biết phụ huynh Trung Quốc nhìn nhận như thế nào về việc chọn trường chọn ngành này ạ.

Tôi làm việc chủ yếu ở Bắc Kinh (~2 năm), Thâm Quyến (~2 năm), và Tây An (~1 năm) và thấy khá rõ sự phân hóa giữa phụ huynh ở thành phố cấp 1 như Bắc Kinh và Thâm Quyến với thành phố cấp 2 nhỏ và lạc hậu hơn như Tây An, bất kể con cái họ học cấp 3 công hay tư, ở Mỹ hay ở TQ. Lưu ý ở đây chỉ nói đến giới nhà giàu, vì chi phí học giáo trình quốc tế (International Department – AP, A-Level, IB) ở trường công và trường tư ở TQ đều khá đắt đỏ, tối thiểu 100,000 NDT ~ 330tr VND và nhiều thì có thể là 200-300k NDT mỗi năm và chi phí để tìm hướng đạo sư cho cả quá trình apply và trước đó khá đắt (khoảng 20,000 USD ~ 490tr VND cho 1 năm dịch vụ):

Cha mẹ giàu có ở thành phố cấp 1: gần như không bao giờ yêu cầu con phải học nghành này hay nghành kia. Con thích nghành gì thì chỉ cần con chứng tỏ được năng lực (qua điểm số, qua thi cử, qua nghiên cứu chuyên nghiệp), đam mê (qua hoạt động ngoại khóa), và hiểu biết về nghành đó (qua trao đổi với cha mẹ và hướng đạo sư) thì cha mẹ đều ủng hộ. Cha mẹ ở đây cũng hiểu rõ và hoan nghênh các trường LAC hơn.

Cha mẹ giàu có ở thành phố cấp 2: thường yêu cầu con học nghành dễ kiếm việc làm như Toán, Lý, CS. Trong một số ít trường hợp mà đứa con có lập trường vững, có năng lực về nghành khác, và không ngại tranh luận với bố mẹ thì vẫn có thể thay đổi được ý kiến của cha mẹ. Cha mẹ ở đây gần như không biết gì và phản cảm với LAC.
 
Chỉnh sửa cuối:

Aline

Xe tải
Biển số
OF-533579
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
384
Động cơ
166,282 Mã lực
10. Chọn trường và chọn nghành

Lưu ý 1: Đối với học sinh Đông/Nam Á với giới tính nam nói chung thường không nên khai báo sẽ học các nghành như CS, toán, lý, hóa, kinh tế trừ khi có thành tích học tập xuất sắc trong môn liên quan, thành tích tốt trong hoạt động ngoại khóa liên quan, và điểm SAT + TOEFL tương đối cao. Lý do là Á + nam + các môn trên là kiểu học sinh thường thấy trong kỳ xét tuyển vào đại học nên khó làm bản thân nổi trội nếu không có thành tích tốt. Trong trường hợp muốn vào các nghành trên thì nên chọn Undecided rồi đợi đến năm 2 mới chính thức chọn chuyên nghành thật sự muốn theo học.
Cảm ơn cụ. Năm ngoái em chả biêt gì cứ tồ tồ khai thật . Năm nay đang giúp cho cháu gái con một người bạn apply đợt RD tới (cháu bỏ mất đợt ED/EA vừa rồi). Cháu gái có giải 3 quốc gia trong mấy môn cụ nói. Thì ghi môn đó là ngành học dự kiến có lợi hơn ko cụ? Con gái mà, hiếm có khó tìm hơn giai.

Cháu đấy cũng mê MIT dù tự biết la quá viển vông. Vì có luật bất thành văn là MIT chỉ cho nhiều tiền cháu nào có giải quốc tế. Giải quốc gia ko ăn thua. Có đúng vậy ko cụ?
 

fresh_air

Xe tải
Biển số
OF-346339
Ngày cấp bằng
11/12/14
Số km
362
Động cơ
274,649 Mã lực
Cảm ơn cụ. Năm ngoái em chả biêt gì cứ tồ tồ khai thật . Năm nay đang giúp cho cháu gái con một người bạn apply đợt RD tới (cháu bỏ mất đợt ED/EA vừa rồi). Cháu gái có giải 3 quốc gia trong mấy môn cụ nói. Thì ghi môn đó là ngành học dự kiến có lợi hơn ko cụ? Con gái mà, hiếm có khó tìm hơn giai.

Cháu đấy cũng mê MIT dù tự biết la quá viển vông. Vì có luật bất thành văn là MIT chỉ cho nhiều tiền cháu nào có giải quốc tế. Giải quốc gia ko ăn thua. Có đúng vậy ko cụ?
MIT là trường đặc biệt, hồ sơ đăng kí chắc phải 90% chọn STEM dù trai hay gái.
Cho đến thời điểm này học sinh đi từ VN sau khi hoàn thành chương trình trung học đều là những em có giải quốc tế, nhưng bảo là luật bất thành văn chắc không phải. Đơn giản đây là trường yêu thích của các em trong diện đi thi Olympic nên cạnh tranh ở một tầng khác.
MiT có chương trình dual degree với Wellesley, Caltech có chương trình 3/2 với khoảng 15 LACs. Sv học 3 năm đầu ở LAC, 2 năm cuối ở MIT/Caltech, lấy bằng của cả 2 trường, cũng là một option hay.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top